Khác: Mang Thai Bị Xuống Máu Chân Gây Phù Nề – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi dacsanlongnhanhy, 1/12/2015.

  1. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Trong suốt thời kỳ mang thai, cơ thể thai phụ sẽ có nhiều thay đổi do các tác động từ các hormon hay sự lớn lên của thai nhi trong cơ thể người mẹ. Có rất nhiều hiện tượng lạ xảy ra và khiến cho thai phụ cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối cùng của thai kì thì hiện tượng phù chân khi mang thai là hiện tượng thường gặp ở các mẹ hay còn gọi là “xuống máu chân”.

    [​IMG]

    Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai nhưng cũng gây không ít khó khăn, bất tiện cho các bà mẹ. Thêm vào đó, sưng phù có thể là tín hiệu ban đầu của tiền sản giật, một hội chứng cao huyết áp trong thai kỳ và rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

    Theo thống kê, có đến 75% phụ nữ khi mang thai, nhất là vào những tháng cuối của thai kỳ đều bị phù chân. Và tùy theo độ lớn của thai, vị trí thai và cơ địa của sản phụ mà biểu hiện phù nhiều hay ít, sớm hay muộn và nặng hay nhẹ. Tuy đó là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai của các mẹ ở giai đoạn cuối nhưng vẫn không ít các mẹ không khỏi băn khoăn về nguyên nhân từ đâu lại có hiện tượng này?

    *Nguyên nhân gây chứng phù nề ở phụ nữ mang thai

    Theo nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân gây nên chứng phù nề khi mang thai:

    – Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.

    – Nguyên nhân có thể do mặc quần áo quá chật.

    – Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng.

    [​IMG]

    – Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp.

    – Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng hay do dư cân và béo phì

    [​IMG]

    – Sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn.

    – Do sự giảm hoạt động bơm máu của cơ vùng chân, có thể do:Bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài, thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ và bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh.

    – Theo các chuyên gia, một trong các nguyên nhân khiến các mẹ bị chứng phù chân cũng như có kích cỡ giày lớn hơn trong thai kỳ là do sự sản sinh của hormone Relaxin. Hormone này làm cho các dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo và giãn ra, đây chính là nguyên nhân khiến bàn chân của mẹ lớn hơn.

    [​IMG]

    – Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng bổ sung để giúp mẹ “làm mềm” cơ thể, cho phép cơ thể mẹ có thể “nở rộng” ra để đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Chính điều này gây nên hiện tượng phù nề cho mẹ bầu.

    – Trong một số trường hợp, tăng cân cũng có thể ảnh hưởng tới bàn chân của mẹ. Trong thời gian 9 tháng 10 ngày mang thai, trọng lượng của mẹ có thể tăng từ 9- 12 kg, thậm chí có mẹ tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân của các mẹ bầu và là một trong các nguyên nhân khiến bàn chân bị sưng phù.

    – Ngoài ra, sưng tay chân chính là do sự gia tăng áp lực trong các tĩnh mạch. Càng về những tháng cuối, thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.

    – Các bác sĩ cũng cho biết thêm rằng nhiệt độ, thời tiết hay các hoạt động thể chất cũng có thể ảnh hưởng tới bàn chân của mẹ, bàn chân cũng có thể thay đổi hình dạng và tăng kích thước đến 5% tùy thuộc vào mẹ đang đi bộ, ngồi hoặc đứng và trong thời gian bao lâu.

    – Các loại nội tiết tố của phụ nữ có trong thuốc ngừa thai, trong lúc mãn kinh và trong thai kỳ; Chất cồn có trong rượu, bia nếu người phụ nữ uống quá bia rượu quá nhiều; Hơi nóng và ẩm ở các gia đình sử dụng máy sưởi bằng hơi nước trong mùa đông cũng có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng phù nề ở phụ nữ mang thai.

    – Với phụ nữ mang thai lần thứ hai trở đi dễ bị phù chân hơn là mang thai lần đầu. Nếu bà mẹ mang thai có bệnh suy tĩnh mạch trước đó, thì tình trạng suy tĩnh mạch trong thai kỳ sẽ trở nên nặng hơn, có thể bị nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.

    Như vậy ở những phụ nữ có thai có hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân, đó là: sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.

    – Một yếu tố khác cũng khá quan trọng đó là sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn. Hai yếu tố này làm máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời càng gần đến ngày sinh thai phụ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và không hồi phục ngay cả sau khi sinh.

