Mẹo giúp bé tránh mỏi mắt khi dùng thiết bị kỹ thuật số

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Thienminhdao, 20/7/2015.

  1. Thienminhdao

    Thienminhdao Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    (Kidtas)-Chúng ta đều muốn con chúng ta am hiểu công nghệ, nhưng một số rủi ro đi kèm với việc dành tất cả thời gian cho màn hình kỹ thuật số là: đau đầu, đau lưng, nhìn mờ và sự tập trung kém. Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến việc học và năng suất của con em chúng ta, nhưng cũng có những cách để ngăn ngừa tình trạng mỏi mắt khi dùng thiết bị kỹ thuật số, thường được gọi là hội chứng về thị lực do sử dụng máy tính.

    [​IMG]


    1. Kiểm tra mắt định kỳ

    Điều này thực sự quan trọng để trẻ vẫn có khả năng thị lực tốt nhất khi chúng sử dụng các thiết bị kỹ thuật số. Trước tiên là kiểm tra mắt bởi bác sĩ chuyên khoa mắt, chọn lọc môi trường học tập nào không phải là biện pháp duy nhất. Trẻ em nên được kiểm tra mắt lần đầu khi 6 tháng tuổi, khám mắt lại lần nữa sau 3 năm, trước khi đến trường mẫu giáo và sau đó là mỗi năm khám một lần.

    2. Làm theo luật 20/20/20

    Để tránh sự mệt nhọc và triệu chứng mỏi mắt khi dùng thiết bị kỹ thuật số, bác sĩ chuyên khoa mắt khuyên áp dụng “luật 20/20/20”. Tức là cứ mỗi 20 phút, dừng việc sử dụng lại và nhìn một cái gì đó xa 20 bước chân trong vòng ít nhất 20 giây.

    3. Bảo đảm điều kiện ánh sánh thích hợp

    Ánh sáng yếu thường gây sự mỏi mắt. Giảm bớt mỏi mắt bằng cách giữ cho đèn sáng trên cao qua đầu là mức tối thiểu và vị trí của một chiếc đèn để bàn sao cho thích hợp để tỏa sáng khu vực cái bàn, không chiếu vào bạn. Vị trí màn hình máy vi tính làm sao cho giảm được sự phản xạ và ánh sáng chói lóa từ cửa sổ hoặc đèn.

    4. Giảm thiểu việc sử dụng thiết bị điện tử

    Điều chỉnh thời gian biểu sao cho giới hạn thời gian ngồi trước màn hình điện tử. Trẻ em dưới 2 tuổi không nên dành thời gian ngồi trước màn hình điện tử, và những trẻ lớn hơn chỉ nên dành thời gian ít hơn 2 tiếng/ngày. Lưu ý việc trẻ đang sử dụng các thiết bị kỹ thuật số trong bao lâu và quan sát các triệu chứng mỏi mắt khi sử dụng thiết bị kỹ thuật số như nheo mắt, dụi mắt và sự than phiền về đau lưng, đau cổ hoặc đau đầu.

    5. Giữ khoảng cách với thiết bị

    Mắt càng gần với đối tượng họ đang nhìn vào, mắt càng khó hoạt động hơn. Một nguyên tắc tốt là áp dụng Khoảng cách Harmon (khoảng cách giữa khủy tay và khớp đốt ngón tay đầu tiên), được xem là một hướng dẫn. Nếu trẻ đang cầm máy trò chơi video và thiết bị kỹ thuật số gần hơn khoảng cách Harmon của chúng, hãy nói với bác sĩ chuyên khoa mắt biết điều này.

    6. Ra ngoài trời

    Chơi các trò chơi ngoài trời không những trẻ cảm thấy thoải mái, mà các nghiên cứu còn chỉ ra rằng việc này giúp ngăn chặn sự phát triển bệnh cận thị. Chỉ cần nhớ sử dụng kính râm và kem chống nắng.

    kidtas.com
    Mẹo giúp bé tránh mỏi mắt khi dùng thiết bị kỹ thuật số
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Thienminhdao
    Đang tải...


