Đối với mỗi người mất người thân là một cú sốc lớn. Rất nhiều người sau cú sốc này đã không lấy lại trạng thái cân bằng mà rơi vào tình trạng trầm cảm dẫn đến hiện tượng mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Khi nỗi buồn chưa nguôi “Sinh lão mệnh tử” là điều không thể tránh khỏi với mỗi người, nhưng làm thế nào để đối diện với nó không phải ai cũng thấu. Sự ra đi đột ngột của người bạn đời, những người còn trẻ,… thậm chí ngay cả trong trường hợp đã dự đoán trước được nhưng sự ra đi của người thân vẫn luôn là một sang chấn mạnh, có thể gây ra cơn khủng hoảng tâm lý. Bản thân bạn vẫn không thể chống đỡ được với cú sốc tâm lý này, bạn phủ nhận, hoài nghi, bối rối, ao ước giá mà người đó còn sống, giận dữ tại sao chuyện đó lại xảy ra với mình. Bạn tuyệt vọng, đôi khi cảm thấy có lỗi vì đã không thể ngăn chặn điều ấy xảy ra. Những cảm xúc đó làm bạn hoang mang, dễ rơi vào trầm cảm. Đừng sống lâu trong nỗi buồn khi người thân qua đời Những ảnh hưởng đến từ cú sốc tâm lý này thường khiến cho chúng ta buồn bã, chán ăn, cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi. Thêm nữa việc suy nghĩ nhiều về người đã mất khiến đầu óc luôn cẳng thẳng, không thể thư giãn. Những điều này lâu dần khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc mãi nhưng vẫn không thể vào giấc. Bởi vậy mà bạn không những phải đối diện với sự mất mát khi người thân ra đi mà còn rước thêm bệnh cho mình, khiến giấc ngủ của cơ thể bị rối loạn làm ảnh hưởng đến khả năng phục hồi về cả thể chất lẫn tinh thần, sức khỏe bị giảm sút. Đừng để rơi vào vòng luẩn quẩn Nỗi đau mất mát chẳng khi nào là dễ dàng với mỗi người, nhưng không phải ai cũng học được cách đứng dậy sau những đau thương ấy, rồi lại rơi vào vòng luẩn quẩn, mất ăn mất ngủ, trằn trọc suy nghĩ. Vậy phải làm sao để đối diện với hiện thực này? Khi gặp phải những sang chấn tinh thần mạnh, cơ thể mệt mỏi do mất ngủ kéo dài, bạn nên sử dụng các loại thuốc an thần theo chỉ dẫn của bác sỹ để ru mình vào giấc ngủ. Các loại thuốc an thần có tác động nhanh chóng, cưỡng bức cơ thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các loại thuốc an thần có thể gây tác động không nhỏ tới sức khỏe, thậm chí khiến cho tình trạng khó ngủ của bạn có thể nặng hơn. Bởi vậy song song với việc sử dụng tân dược, cần sử dùng kèm với các loại thuốc đông y được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên như Ăn Ngủ Ngon Nguyên Sinh, để đạt được hiệu quả tốt nhất lấy lại cân bằng cho cơ thể, xóa bỏ tình trạng ăn không ngon, ngủ chẳng yên. Cùng với đó, bạn nên điều chỉnh lại cuộc sống để thích nghi với hoàn cảnh mới. Hãy tâm sự cùng bạn bè hay người thân nếu có thể đồng tời thực hiện cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Không nên lạm dụng rượu, chất kích thích để giải buồn,… bởi có thể khiến cơ thể bạn suy nhược, tình trạng mất ăn, mất ngủ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Tình trạng mất ngủ, khó ngủ về đêm xảy ra rất phổ biến đối với người cao tuổi. Nếu không tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp sẽ ảnh hưởng rất xấu đến người bệnh. Khó ngủ, mất ngủ về đêm chính là căn bệnh chỉ tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, cảm thấy uể oải khi thức dậy và ngày hôm sau vẫn buồn ngủ, mệt mỏi, khó tập trung vào công việc. Đây là tình trạng thường gặp, do vậy cần phải nắm được các nguyên nhân, hậu quả và cách điều trị mất ngủ cũng như phòng tránh để có để chặn đứng những chuyển biến xấu của căn bệnh này. Mất ngủ về đêm là gì? ”Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn ngủ được mất tiền thêm lo” – một giấc ngủ sâu là vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của mỗi người. Tuy nhiên, một số liệu thống kê cho biết, có tới khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng mất ngủ về đêm, và tỷ lệ những người không được hưởng lợi từ giấc ngủ dù mắt vẫn nhắm, miệng vẫn ngáy cũng chiếm tỷ lệ không hề nhỏ. Và nghiêm trọng hơn cả bởi nếu như trước đây tình trạng khó ngủ về đêm, mất ngủ,… thường chỉ xảy ra ở những người cao tuổi, thì hiện nay càng có nhiều người trẻ phải vật lộn chứng khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, làm ảnh hưởng tới cuộc sống và hiệu quả công việc. Việc thiếu ngủ ảnh hưởng đến chức năng