Mâu thuẫn với mẹ vợ trong cách nuôi con

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi vietnguyenletham, 2/6/2011.

  1. vietnguyenletham

    vietnguyenletham Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/6/2011
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Đầu tiên xin lỗi admin diễn đàn vì mình không biết post bài này vào đâu cả trong web làm cha mẹ nhưng chỉ có box cho bà mẹ mà thôi xin Admin lượng thứ không thì move bài mình vào chủ đề hợp lý


    Mình là nam 28 tuổi lấy vơ gần 2 năm và hiện bé của mình đã được 1 tháng rưỡi
    Từ trước đến nay mình và mẹ vơ rất hợp tính nhau thậm chí mẹ vợ và mình thường xuyên tâm sự chuyện gia đình và công việc, trong cách cư xử mình và mẹ vợ như mẹ và con ruột (Vì ba mẹ mình không ở Việt Nam) vợ mình nhiều khi gắt gỏng mẹ thương Anh hơn em , và không có chuyện mình làm rể mà cư xử như khách có thê coi như gia đình thứ 2 của mình
    Nhưng dạo con mình ra đời giữa mình và mẹ âm thầm có nhiều mâu thuẫn mong anh chị em trên dd tư vấn giúp mình với
    Khi bé mới sanh mẹ mình đòi cho bé uống nước mình không đồng ý vì theo mình biết bé chỉ cần sữa mẹ trong 4-6 tháng đầu mà thôi
    Bé mình rất ngoan ko quấy phá và đi vệ sinh rất có giờ giấc do mình tập ngay từ đầu mỗi sáng mình đều tập thể dục cho con khi bé chơi thì cho bé nghe nhạc mozart khi ngủ thì mình bật nhạc betthoven cho bé ngủ mình cũng tập bé ngủ nôi từ ngày 15 trở đi mỗi ngày 11 giờ khuya và 11 giờ trưa là 2 cữ bú bình .... mình muốn bé thật dễ tránh gần hơi mẹ nhiều quá và tập sữa bình để sau này bé dễ bú bình lý do hai vợ chồng mình đều đi làm rất bận nên từ tháng thứ 4 có lẽ bé sẽ bú bình nhiều hơn bú mẹ
    Thế nhưng mẹ vợ mình cứ không có mình là ko cho ngủ nôi , không bật nhạc , không tập thể dục chi tắm rủa và bế lên tay nựng và ru ngủ trên tay mình cũng nói nhỏ nhẹ vài lần mẹ làm thế sau này tụi con cực và đến nay thì bé cứ có bế mới chịu ngủ
    Mỗi khi ngủ cứ bó bé trong chăn như con sâu mình không đồng ý vì như thế máu huyết không lưu thông thậm chí mấy hôm trời nực còn làm bé oi bức hơn mình ko xài máy lạnh cho bé sợ ảnh hưởng phổi mình mua quạt hơi nước đề mát da bé nhưng mẹ vợ cũng cứ làm theo ý mình
    Mỡi ngày khi mình về ban trưa hay về sớm đều thấy như vậy hay con la khóc ư e hoài nhưng buổi tối từ 6 h tối đến 6 h sáng mình ngủ kế bên con, bé ngủ trong nôi quạt nhạc mình đều mở vừa đủ thì be ngủ rất ngon một đêm chỉ dậy 2 lần thay tả bú rồi ngủ ngay ko ư e tiếng nào cả
    Thậm chí mình in rất nhiều sách báo đi săng lùng cả bộ em phải đến harvard học kinh tế của Lưu Vệ Hoa và thiên tài và sự giáo dục từ sớm của karl wetter nhưng cũng ko làm thay đổi ý của mẹ mẹ vợ nói mẹ từng dạy mầm non mẹ biết thế là đâu lại vào đấy
    Đỉnh điểm là hôm mẹ cho bú bình có mình ngồi cận (mình cho bú bình bé chưa bao giờ ọc) mẹ chỉ cho 80Ml nhưng chỉ bú 2 hơi rồi ẵm lên ợ hơi và nựng bé bất ngờ bé ọc sữa mẹ đưa đầu bé lên ngay sữa đang ọc như vậy bé bị sặc mình nói mẹ ko nên bế như vậy khi bé ọc nên nghiệng bé qua một bên cho sữa chảy ra hết hút mũi bé rồi mới bế lên tránh sữa tràn vào phổi - thế là mẹ con gay gắt mình bực mình lắm nên nói "bé là con của con bạ mẹ có thương cũng tôn trọng quyền làm cha mẹ của con" vậy là càng gay gắt mình bực lắm mấy hôm ko ghé nhà mẹ vợ luôn
    Vợ mình làm trung gian hòa giải nhưng lắm khi cô ấy cũng ko hợp tác với mình trong việc tập và dạy bé cứ bảo thủ nó nhỏ chưa biết gì hết dạy làm gì đợi 2-3 tuổi rồi dạy
    Mình ko cãi nữa mình tính bé 3 tháng sẽ rước về nhà
    Mình cũng giải thích cũng tư vấn nhưng ko kết quả
    bây giờ mình phải làm sao để hòa hợp và cho cả nhà cùng hợp tác để về lâu dài việc nuôi con khoa học hơn và tránh làm xung đột trong gia đình ? mong các anh chị em tư vấn
    Đồng ý là mẹ vợ mình rất thương cháu nhưng từ những lý do nhỏ nhặt đó đã tập cho bé ngày một khó nhõng nhẽo hơn mình sợ sau này khi bé lớn mỗi khi bé ngã hay bỏ ăn hoặc cho tiền bé sẽ ko tập được tánh kỉ luật và tự lập sau này mình từng cùng chị hai nuôi bé Gia Hân con của chị rất thành công - bé 14 tháng đã biết tự ăn giờ bé 4 tuổi nhưng rất dịu dàng ko phá phách ăn nói rất nhỏ nhẹ, ko biết xài tiền và hơn hết là bé biết phân biệt đúng sai phải trái biết xin lỗi và đã biết đọc biết viết - bên cạnh sự hợp tác của anh rể nên việc giáo dục bé Gia Hân mới thành công như vậy
    Thật sự mình phải làm sao để gia đình bên vợ và mọi người theo chủ ý của mình nhưng ko mất lòng mọi người trong họ hàng gia đình bên vợ ????
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi vietnguyenletham
    Đang tải...


