PHONG BAO ĐỎNgay còn nhỏ, đã bao giờ ba mẹ tự hỏi lì xì là gì, lì xì có từ đâu? Và không biết hiện tại, cục cưng của ba mẹ có những thắc mắc giống như vậy không? Có lẽ là do quá háo hức với những chiếc phong bao đỏ, đa số các bé đều hài lòng với lời giải thích (kiêm dặn dò) của ba mẹ “Nếu chúc Tết giỏi thì con sẽ được người lớn mừng tuổi”. Nhưng Ngay còn nhỏ, đã bao giờ ba mẹ tự hỏi lì xì là gì, lì xì có từ đâu? Và không biết hiện tại, cục cưng của ba mẹ có những thắc mắc giống như vậy không? Có lẽ là do quá háo hức với những chiếc phong bao đỏ, đa số các bé đều hài lòng với lời giải thích (kiêm dặn dò) của ba mẹ “Nếu chúc Tết giỏi thì con sẽ được người lớn mừng tuổi”. Nhưng nếu vào một buổi tối rảnh rỗi, bé con bỗng thắc mắc và chờ đợi một câu trả lời chi tiết hơn thì mẹ sẽ trả lời thế nào? Ngày xửa ngày xưa Có rất nhiều mẩu chuyện xung quanh nguồn gốc của tiền lì xì, do đó sẽ không có gì là khó để ba mẹ chọn cho mình một câu trả lời hợp lý nhất (và dễ thương nhất) và kể cho bé con. Gợi ý cho mẹ một chút về truyền thuyết của tiền lì xì nhé! Chuyện kể rằng… Ngày xưa có một loại yêu quái rất độc ác, thường xuất hiện vào đêm Giao thừa để xoa đầu trẻ con đang ngủ khiến lũ trẻ giật mình, khóc thét lên và sẽ bị bệnh sốt cao hoặc ngớ ngẩn. Vì thế na mẹ phải thức cả đêm để canh không cho yêu quái hại con mình. Cả hai vợ chồng kia rất hiền lành, tốt bụng nhưng ngoài 50 tuổi mới sinh được một cậu con trai. Vào một đêm Giao thừa, có tám vị tiên đi qua biết cậu bé con của hai vợ chồng nọ sắp gặp nạn liền hóa thành tám đồng tiền vàng bên cạnh cậu nhé. Trước lúc đi ngủ, hai vợ chồng thấy mấy đồng tiền bên cạnh con mình, bén lấy giấy đỏ gói lại và đặt dưới gối của con. Nửa đêm yêu quái xuất hiện. Nó vừa giơ tay định xoa đầu cậu bé thì từ tám đồng tiền lóe lên những tia sáng vàng rực khiến yêu quái hoảng sợ bỏ chạy. Hai vợ chồng vui mừng đem chuyện kể lại cho mọi người nghe. Từ đó nhà nào cũng làm theo. Thấy việc lấy tiền bọc trong bao đỏ xua đuổi được yêu quái, giúp cho trẻ em mạnh khỏe an lành nên cứ Tết đến người ta lại bỏ tiền vào những phong bì đỏ cho trẻ em, còn gọi là tiền lì xì. Theo tác giả Hạo – Nhiên Nghiêm Toản, lì xì là phiên âm của từ “lợi thị” trong tiếng Trung, có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Do đó, tiền lì xì là tiền đem lại cái may mắn, điều lành, điều tốt cho trẻ em dịp đầu năm. Nếu không chọn hướng giải thích “truyền thuyết”, mẹ có thể cho bé biết là tiền lì xì có xuất xứ từ Trung Quốc, vốn là một vòng đỏ xâu 100 cắc tiền đồng, biểu hiện cho lời chúc sống lâu trăm tuổi và có một tên gọi khác là tiền mừng tuổi. Tên gọi này được các bác, các cô ở miền Bắc hay dùng để mừng các cháu thêm một tuổi mới với lời chúc “mau ăn, chóng lớn”. Còn các cô chú ở miền Nam thì quen gọi là tiền lì xì hơn. Dù gọi tên khác nhau nhưng vào những dịp Tết, người lớn thường bỏ vào phong bao đỏ những tờ tiền mới màu đỏ hồng như 500đ, 10.000đ (tờ 500đ và 10.000đ bằng giấy ngày trước có màu đỏ)… với ý nghĩa cầu mong khỏe mạnh, may mắn và an lành cho con cháu. Phong tục lì xì Nhắc đến tục lì xì, thông thường, vào sáng một Một Tết, con cháu trong nhà sẽ tề tựu đông đủ để chúc phúc, mừng tuổi ông bà, cha mẹ, sau đó được mừng tuổi lại với những phong bao lì xì. Con cháu nhận bao lì xì như nhận tình yêu thương của ông bà, cha mẹ dành cho mình với lời chúc may mắn và hạnh phúc trong cả năm. Tương tự như vậy, khi khách đến thăm viếng vào những ngày Tết cũng không quên lì xì cho con cháu của gia chủ kèm theo lời chúc phúc đầu năm, đồng thời đón nhận những lời chúc sức khỏe, may mắn, phát đạt từ bé con. SỰ TÍCH CON MUỖINgày xưa, có một người nông dân hiền lành tên là Ngọc Tâm, có một người vợ xinh đẹp tên là Nhan Diệp. Khác hẳn với tính tình đơn giản của chồng, quanh năm chăm chú làm ăn, người vợ lười biếng xa hoa, chỉ lo thỏa thê sung sướng. Trong lúc hai vợ chồng tưởng chung