Thông tin: Mai có mây phóng xạ độc nhất bay vào VN, các mẹ chăm bé cẩn thận @!!!!!

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Korean, 9/4/2011.

  1. Korean

    Korean Thành viên tích cực

    Tham gia:
    4/4/2011
    Bài viết:
    596
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Mây phóng xạ "độc" nhất có thể sẽ bao phủ VN ngày 10/4

    http://www.*********/forum/f26/may-...hong-anh-huong-den-suc-khoe-nguoi-dan-747406/

    http://vtc.vn/2-282691/xa-hoi/may-phong-xa-doc-nhat-co-the-se-bao-phu-vn-ngay-104.htm

    Tối 8/4, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục thông báo về tình hình phóng xạ. Theo đó, phóng xạ đã ghi nhận được ở hầu hết các khu vực của Bắc bán cầu và một số ở Nam bán cầu.

    Việt Nam đã ghi nhận được phóng xạ từ sự cố Fukushima, tuy nhiên mức độ rất thấp. Suất liều gamma môi trường đo được ngày 8/4 cao nhất ở Việt Nam là 0,22 mSv/h.

    Trên mô hình mô phỏng, ngày 9/4 và 10/4, các đám mây phóng xạ đã bao phủ nước ta.
    [​IMG]
    Hình ảnh mây phóng xạ ngày 9/4. Ảnh: Bộ KH&CN

    "Giả thiết trong trường hợp xấu nhất là đám mây phóng xạ mạnh, gần nhất hiện nay (màu xanh dương) bao phủ lên lãnh thổ Việt Nam trong ngày 10/4, thì mức phóng xạ sẽ tăng 100 lần so với mức đã phát hiện. Khi đó nồng độ phóng xạ quan trắc được cũng sẽ chỉ là vài ngàn µBq/m3, tức là cũng vẫn thấp hơn hàng ngàn lần so với giá trị giới hạn quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam” – Cục An toàn phóng xạ hạt nhân nhận định.

    Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã tiến hành phân tích một số mẫu nước biển của Việt Nam nhưng chưa phát hiện thấy các đồng vị phóng xạ có nguồn gốc từ sự cố Fukushima.
    [​IMG]
    Vì sao người dân không phải lo lắng?

    Các nhà khoa học đã phân tích, ảnh hưởng của mây phóng xạ còn thấp hơn nhiều so với việc chúng ta đi chụp X – quang.

    Theo bộ Khoa học và Công nghệ, nếu giá trị suất liều bức xạ 0,2 μSv/h này ổn định liên tục ở Hà Nội trong tháng 4/2011 (30 ngày), bạn đang sống tại Hà Nội và ở ngoài trời liên tục 1 ngày (24 giờ), thì cơ thể mỗi bạn sẽ nhận được một liều phóng xạ (các nhà chuyên môn gọi là liều tích lũy) là: 0,2 μSv/h x 24 giờ x 30 ngày = 144 μSv = 0,144 mSv.

    Hàng năm, con người có thể vẫn "dính" một lượng phóng xạ nhưng ở mức an toàn. Ảnh: Bộ KH&CN

    Đối với con người, đây là giá trị liều rất nhỏ. Bởi vì:

    - 3130 μSv là liều trung bình mà mỗi người dân trên thế giới nhận được trong 1 năm, trong đó: 2400 µSv từ bức xạ có nguồn gốc tự nhiên (đất đá, tia mặt trời,…); 610 µSv từ chiếu xạ y tế (chụp X-quang,…); 110 μSv từ các hoạt động của con người liên quan đến nguồn bức xạ và chỉ có 13 µSv từ tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới.

    - 10.000 μSv là liều mà trung bình mỗi người dân Braxin nhận được mỗi năm (Do phông môi trường ở đây cao).

    - 400 μSv là liều nhận được sau mỗi chuyến bay khứ hồi Tokyo – New York.

    - 600 μSv là liều nhận được mỗi lần chụp X-quang dạ dày.

    - 50 μSv là liều nhận được mỗi lần chụp X-quang ngực.

    - 50000 µSv (50 mili sivơ) là giới hạn liều tích lũy hàng năm từ công việc đối với nhân viên bức xạ làm việc tại các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ, nhà máy điện hạt nhân,… theo tiêu chuẩn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA); trong 5 năm liên tục không quá 100000 µSv (100 mili sivơ) (giá trị này chưa tính liều tích lũy tự nhiên nói trên). Giá trị liều tích lũy này không ảnh hướng đến sức khỏe của người trong độ tuổi lao động.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Korean
    Đang tải...


Chia sẻ trang này