nội tiết và chuyển hóa, có thể dẫn đến dung nạp glucose, giảm sự nhạy cảm insulin, tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp cao, xơ vỡ động mạch, tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, suy giảm khả năng tình dục, giảm chức năng miễn dịch, tăng khả năng mắc các bệnh mãn tính… Những biểu hiện của khó ngủ về đêm Những người vướng phải tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm thường có các biểu hiện : Khó ngủ hoặc ngủ không sâu gây ra cảm giác mệt mỏi Thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm Khó khăn trong việc ngủ lại khi thức dậy đột ngột Phụ thuộc vào rượu hoặc thuốc ngủ để dễ ngủ Thức dậy quá sớm vào buổi sáng Ban ngày mệt mỏi, hay cáu gắt Khó tập trung vào ban ngày Nguyên nhân gây mất ngủ về đêm Tâm lý lo lắng, căng thẳng: Những biến cố, khó khăn trong cuộc sống như: bệnh tật, sự đau buồn khi mất mát người thân, tai nạn, chấn thương… khiến bạn lo lắng và căng thẳng, tâm trạng bất an, không ổn định lúc buồn lúc vui là những nguyên nhân gây gặp ác mộng khi ngủ, ngủ không sâu giấc. Một điều nữa, thay vì tạo cho cơ thể sự thoải mái để đi vào giấc ngủ thì chúng ta lại bắt mình phải đi ngủ bằng mọi cách, cuối cùng rơi vào trạng thái lo lắng trường kỳ. Đây gọi là chứng mất ngủ tâm sinh lý, khiến chúng ta căng thẳng hơn. Cảm giác không yên ổn này khiến chúng ta không thể chợp mắt, trằn trọc, khó ngủ. Mất ngủ về đêm do tuổi tác: Một nghiên cứu gần đây cho hay, có tới khoảng 48% người trên 50 tuổi gặp phải những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ mà điển hình là tình trạng ngủ không sâu giấc. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho những ảnh hưởng của tuổi tác đến giấc ngủ sinh lý của con người. Khi tuổi càng cao thì sự sản xuất melatonin – loại hormone quan trọng duy trì giấc ngủ sâu cho cơ thể, càng giảm đi vào ban đêm, đồng nghĩa với việc giảm số lượng và chất lượng giấc ngủ. Thêm nữa, tuổi tác càng cao khiến cho hệ thống thần kinh kiểm soát nhịp sinh học trong ngày của cơ thể, bao gồm cả chu kỳ thức – ngủ trở nên kém hiệu quả. Thực phẩm có thể dẫn tới mất ngủ về đêm : Những nghiên cứu khoa học trong nhiều năm qua đã chỉ ra rằng: Những gì chúng ta ăn trước khi ngủ có quan hệ mật thiết tới giấc ngủ của chúng ta, nó có thể khiến giấc ngủ của chúng ta ngon hơn hoặc cũng có thể là nguyên nhân khiến suốt đêm bạn trằn trọc, ngủ không sâu giấc, mất ngủ về đêm. Nếu gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, nguyên nhân có thể đến từ chính các loại thự phẩm có lượng protein cao, các loại thực phẩm có hàm lượng đường lớn, đồ ăn nhiều dầu, mỡ, thức ăn cay hoặc các loại thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine, hay đồ ăn sẵn,… Môi trường xung quanh : Giấc ngủ sâu chỉ có thể đến khi cơ thể được nghỉ ngơi thực sự, không bị chi phối bởi bất cứ những tác nhân nào. Bởi vậy một môi trường yên tĩnh, thoáng đãng chính là điều kiện lý tưởng. Nếu như môi trường giấc ngủ có sự thay đổi nào đó như: nhiệt độ, ánh sáng, không khí hay tiếng ồn… khiến hệ thần kinh buộc phải hoạt động để có những trả lời thích ứng cho những biến đổi đó. Điều này làm cho giấc ngủ bị gián đoạn, khiến cơ thể rất khó có được giấc ngủ sâu mà thay vào đó là tình trạng khó ngủ, ngủ chập chờn, mộng mị. Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: Lối sống không hợp lý, sinh hoạt thiếu khoa học có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm dù cơ thể không gặp phải bất cứ bệnh lý nào. Lạm dụng thuốc ngủ để điều trị mất ngủ đêm: Khi bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc chúng ta thường cầu cứu đến các loại thuốc ngủ để đưa mình vào giấc ngủ. Những tác động của giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn khiến người dùng lầm tưởng là đã chữa được bệnh. Nhưng nếu lạm dụng trong một thời gian dài cơ thể sẽ ỷ lại vào thuốc và nhờn thuốc, khiến chúng ta phải tăng liều dùng hơn để có hiệu quả. Điều này gây ra những ảnh hưởng không tốt tới giấc khỏe và thậm chí khiến cho tình trạng ngủ không sâu giấc, mất ngủ trở nên trầm trọng hơn. Điều trị mất ngủ về đêm như thế nào? Chuyện ngủ nghê lúc nào cũng rất quan trọng, nó chính là chìa khóa duy trì sự sống của mỗi người. Vậy phải làm sao để thoát khỏi tình trạng khó ngủ, mất ngủ về đêm ? Một