Thông tin: Mẹ Cần Lưu Ý Gì Khi Chăm Sóc Trẻ Bị Bệnh Tiêu Hóa Lười Bú?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 13/12/2021.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Các bệnh tiêu hóa là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây nên nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ. Để có thể hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ bị bệnh tiêu hoá lười bú, cha mẹ hãy tham khảo bài viết sau nhé.


    Đâu là lý do khiến trẻ lười bú khi mắc bệnh tiêu hoá?

    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang ở lứa tuổi mà hệ tiêu hoá chưa phát triển, hoàn thiện nên khá nhạy cảm. Vì thế, trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như: Tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón…Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc ăn uống của trẻ.

    Mặt khác, khi hệ tiêu hoá hoạt động không hiệu quả, chức năng hấp thu kém sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Điều này khiến trẻ lười bú, bỏ bú, dẫn đến tăng cân chậm. Ngoài ra, trẻ bị bệnh tiêu hoá lười bú có thể dễ dàng nhận biết được bởi trẻ thường xuyên quấy khóc, dễ bị nôn trớ, lười ăn…

    Bên cạnh đó, việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sử dụng thuốc kháng sinh cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, gây nên tình trạng lười bú. Nguyên nhân do thuốc kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới khả năng hấp thu mà còn dễ khiến bé gặp phải tình trạng rối loạn hệ tiêu hoá.

    Đâu là cách chăm sóc trẻ lười bú khi bị bệnh tiêu hóa thích hợp?

    Bổ sung lợi khuẩn cải thiện bệnh tiêu hoá cho trẻ

    Để giúp thiết lập lại cân bằng hệ vi sinh, nâng cao sức khoẻ đường ruột của trẻ bị bệnh tiêu hóa lười bú, mẹ đừng quên kết hợp cho bé dùng sớm men vi sinh dạng giọt bổ sung chủng lợi khuẩn phù hợp cho trẻ mỗi ngày. Việc tăng cường lợi khuẩn sớm sẽ giúp nhanh chóng đưa hệ vi sinh về trạng thái cân bằng, duy trì hoạt động ổn định của đường ruột. Nhờ đó giúp tăng cường hệ tiêu hóa và cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh tiêu hoá như: Táo bón, tiêu chảy, khó tiêu đầy hơi…

    Đặc biệt, bổ sung men vi sinh còn giúp ức chế và vô hiệu các hại khuẩn gây bệnh, bảo vệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng tối ưu cho bé.

    Xử lý vấn đề hệ tiêu hoá

    Nếu trẻ lười bú mẹ do thường xuyên bị ợ hơi, mẹ hãy bế bé vỗ ợ hơi sau mỗi lần bú. Hãy để bé nằm sấp ngang cánh tay hoặc vác bé tựa vào vai rồi vỗ nhẹ lưng bé nhiều lần. Khi đó hơi và các bong bóng khí sẽ thoát ra ngoài giúp bé dễ chịu hơn. Bé sẽ hết đầy bụng, khó tiêu, từ đó không còn lười bú.

    Nếu bé lười bú do bị táo bón hoặc tiêu chảy thì mẹ cần thay đổi chế độ ăn cho phù hợp bởi chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá của con thông qua sữa mẹ. Mẹ hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ nặng mùi, đồ dầu mỡ, đồ uống chứa chất kích thích. Như thế, trẻ sẽ cải thiện được bệnh tiêu hoá và không còn lười bú.

    Kích thích để trẻ muốn bú mẹ

    Giúp trẻ thích bú là một trong những cách để cải thiện tình trạng trẻ bị bệnh tiêu hoá lười bú. Cách này giúp bé ăn ngon miệng, không còn quấy khóc. Nhờ đó, giúp ổn định hệ tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.

    Mẹ cần tạo cho trẻ thói quen bú mẹ để trẻ không bị chán bú, lười bú. Mẹ nên cho bé bú theo giờ hoặc theo cữ cố định để trẻ quen dần. Không nên để cho trẻ bú mẹ tuỳ hứng sẽ tạo thói quen không tốt cho trẻ. Hãy quan sát trẻ nhiều hơn khi trẻ bú. Nếu trẻ vẫn muốn bú thêm thì mẹ nên đáp ứng.

    Sữa mẹ chảy quá nhanh hay quá chậm cũng là nguyên do khiến trẻ không muốn bú mẹ. Vì vậy, mẹ hãy thử thay đổi nhiều tư thế cho trẻ bú như: Nằm ngang, nằm bú, cho trẻ bú theo kiểu ru ngủ…

    Tập cho trẻ bú thường xuyên: Khoảng cách giữa các lần bú quá xa có thể là nguyên nhân khiến trẻ lười bú. Vì vậy, mẹ hãy kiên nhẫn cho trẻ bú cách 2-3 giờ. Điều này giúp bé bú nhiều hơn, kích thích tăng tiết sữa mẹ.

    Trẻ bị bệnh tiêu hoá lười bú có biểu hiện gì?

    Để phát hiện kịp thời việc trẻ lười bú do mắc bệnh tiêu hoá, mẹ cần chú ý đến lượng sữa trẻ ăn hằng ngày và cân nặng theo từng thời điểm. Nếu như trẻ không tăng cân hoặc cân nặng không đạt mức cho phép thì bé đang bị chậm tăng cân. Nếu không được phát hiện và giải quyết kịp thời dẫn đến việc trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.

    Dưới đây là một số dấu hiện trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bệnh tiêu hóa gây biếng ăn lười bú giúp các mẹ nhanh chóng nhận biết:

    · Trẻ tự nhiên chán ăn, chán bú

    · Trẻ thường xuyên quấy khóc không rõ lý do

    · Trẻ thường xuyên táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống,....

    · Trẻ bú ít hơn bình thường, ngậm ti mẹ nhưng không bú

    · Trẻ không tăng cân hoặc tăng cân chậm trong vài tháng


    Hi vọng với những thông tin hữu ích có trong bài, các mẹ đã biết thêm nhiều cách giúp giải quyết tình trạng trẻ bị bệnh tiêu hoá lười bú. Mẹ nhớ bổ sung sớm lợi khuẩn để trẻ tiêu hóa khỏe, phòng ngừa bé gặp phải các vấn đề về đường ruột giúp con tăng cân đều và phát triển tốt nhé!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


Chia sẻ trang này