Khác: Mang thai 3 tháng đầu bị cảm cúm nên uống thuốc gì?

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi dacsanlongnhanhy, 1/11/2015.

  1. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Trong thai kỳ, ngoài những rắc rối gây ra bởi hormone nội tiết tố, đôi khi bà bầu cũng gặp phải vài trường hợp cần đến sự hỗ trợ của thuốc men. Đó có thể là cơn cảm cúm, sốt hay tiêu chảy. Nếu đó chỉ là dấu hiệu bệnh nhẹ, mẹ bầu chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, điều chỉnh một chút thực đơn dinh dưỡng hằng ngày để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

    6 kiến thức về bệnh cúm trong 3 tháng đầu thai kì mẹ bầu nào cũng phải biết
    Cúm có gây dị tật thai nhi?

    Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai . Tuy vậy, không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.

    Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên phá thai.

    Cúm có gây sảy thai?

    Còn virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai

    Khi cảm cúm có được uống thuốc?

    Không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng.

    Loại thuốc nào cần tránh cho bầu?

    Nhiều loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh đó là:

    – Thuốc chống vi rút như Tamiflu, Flumadine, Relenza, hoặc Symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.

    – Aspirin và ibuprofen: Aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn Ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

    – Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong xi-rô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

    Ngoài ra, cho dù có tự điều trị bằng các biện pháp tại nhà với các thảo dược thì bà bầu cũng cần lưu ý và tham khảo tư vấn trước đó của bác sĩ. Nếu thấy có dấu hiệu lạ khi dùng các biện pháp đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

    Phải làm gì khi bị cúm?

    Khi bị cảm cúm, bầu không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nên lập tức đến bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. Ngoài ra, các loại máy siêu âm hiện đại cũng giúp tầm soát những nguy cơ thai nhi nên bầu cũng không phải quá lo cúm ảnh hưởng đến thai nhi, có nên giữ hay không… Lo lắng quá sẽ khiến ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và thai nhi đấy!

    Mang thai 3 tháng đầu bị cảm cúm có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
    Virus cúm và các loại virus khác đều có thể gây dị tật cho thai nhi, khi người mẹ bị nhiễm virus ở giai đoạn 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai thì nguy hiểm càng tăng lên. Tuy vậy, không phải tất cả các loại virus đều gây dị tật.

    Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70-80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…). Vì thế, các bác sĩ sản khoa thường khuyên người có thai trong thời kỳ đầu không may bị nhiễm bệnh này nên phá thai.

    Còn virus cúm nói chung, các tài liệu khẳng định, khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể làm cho thai bị lưu và gây sảy thai.

    Có tài liệu cho rằng bà bầu bị cảm cúm có thể gây sứt môi, đục thuỷ tinh thể mắt cho thai, nhưng không đưa ra các tỷ lệ gây dị tật có tính thuyết phục. Bạn nên biết rằng với những thai kỳ bình thường, người mẹ không hề có bệnh tật gì trong lúc có thai, thì tỷ lệ dị tật các loại trên thai nhi đã có từ 1-2% trong tổng số thai nhi được sinh ra. Vì thế, những thai có dị tật ở những bà mẹ có tiền căn bị cúm trong thời kỳ đầu của thai nghén rất có thể không phải do virus cúm gây ra.

    Nếu bà bầu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu, các thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp và nên thường xuyên đi khám thai đều đặn, theo dõi sự phát triển của thai bằng siêu âm. Với các máy siêu âm 4 D hiện đại ngày nay, bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật của thai như sứt môi, tay chân khoèo, thoát vị rốn, thoát vị đốt sống…hay dị tật ở tim, ở thận, ruột hay ở não… Việc bỏ thai hay không phải cần được cân nhắc kỹ và nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản.

    [​IMG]

    Bị cúm khi mang thai tháng thứ 2 có nguy hiểm không?
    Hỏi: Chào bác sĩ, tôi bị cúm khi mang thai 8 tuần nên vô cùng lo lắng. Lúc đó tôi bị hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh, không sốt. Tôi không dám uống bất kì loại thuốc nào mà chỉ ngậm chanh mật ong và để tự khỏi. Sau 1 tuần thì tôi khỏi cúm. Xin bác sĩ cho tôi hỏi, tôi bị như vậy có ảnh hưởng đến thai nhi không? Xin hỏi loại cúm nào thì ảnh hưởng đến thai nhi? Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Bác sĩ tư vấn:

    Chào bạn,

    Khi thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho tỉ lệ người bị cảm cúm tăng lên đáng kể, đặc biệt là những phụ nữ mang thai. Bị cúm khi mang thai có vẻ vô hại đối với người mẹ nhưng trong nhiều trường hợp lại có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, nhất là trong trường hợp người mẹ bị sốt. Nếu mẹ bị sốt khi mang thai, tùy theo mức độ và tuổi thai mà có thể dẫn đến những hậu quả như dị tật thai nhi…