số gợi ý dưới đây sẽ cho bạn chỉ dẫn để đối đãi với vị thượng khách này: Tạo thói quen ngủ đúng giờ: Đây là cách tốt nhất để mang lại một giấc ngủ ngon. Việc làm này sẽ khiến cơ thể phải thích nghi và quen với việc đi ngủ đúng giờ. Các nhà khoa học khuyên chúng ta nên đi ngủ trước 11h tối bởi đây là thời điểm cơ thể thải độc, tái tạo năng lượng tốt nhất. Tăng cường tập luyện thể thao: Phương thức này sẽ giúp cho cơ thể có một tinh thần thoải mái, giúp tuần hoàn, lưu thông máu tốt đồng thời các cơ cũng sẽ được vận động, giúp cho giấc ngủ buổi tối sâu hơn. Các bài tập thể dục vào buổi sáng sẽ phát huy được hiệu quả tốt nhất cho giấc ngủ. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Chu kì của giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng bởi những thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày. Chúng ta không thể ngủ khi mà dạ dày vẫn phải tiêu hóa thức ăn, do đó bạn không nên ăn no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó, chúng ta cần hạn chế các loại đồ uống như cà phê, trà,… bởi nó có chứa lượng chất kích thích lớn, tác động tới hệ thần kinh, nên rất có hại cho sức khỏe và giấc ngủ của bạn. Tránh lạm dụng thuốc ngủ: Khi đầu óc quá căng thẳng hay gặp những sang chấn tinh thần quá mạnh bạn hay cầu cứu tới thuốc ngủ để chữa nguy. Việc này có thể giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ nhưng lại mang đến rất nhiều tác hại gây ảnh hưởng đến dạ dày, ức chế hệ thần kinh, về lâu dài có thể là nguyên nhân khiến cơ thể rơi vào giấc ngủ chập chờn, mộng mị. Để có thể tạm biệt tình trạng ngủ khó ngủ, mất ngủ về đêm, tìm lại giấc ngủ ngon cho cơ thể thì song song với việc khắc phục những nguyên nhân trên, người bệnh cũng nên sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để có được hiệu quả tốt nhất.
Suy nghĩ bệnh trĩ thường và chỉ xảy ra ở người lớn khiến cho không ít phụ huynh lơ là và lần tưởng bệnh trĩ ở con em mình với các chứng bệnh khác. Điều này khá nguy hiểm vì trên thực tế bệnh trĩ có thể xảy đến với bất kỳ ai nếu có tác nhân gây bệnh và nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ đầu sẽ kéo dài gây khó khăn trong việc điều trị. Bệnh trĩ ở trẻ em nếu để lâu sẽ làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của trẻ sau này. Vì vậy, trẻ khi bị bệnh trĩ rất cần được điều trị hiệu quả. triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em cũng tương tự như ở người lớn thường gặp phải như cảm giác đau rát vùng hậu môn, nhất là khi đi đại tiện, đại tiện ra máu, lòi búi trĩ,.... Bệnh xảy ra là do các nguyên nhân sau: - Do ngồi quá lâu: nếu cha mẹ thường xuyên để trẻ ngồi bô quá lâu khi đi đại tiện, kèm theo khi trẻ dùng lực và nín thở sẽ gây áp lực cao trong ổ bụng nên rất dễ bị lòi ra ngoài. Thêm vào đó, trẻ còn nhỏ nên cơ hậu môn còn tương đối yếu, sự liên kết giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo nên dễ khiến cho trẻ bị bệnh trĩ. - Do trẻ thường xuyên bị táo bón: chế độ ăn thiếu hợp lý khiến trẻ tiêu thụ nhiều thức ăn không có lợi hoặc ăn ít rau quả tươi, uống ít nước dễ khiến trẻ bị táo bón và làm tăng nguy cơ bệnh trĩ. - Do vệ sinh thiếu sạch sẽ: thiếu vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh được xác định là một trong số các nguyên nhân thường xuyên gây bệnh trĩ ở trẻ em rất cần được chú ý. Phương pháp điều trị bệnh trĩ ở trẻ em Dùng lá kinh giới xông hậu môn chữa bệnh trĩ ở trẻ Khi phát hiện bệnh trĩ ở trẻ em cần được chữa trị kịp thời ngày. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và xác định tình trạng bệnh cụ thể, từ đó các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tại nhà rất cần được thực hiện tốt để phối hợp sẽ cho hiệu quả điều trị cao. Theo đó, phụ huynh cần thực hiện theo các yêu cầu sau: - Xây dựng, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều rau quả tươi hợp vệ sinh, các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa, nhuận tràng để tránh tình trạng trẻ bị táo bón dễ gây bệnh trĩ. - Hình thành cho trẻ thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần. - Vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh. Các bạn nên dùng nước nóng để rửa, kết hợp với dùng một số loại thảo dược tốt cho tình trạng bệnh trĩ như dùng cây kinh giới, rau diếp cá,... để xông cho trẻ.
Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm Bệnh thoát vị đĩa đệm do đâu mà ra? Đầu tiên phải biết đĩa đệm của chúng ta được ví như bộ phận giảm sóc của cơ thể. Nhờ tính năng đàn hồi của nó mà cơ thể có thể thực hiện được các động tác cúi , nghiêng hoặc ngửa người... một cách nhẹ nhàng và mềm dẻo. Tuy nhiên khi nhân nhày đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí của nó trong cột sống gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm thì chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong vận động. Tùy theo vị trí đĩa đệm bị thoát vị mà nó gây ra các triệu chứng khác nhau , thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ vá thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng. Việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm kịp thời sẽ giúp bệnh nhân tránh được các biến chứng sau này. chua benh xuong khop, với các chuyên gia có kinh nghiệm và thực hiện trong điều kiện tuyệt đối vô khuẩn. - Vật lý trị liệu: + Vật lý trị liệu xoa bóp, tắm suối khoáng, đắp bùn; chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn, điện phân, đắp dầu paraphin... + Sử dụng tia laser, sóng radio qua da là một biện pháp an toàn để giảm đau do bệnh thoát vị đĩa đệm trong trường hợp bệnh còn nhẹ , nhân nhày chỉ mới lồi vào ống sống và chưa gây ra tổn thương nào. + Dùng các biện pháp tác động vào cột sống , kéo giãm cột sống nhằm làm giãn các mâm sống và giúp dịch chuyển phần đĩa đệm bị lồi trở lại bình thường. Mặc áo nẹp cột sống có tác dụng cố định tạm thời, hạn chế các động tác lên vùng cột sống tổn thương, qua đó giảm lực tác động lên đĩa đệm. Ảnh minh họa bệnh thoát vị đĩa đệm 2. Điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật Khi các rễ thần kinh bị chèn ép gây ra các biểu hiện như bí đại, tiểu tiện, mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục, bệnh nhân có biểu hiện đau quá mức hoặc có nguy cơ bị liệt chi và sau khi được điều trị bảo tồn khoảng 6 tháng mà không có kết quả thì bệnh nhân cần được phẫu thuật trị bệnh. Mục đích của phẫu thuật là lấy bỏ thoát vị và toàn bộ phần đĩa đệm có nguy cơ gây chèn ép. Bên cạnh đó phải kiểm soát sự giải phóng các rễ thần kinh bị chèn ép. Các biện pháp phẫu thuật trị bệnh thoát vị đĩa điệm điển hình là phẫu thuật mở nhỏ (mini- open); cắt bỏ đĩa đệm qua da; mổ nội soi lấy nhân thoát vị; mổ nội soi hút nhân nhầy... Trường hợp tổn thương có trượt đốt sống phối hợp gây mất vững có thể cố định cột sống bằng khung kim loại. Phẫu thuật thay đĩa đệm mới nhìn chung ít được chỉ định vì bệnh nhân có thể gặp nhiều rủi ro như bị nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh và bị bại liệt , thời gian phục hồi bệnh chậm.
Tại VN, hơn 20% người trưởng thành từng bị các chứng đau cột sống, trong đó thoát vị đĩa đệm phổ biến và gây đau đớn, phiền toái nhất. Thông thường, bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau hoặc phẫu thuật. Nhưng nay có thể chữa khỏi bằng phương pháp mới không cần phẫu thuật, hiệu quả cao và rút ngắn thời gian. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với bác sĩ Tim Gallivan - chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống - chuyên khoa thoát vị đĩa đệm của Phòng khám chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống Mỹ (ACC) về phương pháp mới này. Chào bác sĩ (BS), được biết ACC là phòng khám áp dụng thành công phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật có tỷ lệ thành công 95%. BS cho biết rõ thêm về phương pháp này? BS Tim Gallivan: Thật ra phương pháp của tôi không phải là thần kỳ, nhưng nó có hiệu quả rất cao trên bệnh nhân do tôi thực hiện nghiên cứu chuyên sâu trên rất nhiều bệnh nhân VN. Thể trạng và lối sống của người Việt khiến cho cột sống của họ bị tổn thương, gây ra chứng thoát vị đĩa đệm ở các phần cột sống. Nhiều bệnh nhân bị lâu nhưng không được chữa đúng cách khiến bệnh