  2. thitgacbep

    thitgacbep co dinh: 0923 82 84 88

    Tham gia:
    20/10/2008
    Bài viết:
    4,121
    Đã được thích:
    1,692
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Mâu thuẫn với mẹ vợ trong cách nuôi con

    Bạn quả là người cha chu đáo. Mình đọc bài bạn viết thấy cách chăm con của bạn rất khoa học và rất ủng hộ cách nuôi con và dậy con của bạn. Vấn đê của bạn ở đây là muốn giải quyết sự căng thẳng với bà ngoại bé. Cách bà chăm bé đã có sẵn bao năm bởi bà là cô giáo mầm non vì thế để bạn thay đổi cách chăm cháu của bà ngay là rất khó. Mình nghĩ bạn nên bình tĩnh, Hãy bình tĩnh với bà như khi bé chưa chào đời, bạn hãy cố gắng tỏ ra là rất ủng hộ cách chăm cháu của bà, rằng bà chăm cháu như thế là rất hay nhưng theo con nên như thế này sẽ tốt cho cháu hơn... lạt mềm thường buộc chặt mà bạn! Chứ đừng nên phản kháng trực tiếp và thẳng quá, bà sẽ không nghe đâu mà còn càng làm theo ý bà i' chứ
     
    vietnguyenletham thích bài này.
  3. hello.kitty

    hello.kitty Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/9/2010
    Bài viết:
    2,031
    Đã được thích:
    480
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Mâu thuẫn với mẹ vợ trong cách nuôi con