    Bạn có các biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm lạnh… thì đó là dấu hiệu của bệnh cúm hoặc là các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Nếu bạn không sốt và trước đây có tiền sử viêm mũi dị ứng thì khả năng dẫn đến dị tật thai nhi là rất thấp. Bạn cũng không nên lo lắng quá mà hãy chú ý chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Bạn nên theo dõi thai kì sát sao trong những lần siêu âm thai định kì (các mốc quan trọng nhất là thai 7 tuần – 12 tuần – 22 tuần – 32 tuần) hoặc tiến hành làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh như: Double Test và Triple Test.

    Vì bạn bị cúm trong tuổi thai dưới 12 tuần thai nên phải hết sức thận trọng vì có thể gây dị tật ở thai nhi. Ngoài ra, theo thống kê thì cúm A thường ảnh hưởng đến thai hơn các loại cúm khác.

    Bạn nên đi khám, siêu âm và trao đổi với bác sĩ về tình hình của mình theo đúng định kì để các bác sĩ nắm được các yếu tố ảnh hưởng và có hướng quản lý thai thích hợp nhất.

    Bất kì người phụ nữ khi mang thai nếu bị cúm cũng cần lưu ý những điều sau:

    Thứ nhất là đi khám bác sĩ. Hệ thống miễn dịch của người phụ nữ sẽ suy giảm hơn từ khi bắt đầu mang thai, do đó, bà bầu rất dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sĩ mới có những lời khuyên tốt nhất sau khi đã khám và làm các xét nghiệm cần thiết.

    Nguyên tắc thứ hai cũng rất quan trọng là không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào. Các loại thuốc đều có thể có tác dụng phụ dẫn đến sẩy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén… nếu được dùng không đúng chỉ định, liều lượng và chức năng. Vì vậy, thai phụ chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

    Bị cảm cúm khi mang thai tháng đầu tiên có phải bỏ thai hay không?
    Thưa bác sĩ! Xin bác sĩ tư vấn giúp em. Em 25 tuổi, em đang mang thai lần 2 (được 1 tháng theo chu kỳ kinh nguyệt), trong tháng đầu tiên (chính xác là 3,5 tuần đầu) em bị cảm cúm 3 ngày, em không uống thuốc và để tự khỏi. Em lo quá nên có ghé phòng khám ở gần nhà khám, sau khi siêu âm thì có kết quả như sau: Tử cung: Trung gian, lòng tử cung có 01 khối echo trống d = 4mm, Nội mạc: Buồng trứng P: bình thướng Buồng trứng T: Bình thường Túi cùng: không có dịch. Kết luận: TD thai giai đoạn sớm. Em có hỏi chị ấy là em bị cảm cúm như vậy thì có ảnh hưởng gì tới thai nhi không? Chị ấy chỉ trả lời thai nhi của em vừa mới vào tử cung nên 90% không ảnh hưởng gì (em không biết chị ấy có phải là bác sĩ chuyên khoa hay chỉ là y tá vì em không thấy thẻ tên và chức vụ). Nhưng em có tìm hiểu thêm thông tin thì thấy có nhiều khả năng ảnh hưởng đến tim thai. Em lo quá, xin bác sĩ tư vấn giúp em, liệu em bị cảm cúm như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Liệu có bị dị tật gì về sau hay không. Khi nào thì có thể xét nghiệm để biết được bất thường của thai nhi? Em có thể giữ lại thai nhi hay không? Em thật sự không dám bỏ đi đứa con của mình. Em cảm ơn bác sĩ nhiều.

    Trả lời của bác sĩ sản phụ khoa:

    Em bị cảm cúm 3 ngày khi có thai giai đoạn sớm thì có những khả năng sau:

    – Nếu cảm đó là do nhiễm Rubella thì thai nhi có nguy cơ bị hội chứng Rubella bẩm sinh lên đến 90%. Để kiểm tra em cần làm xét nghiệm Rubella IgM và IgG.

    – Nếu đó là bệnh cúm mùa thì có khả năng sẩy thai hoặc thai lưu. Em có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách khám thai và siêu âm mỗi 2 tuần trong 2 tháng đầu và tiếp tục khám thai định kỳ sau đó. Thực hiện tất cả các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ em nhé.

    Uống thuốc khi mang thai: Sai một li, đi ngàn dặm!
    Để đương đầu với những khó chịu khi mang thai như ốm nghén, đầy hơi, ợ nóng, không ít bà bầu chọn cách sử dụng thuốc khi mang thai để giảm bớt các triệu chứng này. Tuy nhiên, dùng sai thuốc và không đúng cách có thể gây ra dị tật thai nhi, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.