  2. mekutit.8x

    mekutit.8x Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/6/2015
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
    đánh dấu để đọc ạ
     
  3. loan157

    loan157 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    31/10/2014
    Bài viết:
    8,613
    Đã được thích:
    3,613
    Điểm thành tích:
    2,113
    Tốt nhất là ko cho chơi điện thoai, ipad...trẻ con giờ cận hết rồi. o_O
     
  4. Thienminhdao

    Thienminhdao Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    (Kidtas)-Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết như lượng vitamin D mà con bạn cần, nguồn nào là tốt nhất, và làm thế nào để ngăn chặn sự hấp thụ quá nhiều hoặc quá ít vitamin D?
    Tại sao vitamin D lại quan trọng?
    Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ những khoáng chất như can-xi, giúp xương và răng chắc khỏe. Thiếu vitamin D không chỉ gây còi xương mà còn khiến trẻ không thể phát triển chiều cao và khối xương tối đa.
    Vitamin D cũng còn giúp điều hòa hệ miễn dịch, sản sinh insulin và phát triển tế bào.
    Con tôi cần bao nhiêu vitamin D?
    Trẻ từ 12 tháng tuổi trở xuống cần 400 IU hoặc 10 mcg/ngày. Trẻ lớn hơn 1 tuổi cần 600 IU, hoặc 15 mcg/ngày.
    [​IMG]

    Nguồn vitamin D tốt nhất
    Vitamin D được gọi là “vitamin nắng trời” vì cơ thể có thể sản sinh ra nó khi da được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Mặc dù rất khó để có thể xác định được thời lượng mà một người cần phải phơi nắng để có thể tạo ra được lượng vitamin D nhưng một vài nhà nghiên cứu nói rằng phơi nắng từ 5 đến 30 phút trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, ít nhất 2 lần/ tuần sẽ đáp ứng được nhu cầu vitamin D của một người.
    Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng bức xạ cực tím từ mặt trời là nguyên nhân chính gây ung thư da, và rất khó để có thể xác định được liệu bạn có thể hấp thụ đủ vitamin D từ mặt trời mà không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da chết người hay không.
    Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên rằng tất cả trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên nên uống bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày.
    Dưới đây là một vài nguồn vitamin D tốt nhất:
    - 30 gram cá hồi: 102 IU
    - 170 gram sữa chua tăng cường: 80 IU
    - 30 gram cá ngừ ngâm dầu đóng hộp: 66 IU
    - 120 ml nước cam tăng cường: 50 IU
    - 120 ml sữa tăng cường (nguyên kem, ít béo hoặc tách béo): 49 IU
    - 60 gram ngũ cốc tăng cường ăn liền: 19 IU
    - 30 gram cá thu: 11.6 IU
    - 1/2 lòng đỏ trứng lớn: 10 IU
    - 1/2 thìa cà phê bơ thực vật tăng cường: 10 IU
    Con tôi có thể hấp thụ quá nhiều vitamin D không?
    Theo Cơ quan quản lý thực phẩm chức năng trực thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ, giới hạn trên an toàn đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở xuống là từ 1.000 đến 1.500 IU mỗi ngày. Đối với trẻ từ 1 đến 8 tuổi, giới hạn trên an toàn là từ 2.500 đến 3.000 mỗi ngày.
    Vitamin D được tích trữ trong mô cơ thể, vì vậy tốt nhất là chúng ta không nên hấp thụ nhiều hơn lượng mà các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng.
    Nhằm đảm bảo sự an toàn, nếu bạn có con nhỏ từ 12 tháng tuổi trở xuống, liều lượng vitamin D dùng hàng ngày lý tưởng nhất là 400 IU. Bạn có thể tăng liều lượng này lên đối với trẻ lớn hơn, nhưng hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