sống với nhau đến răng long đầu bạc, thì Nhan Diệp bỗng lăn ra chết. Người chồng đau đớn quá, không muốn rời Ngày xưa, có một người nông dân hiền lành tên là Ngọc Tâm, có một người vợ xinh đẹp tên là Nhan Diệp. Khác hẳn với tính tình đơn giản của chồng, quanh năm chăm chú làm ăn, người vợ lười biếng xa hoa, chỉ lo thỏa thê sung sướng. Trong lúc hai vợ chồng tưởng chung sống với nhau đến răng long đầu bạc, thì Nhan Diệp bỗng lăn ra chết. Người chồng đau đớn quá, không muốn rời xa xác vợ, bèn bán hết tài sản, mua một chiếc thuyền chở quan tài vợ thả bồng bềnh trên mặt nước. Một buổi sớm mai thuyền đi đến dưới chân một ngọn núi cỏ cây ngào ngạt, Ngọc Tâm lên bờ thấy đủ các kỳ hoa dị thảo, cây cối nặng trĩu trái thì lấy làm lạ bèn phăng lần lên cao. Lưng chừng núi, Ngọc Tâm gặp một ông lão tướng mạo phương phi, râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc đang lần bước. Thấy người có vẻ tiên phong đạo cốt, đoán chừng là thần tiên ở núi Thiên Thai xuất hiện, Ngọc Tâm bèn sụp lạy, rồi thiết tha xin cứu tử hoàn sinh cho người vợ thương yêu. Vị thần thương hại nhìn Ngọc Tâm hồi lâu rồi nói: - Ngươi còn nặng lòng vương vấn trần ai, chưa thoát được vòng tục lụy… Ta có thể giúp cho ngươi đạt ước vọng song về sau ngươi đừng có lấy làm ân hận! Ngọc Tâm theo lời vị thần, dở nắp quan tài vợ ra, chích đầu ngón tay mình nhỏ ba giọt máu vào thi thể Nhan Diệp, thì người đàn bà từ từ mở mắt ra, rồi ngồi lên như sau một giấc ngủ dài. Trước khi từ giã, vị thần bảo người đàn bà vừa sống lại: - Đừng quên bổn phận của người vợ… Hãy luôn luôn nghĩ đến lòng thương yêu chung thủy của chồng… Chúc cho hai vợ chồng được sung sướng. Trên đường về quê, người chồng hối hả giục thuyền đi mau. Một tối thuyền ghé bến, Ngọc Tâm lên bờ mua sắm thức ăn. Trong lúc đó, có một chiếc thuyền buôn lớn đậu sát bên cạnh, chủ nhân là tay lái buôn giàu có chú ý đến nhan sắc lộng lẫy của Nhan Diệp. Hắn gợi chuyện, mời Nhan Diệp qua thuyền mình dùng trà rồi ra lệnh cho bạn thuyền dong hết buồm chạy. Ngọc Tâm quay về thấy mất vợ, bỏ cả ăn ngủ, ngày đêm đi tìm kiếm, một tháng sau mới gặp. Nhưng người đàn bà đã quen với lối sống xa hoa bên cạnh tay lái buôn giàu có, quên cả tình cũ nghĩa xưa. Thấy rõ bộ mặt thật của vợ, Ngọc Tâm như tỉnh cơn mê, bảo Nhan Diệp: - Mình được tự do bỏ tôi song tôi không muốn mình còn lưu giữ kỷ niệm gì của tôi nữa, vậy hãy trả lại ba giọt máu của tôi đã nhỏ ra để cứu mình sống lại. Nhan Diệp thấy được ra đi dứt khoát dễ dàng như thế, vội vàng lấy dao chích đầu ngón tay, nhưng máu vừa bắt đầu nhỏ giọt thì nàng ngã lăn ra chết. Người đàn bà nông nổi, phụ bạc chết vẫn còn luyến tiếc cõi đời nên hóa kiếp thành một vật nhỏ, ngày đêm đuổi theo Ngọc Tâm, tìm cách ăn cắp ba giọt máu để trở lại làm người. Con vật này luôn luôn kêu than với chồng cũ, như van lơn, như oán hận, như tiếc thương, ngày đêm o o không ngừng. Về sau giống này sinh sôi nẩy nở rất nhiều, người ta đặt tên nó là con muỗi. Vì ghét kẻ phụ bạc, nên mỗi lần muỗi lại gần, người ta không tiếc tay đập cho nó chết.
Ðề: Mẹ kể cho bé nghe câu chuyện về............................................ Bạn ui hãy up lên những câu chuyện ý nghĩa nữa nhé Thanks bạn
Ðề: Mẹ kể cho bé nghe câu chuyện về............................................ hic.................sáng ra nghe được câu nói dễ thương này thì còn gì hơn nữa.....................yên tâm, mình còn nhiều lắm.
Ðề: Mẹ kể cho bé nghe câu chuyện về............................................ Hay quá sáng ra nghe câu chuyện này mình nghĩ mình sẽ được lì xì hiiii
Ðề: Mẹ kể cho bé nghe câu chuyện về............................................ Bạn có những câu chuyện kiểu ngụ ngôn dạy trẻ nhưng hài hước không share với mọi người với ^^
Ðề: Mẹ kể cho bé nghe câu chuyện về............................................ Chuyện nào cũng hay cả! kể cho lũ trẻ những chuyện này thì thật là tốt!