    Vào tháng 6 năm 2015, FDA sẽ công bố một hệ thống phân loại thuốc mới dựa trên 3 đối tượng: Mẹ mang thai, cho con bú và mẹ mong con. Các loại thuốc mới được phân loại rủi ro dựa trên 3 đối tượng này, vì vậy bạn có thể yên tâm khi mua thuốc với thông tin được khuyến cáo rõ ràng trên sản phẩm. Với mẹ bầu, 4 loại thuốc sau bạn nên cảnh giác trong thai kỳ:

    1/ Accutane

    Là thuốc trị mụn, accutane bị liệt vào danh sách cực độc cho thai nhi. Làn da của bà bầu sẽ thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy vào hormone nội tiết tố của từng người. Nếu da mặt, da lưng xuất hiện mụn nhiều hơn, bạn không nên tìm kiếm sự trợ giúp từ loại thuốc này. Thay vào đó, ăn uống lành mạnh hơn để cải thiện phần nào tình trạng da dẻ. Sau khi sinh, mọi chuyện sẽ đâu vào đấy thôi!

    2/ Ibuprofen

    Đây là thuốc giảm đau mà nhà nào cũng có một vỉ trong tủ thuốc ở nhà. Giúp giảm đau đầu, đau bụng kinh, ibuprofen không mấy xa lạ với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, FDA đưa ra khuyến cáo bà bầu không nên uống thuốc này sau tuần thứ 30 của thai kỳ. Uống ibuprofen trong tam cá nguyệt thứ 3 có thể gây ra tình trạng cao huyết áp, giảm nước ối và thậm chí còn khiến sinh non.

    3/ Echinacea

    Loại thuốc có nguồn gốc thực vật này được dùng để chống cảm lạnh, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau nửa đầu, thậm chí bệnh răng nướu thông thường. Bà bầu nên hạn chế dùng echinacea, dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định 100% sự nguy hiểm của thuốc đối với thai nhi. Tuy nhiên, không phải là không có bằng chứng chứng minh rằng thuốc có thể gây tổn hại cho sự phát triển trí não của thai nhi. Vì vậy, bà bầu nên cẩn thận nếu có ý định uống thuốc cảm khi mang thai.

    4/ Pepto Bismol

    Thuốc giúp giảm chứng ợ nóng hay trào ngược này tuy có thể giảm bớt sự khó chịu của bà bầu trong thai kỳ, nhưng lại rất nguy hiểm cho thai nhi. Thành phần salicylate trong thuốc có thể gây hại đến thai nhi, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ ba. Để ngăn chặn chứng trào ngược khi mang thai, bạn nên chia nhỏ bữa ăn hoặc tránh ăn trước khi đi ngủ.

    Thai phụ có được uống thuốc cảm?
    Một số thành phần của thuốc trị cảm lạnh được đánh giá là an toàn cho thai phụ nhưng vẫn có một số thành phần khác cần phải tránh.

    Hầu hết các loại thuốc cảm dùng để điều trị đa triệu chứng nên cần kết hợp nhiều loại thuốc lại với nhau. Ví dụ như thuốc kháng histamine làm giảm bớt các triệu chứng dị ứng giúp bạn dễ ngủ, kháng tussives cho ho đàm, expectorants cho sổ mũi, thuốc thông mũi có tác dụng giảm nghẹt mũi và thuốc giảm đau để giảm bớt đau nhức.

    Nên nhớ rằng không có thuốc nào là an toàn 100% cho tất cả phụ nữ, vì vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc khi mang thai. Không nên dùng nhiều hơn liều lượng được chỉ định, nếu có thể, bạn tránh sử dụng tất cả các loại trong ba tháng đầu của thai kỳ, vì đây là giai đoạn thai nhi dễ bị tổn thương nhất.

    Một vài loại thuốc được chấp nhận sử dụng trong thai kỳ:
    Các thuốc kháng histamin chlorpheniramine, loratadine, doxylamine, brompheniramine, phenindamine, pheniramine, triprolidine, và diphenhydramine được đánh giá ít ảnh hưởng đến thai phụ, nhưng có thể làm bạn buồn ngủ, đặc biệt là doxylamine và diphenhydramine.

    Các loại thuốc guaifenesin điều trị sổ mũi và long đàm được báo cáo có khả năng làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn ở một số ít trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với thuốc. Các loại thuốc chuyên điều trị các chứng ho dextromethorphan được cho là an toàn vì không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở người.