    kidtas.com
     
  5. Thienminhdao

    Thienminhdao Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    (Kidtas)-Các nhà khoa học Úc vừa tìm ra sự liên hệ giữa việc thiếu vitamin D và tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ em. Ở Úc, trẻ em bị dị ứng thức ăn tăng cao, phổ biến ở trẻ từ 10-12 tuổi. Hệ miễn dịch của trẻ bị dị ứng thức ăn thường phản ứng quá mức đối với những thành phần có trong các loại thức ăn thông thường không có hại, ví dụ như đậu phộng.
    [​IMG]
    Giáo sư Katie Allen-người đứng đầu nhóm nghiên cứu, chuyên gia về tiêu hóa, dị ứng phát hiện rằng trẻ em bị thiếu vitamin D bị dị ứng với nhiều loại thức ăn và số lần dị ứng cao gấp 3 lần so với trẻ đủ vitamin D. Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định các kết quả nghiên cứu trước đây rằng những người sống ở nơi càng xa xích đạo càng dễ bị dị ứng thức ăn do tình trạng thiếu hụt vitamin D.

    Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng hệ vi sinh vật ở ruột của trẻ và mức độ tiếp xúc với môi trường xung quanh cũng góp phần giảm dị ứng thức ăn. Sau khi quan sát, họ nhận thấy trẻ sớm được tiếp xúc người thân, các bé khác, các vật dụng không phải quá sạch sẽ thì càng giảm nguy cơ mắc bệnh dị ứng. Nguyên nhân là trong quá trình tiếp xúc, bé cũng sẽ tiếp xúc với nhiều loại vi sinh vật khác nhau giúp hệ miễn dịch sớm làm quen và tạo ra kháng thể để bảo vệ bé.
    Làm gì để bé không bị dị ứng thức ăn?
    - Cho bé bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng
    - Tập cho bé ăn nhiều loại thức ăn khi bắt đầu ăn dặm
    - Không nên căng thẳng khi bé chơi với đồ chơi hoặc ở trong khu vực hơi bẩn
    - Cho bé chơi ngoài trời để tiếp xúc với áng nắng mặt trời

    Calcik2.com
     
  6. chuotnhat3

    chuotnhat3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    2/4/2009
    Bài viết:
    1,585
    Đã được thích:
    280
    Điểm thành tích:
    173
    thông tin hưu ích !
     
  7. huyenhnit

    huyenhnit Vé máy bay nội địa và quốc tế

    Tham gia:
    2/7/2012
    Bài viết:
    5,676
    Đã được thích:
    961
    Điểm thành tích:
    773
    Hj, bé nhà mình mới 3t mà giờ ko ép con ăn nổi, bé thì vẫn xay thịt cá rau vào cháo cho bé, giờ lớn bé ko chịu ăn rau và hoa quả, hjc
     
  8. Thienminhdao

    Thienminhdao Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    (Kidtas)-Acid béo Omea-3 là các chất béo thiết yếu trẻ cần cung cấp hàng ngày làm nền tảng để phát triển tốt. Có khá nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe có chứa nhiều omega-3. Tuy nhiên, các axit béo omega-3 như EPA, DHA – loại axit có liên quan đến chức năng nhận thức đúng và hành vi ở trẻ em, lại không có nhiều trong thực phẩm. Trong một nghiên cứu gần đây trên đối tượng trẻ em ở độ tuổi đi học, nồng độ DHA thấp có liên quan với khả năng đọc kém, khả năng ghi nhớ kém và hành vi, khả năng cảm xúc kém.
    Nhu cầu về omega-3
    Theo Viện Y học, trẻ em ở độ tuổi 1 đến 3 cần 700mg Omega-3 mỗi ngày, trẻ em từ 4 đến 8 tuổi cần khoảng 900mg. Bé gái từ 9 đến 13 tuổi cần 1,000 mg và các bé trai ở độ tuổi tương đương cần 1,200mg Omega-3 mỗi ngày.
    Các Omega-3 được khuyên dùng gồm Omega-3 từ DHA, EPA và các dạng khác như gọi là ALA. Lượng omega-3 cần thiết khác với lượng chất béo được khuyên dùng dành cho trẻ từ 4-18 tuổi. Độ tuổi này trẻ hấp thu từ 25-35% calo từ các loại chất béo.

