Thông tin: Mẹ bầu uống thuốc không đúng ảnh hưởng tới thai nhi

Thảo luận trong 'Các vấn đề khác' bởi PhanMem_iSAFE, 24/9/2012.

  1. PhanMem_iSAFE

    PhanMem_iSAFE Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    20/6/2012
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    177
    Điểm thành tích:
    43
    Mang thai là thời kỳ đặc biệt trong cuộc đời người phụ nữ. Lúc này nếu các bà mẹ trẻ bị bệnh sẽ có hai lựa chọn khó: Không uống thuốc e rằng bệnh tình ngày càng nặng thêm; uống thuốc thì sợ thai nhi bị dị tật.

    Các bà mẹ bầu cần phải biết được những loại thuốc nào không được uống trong thời gian mang thai.

    [​IMG]

    Mang thai 9 tháng 10 ngày đối với người phụ nữ mà nói là một chuyện vô cùng vất vả, trong thời kỳ này các bà mẹ trẻ không những lo lắng về mặt sinh lý cũng như thể lực, dinh dưỡng của thai nhi, mà còn phải chú ý tới tránh tiếp xúc với những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí còn khiến thai nhi dị dạng – đặc biệt là ảnh hưởng của thuốc. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai cũng cần phải chú ý tới sự biến đổi của thời tiết, khi bị bệnh có nên uống thuốc không? Nên uống loại thuốc nào? uống thế nào? .... Tất cả những vấn đề này đều khiến cho các bà mẹ trẻ phải đau đầu.

    Uống thuốc không đúng ảnh hưởng tới thai nhi

    Thường thì, sau khi trứng thụ tinh tới ngày thứ 18, tức là kết thúc chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng 33 ngày, hầu như là không thấy được tác dụng của thuốc sinh ra; sau khi trứng thụ tinh từ 3 tuần tới 3 tháng, tức là kết thúc chu kỳ kinh nguyệt từ 33 ngày tới khoảng 13 tuần, là thời kỳ nhạy cảm của thai nhi, dễ bị dị dạng bẩm sinh nhất. Mang thai từ 3 – 5 tuần, thuốc có thể ảnh hưởng tới hệ thống trung khu thần kinh, tim, đường ruột, cơ xương, cơ bắp hoặc dị dạng hệ thống; mang thai trong khoảng 24 – 39 ngày có thể khiến cho thai nhi không có chân tay; trong khoảng từ 43 – 47 ngày có thể khiến cho sự phát triển của thai nhi không đầy đủ và hẹp trực tràng, hậu môn. Mang thai từ tháng thứ 3 cho tới khi đủ tháng là giai đoạn sau cùng của thai nhi phát dục, lúc này có thể làm biến dị hệ trung khu thần kinh hoặc hệ sinh dục. Các loại thuốc có tác dụng biến dị thời kỳ thai nhi còn có rượu, diethylstilbestrol, chất phóng xạ i - ốt, Chloromycetin.

    Loại thuốc khác nhau có mối nguy hiểm khác nhau

    Thuốc kháng sinh Sau khi mang thai được 14 tuần uống aminoglycosid có thể khiến cho thai nhi bị điếc vĩnh viễn và nhiễm độc thận; mang thai sau 35 tuần, uống tetracycline khiến cho thai nhi dị dạng hoặc bệnh đao bẩm sinh, viêm tuyến tụy mang tính hoại tử, men răng của trẻ sơ sinh phát triển không đầy đủ; uống erythromycin sau khi đã mang thai được thời gian dài khiến trẻ bị vàng da; uống Chloromycetin có thể dẫn tới hội chứng xám trẻ sơ sinh.

    Thuốc kích thích Mang thai 14 tuần uống diethylstilbestrol não thai nhi biến dạng tích nước; uống androgen bé gái nam tính hóa; uống progesterone bé gái có khối u phát triển chậm; uống thuốc tránh thai khi mang thai thời kỳ đầu thai nhi bị bệnh tim bẩm sinh.

    Các loại vitamin Mang thai trong 14 tuần đầu uống nhiều vitamin A có thể khiến cho thể trọng của thai nhi thấp, dị dạng, sảy thai, xương phát triển dị thường; uống nhiều vitamin K khi sinh sẽ khiến cho trẻ sơ sinh xuất hiện hiện tượng tán huyết, tăng bilirubin máu, vàng da nổi cục; uống vitamin D quá lượng trong thời kỳ mang thai, thai nhi bị bệnh calci trong máu quá cao, trí lực giảm, ngớ ngẩn.

    Nguyên tắc uống thuốc, không cần thì không nên uống

    Trước tiên, thai phụ không được tùy tiện uống thuốc, những loại thuốc không được dùng, nhất định không dùng; tiếp đến, trước khi uống thuốc nên cân nhắc tới cái lợi và cái hại của cả hai mẹ con, không thể vì thuốc có phản ứng không tốt mà không điều trị, khiến cho bệnh tình ngày càng xấu đi, tổn hại tới cả mẹ và con. Trong thời kỳ mang thai bị khối u, thiếu máu, bệnh tiểu đường, bệnh huyết quản tim, điều trị hợp lý không những vô hại đối với thai nhi, mà còn có tác dụng phòng tránh cho thai nhi bị lây bệnh từ mẹ sang. Thường thì, phòng tránh thai nhi bị biến dạng, trong 3 tháng đầu cố gắng tránh dùng thuốc, đặc biệt là đã khi đã biết chắc hoặc nghi ngờ về tác dụng phụ của thuốc làm dị dạng thai nhi. Nếu sử dụng những loại thuốc làm biến dị thai nhi, đặc biệt là người mang thai ở thời kỳ đầu nên chấm dứt việc mang thai là tốt nhất; khi buộc phải uống thuốc nên cố gắng chọn loại thuốc vô hại hoặc ít độc tới thai nhi và thai phụ, đồng thời dùng liều lượng, thời gian uống phù hợp, tốt nhất nên kiểm tra độ nặng của thuốc; khi thai phụ không được phép sử dụng loại thuốc gây nhiễm độc tới thai nhi, nên thận trọng kiểm tra, khi cần có thể sử dụng thuốc kháng sinh.