    Thuốc gây tê cục bộ benzocaine được kết hợp với dextromethorphan để điều trị bệnh viêm họng. Benzocaine không đi vào máu nên không nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

    Các thuốc giảm đau và hạ sốt acetaminophen đã được nghiên cứu kỹ và an toàn để sử dụng trong thai kỳ miễn là bạn không dùng quá liều ghi trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

    Một số loại thuốc cần tránh khi mang thai:

    Tốt nhất nên tránh những loại thuốc thông mũi pseudoephedrine và phenylephrine, đặc biệt là trong 13 tuần đầu của thai kỳ, vì đã có một số báo cáo khoa học về các dị tật bẩm sinh do thuốc gây ra dù khả năng này khá thấp, nguy cơ này sẽ cao hơn với những phụ nữ hút thuốc. Sau 13 tuần, việc sử dụng thuốc này định kỳ chẳng hạn một hoặc hai lần mỗi ngày và không quá một hoặc hai ngày có thể an toàn. Nếu bạn sử dụng thường xuyên hơn, thuốc có thể làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai.

    Bạn cần tránh những loại thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen, naproxen, sodium salicylate và các loại thuốc kháng viêm nonsteroid khác. Sử dụng các thuốc này trong tháng đầu tiên của thai kỳ có thể gây sẩy thai. Ngoài ra, dùng các loại thuốc này trong tháng thứ hai và thứ ba của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, đặc biệt là liên quan đến tim. Đối với ba tháng cuối của thai kỳ, thuốc có thể gây ngộ độc nghiêm trọng cho trẻ chưa sinh. Dùng aspirin trong vòng một tuần trước khi sinh có thể làm bạn chảy máu nhiều hơn khi sinh con.

    Không dùng một số loại thuốc chữa cảm lạnh dạng lỏng thường chứa cồn nồng độ cao 4,75%.

    Lỡ uống thuốc cảm cúm khi mang bầu: Đừng quá lo lắng!
    Phụ nữ có thai luôn nhận được lời khuyên là tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, lý do là sẽ gây nguy hiểm đến bé yêu. Vì vậy nếu chẳng may lỡ uống thuốc trị cảm cúm, bà bầu sẽ rất lo lắng như ngồi trên đống lửa. Thực sự có phải như vậy không?

    Cảm giác lo lắng, thậm chí sợ hãi lúc này là khó tránh khỏi. Nhưng bạn hãy nên bình tĩnh và xác định phương hướng giải quyết, vì tâm trạng tiêu cực của mẹ cũng ảnh hưởng không tốt tới bé.

    Cảm cúm thường có các triệu chứng như đau đầu, sốt, nghẹt mũi, thậm chí buồn nôn và nôn… nên mẹ bầu thường rất khó chịu và theo thói quen là sử dụng ngay các loại thuốc trị cảm cúm bán trên thị trường để tự điều trị. Điều này rất nguy hiểm vì một số loại thuốc thông thường có thể gây sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh cho em bé của bạn.

    Điều cần làm ngay bây giờ là bạn cần dừng ngay loại thuốc đang dùng, giữ lại vỏ thuốc, nhớ liều lượng và thời gian dùng. Sau đó đến gặp bác sĩ để được trực tiếp thăm khám, siêu âm, xét nghiệm và xin tư vấn về tác hại của loại thuốc bạn đã dùng để trị cúm.

    Tuy nhiên không phải loại thuốc trị cúm nào cũng gây nguy hiểm cho thai nhi. Bác sỹ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định việc dùng thuốc cho bà mẹ khi bị mắc Cúm. Thông thường những loại viên ngậm, nước vệ mũi họng tác dụng tại chỗ được tin tưởng sử dụng hơn các thuốc có tác dụng toàn thân.

    Một số loại thuốc thường được dùng để chỉ định trong điều trị cúm cho bà bầu như Acetaminophen để giảm sốt… Tốt nhất, nếu có những dấu hiệu của Cúm như sốt cao, nhức đầu, đau mỏi toàn thân… bạn hãy tới ngay các trung tâm chuyên khoa truyền nhiễm để được bác sỹ tư vấn chính xác nhất. Hãy cẩn thận ghi lại tất cả các thuốc mà bạn đang dùng kèm theo liều lượng sử dụng để báo cáo bác sỹ khi cần thiết.

    Phòng cúm bằng cách nào?

    – Virus gây cảm cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm. Do vậy bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

    – Uống nhiều nước, đặc biệt là uống nhiều nước đường chanh, cam vắt để thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.

    – Ăn nhiều rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm.

    – Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa đông khô lạnh, hay mùa mưa khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở bầu. Nên vận động nhẹ nhàng và thường xuyên ra ngoài hít khí trời trong lành.

    – Giữ chân luôn được ấm bằng cách bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ, quấn ấm cổ khi đi ngủ, uống nhiều nước cam, chanh.

    – Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, hạn chế tối đa stress.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dacsanlongnhanhy
    Đang tải...


Chia sẻ trang này