càng nặng, gây đau đớn, khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Phương pháp của tôi là thực hiện việc kéo giãn giảm áp cho cột sống. Nếu bệnh nặng chúng tôi sẽ xem phim MRI chụp cắt lớp cột sống để biết mức độ thương tổn của đĩa đệm, và thực hiện phác đồ điều trị cho bệnh nhân trên thiết bị gọi là chiếc bàn DTS để kéo giãn, giảm áp lực của cột sống đè lên các đĩa đệm, và giúp cho cột sống tự điều chỉnh về vị trí ban đầu đồng thời sử dụng tia laser cường độ cao (laser class IV) để kích thích tái tạo tế bào mô sụn. Sau đó hướng dẫn bệnh nhân các bài tập điều chỉnh và duy trì sức khỏe cho cột sống. Thưa BS, phương pháp này nghe qua rất đơn giản, nhưng tại sao hiệu quả lại cao như vậy? Phương pháp này nghe đơn giản nhưng gồm nhiều kỹ thuật chuyên sâu, đòi hỏi độ chính xác rất cao. Tôi đã làm việc tại Mỹ và thiện nguyện tại Nam Mỹ hơn 10 năm, và tại VN gần 3 năm. Tôi thấy người VN bị thoát vị đĩa đệm rất nhiều. Nguyên nhân chính là do người VN ngồi nhiều, ít vận động. Tư thế ngồi là khiến cột sống bị đè nén cao nhất. Nguyên nhân thứ hai là do thể trạng người VN khiến cột sống họ yếu hơn so với người phương Tây. Sau khi làm việc tại VN một năm, tôi trở lại Mỹ học khóa huấn luyện và nghiên cứu chuyên sâu về bệnh thoát vị đĩa đệm. Các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân VN mà tôi cùng các chuyên gia nghiên cứu đã giúp tôi phát hiện phương cách mới dùng cho bệnh nhân VN; tôi nghiên cứu từng bệnh nhân để có phác đồ điều trị đặc biệt cho họ. Các thiết bị dùng chữa thần kinh cột sống đòi hỏi các BS phải có kiến thức và kinh nghiệm cao sử dụng để không gây tổn thương cho bệnh nhân. Về các thiết bị thì phòng khám nào cũng có thể trang bị, nhưng sự hiểu biết về bệnh nhân và kỹ thuật chuyên sâu để thực hiện chữa trị một cách hiệu quả trên các bệnh nhân VN thì tôi tự tin rằng tôi có thể chữa lành 95% các triệu chứng cho họ trong vòng 2 - 3 tuần.
Từ lâu cho đến nay, nhiều người bị bệnh trĩ nhưng không đi bác sĩ khám mà tìm cách tự chữa hay đi chữa ở nơi gọi là “gia truyền” không được phép của ngành y tế. Ảnh minh họa Chúng tôi nhận thư của bạn đọc hỏi: “Tôi bị trĩ ngoài độ 3 nhưng chưa có điều kiện chữa trị. Cho tôi hỏi nên uống thuốc gì ngăn bệnh tiến triển xấu hơn ạ?”. Xin trả lời như sau: Trĩ là bệnh do có sự giãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn - trực tràng, đặc biệt có sự phình tĩnh mạch các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn đưa đến hình thành búi trĩ. Tùy mức độ nặng nhẹ bệnh trĩ có 4 cấp độ. Bệnh trĩ ở cấp độ 1 và 2 được xem là nhẹ, người bệnh thường có các triệu chứng sau: đau và có khi chảy máu khi đại tiện, ngứa hậu môn, tiết dịch gây viêm da, ngứa và ướt viêm quanh hậu môn. Bệnh trĩ ở cấp độ 3 và 4 được xem là nặng, búi trĩ bên trong (nằm trên cơ thắt hậu môn, còn nằm bên trong không thò ra ngoài gọi là trĩ nội) bị sa quá mức gây nghẹt hay tắc mạch gây nứt, á pxe hậu môn, hoặc búi trĩ lòi ra bên ngoài (trĩ ngoại) bị tổn thương nhiễm trùng gây lở loét, xuất huyết trầm trọng hay tạo thành những cục máu đông nằm trong búi trĩ, có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. Trong trường hợp trĩ nhẹ có thể dùng thuốc để trị. Có 2 loại thuốc dùng trị trĩ: loại thuốc viên dùng uống và loại cho tác dụng tại chỗ là thuốc mỡ dùng bôi hoặc thuốc đạn đặt vào trong hậu môn. Thuốc viên uống trị trĩ thường chứa các dược chất có tác dụng làm bền chắc thành tĩnh mạch hay các chất trích từ dược thảo gọi tên chung là flavonoid. Do tác động đến tĩnh mạch nên các thuốc uống trị trĩ còn dùng trị chứng suy giãn tĩnh mạch (tê chân, nổi gân xanh). Ngoài dùng thuốc uống tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón... Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng chỉ định, dùng đủ và đúng thuốc, đặc biệt kiên trì dùng thuốc kéo dài đủ thời gian. Còn thuốc cho tác dụng tại chỗ (các thuốc mỡ bôi ngoài hay thuốc đạn đặt trong hậu môn) thường dùng các chất bôi trơn, các chất làm mềm và dịu da, thuốc tê để giảm đau, chất bổ dưỡng làm tổn thương mau lành. Trường hợp của bạn đọc viết thư hỏi bị trĩ ngoài độ 3. Tức là bạn có thể bị trĩ nặng, lúc đầu có thể bị trĩ nội nhưng sau đó búi trĩ sa ra ngoài trông như trĩ ngoại. Nếu đúng thế bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa hoặc hậu môn - trực tràng để khám và chữa trị đúng cách. Có khi bác sĩ không cho dùng thuốc gọi là ngăn bệnh tiến triển xấu hơn mà phải dùng đến phương pháp ngoại khoa đối với trĩ loại nặng là cắt, đốt, mổ trĩ, thắt búi trĩ... Ta cần lưu ý điều trị trĩ tốt nhất nên có sự thăm khám, chẩn đoán và theo dõi của bác sĩ. Đặc biệt, có khi bác sĩ phải thực hiện phương pháp ngoại khoa như nói ở trên là phương pháp triệt để trị dứt bệnh khi búi trĩ quá lớn, có kèm sa trực tràng hoặc bệnh kéo dài quá lâu. Ta cũng nên lưu ý có một biến chứng thường thấy khichữa bệnh trĩ là chảy máu hậu môn. Nhưng chảy máu khi đi cầu có thể là triệu chứng của nhiều bệnh ở đại tràng, trực tràng, thậm chí có bệnh nguy hiểm là ung thư trực tràng. Vì thế rất cần đi khám bệnh, soi để xác định một cách chắc chắn và để bác sĩ cho hướng điều trị đúng đắn. Người bệnh không tìm cách tự chữa trị khi không biết tình trạng bệnh như thế nào. Cũng như không nên tìm đến nơi chữa trĩ gọi là “gia truyền” không có phép của ngành y tế mà “tiền mất tật vẫn mang”, thậm chí “hư hoại cả vùng hậu môn - trực tràng do chữa trị trĩ không đúng cách” mà báo chí đã đưa tin.
Căng thẳng, sầu não sau một chấn thương tâm lý trong cuộc sống thường dẫn đến một loạt các vấn đề về giấc ngủ. Khi cơ thể bị kích thích quá độ, não sản xuất ra nhiều chất dẫn truyền thần kinh như epinephrin, adrenalin khiến cho chúng ta luôn trong trạng thái tỉnh táo, dẫn đến khó thư giãn vào cuối ngày và có thể làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ bình thường. Sau đây là những vấn đề rối loạn mất ngủ phổ biến sau khi bị chấn thương tâm lý: Hồi tưởng và suy nghĩ về những khó khăn có thể làm cho khó ngủ. Bệnh nhân cảm thấy phải duy trì cảnh giác cao độ khiến giấc ngủ đến một cách khó khăn. Đối với những người vừa trải qua một tình huống bạo lực, khi ở trong không gian ban đêm và bóng tối họ trở nên lo lắng và bồn chồn hơn. Những giấc ngủ ngắn trong ngày rất có ích, nhưng nếu kéo dài quá mức, nó sẽ cản trở giấc ngủ vào ban đêm. Gặp ác mộng trong khi ngủ hay cảm giác lo sợ có thể khiến bạn tỉnh giấc và rất khó để trở lại giấc ngủ. Nhiều người sử dụng rượu hoặc các loại thuốc khác để làm giảm bớt nỗi đau tinh thần và thể chất sau những tổn thương. Nhưng những chất này không chỉ ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh mà còn làm trầm trọng thêm các vấn đề về giấc ngủ. Một số người có vấn đề về giấc ngủ và lo âu xuất phát từ căng thẳng sau tổn thương hoặc rối loạn stress sau chấn thương- Posttraumatic Stress Disorder- PTSD. PTSD là thuật ngữ để chỉ phản ứng của cơ thể đối với tình trạng căng thẳng sau sang chấn tâm lý, đó là tình trạng mất kiểm soát cảm giác và không có khả năng tự cứu giúp mình trong một tình huống xấu. Đó thường là những tình huống như bị hoặc gây ra bởi một loạt các sự kiện nối tiếp. Ứng phó: Đối với những người tạm thời đang gặp vấn đề giấc ngủ, các chuyên gia khuyên bạn nên cố gắng giảm cảm giác căng thẳng, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Đừng xem tin tức, tránh sử dụng cà phê vào buổi chiều và buổi tối. Hãy tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm nước nóng trước khi đi ngủ. Nếu khó ngủ kéo dài hãy đi khám bác sĩ để được kê những loại thuốc giúp bạn ngủ được mà không làm cho bạn đau đầu, choáng váng vào buổi sáng. Một số mẹo: Hãy ngủ ở nơi bạn cảm thấy được thư giãn và an toàn. Trong phòng ngủ là nơi tốt nhất, nhưng nếu bạn bị bạo lực trong căn phòng đó, bạn có thể ngủ ở một nơi