    Thời kỳ mang thai là thời kỳ đặc biệt quan trọng liên quan tới sức khỏe của cả hai thế hệ mẹ và con, uống thuốc trong thời kỳ mang thai theo sự hướng dẫn của bác sỹ, tránh nguy hiểm tới thai nhi.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi PhanMem_iSAFE
    Đang tải...


  2. thuynaha

    thuynaha Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/7/2012
    Bài viết:
    252
    Đã được thích:
    113
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: Mẹ bầu uống thuốc không đúng ảnh hưởng tới thai nhi

    Khi có bầu bì thì việc uống thuốc là rất phải cẩn thận ko đượ tùy tiện đâu
     
  3. PhanMem_iSAFE

    PhanMem_iSAFE Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    20/6/2012
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    177
    Điểm thành tích:
    43
    Có hạt mùi, mẹ bầu hết lo phù chân

    Hạt mùi có công dụng trị phù nề cho mẹ bầu an toàn và hiệu quả.

    Mình mang thai không bị ốm nghén, mệt mỏi như một số mẹ khác (nói trộm vía!), trong suốt mấy tháng đầu không hề phải đi gặp bác sỹ lần nào. Đi ra phố, mọi người gặp ai cũng bảo sao mang bầu mà cứ phơi phới, tinh thần khỏe khoắn thế. Nào ngờ, sang tháng thứ 7 tự nhiên mình thấy chân xỏ không vừa đôi giày thường ngày nữa, mu bàn chân hơi phồng lên, các ngón chân trông ngón nào ngón nấy múp míp hết cả. Vì chăm chỉ cập nhật kiến thức bầu bí nên mình biết đó là triệu chứng sưng phù ở bà bầu. Từ hôm đó, cứ mỗi tối trước khi đi ngủ là mình lại dành thời gian ngâm chân nước ấm cho dễ chịu. Không những chẳng thuyên giảm, vài hôm sau chân mình có phần sưng phù to hơn, không thấy ổn định lại, mình thấy lo lắng nên bèn đi khám bác sĩ mong có giải pháp điều trị kịp thời.

    Bác sĩ tận tình chỉ cho mình biết nguyên nhân gây nên phù chân khi mang thai là:

    - Do lượng máu dồn về chân lớn hơn mức bình thường khi bầu bí

    - Do việc tăng hàm lượng muối và caffeine

    [​IMG]

    Phù nề chân là chứng bệnh phổ biến khi mang thai. (ảnh minh họa)

    - Do đứng lâu

    - Nguyên nhân cũng có thể là do sự sụt giảm hàm lượng kali trong chế độ ăn uống.

    - Hàm lượng axit uric trong máu tăng cao.

    - “Thủ phạm” gây nên chứng phù chân cũng có thể là do sự thay đổi hormon trong cơ thể người phụ nữ mang thai.

    Sau đó, bác sỹ khuyên mình nên về nhà nghỉ ngơi, ăn nhạt, uống nhiều nước, áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, khi ngủ nên kê một chiếc gối xuống dưới chân.

    Mình thực hiện y như lời khuyên, đôi chân không sưng phù thêm nữa. Tuy nhiên nó cũng không “xẹp” xuống chút nào. Mình thấy cũng khó chịu, nhiều lúc đi lại hay đứng lâu một chút là thấy không trụ được. Lần đầu tiên mình có cảm giác không có hứng vận động, lúc nào cũng chỉ muốn ngồi một chỗ cho đỡ mệt.

    Một hôm, mẹ mình sang chơi thấy tình trạng con gái “nặng nề” nên đi hỏi kinh nghiệm khắp nơi để trị phù chân cho mình. Cuối cùng bà cũng mang về một phương thuốc thật hiệu nghiệm. Nhờ có bí kíp này mà bây giờ chân mình đã giảm phù nề, yên tâm chờ đến kỳ sinh nở. Mẹ nào bị chứng phù chân như mình thì cùng thực hiện theo nhé!

    [​IMG]

    Các mẹ ra chợ, tìm mua hạt mùi. Ở chợ thường rất hiếm có hàng nào bán loại hạt này nên các mẹ tìm mua ở các cửa hàng bán các loại hạt giống. Sau đó đem về sao khô vừa phải cho vào lọ đậy kín. Mỗi một lần dùng các mẹ múc 3 thìa cà phê hạt mùi cho vào khoảng 500ml nước, đổ vào xoong đun cho tới khi nước cạn còn một nửa thì bắc xuống. Các mẹ dùng nước này uống ngày 3 lần, uống vài ngày là chân sẽ giảm phù nề ngay. Các mẹ uống nguyên nước hạt mùi được thì tốt. Nếu thấy khó uống có thể cho thêm chút đường thốt nốt vào sẽ thấy có hương vị như trà thảo mộc vậy, rất dễ uống!

    Chị em bị phù chân đừng ngần ngại áp dụng “tuyệt chiêu” này nhé! Vì mình đã “kiểm nghiệm” trước và thấy hiệu quả lắm. Hơn nữa cây rau mùi cũng chẳng lạ lẫm gì với các mẹ đúng không?

    Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm, được dùng làm gia vị và có công dụng trị nhiều loại bệnh.
    Kinh nghiệm chia sẻ của mẹ Zozo
     

Chia sẻ trang này