Mẹ Nên Làm Gì Với Tình Trạng Nôn Trớ Nhiều Lần Trong Ngày Ở Trẻ?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi debehettaoboninfabiotix, 30/6/2022.

  1. debehettaoboninfabiotix

    debehettaoboninfabiotix Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    22/3/2021
    Bài viết:
    394
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Trong những tháng đầu đời, trẻ rất hay gặp tình trạng nôn trớ khiến các bậc cha mẹ đau đầu lo lắng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nôn trớ lâu ngày sẽ tạo thành những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe. Vậy chúng ta phải làm sao khi trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày?



    GIÚP TRẺ CẢI THIỆN NÔN TRỚ NHIỀU LẦN TRONG NGÀY NHƯ THẾ NÀO?

    Bù nước cho trẻ

    Để hạn chế tình trạng trẻ bị mất nước, bố mẹ có thể cho trẻ uống dung dịch điện giải Oresol theo đúng tỷ lệ mà bác sĩ hướng dẫn. Dung dịch Oresol có công dụng điều trị tình trạng mất nước do các bệnh lý và không gây nôn ói nặng hơn.

    Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Với trẻ tiêu hóa kém, thường xuyên nôn trớ thì mẹ có thể kết hợp bổ sung thêm cho con men lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ. Việc sử dụng men lợi khuẩn giúp bổ sung hàm lượng lợi khuẩn dồi dào cho cơ thể, giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng được ổn định và cân bằng. Đây cũng là phương pháp đơn giản giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho trẻ được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay. Điều này tạo tiền đề giúp con yêu của mẹ tiêu hóa ổn định, hỗ trợ quá trình hoàn thiện của hệ tiêu hóa và miễn dịch.

    Khi cho trẻ nôn trớ uống men vi sinh thì cần lưu ý chọn sản phẩm chính hãng, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Ngoài ra mẹ cũng cần cho bé uống đúng liều lượng bác sĩ chỉ định trong ít nhất 12 ngày đến 3 tháng mới đảm bảo được hiệu quả bổ sung lợi khuẩn cho bé.

    Theo dõi dấu hiệu mất nước của bé

    Trẻ bị nôn trớ nhiều lần ngày có thể khiến cơ thể bé bị mất nước với những cấp độ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, bé có những triệu chứng như luôn trong tình trạng khát nước, môi khô nhẹ…

    Ở mức độ này, bố mẹ hãy theo dõi và chăm sóc con tại nhà. Tuy nhiên, khi trẻ có những biểu hiện nặng như khóc không ra nước mắt, mắt trũng, không đi tiểu trong vòng 6 giờ,… thì cần phải nhanh chóng cho con đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

    Thay đổi chế độ ăn uống của bé thích hợp hơn

    Bố mẹ nên xây dựng cho con một chế độ dinh dưỡng lành mạnh gồm những loại thực phẩm dễ tiêu hóa.

    · Với những trẻ đang bú thì mẹ phải tiếp tục cho con con bú và tăng cữ sữa lên.

    · Với những trẻ lớn hơn hoặc đang ăn dặm, bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn và cho bé ăn uống theo nhu cầu, không được ép trẻ ăn nhiều.

    Sau mỗi bữa ăn, bố mẹ nên để con nghỉ ngơi để hạn chế trào ngược dạ dày nhé.

    NGUYÊN NHÂN TRẺ NÔN TRỚ NHIỀU LẦN TRONG NGÀY

    Do trẻ mắc bệnh lý về đường ruột

    Khi trẻ mắc bệnh về đường ruột như lồng ruột, viêm ruột,… kèm theo những dấu hiệu như: đau quặn bụng, quấy khóc, phát ban,… bé sẽ bị nôn trớ nhiều. Với trường hợp này, khi thấy trẻ bị nôn trớ đi kèm những biểu hiện lạ thì bố mẹ phải nhanh chóng đưa con tới bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.

    Do hệ tiêu hóa chưa phát triển

    Ở những trẻ sơ sinh, vì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển và dạ dày còn nhỏ. Do đó, trẻ sẽ rất dễ nôn trớ khi ăn no, nuốt phải hơi khi bú…

    Do trẻ bị ngộ độc thức ăn

    Nếu thấy trẻ có triệu chứng nôn trớ nhiều lần trong ngày, hãy nghĩ tới tình huống con bị ngộ độc thức ăn. Bé sẽ có biểu hiện đặc trưng là buồn nôn đi cùng với những triệu chứng như sốt, co giật, tiêu chảy,…

    Trẻ bị đầy bụng khó tiêu

    Đầy bụng và khó tiêu cũng sẽ khiến cho trẻ nôn trớ nhiều lần trong ngày. Lúc này, ngoài việc nôn trớ thì trẻ sẽ xuất hiện những biểu hiện như xì hơi, đau bụng, sờ vào bụng thấy căng cứng, chán ăn, vặn mình, quấy khóc,…
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi debehettaoboninfabiotix
    Đang tải...


Chia sẻ trang này