khác. Tạo môi trường giúp bạn có thể ngủ ngon. Nơi ngủ cần được an toàn, yên tĩnh, thoáng mát và thoải mái. Một căn phòng tối giúp bạn dễ ngủ hơn nhưng nếu có ánh đèn đem lại cảm giác an toàn cho bạn thì hãy xem xét thắp một bóng đèn mờ. Ngoài ra, bạn sẽ có cảm giác an toàn hơn khi có thêm một người bạn hoặc một thành viên gia đình ở lại trong phòng, hay ở trong một căn phòng gần đó khi bạn đang ngủ. Tham gia vào một hoạt động thư giãn nào đó trước khi đi ngủ như đọc sách hoặc nghe nhạc. Đối với một số người, ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc bồn tắm nóng có thể có ích. Bạn nên tránh các hoạt động khiến tinh thần hoặc thể chất bị kích thích như thảo luận về vấn đề bạn đang bị ám ảnh ngay trước khi đi ngủ. Không ăn hoặc uống quá nhiều trước khi đi ngủ. Bạn cần phải nhận ra những tác động tiêu cực mà rượu gây ra đối với giấc ngủ của bạn. Hãy nghỉ ngơi khi bạn cần phải nghỉ ngơi. Người ta thường cảm thấy kiệt sức sau một sang chấn tâm lý, vì vậy bạn có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy thư giãn và nghỉ ngơi những khoảng thời gian ngắn trong suốt cả ngày và nên có những giấc ngủ ngắn (kéo dài 15- 45 phút). Chỉ đi ngủ khi bạn cảm thấy sẵn sàng để ngủ. Cố gắng không nên bắt buộc mình ngủ vì điều này có thể tăng thêm các áp lực đối với cơ thể. Sẽ là phản tác dụng nếu khi bạn khó ngủ mà chưa thể ngủ được và bạn cứ nằm trên giường trong trạng thái tỉnh táo một thời gian dài. PM Nguyên sinh dịch
Bà Thủy thường xuyên bị tê và đau chân, chỉ đi bộ được một đoạn ngắn phải dừng lại nghỉ. Bác sĩ cho biết bà bị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống và tổn thương dây thần kinh. Bà Trần Thị Thủy, 51 tuổi, quê Đăk Lăk, cho biết khoảng 3 năm trước thường bị tê chân khi làm nương rẫy. Đi bộ chỉ được một đoạn đường ngắn phải dừng lại nghỉ. Bà từng khám tại bệnh viện địa phương thì phát hiện gai cột sống, bác sĩ cho thuốc uống nhưng không thuyên giảm. Sau đó bà chuyển sang uống thuốc Nam, các triệu chứng không khỏi mà thường xuyên mệt mỏi, nằm hay ngồi đều đau hơn. Khi những cơn đau ngày càng gia tăng, bà Thủy mới đếnBệnh viện Tâm Trí Sài Gòn để điều trị. Qua kết quả chụp MRI, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống và tổn thương dây thần kinh. Bác sĩ Tăng Quốc Chí, Chuyên khoa Ngoại thần kinh cho biết bà Thủy bị thoái hóa đốt sống L45 và L5S1, trượt đốt sống L5S1, đo điện cơ còn thấy có tổn thương thần kinh mãn tính và đang tăng ở dây 4 và 5. Sau khi mổ, mức độ đau giảm rõ rệt, bệnh nhân có thể đi lại được, song cần nằm viện thêm 5 ngày để tiếp tục theo dõi. Sau khi phẫu thuật, triệu chứng đau ở chân của bệnh nhân Trần Thị Thủy đã giảm rõ rệt. Ảnh: TH. Theo bác sĩ Chí, triệu chứng thường gặp ở người bị thoát vị đĩa đệm là tê chân, đau khi khom hay cúi người. Mức độ đau nhiều hay ít tùy theo thể trạng và thói quen sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Về cơ bản có môt số dấu hiệu nhận biết như sau: 1. Đau cách hồi: Cảm giác tê dần rồi đau, khi nằm nghỉ, cơn đau sẽ giảm tạm thời. Thông thường bệnh nhân có thể đi từ 5 đến 10 m là đau. Ở mức độ năng hơn, cơn đau và tê nhức kéo đến nhanh hơn và đau nhiều hơn. Khả năng chịu lực của cột sống càng kém thì việc đi lại của bệnh nhân càng hạn chế, điều đó cho thấy mức độ bệnh đã trở nặng. 2. Đau từ lưng lan xuống hông và xuống chân, bàn chân, ngón chân. Đây là biểu hiện đau thần kinh tọa do đĩa đệm trượt lồi ra gây chèn ép rễ thần kinh tại đốt sống bị tổn thương. 