    Cảm thông với bạn, mình cũng đang gặp chuyện tương tự đây nhưng có điều là mâu thuẫn với mẹ chồng cơ. Sẵn hôm nay đang sờ trét lại đọc được topic này cho mình xả tí.
    Mình có bé 17 tháng. Hai vợ chồng mình sống ở nhà ngoại (bố mẹ mình). Trước khi cưới và trước khi có em bé không có chuyện gì xảy ra. Mẹ con thỉnh thoảng gặp nhau vẫn vui vẻ, chuyện trò.
    Nhưng từ sau khi có em bé, tháng đầu bà lên trông. Khi ngủ bà lúc nào cũng cho bé gối lên bả vai bà mình nghĩ bụng bà béo thế chắc gãy cổ mất, và như thế sẽ quen đi sau ngủ cứ phải có người gối đầu tay mới chịu, mình góp ý bà bảo nó mới bé thế biết gì. còn nhiều chuyện hồi cháu còn bé nhưng mình cũng chẳng muốn nhắc đến nữa. Nhưng mấy hôm nay có chuyện mình không thể chiu nổi nữa.
    Nhà mình có người giúp việc trông con khi mình đi làm.
    Thi thoảng người giúp việc về quê dài kỳ hoặc con ốm mình không thể xin nghỉ dài được mình có nhờ mẹ chồng lên trong con. Cứ hễ bé hơi sổ mũi hay ho là ba bắt mua kháng sinh cho uống, mình phản đối và nói không nên lam dụng KS, cho bé uống thuốc cảm cúm bình thường 2 hoặc 3 hôm đã. Bà bảo luôn một cách thô tục "không uống KS đ..khỏi đâu, nói cho mà biết"

    Tuần trước con mình bị ho, thở rất mạnh mình đưa con đi khám BS ke KS và mấy loại nữa uống 3 ngày hết liều. Mình cho bé uống đầy đủ, bé cũng đỡ nhiều, cả ngày mới ho một tiếng. Ngày hôm kia bà lên trông vì bà GV về quê. Lại nhờ bà lên trông, bé không theo bà chắc do lạ. Bà cứ bế giật bé lên làm nó khóc thét, mũi dãi kín mặt, sặc sụa bà mới thả xuống. Sáng hôm sau mình đi làm bé khóc theo, lẽ ra phải tứ từ giỗ dành cho nó theo bà, nhưng không, bà giật phắt bé từ tay mình đang giỗ bé, bế bé chạy luôn ra đường bảo là đi chơi, nhưng bé khóc gáo to hơn, đi một đoạn rồi mình vẫn nghe thấy con khóc. Thương quá mà chẳng làm sao được. Đến trưa mình gọi điện về hỏi thăm cô em dâu ở nhà thì bé không khóc nữa, ăn được nhiều và nhanh hơn mọi ngày chưa đầy 5 phút hết hai bát cháo đầy (bình thường mình cho ăn phải từ 10~20ph). Mình mừng quá nghĩ bụng chắc con quen bà rồi.

    Buổi tối lại nhờ bà cho bé ăn. Mọi người biết bà làm thế nào không? Bê ghế vào nhà tắm, cho bé đứng lên ghế tay vịn vào chậu rửa mặt, vặn nước, vầy nước lấy gáo múc nước đổ nước, kéo quạt ra cửa buồng tắm để xối vào cho mát. Mỗi lần ăn xong thay một bộ quần áo vì ướt. (Bé vừa viêm phế quản tuần trước, mới khỏi)
    Mình góp ý với bà là cho bé nghịch nước sẽ lại ho ốm đấy. Bà bảo "việc cái gì"

    Ghế ăn của con mình có cái khay phía trước bẩn bết thức ăn do bé di ra, bà bảo là bẩn rồi lấy rẻ lau đi rồi vứt cái rẻ lau bàn ghế lên để chồng mình lau, thiết nghĩ thức ăn khô thế lau sao sạch được. Mình bảo để em tháo ra rửa thì bà lại bảo một cách thô lỗ "sạch sẽ quá làm đ...gì, sạch sẽ mà cũng gầy còm"
    Nấu cháo cho bé mình nêm nước mắm còn bà thì cứ bảo phải cho bột canh...