    [​IMG]
    Các nguồn dinh dưỡng chứa omega-3
    Nguồn cung cấp ALA tốt cho trẻ em gồm bơ, các loại hạt, các loại bơ từ hạt, các sản phẩm từ đậy nành và các loại dầu thực vật, đặc biệt là dầu cải, dầu đậu nành, dầu hạt lanh. Nguồn cung cấp các dưỡng chất DHA và EPA là các loại cá có nhiều mỡ như cá hồi, các thực phẩm bổ sung dầu cá tinh khiết. Theo Trường Đại học Maryland, rong biển có thể cung cấp nguồn DHA cho người ăn chay. Theo Harvard School of Public Health, cơ thể trẻ em có thể tổng hợp một lượng nhỏ DHA và EPA bằng cách ăn các thực phẩm có chứa ALA.
    Nhu cầu cung cấp DHA/EPA
    Mặc dù trong các nghiên cứu về thần kinh, DHA và EPA có liên quan đến khả năng nhận thức và hành vi của trẻ em, nhưng Viện Y học vẫn chưa thiết lập được khẩu phần ăn tham khảo phù hợp chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là đối với DHA lẫn EPA ở trẻ em. Tuy nhiên, Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu các Acid béo và Lipid đề nghị trẻ em 1 tuổi rưỡi đến 15 tuổi nên sử dụng 15mg kết hợp DHA và EPA trên mỗi 0,5kg trọng lượng cơ thể.

    Kidtas.com
     
  9. antrang83

    antrang83 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    3/8/2015
    Bài viết:
    704
    Đã được thích:
    71
    Điểm thành tích:
    28
    trv bé nhà mình bổ sung vtm D từ 5 tháng
     
  10. Thienminhdao

    Thienminhdao Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    (Kidtas)-Để duy trì một mức độ sức khỏe cơ bản, trẻ em và thanh thiếu niên từ 5-18 tuổi cần phải thực hiện những điều sau đây.
    - Hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày, và nên giữ cường độ ở mức vừa phải, cho các hoạt động như đạp xe và trên sân chơi thể thao; và mức mạnh cho các hoạt động như chạy nhanh.
    - Ba ngày mỗi tuần, thực hiện các động tác cho cơ bắp chắc khỏe, ví dụ như các động tác chống đẩy, và các vận động tăng cường xương, ví dụ như chạy.
    Trẻ em nên giảm thiểu thời lượng xem TV, chơi trò chơi trên máy tính và thay thế bằng đi bộ hoặc đạp xe.
    [​IMG]
    Hoạt động với cường độ vừa phải
    Cường độ hoạt động vừa phải có nghĩa là thực hiện đủ để gia tăng nhịp tim và đổ mồ hôi.
    Ví dụ về các hoạt động đòi hỏi nỗ lực vừa phải đối với trẻ em bao gồm:
    - Đi bộ đến trường
    - Chơi các trò vận động trên sân chơi
    - Lái xe trượt (scooter)
    - Trượt ván
    - Trượt patin
    - Dắt chó đi dạo
    - Đạp xe
    Hoạt động với cường độ mạnh
    Cường độ hoạt động mạnh có nghĩa là bạn vận động mạnh đủ để thở mạnh và nhanh, tăng nhịp tim và ra nhiều mồ hôi.
    Ví dụ về các hoạt động đòi hỏi nỗ lực mạnh đối với trẻ em bao gồm:
    - Rượt đuổi
    - Bơi
    - Chạy
    - Thể dục dụng cụ
    - Bóng đá
    - Bóng bầu dục
    - Võ thuật, ví dụ như karate
    - Đi xe đạp nhanh
    Hoạt động cho xương chắc khỏe
    Hoạt động xương tăng cường tạo một tác động hay lực lên xương làm thúc đẩy sự phát triển xương và độ chắc khỏe.
    Ví dụ về các hoạt động tăng cường xương cho trẻ em bao gồm:
    - Các hoạt động chạy nhảy, kết hợp với việc sử dụng các thiết bị sân chơi và đồ chơi
    - Các trò chơi như nhảy lò cò
    - Leo với một sợi dây thừng
    - Đi bộ
    - Chạy
    - Thể dục dụng cụ
    - Ca múa
    - Bóng đá
    - Bóng rổ
    - Võ thuật

