Mẹo dùng lò vi sóng tiết kiệm điện

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi liti85, 17/5/2009.

  1. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    Mẹo dùng lò vi sóng tiết kiệm điện


    Vấn đề tiết kiệm điện luôn được các gia đình quan tâm khi hóa đơn tiền điện ngày một tăng. Dưới đây là một số lưu ý để tiết kiệm điện năng khi bạn sử dụng lò vi ba (vi sóng).

    Chọn thiết bị đúng công suất, phù hợp với nhu cầu dùng của nhà bạn. Mọi sự thừa hoặc thiếu công suất đều dẫn đến lãng phí điện. và sử dụng chế độ nấu đúng sẽ tiết kiệm điện hơn.

    - Không nên bật lò viba trong phòng có cài điều hòa nhiệt độ, không đặt gần các đồ điện khác để không ảnh hưởng đến hoạt động của các đồ vật này.

    - Nên dùng đồ đựng thực phẩm an toàn trong lò viba như dụng cụ bằng thủy tinh, đồ sứ, đồ gốm..., không nên dùng đồ kim loại hay đồ sứ có viền kim loại. Vì đồ kim loại hút giữ nhiệt, làm thực phẩm lâu chín, hao điện mà còn có thể dẫn đến cháy nổ lò vi ba.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa.

    - Luôn luôn dùng đồ nấu lớn để thực phẩm không trào ra ngoài.

    - Luôn có nước hoặc thực phẩm ướt, khi dùng lò, để ống magnetron không bị hư hao. Khi món ăn quá khô, có thể để một ly nước trong lò.

    - Trong lò, sóng điện từ phân phối không đều, có chỗ nóng nhiều (chung quanh lò) chỗ ít nóng (giữa lò). Vì thế giữa lò, thực phẩm chậm chín hơn ở chung quanh lò. Khi nấu, xếp thực phẩm theo vòng tròn, phần thực phẩm to, dầy quay ra ngoài.

    - Nếu lò vi ba của nhà bạn đã sử dụng quá lâu thì nên thay cái mới thế sẽ tiết kiệm điện hơn

    - Trong khi nấu, đôi khi phải khuấy thực phẩm hoặc dở chiều để phân tán nhiệt và làm thực phẩm chín đều, nhanh giúp giảm điện năng tiêu thụ

    - Lau chùi và giữ cửa lò sạch sẽ để cửa luôn luôn khép kín, tránh thất thoát vi ba ra ngoài, làm giảm hiệu quả của lò.

    Theo VnEtips
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi liti85
    Đang tải...


  2. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    Lau dọn lò vi sóng bằng chanh

    Lò vi sóng thường bị mùi và vết thức ăn bám vào rất khó tẩy sạch. Nhưng chỉ với 1 quả chanh, bạn có thể giải quyết vấn đề một cách dễ dàng.

    [​IMG]

    Ảnh minh họa.

    Vắt 1 quả chanh to vào cốc đựng khoảng 300 ml nước. Đặt ly nước chanh vào lò vi sóng, chỉnh nút công suất ở mức cao nhất và cho chạy lò trong khoảng 10 phút để hơi nước chanh bay hơi và thấm vào các chất bẩm bám trong lò.

    Hết 10 phút, bạn dùng khăn lông mềm lau sạch các vết bẩn bám trong lò, lò không chỉ sạch mà lại có mùi chanh thơm mát dịu.

    Mẹo tẩy vết cặn bẩn trong ấm nấu nước

    Ấm đun nước lâu ngày bị cáu bẩn, ta có thể tẩy sạch bằng cách sau:

    - Dấm: nếu trong nước đun có kiềm, bạn cho vài thìa dấm vào ấm nước rồi đun sôi, kiềm sẽ ra hết.

    - Vỏ khoai tây: để xử lý vết bẩn bám lâu ngày, bạn lấy một ít vỏ khoai tây bỏ vào ấm đã có một ít nước, sau đó đun sôi khoảng 10 phút sẽ sạch.

    - Carbonate Natri: cho vào cùng với nước một ít bột carbonate natri rồi đun sôi, sau vài phút vết bẩn sẽ hết.

    Theo Sức sống mới
     
  3. liti85

    liti85 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    8/2/2009
    Bài viết:
    1,257
    Đã được thích:
    857
    Điểm thành tích:
    723
    10 điều cần tránh khi dùng lò vi sóng

    Bạn không nên quay, rán thức ăn trong lò vi sóng vì ở nhiệt độ cao, dầu mỡ bị bắn ra ngoài, dễ gây ra lửa. Nếu không may xảy ra cháy trong lò, bạn chớ mở cửa lò vi sóng ngay mà phải ngắt nguồn điện trước.