    Sáng nay lúc cho ăn vẫn phương pháp đó, bé nôn thốc hết ra. Bà vội vàng hô lên "tắt quạt tắt quạt"
    Sau đó mình nói với con là không được nghịch nước nữa, ốm đấy thì bà gắt lên do mình nấu cháo đặc như thế nó không nuốt được, nghẹn cổ nên nôn, Rồi một tràng "Tao một mình nuôi 3 đứa con, mày mới nứt mắt ra mà tinh tướng, Mày không nuôi được thì đem nó về quê tao nuôi". Nói chung một thôi một hồi.
    Mình biết bé nôn cũng không hẳn là do nghịch nước, mà do bà tranh thủ lúc bé mải nghịch nhồi lấy nhồi để tống táng khiến bé không kịp nuốt là nôn ra thôi, thế mà bà cho một tràng dài. Nói thật nếu đó là đang ở nhà chồng mình sẽ phản ứng quyết liệt, nhưng do đang ở nhà mình nên mình mới nhịn.
    Sau hồi đó là một hồi không cho nó uống thuốc nữa đi thì còn lâu mới khỏi, mình bảo BS chỉ kê đơn cho uống thế thôi, mẹ chồng mình lại nói một cách thô tục" nghe đ.. gì thằng BS ngu". Mình nghe tức không chịu nổi.
     
  4. đĩa thể dục

    đĩa thể dục Giảm Béo Nhanh 0932066389

    Tham gia:
    8/9/2010
    Bài viết:
    65,250
    Đã được thích:
    27,585
    Điểm thành tích:
    12,263
    Ðề: Mâu thuẫn với mẹ vợ trong cách nuôi con

    chia sẻ với chị hello.ktty và anh chủ topic nha, em thấy các bà MC, mẹ vợ đều nuôi theo cách cổ xưa nhưng lại rất bảo thủ, ngày xưa khác bây giờ khác theo em bây giờ các anh chị cần sự hợp tác của vợ, chồng mình, nếu là MC thì sẽ nghe theo con trai họ thui và ngược lại, chứ dạy con theo kiểu các cụ thì có lẽ hổng ai chị đc em đọc đc bài viết này và rất tâm đắc anh chị nên tham khảo:
    Cách dạy con của bà mẹ phương Tây

    * Bạn đọc Azulthor gửi tới VnExpress bài viết sưu tầm "Dâu Tây dạy con, mẹ chồng đại khai nhãn giới" với mong muốn chia sẻ cùng độc giả cách dạy con ở tuổi lên 3 của một bà mẹ nước ngoài.

    Con trai tôi du học, sau khi tốt nghiệp thì định cư tại Mỹ, và đã kiếm cho tôi cô con dâu người Tây tên Susan. Hiện giờ, cháu trai Peter đã 3 tuổi. Mùa hè năm nay, con trai đăng ký visa "thăm người thân". Thời gian 3 tháng tôi lưu lại Mỹ, con dâu Tây Susan có cách giáo dục con cái làm tôi đây - người mẹ chồng - phải đại khai nhãn giới.

    Không ăn thì cứ nhịn đói

    Mỗi buổi sáng, sau khi Peter thức dậy, Susan để phần ăn sáng lên bàn và bận rộn làm việc khác. Peter sẽ tự mình leo lên chiếc ghế, uống sữa, ăn bánh sandwich, sau khi ăn no, nó sẽ tự về phòng của mình, tự tìm quần áo trên tủ, rồi tự lấy giày, tự mình mặc lên. Bất kể chỉ mới 3 tuổi thôi, vẫn chưa phân biệt rõ ràng mặt trái hay mặt phải của bít tất, giày trái hay giày phải.

    Có một lần, Peter lại mặc ngược chiếc quần lên người, tôi vội vàng chạy đến muốn thay lại cho cháu, nhưng đã bị Susan cản lại. Nó nói, nếu cảm thấy không thoải mái tự cháu sẽ cởi ra, và mặc lại; nếu nó không cảm thấy không có gì là không thoải mái, vậy thì tùy. Và nguyên ngày đó, Peter mặc cái quần ngược đó chạy tới chạy lui, Susan như không thấy gì hết.