3. Đau khi khom người hay cúi lưng do cột sống không vững. Đây là biểu hiện đau của tình trạng trượt đốt sống gây nên. 4. Tê chân thường xuyên là biểu hiện của dây thần kinh bị chèn ép. Càng về sau các dây thần kinh sẽ giảm khả năng truyền tín hiệu thần kinh giao cảm đến cơ quan vận động như chân, dẫn đến yếu cơ, teo chi. Bệnh nhân thường dễ cảm nhận cơn tê khi duỗi hay gấp bàn chân, đi lại không vững dễ ngã hoặc vấp té. Theo bác sĩ Chí, thông thường tình trạng thoái hóa, chấn thương hay các bệnh lý khác là nguyên nhân dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm. Trong đó, thoái hóa là nguyên nhân thường thấy ở độ tuổi trung niên, chiếm từ 40 - 45%. Khi cơ thể già đi, đĩa đệm mất khả năng giữ nước, giảm đàn hồi, khi gánh đựng sức nặng hay lực tác động lên cột sống, đĩa đệm dễ bị trượt hoặc lồi ra. Bác sĩ cho rằng việc điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và vận động đúng tư thế là quan trọng nhất để phòng tránh bệnh. Ông khuyên: "Khi có các biểu hiện đau bất thường cần đi khám ngay không nên trì hoãn hay có tâm lý sợ sợ phẫu thuật dẫn đến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Các trường hợp phát hiện sớm có thể không cần phẫu thuật mà điều trị không thuốc với vật lý trị liệu, sửa tư thế vận động sai đã có thể cải thiện 60-70% tình trạng bệnh". Thi Ngoan
Ăn nhiều thực phẩm chứa protein vào buổi tối, tập thể dục gần giờ đi ngủ, lo lắng về việc ngủ đủ giờ... đều là nguyên nhân khiến bạn khó ngủ. Theo The Stir, tình trạng thiếu ngủ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Một người không ngủ đủ từ 6 đến 8 giờ trong một ngày sẽ cảm thấy mệt mỏi, bồn chồn, thiếu sức sống, từ đó ảnh hưởng đến năng suất làm việc, giảm hiệu quả tiếp thu khi học hành. Về cơ bản có 5 nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ: 1. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa protein Chế độ ăn giàu protein và ít carbohydrat rất tốt cho tim, nhưng protein cần có nhiều thời gian và năng lượng để tiêu hóa. Nếu bạn có thói quen ăn nhiều thực phẩm giàu protein vào buổi tối trước khi đi ngủ thì vô hình chung bạn đang ép cơ thể mình phải làm việc cật lực để tiêu hóa hết lượng thức ăn đó. Do đó lời khuyên cho bạn khi cảm thấy đói bụng vào buổi tối, hãy dùng ít thức ăn nhẹ như một chiếc bánh gạo hoặc bánh quy để sau đó không bị mất ngủ. Ảnh minh họa: TS. 2. Tiêu thụ nhiều caffeine Theo Prevention, hệ tiêu hoá cần từ 45 phút đến 1 tiếng để tiêu thụ hết caffeine. Sau đó caffeine sẽ lưu lại trong cơ thể khoảng vài giờ. Đó là lý do tại sao khi uống cà phê hoặc các chế phẩm có caffeine, người ta cảm thấy hưng phấn hơn, kéo dài đến vài tiếng đồng hồ. Do đó để tránh cho cơ thể bị kích thích, tốt hơn hết bạn không nên uống cà phê vào buổi chiều, đến tối bạn sẽ dễ ngủ hơn. 3. Có quá nhiều ánh sáng trong phòng Ánh sáng làm bộ não bạn nghĩ rằng đây là ban ngày, thậm chí ngay cả khi một chiếc đèn đường bên ngoài chiếu xuyên qua cửa sổ. Còn trong phòng ngủ, những thủ phạm phát ra ánh sáng nhân tạo chính là thiết bị công nghệ, máy tính bảng, tivi... Do đó để có giấc ngủ sâu, bạn hãy tắt những thiết bị điện tử đó và che các nguồn sáng chiếu vào phòng trước khi đặt lưng xuống giường nhé. 4. Mất ngủ vì tập thể dục sát giờ đi ngủ Ai cũng biết tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, nhưng các bác sĩ khuyên mọi người không nên tập thể dục hay đi bộ vào buổi tối, nhất là gần giờ đi ngủ. Bởi vào buổi tối, sau một ngày lao động mệt mỏi, các cơ quan nội tạng cần được nghỉ ngơi. Nếu bạn đi bộ, vận động tức là đánh thức lại cơ thể và như vậy sẽ gây ra mất ngủ. Vấn đề này đã được khuyến cáo từ lâu nhưng nhiều người vẫn mắc phải. Hãy nhớ rằng, tập trước khi leo lên giường ngủ là điều tồi tệ nhất. 5. Sự lo lắng làm sao để ngủ đủ giấc cũng khiến bạn mất ngủ Thay vì tạo cho cơ thể sự thoải mái để đi vào giấc ngủ thì bạn lại bắt mình phải đi ngủ bằng mọi cách, cuối cùng rơi vào trạng thái lo lắng trường kỳ. Đây gọi là chứng mất ngủ tâm sinh lý. Thực tế, nếu đang lo lắng về việc ngủ, bạn sẽ căng thẳng hơn. Cảm giác không yên ổn này làm bạn không thể chợp mắt được. Hiểu được vấn đề này sẽ khiến bạn loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây ra tình trạng mất ngủ của mình, từ đó tìm cách cải thiện vấn đề gặp phải. Thi Trân