    [​IMG]

    Ảnh minh họa.

    Sử dụng lò vi sóng có những ưu điểm như: Đun nấu nhanh, rã dông thực phẩm đông lạnh nhanh, cần ít dụng cụ nhà bếp, thao tác tiện lợi… Tuy nhiên, trong thời gian sử dụng cần chú ý những điểm sau: - Thời gian gia nhiệt không được quá lâu. Thực phẩm đưa vào lò vi sóng để gia nhiệt hoặc rã đông, nếu để quá hai tiếng không lấy ra khỏi lò thì phải vứt bỏ, kẻo ăn vào sẽ bị ngộ độc thực phẩm.

    - Không đưa đồ nhựa thông thường vào lò vi sóng để gia nhiệt. Làm như vậy sẽ gây biến dạng đồ nhựa, mặt khác dùng đồ nhựa thông thường sẽ sinh ra các chất độc hại làm ô nhiễm thức ăn, có hại cho sức khỏe.

    - Không được đưa thịt gần chín vào gia nhiệt tiếp. Bởi lẽ thịt gần chín (thịt tái) vẫn còn vi khuẩn gây bệnh, cho dù có bảo quản trong tủ lạnh vi khuẩn vẫn sinh sôi, và nếu gia nhiệt bằng lò vi sóng cũng không diệt hết được vi khuẩn. Vì vậy, thực phẩm đông lạnh cần đưa vào lò vi sóng rã đông trước, sau đó mới gia nhiệt nấu chín.

    - Không đưa vào lò vi sóng những đồ đựng bằng kim loại như sắt, nhôm, dụng cụ inox, sắt tráng men… vì khi gia nhiệt sẽ sinh ra tia lửa điện và gây phản xạ vi sóng, vừa gây hư hại cho lò vừa không nấu chín được thức ăn.

    - Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không được đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Vì trên thực tế khi rã đông trong lò vi sóng, lớp bên ngoài thực phẩm được gia nhiệt bằng nhiệt độ thấp, ở nhiệt độ này, vi khuẩn vẫn có thể phát triển. Nếu đưa lại vào tủ lạnh chỉ làm ngừng sự phát triển chứ không thể tiêu diệt được số vi khuẩn đó. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.

    - Không dùng đồ đựng đậy nắp kín để gia nhiệt thực phẩm lỏng như canh, sữa… mà phải để trong đồ đựng rộng miệng. Vì khi đun nấu, chất lỏng nóng lên, khiến áp suất bên trong và ngoài đồ đựng chênh lệch cao, dễ bị nứt vỡ. Ngay cả khi đun nấu thức ăn có hộp sẵn, trước tiên cần dùng kim hoặc đũa chọc thủng màng ngoài để tránh gây nứt vỡ hộp, thức ăn bắn ra làm bẩn thành lò.

    - Tránh dùng túi ni-lông trực tiếp bao gói thực phẩm. Trong quá trình gia nhiệt, tốt nhất là không để túi ni-lông dính trực tiếp vào thực phẩm mà phải để thực phẩm vào bát sau đó bọc kín bằng túi ni-lông hoặc đậy bằng đồ thủy tinh hoặc sành sứ lên miệng bát. Làm như vậy sẽ giữ kín được hơi, khiến việc gia nhiệt tản đều. Trước khi lấy thức ăn ra hãy chọc rách màng ni-lông bảo quản để khỏi dính vào thức ăn.

    - Không nên quay, rán thức ăn trong lò vi sóng. Vì ở nhiệt độ cao, dầu mỡ bị bắn ra ngoài, dễ gây ra lửa. Trường hợp không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.

    - Không được đặt lò vi sóng trong phòng ngủ, đồng thời phải chú ý giữ cho lưới tản nhiệt trên thành lò luôn thông thoáng, không để vật khác che lấp.

    - Tránh thao tác lâu trước lò vi sóng. Sau khi mở lò vi sóng, nên đứng cách xa ít nhất là 1 mét.

    Theo Tri Thức Trẻ
     
  4. thaotram

    thaotram Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    16/11/2006
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    64
    Điểm thành tích:
    28
    Những mẹo nhỏ từ lò vi sóng

    Quả chanh hay cam khi được lấy từ tủ lạnh thường cứng và nếu vắt ra sẽ rất khó và được ít nước. Muốn khắc phục điều này, bạn hãy để các loại quả đó vào lò vi sóng trong 20 giây trước khi vắt.