    Một lần nữa, Peter ra ngoài chơi với cháu nhà hàng xóm, chưa được bao lâu thì nó chạy thở hổn hển về đến nhà, nói với Susan: “Mẹ ơi, Lusi nói cái quần của con mặc ngược rồi, đúng không? Lusi là con nhà hàng xóm, năm nay 5 tuổi. Susan mỉm cười nói: “Đúng vậy, con có muốn mặc lại không?” Peter gật gật đầu, tự mình cởi quần ra, xem tỉ mỉ rồi, bắt đầu mặc lại. Từ lần đó về sau, Peter không bao giờ mặc ngược quần nữa.

    Tôi đã không kiềm được mà nhớ lại, cháu gái ngoại của tôi lúc 5 - 6 tuổi chưa biết dùng đũa, lúc học tiểu học còn chưa biết cột dây giày, và bây giờ đang theo trung học dạng ký túc xá, mỗi cuối tuần là đem một đống quần áo dơ về nhà.

    Có một buổi trưa, Peter giận dỗi, không chịu ăn cơm. Susan la rầy mấy câu, Peter giận hờn đẩy khay cơm xuống đất, thức ăn trên khay rớt đầy trên đất. Susan nhìn Peter, giọng nói nghiêm khắc: “Xem ra con đúng là không muốn ăn thật! Nhớ lấy, từ giờ đến sáng mai, con không được ăn gì hết.” Peter gật gật đầu, kiên quyết trả lời: “Yes!” Và tôi chợt cười thầm, hai mẹ con này cứng đầu như nhau!

    Buổi chiều, Susan bàn với tôi, nhờ tôi nấu cho bữa tối. Tôi lại thầm nghĩ, nhất định Susan thấy sáng nay cháu không ăn gì hết, nên muốn buổi tối cháu ăn ngon và nhiều hơn. Tôi bèn trổ tài nấu ăn, làm món sườn chua ngọt mà Peter thích nhất, món tôm, và còn dùng mì Ý để làm món mì kiểu Việt Nam mà Peter rất thích, người nhỏ nhỏ như thế mà có thể ăn được một tô lớn.

    Bắt đầu bữa cơm tối, Peter vui mừng nhảy lên ghế ngồi. Susan đến lấy đi dĩa và nĩa của con, nói: “Chúng ta giao ước rồi phải không, hôm nay con không được ăn gì hết, chính con cũng đồng ý rồi đó”. Peter nhìn nét mặt nghiêm túc của người mẹ, “òa” lên khóc, vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con đói, con muốn ăn cơm”. “Không được, nói rồi là phải giữ lời”. Susan không một chút động lòng. Tôi thấy đau lòng muốn thay cháu cầu xin, nói đỡ lời dùm, nhưng thấy ánh mắt ra hiệu của con trai tôi. Nhớ lại lúc mới đến Mỹ, con trai có nói với tôi: “Ở nước Mỹ, lúc cha mẹ giáo dục con cái, người ngoài không nên nhúng tay, bất kể là trưởng bối cũng không ngoại lệ”. Không còn cách nào, tôi chỉ còn giữ im lặng mà thôi. Bữa cơm đó, từ đầu đến cuối, Peter tội nghiệp chỉ ngồi chơi với chiếc xe mô hình, mắt trừng trừng nhìn ba người lớn chúng tôi ăn như hổ đói. Đến đó tôi mới biết dụng ý của Susan khi nhờ tôi nấu. Tôi tin rằng, lần sau, trong lúc Peter muốn giận hờn quăng liệng thức ăn, nhất định sẽ nghĩ đến kinh nghiệm bụng đói nhìn ba mẹ và bà nội ăn cao lương mỹ vị. Bụng đói không dễ chịu tí nào, huống chi là đối mặt với món mình thích ăn.

