Kinh nghiệm: Mẹ Bầu Bị Tê Tay Chân Khi Ngủ Có Sao Không?

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi satchobabauchelaferrforte, 10/5/2022.

  1. satchobabauchelaferrforte

    satchobabauchelaferrforte Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    12/9/2020
    Bài viết:
    1,238
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    38
    Tê bì chân tay ở bà bầu có thể là do thiếu chất gây nên. Bà bầu có thể bị tê vào ban ngày và cả trong khi ngủ đêm. Vậy bà bầu bị tê chân tay khi ngủ có sao không và cần làm gì để cải thiện là vấn đề rất nhiều mẹ bầu mong muốn được giải đáp.

    Nguyên nhân khiến bà bầu bị tê tay chân khi ngủ
    Nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng mẹ bầu bị tê chân tay khi ngủ là do:

    Huyết áp thấp

    Huyết áp thấp ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh và lượng máu trong cơ thể. Khi mắc bệnh huyết áp thấp, lưu lượng máu bị giảm khiến các cơ quan, đặc biệt là tay chân không nhận đủ máu, dẫn đến mệt mỏi, tê tay chân.

    >>Xem thêm: dấu hiệu bà bầu thiếu sắt

    Tăng cân

    Tăng cân nhanh khiến các mạch máu bị chèn ép, dẫn đến tê bì chân tay. Nhất là giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ tăng lên rất nhiều nên tình trạng tê nhức chân tay thường xuyên xuất hiện với mức độ trầm trọng hơn.
    [​IMG]
    Ít vận động

    Cơ thể trở nên nặng nề khi cân nặng tăng nhanh cùng những thay đổi khi mang thai khiến mẹ bầu mệt mỏi, lười vận động, chỉ muốn ngồi hoặc nằm một chỗ. Chính điều này đã cản trở khả năng lưu thông máu đến các chi và là nguyên nhân bà bầu bị tê chân tay khi ngủ.

    Thiếu chất

    Chế độ ăn uống đủ chất khi mang thai sẽ giúp mẹ khỏe mạnh và cung cấp dưỡng chất cho thai nhi phát triển tốt. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu các chất quan trọng như sắt, canxi, magie, acid folic, vitamin B1, B2, B12… khiến sức đề kháng suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây nên tình trạng tê chân tay khi ngủ.

    >>Xem thêm: viên uống canxi cho bà bầu giúp ngừa tê chân tay

    Dịch chuyển khớp

    Khi mang thai, đặc biệt là giai đoạn cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ sản sinh hormone relaxin có tác dụng làm mềm, giãn nở khung xương chậu để thuận lợi cho việc em bé chui ra lúc chào đời.

    Chính hormone này đã tạo nên sự lỏng lẻo của hệ thống xương khớp, khiến mẹ bị đau lưng, tê nhức chân tay, đặc biệt là tê khi ngủ.

    Nằm sai tư thế

    Nằm sai tư thế cũng khiến mẹ bầu bị tê chân tay khi ngủ. Tư thế ngủ tốt nhất dành cho bà bầu đó là nằm nghiêng bên trái. Vì vậy, mẹ hãy cố gắng nằm theo tư thế này để cảm thấy thoải mái và tốt cho thai nhi.

    Phụ nữ mang thai bị tê chân tay khi ngủ có nguy hiểm không?
    Trường hợp mẹ bầu bị tê bì chân tay do nguyên nhân sinh lý thì tình trạng này là một sự thay đổi hết sức bình thường, không có gì đáng lo ngại và nó sẽ biến mất sau khi sinh bé.

    Thế nhưng, tê nhức chân tay có thể là biểu hiện của bệnh lý như thiếu chất, huyết áp thấp, tiểu đường, mỡ máu cao… nên mẹ cần hết sức chú ý. Nếu do bệnh lý thì mẹ nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị hiệu quả, nhằm ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

    Tê nhức chân tay khi ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của mẹ, khiến mẹ khó ngủ, mất ngủ. Tình trạng này kéo dài khiến mẹ bầu suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nên cần được giải quyết sớm.

    >>Xem thêm: mẹ bầu mất ngủ phải làm sao

    Cách khắc phục chứng tê chân tay khi ngủ cho bà bầu
    Nếu như phụ nữ mang thai đang phải chịu các cơn đau nhức, tê bì tay chân thì có thể áp dụng các cách giản đơn dưới đây:
    • Bổ sung đầy đủ dinh để cả thai kỳ luôn khỏe mạnh. Trong đó, mẹ cần bổ sung đủ những dưỡng chất quan trọng như: canxi cho bà bầu, sắt, DHA, acid folic, kẽm, magie, vitamin nhóm B, chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất khác.
    • Đừng lười vận động mà hãy tập thể dục mỗi ngày. Mẹ không cần phải tập các bài tập tốn nhiều sức lực mà hãy lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi…
    • Khi ngủ nên nằm ngủ ở tư thế thoải mái nhất, có thể sử dụng gối dành cho bà bầu để nâng đỡ bụng, giúp làm giảm áp lực lên dây thần kinh, không gây cản trở lưu thông máu.
    • Đi khám thai định kỳ và khám ngay khi cảm thấy cơ thể có bất thường để kịp thời phát hiện bệnh lý và chữa trị kịp thời.
    • Đặc biệt, hãy giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái để thai nhi cảm nhận được sự tích cực, giúp bé phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần.
    >>Xem thêm: cách uống sắt và canxi đúng cách cho bà bầu

    Nếu các triệu chứng đau, tê nhức vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm mà vẫn tăng dần lên thì các mẹ bầu cần đến bác sĩ khám để được tư vấn điều trị, không tự ý dùng thuốc giảm đau. Chúc mẹ bầu có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi satchobabauchelaferrforte
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,349
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    thông tin rất hữu ích, các mẹ nên đọc tham khảo nhé
     

Chia sẻ trang này