    Ngoài tác dụng hâm nóng thức ăn, lò vi sóng còn rất hữu ích trong các việc khác. Bạn thử tham khảo xem nhé:


    - Tẩy uế và khử mùi miếng bọt biển

    Bọt biển là đồ lau dùng chùi nhà bếp rất hữu dụng nhưng cũng rất nhanh bẩn và bốc mùi. Nhưng bạn chớ vội ném chúng đi. Hãy ngâm miếng bọt biển vào nước pha giấm trắng hay nước chanh, sau đó làm nóng ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng chừng 1 phút. Cách này có thể làm sạch bất kỳ miếng bọt biển nào mà bạn đã sử dụng để lau chùi chùi thức ăn còn dư hay các vết bẩn khó sạch.

    - Nấu toàn bộ bữa tối trong vòng chưa đầy 10 phút. Bạn có thể sử dụng lò vi sóng cho bất kỳ thực đơn nào có món om, kho rim hay hấp để giúp làm giảm 3/4 thời gian nấu nướng. Bạn cũng cần nhớ luôn trộn đồ ăn để hơi nóng được phân bố đều và lấy thức ăn ra một hoặc hai phút trước khi nó hoàn toàn chín.

    - Khử trùng thớt nhựa: Khi dùng thớt để thái đồ chín, bạn cần khử trùng thật kỹ. Hãy rửa sạch thớt, chà xát bằng một lát chanh rồi sau đó cho vào lò vi sóng làm nóng trong một phút.

    - Làm các món từ khoai tây: Lò vi sóng không nướng khoai tây cho giòn nhưng có thể giúp bạn làm nhiều món từ loại củ bổ dưỡng này trong thời gian ngắn. Bạn hãy dùng que nhọn hoặc dĩa châm khắp củ khoai tây rồi cho vào lò vi sóng đun nóng 2 phút, sau đó, lật mặt khoai và để tiếp 2-3 phút nữa. Nếu bạn muốn làm món khoai tây nghiền, hãy hâm nóng sữa trong lò vi sóng trước khi trộn cùng khoai.


    - Hóa lỏng mật ong đã bị đóng cục cứng bằng cách mở nắp lọ đựng nó rồi làm nóng trong lò vi sóng ở nhiệt độ trung bình trong khoảng 30 giây đến một phút.

    - Làm nóng các loại dầu chăm sóc sức khỏe: Bạn có thể dùng lò vi sóng để hâm lại ly cà phê thì tại sao lại không sử dụng nó để làm nóng hộp dầu chống nhức đầu (giúp dầu phát huy tác dụng nhanh). Nhưng bạn chớ áp dụng cách này với những hộp có vỏ bằng kim loại.

    - Làm ấm các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp để chúng dễ thẩm thấu: Dùng lò vi sóng để làm cho dầu ủ, hấp tóc ấm lên trong 10-20 giây, bạn sẽ thấy hỗn hợp này mang lại hiệu quả bất ngờ. Bạn cũng có thể làm tương tự với các sản phẩm dưỡng da, nhất là kem giữ ẩm. Lưu ý: Nhớ trộn đều kem và thử nhiệt độ bằng ngón tay trước khi xoa lên mặt.

    Ngoài ra, nếu sáp nóng dùng để waxing (tẩy lông) bị cứng lại khi bạn đang dùng, hãy hâm nóng nó trong lò vi sóng.

    - Nấu rau: Thông thường, bạn phải đun cho nước sôi rồi thả rau vào luộc. Tuy nhiên, hầu như tất cả các loại rau đều có thể hấp trong lò vi sóng mà không cần nước. Bạn hãy đặt chúng theo từng lớp trên đĩa, đậy kín lại và để ở nhiệt độ cao. Với mỗi loại thời gian làm chín sẽ khác nhau, ví dụ, các loại rau mềm như rau bina, nấm, đậu trắng thì mất chừng 30 giây, những loại cứng và giòn khác như cà rốt chẳng hạn cần khoảng 4 phút.

    Minh Thùy (theo Real Simple)
    Nguồn http://www.vnexpress.net/GL/Doi-song/2008/01/3B9FE810/
     
  5. Bơ Bụ Bẫm

    Bơ Bụ Bẫm Thành viên tích cực

    Tham gia:
    10/11/2015
    Bài viết:
    912
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    hừm, tiền điện nhà em thì chủ yếu là tốn ở cái khoản nóng lạnh vs điều hòa. mùa đông thì nóng lạnh mà mùa hè thì điều hòa :(
     

Chia sẻ trang này