    Buổi tối, tôi và Susan cùng đến chúc Peter ngủ ngon. Peter cẩn thận dè dặt hỏi: “Mẹ ơi, con đói lắm, giờ con có thể ăn món Việt không?” Susan mỉm cười lắc đầu, kiên quyết nói: “Không!”. Peter nuốt nước miếng, lại hỏi: “Vậy để con ngủ dậy rồi khi mở mắt con được ăn chứ?” “Đương nhiên được rồi”, Susan thật dịu dàng khẽ đáp. Peter đã cười tươi hẳn ra.

    Sau bài học này, Peter rất tích cực ăn cơm, nó không muốn vì “tuyệt thực” mà lỡ bữa ăn ngon, và chịu cực hình bụng đói. Mỗi lần nhìn thấy Peter ngoạm từng phần lớn thức ăn, lúc miệng và mặt dính đầy thức ăn, tôi lại nhớ đến cháu ngoại, hồi bằng tuổi Peter; mấy người cầm tô cơm đí theo sau đuôi nó, dỗ dành, mà nó còn chưa chịu ngoan ngoãn ăn, mà còn ra điều kiện: ăn xong chén cơm mua một kiện đồ chơi, ăn thêm một chén thì mua thêm một kiện đồ chơi…

    Ăn miếng trả miếng

    Có một lần, chúng tôi dắt Peter ra công viên chơi. Rất nhanh, Peter đã cùng hai cô bé chơi nấu ăn với nhau. Cái nồi nhỏ bằng mủ, cái xẻng nhỏ, cái thau nhỏ, những cái chén nhỏ xếp đầy trên đường. Bất ngờ, Peter tinh nghịch cầm cái nồi bằng nhựa lên, đập rất mạnh lên đầu một cô bé. Cô bé bần thần một lúc trước khi oà khóc thật lớn. Cháu gái kia thấy tình hình vậy cũng òa khóc theo. Đại khái, Peter cũng không nghĩ đến hậu quả nghiêm trọng như vậy sẽ xảy ra, đứng qua một bên, trợn mắt nhìn. Susan đi tới. Sau khi hiểu được đầu đuôi sự việc, nó không quát nạt một tiếng, cầm lấy cái nồi ấy, gõ mạnh một cái lên đầu Peter. Peter không phòng bị, té ngã xuống bãi cỏ, khóc nức nở. Susan hỏi Peter: “Đau không? Lần sau có còn làm thế nữa không?” Peter vừa khóc vừa lắc đầu. Tôi tin rằng, lần sau nó sẽ không làm thế nữa.

    Cậu của Peter tặng cho cháu một chiếc xe đạp nhỏ, Peter rất thích, khư khư giữ làm bảo bối không cho ai đụng vào. Lusi cô bé trong xóm, là bạn thân của Peter, đã mấy lần thỉnh cầu Peter cho chạy thử chiếc xe nhỏ này, Peter không đồng ý. Một lần, mấy cháu đang chơi chung với nhau, Lusi thừa lúc Peter không để ý, lén lén nhảy lên chiếc xe và đạp mau đi. Khi biết ra, Peter rất phẫn nộ, đến méc mẹ.

    Susan đang ngồi nói chuyện và uống café với mẹ của những đứa nhỏ kia, liền mỉm cười trả lời con: “Chuyện của chúng con thì chúng con tự giải quyết, mẹ không xen vào được.” Peter bất lực quay đi. Một lát sau, Lusi chạy chiếc xe về. Vừa thấy Lusi, Peter lập tức chạy tới đẩy bạn té xuống đất, giật lại chiếc xe. Lusi ngồi bệt dưới đất, khóc ré lên. Susan ẵm Lusi dậy và dỗ dành một lát. Rất nhanh sau đó Lusi đã chơi vui vẻ lại với những bạn còn lại. Peter tự mình chạy xe tới lui một lát thì cảm thấy hơi nhàm chán, nhìn thấy những bạn kia chơi thật vui vẻ với nhau nên nó muốn tham gia chung. Nó chạy tới chỗ Susan, lầu bầu thưa: “Mẹ, con muốn chơi với Lusi và tụi nó”.

