Mẹ chồng quá 'cưng' con trai

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi liti85, 19/5/2009.

  1. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    Lúc nào nấu cơm, Chi đều bị mẹ chồng xét nét, chẳng hạn, với món cá, bà luôn yêu cầu 'phải cho nhiều hành và thìa là'. Nếu Chi có muốn thay đổi vài vị cho món canh được mới mẻ và ngon hơn thì sẽ bị mẹ chồng từ chối thẳng thừng.


    Chi bảo, mẹ chồng cô khá “kỳ cục”, lúc thì bà rất dễ tính, để con dâu thoải mái nhưng có lúc, bà vô cùng “khó ưa”. Chi làm việc gì không vừa ý là bị mẹ chồng “xạc” đến nơi đến chốn.
    Bước chân về nhà chồng, Chi đã cảm thấy hậm hực vì những thói quen ăn uống “không giống ai” của nhà chồng. “Nhà mình không bao giờ ăn nước mắm, mà chỉ dùng muối vắt chanh để chấm đồ ăn” – Chi kể lể.

    Thế rồi “nhập gia tùy tục” nên Chi cũng xuôi theo nếp sinh hoạt có từ trước của nhà chồng. Cô chia sẻ tiếp: “Mãi sau mình mới biết, tất cả nguyên nhân bắt nguồn từ chính chồng mình. Anh ấy thích ăn canh cá với thật nhiều hành và thìa là nên cả nhà cũng ăn theo khẩu vị ấy. Anh ấy không ăn được nước mắm, phải dùng muối chanh thay thế nên cả nhà cũng ăn luôn như vậy.
    Thực ra, mẹ chồng cũng không hề khó tính. Mọi sinh hoạt khác trong nhà, trừ miếng ăn hoặc cái mặc có “dính dáng” đến con trai bà, thì bà không ý kiến, mình có thể tự do làm theo ý mình mà không sợ làm mẹ chồng phật ý. Nhưng nếu đó là cái chồng mình không thích mà mình cố thực hiện ngược đi thì tổ rước họa vào thân” – Chi kết luận.




    [​IMG]
    Ảnh minh họa.


    Với Minh, vì chuyện mẹ chồng quá “cưng” con trai mà vợ chồng cô phải chịu cảnh “ly tán”. Minh tâm sự: “Mình lấy chồng mà cũng như không. Lúc ăn, mẹ chồng mình cũng muốn ngồi cạnh con trai. Lúc xem tivi, mình cũng bị mẹ chồng ‘tranh’ mất ghế. Khó chịu là những hôm mưa bão, mẹ chồng mình lại lọc cọc gõ cửa, đòi con trai xuống nhà ngủ cùng, vì bà lý luận rằng, anh ấy vốn sợ sấm sét từ nhỏ”.
    Việc mẹ chồng Minh yêu con trai thái quá cũng có nguyên nhân. Chồng Minh là con trai độc trong nhà nên mọi tình thương mẹ chồng cô đều dành cho con. “Có buổi cuối tuần, hai vợ chồng mình xin phép mẹ ra ngoài ăn là bà than đau đầu, mệt mỏi. Tiếp đến, bà sẽ tìm đủ mọi tội lỗi của mình như lau nhà chưa sạch, mạng nhện vương trên trần mà chưa quét để vợ chồng mình phải ở nhà” – Minh cho biết.
    Minh bảo, nói ra thì khó tin nhưng ở trong nhà, cô chưa bao giờ được đưa ý kiến (dù bên ngoài, Minh là một lãnh đạo có năng lực). Minh nói tiếp: “Mẹ chồng mình ghét nhất là kiểu con dâu sai bảo con trai bà, cho dù mình chỉ nhẹ nhàng nhờ chồng ‘Anh bật hộ em cái quạt”.



    Thông cảm với tình yêu con trai của mẹ chồng

    Mẹ chồng nào cũng dành tình yêu cho con trai nên mới kéo theo tâm lý quá coi trọng con trai mình. Quan niệm này là rất phổ biến và khó thay đổi ở mẹ chồng. Nếu có vấn đề gì cần góp ý, người vợ nên trao đổi trực tiếp với chồng; bởi vì, khi đã có “ý kiến” 1-2 lần mà mẹ chồng không “tiếp thu” thì việc chia sẻ với mẹ chồng sau đó sẽ khiến con dâu lâm vào hoàn cảnh khó khăn (Mẹ chồng sẽ cho rằng, con dâu “hỗn láo”, thích cãi lại người lớn tuổi. Còn con dâu thì ấm ức vì mẹ chồng bảo thủ và không công bằng).

    Hơn nữa tình yêu của mẹ chồng dành cho con trai luôn mang đậm tính chất sở hữu. Bà không muốn cậu “con cưng” chia sẻ tình cảm dành cho người khác, cho dù đó là người vợ “đầu gối tay ấp” của anh. Vậy nên, những lúc vợ chồng thân mật, mẹ chồng có thể cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn và sinh kiểu chán ghét con dâu. Điều này lý giải vì sao tình cảm mẹ chồng dành cho con dâu theo kiểu lên dốc – xuống dốc: lúc thì rất dễ tính, lúc lại lại khó chịu một cách vô cớ.
    Sẽ vô cùng khó khăn khi người chồng đồng tình với quan điểm của mẹ mình hoặc im lặng, không động viên vợ. Lúc ấy, người vợ sẽ phải chật vật một mình trên một chiến hào. Những nỗi ức chế được tích tụ, dần dần sẽ khiến người vợ nảy sinh tâm lý chán nản, suy giảm tình yêu dành cho chồng và có thể hạnh phúc gia đình sẽ đứng bên bờ vực thẳm.

    Để cải thiện mối quan hệ, con dâu nên thông cảm cho tính khí thất thường của mẹ chồng. Tình cảm “ghen tức” của mẹ chồng có thể giảm dần theo thời gian nếu con dâu tâm lý, biết quan tâm và nhường nhịn mẹ chồng. Ngược lại, mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu sẽ ngày một khốc liệt hơn.

    Tốt nhất, con dâu không nên bày tỏ tình yêu chồng thái quá trước mặt mẹ chồng, cũng không nên nũng nịu, đòi chồng phải chiều chuộng này kia… Nếu muốn chồng giúp đỡ, người vợ nên tìm cơ hội thích hợp mà không khiến mẹ chồng “ghét”.

    Ngọc Bình
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi liti85
    Đang tải...


Chia sẻ trang này