Táo bón được chia làm 2 loại: Táo bón cơ năng và táo bón thực thể. - Táo bón cơ năng: chủ yếu là do chế độ ăn, chế độ sinh hoạt gây ra như uống ít nước, ăn ít chất xơ, mải chơi không chịu đi vệ sinh, sợ bẩn… - Táo bón thực thể: là do một số bệnh gây nên như: Phình đại tràng bẩm sinh, nứt kẽ hậu môn, suy giáp trạng, đại tràng dài… Dấu hiệu của trẻ bị táo bón : là tình trạng đi tiêu phân khô cứng, buồn nhưng không đi được, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày sau mới đi được. - Nếu thấy trẻ đi ngoài phân rắn, có khi thành viên như phân dê, trẻ phải nhăn mày, rặn mạnh, rã mồ hôi, khóc thét, kèm theo phân có máu…thì có thể bé bị táo bón rồi mẹ nhé. Lúc này mẹ cần có biện pháp để khác phục kịp thời cho bé. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh táo bón : Tình trạng táo bón của trẻ sẽ được giải quyết nhanh chóng nếu như mẹ có biện pháp xử lý kịp thời. Tuy nhiên nếu mẹ không khắc phục vấn đề này thì táo bón sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho trẻ đấy. Một số biến chứng có thể xảy ra như: – Gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa: mẹ có biết táo bón đôi khi là khởi nguồn của một số bệnh về tiêu hóa như: bệnh đại tràng, rối loạn chức năng vận chuyển ruột... – Nứt hậu môn, tình trạng táo bó nặng hơn: trẻ bị táo bón thường sợ đi tiêu và thường cố nhịn đến khi nào có thể nhịn được. Phân bị ứ trong ruột lâu sẽ càng mất nước nên khô hơn, và trẻ lại càng bị táo bón nặng hơn. – Rối loạn thần kinh: phân ở lâu trong đại tràng là nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh khiến trẻ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, biếng ăn, mất tập trung… – Trẻ dễ bị trĩ, sa trực tràng: phân ứ đọng lâu trong trực tràng ảnh hưởng và cản trở tuần hoàn máu, lâu ngày gây hiện tượng trĩ, sa trực tràng, phình đại tràng, thậm chí là ung thư trực tràng. Cách phòng ngừa táo bón cho trẻ : Để hạn chế trẻ gặp phải tình trạng táo bón, mẹ cần lưu ý một số bước đơn giản sau - Cho trẻ uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200ml nước/ngày. - Với trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000ml nước/ngày. - Với trẻ đã ăn dặm nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. - Nếu trẻ đang bú mẹ mà mẹ cũng bị táo bón thì cần điều trị táo bón cho mẹ bằng cách: lúc này, mẹ cần uống nhiều nước khoảng 2,5 đến 3lít nước một ngày. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và quả chín có tính chất nhận tràng như trên, có thể ăn thêm sữa chua hàng ngày. - Với trẻ bú ngoài: Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ. - Trường hợp với trẻ dưới 1 tuổi bạn có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 3-4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa để kích thích làm tăng nhu động ruột. Với trẻ lớn thì tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn bằng cách cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên. - Mẹ cũng nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ quy định: chọn thời gian lúc nào trẻ không vội vã, thường nên chọn sau bữa ăn vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc ngồi bệ xí quá lâu. Thực phẩm điều trị và đẩy lùi nguy cơ táo bón cho bé 1.Quả mơ chữa táo bón nhanh chóng cho bé .Tuy có vị hơi chua nhưng mơ lại rất giàu chất xơ, các loại vitamin như A, C, Kali và nhiều chất dinh dưỡng khác. Chính hoạt tính axit trong mơ giúp bé tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Ngoài mơ thì mận, lê, đào hay táo cũng rất hữu ích cho bé bị táo bón. Tất cả những gì mẹ cần làm là ép lấy nước mơ rồi pha loãng cho bé uống mà không cần cho thêm chút đường nào. 2.Mật ong bôi hậu môn giúp trẻ nhanh hết táo bón Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng Nhắc đến trị táo bón ở trẻ nhỏ, không thể không nhắc tới phương thuốc công hiệu số 1: Mật ong. Mật ong có tính nóng, khi bôi hậu môn bé sẽ giúp kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn, giúp bé đẩy phân dễ dàng.Mẹ có thể lấy một ít mật ong nguyên chất, bôi vào đầu que bông mềm hoặc cọng hành nhỏ rửa sạch hay cọng rau mồng tơi rồi ngoáy hậu môn bé sâu khoảng 1cm và cả phía bên ngoài. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng. 3.Sản phẩm điều trị tận gốc chứng táo bón Pubokid Gold - Pubokid Gold Các mẹ vào link website tại đây để đăng ký thông tin và tình trạng táo bón của con và nhận tư vấn từ bác sĩ nhé. Hy vọng thông tin mình chia sẻ hữu ích giúp các mẹ phòng và chữa bệnh táo bón cho con.
Ôi bé nhà mình gần 3 tuổi thing3 thoảng vẫn phải dùng thuốc thụt gây ị đùn, không có thụt không chịu đi. Có lúc dùng thuốc mềm phân nhưng cứ dừng lại thì lại táo bón, men tiêu hóa không có cải thiện…Ko biết có sp nào hiệu quả hay pp nào hay ho hơn ko?
chịu khó cho con uống nhiều nước vào mn .nếu con đau quá ko đi đc thì bổ sung thực phẩm chức năng,mn vào thử website ở trên đăng ký tư vấn xem sao,khổ thân mấy bạn bé quá
ngày trc có người mách mình dùng ngọn mồng tơi có nhớt để thụt hậu môn cho con,mà chưa thử có mẹ nào đã làm cách này chưa a.