    Susan không đả động gì và trả lời: “Con tự kiếm mấy bạn ấy vậy!” "Mẹ ơi, mẹ đi với con nhen”, Peter thỉnh cầu. “Chuyện này không được rồi, lúc nãy con đã làm cho Lusi khóc, giờ con lại muốn chơi với mọi người, vậy con phải tự đi giải quyết vấn đề". Peter leo lên chiếc xe và chạy từ từ đến chỗ Lusi, lúc gần đến chỗ, thì nó lại quay ngược đi. Chạy tới lui mấy vòng như vậy, không biết từ lúc nào mà Peter và Lusi lại vui vẻ với nhau, hợp thành nhóm ồn ào.

    Dạy dỗ chăm nom con cái là chuyện của cha mẹ

    Song thân Susan biết tôi đang ở Mỹ, nên lái xe từ California đến thăm chúng tôi. Nhà có khách tới, Peter rất hào hứng, chạy lên chạy xuống. Nó lấy cái thùng đựng đầy nước, rồi xách đi tới đi lui trong nhà. Susan cảnh cáo nó mấy lần rồi, rằng không được làm nước văng lung tung trong nhà. Peter để ngoài tai. Cuối cùng Peter đã làm nước đổ hết ra nền. Chưa thấy mình làm sai, Peter còn đắc ý dẫm đạp lên vũng nước, làm ướt hết quần áo.

    Tôi lập tức chạy đi lấy cây lau nhà để dọn dẹp. Susan giật lại cây lau nhà và đem đưa cho Peter, nói với nó: “Lau sàn cho khô, cởi đồ ướt ra và tự mình giặt sạch”, Peter không chịu vừa khóc vừa la. Susan không nói thêm lời nào, lập tức kéo nó đến phòng trữ đồ, đóng chặt cửa lại. Nghe từ bên trong tiếng khóc hoảng sợ của nó, tim tôi đau thắt lại, rất muốn chạy đến ẵm cháu ra. Bà ngoại của Peter lại cản tôi, nói: “Đó là chuyện của Susan".

    Một lát sau, Peter không khóc nữa, nó ở trong phòng trữ đồ hét thật lớn: “Mẹ ơi, con sai rồi!” Susan đứng ở ngoài hỏi: “Thế giờ con biết phải làm gì chưa?” “Con biết”. Susan mở cửa ra, Peter chạy từ phòng trữ đồ ra, nước mắt đầy mặt. Nó cầm cây lau nhà cao gấp đôi nó ra sức lau cho khô sàn nhà. Sau đó tự cởi quần áo dơ ra, xách trên tay, trần truồng chạy vô nhà tắm, hí hửng giặt đồ. Ông bà ngoại của nó nhìn vào thái độ kinh ngạc của tôi, thích thú mỉm cười. Sự việc này làm tôi cảm động vô cùng.
    Ở rất nhiều gia đình Trung Quốc, cha mẹ giáo dục con cái thì thường phát sinh vấn đề “đại thế chiến”. Trẻ luôn luôn được ngoại nuông chiều, nội thì can ngăn, vợ chồng cãi nhau, gà bay chó chạy.

    Sau này, tôi và ông bà ngoại của Peter trong khi trò chuyện có nhắc đến chuyện này, một câu họ nói đã gây ấn tượng sâu sắc cho tôi: “Con trẻ là con cái của cha mẹ chúng, trước tiên phải tôn trọng cách giáo dục của cha mẹ".

    Đứa bé tuy còn nhỏ, nhưng thường mang tính nghịch ngợm bẩm sinh. Nếu quan sát thấy các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, nó sẽ nhạy bén lợi dụng sơ hở. Việc này không cải thiện hành vi của nó, và chẳng ích lợi gì cho nó. Ngược lại còn làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn, thậm chí còn gây ra những vấn đề khác.