    – Chế độ ăn ít kali cũng là một trong những nguyên nhân. Vì Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể. Do khối lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai nên cơ thể cũng cần tăng chất điện giải, giữ cân bằng các hóa chất trong hàm lượng chất lỏng tăng thêm. Tiêu thụ nhiều caffein, ăn nhiều natri (muối), làm việc vất vả, đứng lâu, thời tiết nóng bức… cũng là nguyên nhân gây phù..

    *Biểu hiện của chứng phù nề ở phụ nữ mang thai:

    Đối với bệnh phù nề ở phụ nữ mang thai thời kỳ cuối có một số dấu hiệu nhận biết:

    – Khuôn mặt sau khi ngủ dậy, soi gương nếu thấy mặt bất chợt to hơn bình thường, hơi “phị” ra, mi trên hai mắt “nặng như chì” thì rất có khả năng đã bị phù.

    – Khi bị phù các ngón tay sẽ to lên. Đối với chân, khi quan sát chân, cần chú ý các vùng như mắt cá, đầu gối của hai chân, nơi có các đầu xương lồi lên tạo ra các hố lõm. Nếu mu bàn chân, cẳng chân sưng to; phù nhẹ thì các hố quanh các mấu xương sẽ như bị “đầy” lên thì chắc chắn đã bị phù nề.

    – Dùng ngón tay ấn vào mấu lồi của hai mắt cá chân hoặc vào mặt trong của xương ống quyển cẳng chân (là những nơi có xương nằm sát dưới da), nếu thấy da các nơi ấn đó bị lõm xuống và lâu đầy lên như cũ thì chứng tỏ các chỗ đó bị ứ nước (phù hoặc xuống máu chân).

    – Nếu thai nghén phát triển bình thường thì trong suốt thai kỳ, người phụ nữ có thể tăng thêm trung bình 12kg (trong đó 3 tháng đầu chỉ tăng khoảng 1kg, ba tháng giữa tăng trung bình 5kg và vào 3 tháng cuối tăng khoảng 6kg). Nếu thấy cân tăng nhanh, quá mức bình thường thì khả năng bị phù nề rất cao. Thời gian theo dõi những tháng đầu chỉ cần nửa tháng/lần, còn vào ba tháng cuối cần mỗi tuần/lần. Khi đã nghi ngờ bị phù, phải theo dõi liên tục hàng ngày.


    – Đối với phụ nữ mang thai, sự bài tiết nước tiểu không khác nhiều so với trước. Mùa hè tiểu ít hơn mùa đông, số lượng mỗi ngày trung bình từ 1,2 đến 1,5 lít nhưng số lần đi tiểu trong ngày có thể nhiều hơn do tử cung to dần lên đè vào bàng quang gây kích thích mót tiểu. Nếu thấy ăn uống vẫn bình thường mà tiểu tiện lại ít đi cả về số lần lẫn số lượng thì phải chú ý phát hiện các dấu hiệu khác của phù.

    Theo nghiên cứu, hiện tượng xuống máu chân thường xảy ra ở thai phụ cuối thời kỳ mang thai. Tuy nhiên trong một số trưởng hợp, hiện tượng chân sưng phù có thể là dấu hiệu của chứng bệnh nghiêm trọng?

    Sưng ở chi dưới bao gồm bàn chân, bắp chân, mắt cá và thậm chí cả ở tay là khá phổ biến trong thai kỳ. Với những trường hợp này, nếu nghỉ ngơi hợp lý, các dấu hiệu sưng sẽ giảm dần. Tuy nhiên, nếu mẹ bị sưng phù lâu ngày, dù đã nghỉ ngơi mà vẫn không giảm bớt thậm chí kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng…thì khả năng cao là mẹ nằm trong 10% các mẹ bầu có hiện tượng sưng phù là tín hiệu của tiền sản giật. Tiền sản giật là một hội chứng của cao huyết áp trong thai kỳ và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho mẹ như suy yếu hệ thống thần kinh, thận, mạch máu cũng như không cung cấp đủ oxy cho thai nhi…

    Vậy cách nào để chữa trị bệnh phù nề ở phụ nữ mang thai?

    – Trước tiên, phải đảm bảo cung cấp nguồn đạm cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu… Thai phụ để phòng tránh thiếu sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt.

    [​IMG]

    – Các mẹ có thể làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả.