    Ngoài ra, nếu các thành viên trong gia đình xung đột, không khí gia đình không hòa thuận, trẻ sẽ có cảm giác bất an, sự phát triển tâm lý của nó sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Cho nên, dù ông bà cha mẹ bất đồng về cách giáo dục con cháu, hay là vợ chồng có quan niệm giáo dục khác nhau, cũng không nên để lộ sự mâu thuẫn trước mặt con cái. Ông bà ngoại của Peter ở lại một tuần và chuẩn bị về Cali. Hai ngày trước khi đi, ông ngoại của Peter rất nghiêm túc hỏi con gái mình: “Peter muốn chiếc xe đào đất, ba có thể mua cho nó chứ?”. Susan suy nghĩ rồi nói: “Ba mẹ lần này đã mua cho nó đôi giày trượt băng làm qùa rồi. Đợi đến Noel ba hãy mua chiếc xe đó cho nó!”

    Tôi không biết ông ngoại của Peter nói như thế nào với thằng nhóc này, mà sau đó tôi dắt cháu đi siêu thị, nó chỉ tay vào món đồ chơi, khoe: “Ông ngoại nói, đến Noel sẽ mua tặng cháu cái này” với giọng thích thú và mong đợi.

    Susan nghiêm khắc với con như vậy nhưng Peter lại yêu thương mẹ hết mực. Khi chơi ở ngoài, cháu hay thu thập một số hoa lá mà cháu cho là đẹp rồi trịnh trọng tặng mẹ. Người ngoài tặng quà cho cháu, cháu luôn gọi mẹ cùng mở quà; có thức ăn ngon, cháu luôn để phần một nửa cho mẹ.

    Nghĩ đến nhiều đứa trẻ coi thường và lạnh nhạt đối xử đối với cha mẹ, tôi không thể không kính phục cô con dâu Tây này của tôi. Theo tôi, cách giáo dục con cái của bà mẹ Phương Tây này rất xứng đáng để các bà mẹ Phương Đông như tôi học theo...

    Hy vọng các bà mẹ vợ mẹ chồng có thể đọc đc và hiểu rằng quyền nuôi dạy con cái là của cha mẹ chúng mình chỉ trông nom giúp và đóng góp ý kiến nuôi dạy cho tốt thui
     
  5. Mẹ Surry

    Mẹ Surry Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    1/6/2011
    Bài viết:
    1,386
    Đã được thích:
    768
    Điểm thành tích:
    723
    Ðề: Mâu thuẫn với mẹ vợ trong cách nuôi con

    em thấy anh cũng cẩn thận quá cơ. Thôi thì bớt nóng, đón con về nhà thì mình chăm sao là quyền của mình. ^^!
     
  6. vietnguyenletham

    vietnguyenletham Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/6/2011
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Mâu thuẫn với mẹ vợ trong cách nuôi con

    Cám ơn ý kiến của anh chị và bài đọc trên vnexpress mình cũng đã đọc rất lâu rồi ^^
    Nói chung phương pháp của mình ko phải khoa học gì cũng ko phải cổ điển mình muốn nuôi bé một cách tự nhiên và thoải mái vì theo mình nghĩ em bé cũng là một con người vui buồn đều có tạo một cuộc sống thoải mái tự nhiên cho bé từ nhỏ tránh khóc hay bệnh cho bé là được có thể mình còn thiếu nhiều kinh nghiệm nhưng cũng ko hẳn là sai hoàn toàn
    do đó mình muốn dung hòa giữa nhiều cách để chọn ra cái đúng mà ko lam mất lòng người thân
    hiện nay mình cũng bat đầu dạy bé nhận biết đâu là màu xanh màu đỏ bàn tay bàn chân để bé 6 tháng có thể nhận biết nhiều thứ bằng cách bổ sung vốn từ vựng cho bé giai đoạn này đến 1.5 tuổi rất quan trọng vui vì gần 2 tháng mà bé phát triển ko béo phì hay suy dinh dưỡng ...
    hỵ vọng anh chị có kinh nghiệm gì post lên tiếp cho em trao dồi với
     
  7. mechipxinh2007

    mechipxinh2007 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    21/10/2009
    Bài viết:
    1,759
    Đã được thích:
    288
    Điểm thành tích:
    173
    Ðề: Mâu thuẫn với mẹ vợ trong cách nuôi con

    Ôi, chuyện muôn thủa, khuyên anh nên ở riêng ngay, vì con. Tất cả vì con, sau này ông bà sẽ hiểu.
     

Chia sẻ trang này