    – Hãy tranh thủ gác chân bất cứ khi nào có thể để giúp đôi chân được nghỉ ngơi. Tại nơi làm việc, có thể để một chồng sách dưới gầm bàn để gác chân. Không nên ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi đè lên mắt cá chân. Ngoài ra, thai phụ nên thường xuyên duỗi thẳng chân mỗi khi ngồi và tranh thủ làm động tác “duỗi thẳng”, đầu tiên đặt gót chân xuống và nhẹ nhàng nhấn chân xuống để làm căng các cơ bắp, xoay xoay cổ chân và ngọ nguậy các ngón chân.

    [​IMG]

    – Thường xuyên thay đổi tư thế bằng cách ngồi hoặc đứng. Tập thể dục vừa phải, đều đặn (đi bộ, bơi, hoặc đi xe đạp) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng xuống các chi dưới. Thai phụ có thể tham gia lớp tập thể dục dưới nước, vì ngâm mình trong nước có thể tạm thời giúp làm giảm sưng, đặc biệt ở mực nước gần đến vai bạn.

    – Thai phụ nên lựa chọn những đôi giầy thoải mái vừa vặn với những chỗ sưng của bàn chân. Không nên mang tất quá chật, bó vào mắt cá chân và bắp chân. Hãy dùng loại tất cao cổ dành cho bà bầu. Vào buổi sang hãy mang chúng trước khi xuống khỏi giường để máu không thể tụ lại phần mắt cá chân của bạn.

    – Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.

    – Hạn chế ăn mặn vì nó làm tăng áp lực lên thận. Khi bị sưng phù bạn nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi (như gạo nếp, khoai lang, hành tây, khoai tây, vv), để đảm bảo không gây đầy hơi, lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề.
    – Vào ban đêm trước khi đi ngủ, các mẹ có thể ngâm chân nước nóng. Điều này không chỉ có lợi cho giấc ngủ mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu.

    – Nếu thai phụ bị phù nề do thiếu kali thì hãy nhanh chóng bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày. Một số món ăn giàu kali mẹ bầu có thể ăn như: hoa quả, rau xanh, thịt gà, thịt đỏ, cá, sữa, sữa chua, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt đều cung cấp kali cho bà bầu. Ngoài ra còn một số thực phẩm chứa lượng kali cao như: 1 của khoai lang nướng cả vỏ chứa 844mg kali; 200g sữa chua chứa 579mg kali; nửa bát soup cà chua chứa 549mg kali; 1 quả chuối chứa 422mg kali. Không những thế, kali còn có nhiều trong rau chân vịt, quả mơ khô, nước cam, dưa hấu… Mẹ bầu có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết mình đang bị thiếu kali: do nôn (hoặc tiêu chảy) mạn tính, cơ thể mệt mỏi, hay bị chuột rút, táo bón và nhịp tim bất thường. Và tốt nhất bạn hãy thăm khám bác sĩ để được xác định kịp thời.

    [​IMG]

    – Uống đủ nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hoá, tiết niệu… hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù.

    [​IMG]

    – Mẹ bầu nên năng vận động, tập thể dục thể thao trong thai kỳ vì điều này sẽ giúp giảm và tránh phù nề. Một số hoạt động được coi là an toàn cho thai phụ như đi bộ, bơi lội, aerobic… Những động tác giãn cơ hay tập yoga cũng có tác dụng chống lại phù nề một cách hiệu quả.

    – Các mẹ nhớ thường xuyên cắt móng chân, móng tay, không để chúng quá dài cũng như đâm vào da xung quanh móng. Giảm các vết chai, sần với đá bọt và thường xuyên dưỡng ẩm cho nếu như chân của mẹ bị khô, nứt nẻ.

    [​IMG]

    – Bôi kem dưỡng ẩm cho chân và ông xã bạn có thể thực hiện một số động tác massage chân hay đơn giản chỉ là xoay bàn chân cũng rất hữu dụng, điều này sẽ giúp đôi chân đang sưng phù của mẹ dễ chịu hơn rất nhiều.

    – Ngâm chân nước mát khoảng 10- 15 phút.

    [​IMG]

    Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng thuốc Elevit. Thuốc có tác dụng giảm 92% rủi ro các bệnh liên quan đến ống thần kinh như tật nứt đốt sống cho bà bầu & thai nhi. Giúp thai phụ ngăn ngừa thiếu chất sắt hữu hiệu và hỗ trợ sự phát triển hoàn thiện bộ não thai nhi.

    Mặc dù, hiện tượng xuống máu chân là hiện tượng khá phổ biến ở thai phụ, chỉ trong một vài trường hợp là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của bé các thai phụ nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và được tư vấn điều trị phù hợp trong trường hợp cần thiết.

    Chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dacsanlongnhanhy
    Đang tải...


Chia sẻ trang này