    Kidtas.com
     
  11. Thienminhdao

    Thienminhdao Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    (Kidtas)-Xây dựng khung xương chắc khỏe đòi hỏi sự kết hợp của canxi, vitamin D và luyện tập thể thao từ nhỏ. Dưới đây là một vài bí quyết có thể giúp xương bé phát triển chắc khỏe.
    [​IMG]

    - Trẻ nhỏ nên hấp thu khoảng 800 miligram canxi mỗi ngày. Nhưng giữa khoảng 9 và 18 tuổi, khi mà sự phát triển của xương tăng tốc, lượng canxi cần thiết sẽ tăng gần như gấp đôi lên 1,300 mg. Đây là lượng canxi có trong ba cốc sữa không béo hoặc ít béo cộng với các loại thực phẩm giàu canxi bổ sung như bông cải xanh, phô mai, sữa chua, hoặc nước cam được tăng cường canxi.
    - Trẻ em và thiếu niên cần ít nhất 200 UI vitamin D mỗi ngày. Sữa và nước cam thường được tăng cường vitamin D; một vài loại thực phẩm khác cũng có chứa loại vitamin này. Ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D chủ đạo. Khoảng 10-15 phút tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mỗi tuần là đủ cho hầu hết trẻ em, mặc dù sắc tố da có thể làm thay đổi sự hấp thu ánh nắng vì vậy trẻ có da tối màu cần nhiều thời gian. Trẻ bú mẹ hoàn toàn và trẻ lớn hơn có nguy cơ thiếu hụt vitamin D nên sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D.
    - Trẻ em ở mọi độ tuổi cần khoảng một tiếng hoạt động thể lực mỗi ngày. Các bài tập chịu sức nặng của thể trọng giúp xương chắc khỏe. Đó là các môn thể thao đồng đội như bóng đá hoặc đơn giản chỉ là nhảy dây hoặc chạy bộ.

    Kidtas.com
     
  12. dauphunhp

    dauphunhp Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    17/7/2012
    Bài viết:
    1,958
    Đã được thích:
    176
    Điểm thành tích:
    103
    cảm ơn chủ top :)
     
  13. antuongonline

    antuongonline Shopmen- máy cạo râu- dây lưng nam

    Tham gia:
    23/4/2015
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    bài viết rất hay, thật nhiều kiến thức và ý nghĩa
     
  14. lovemusic101

    lovemusic101 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    16/6/2014
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    18
    10 - 15p tiếp xúc ánh nắng mặt trời mỗi tuần có vẻ hơi ít ạ!
     
  15. Thienminhdao

    Thienminhdao Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    (Kidtas)-Chứng viêm da cơ địa (chàm) là chứng viêm da mãn tính, thường bị nặng hơn vào mùa đông. Kết quả nghiên cứu mới công bố của tiến sĩ Carlos Camargo và cộng sự (bệnh viện đa khoa Massachusetts, Mỹ) đăng trên tạp chí Dị ứng và miễn dịch lâm sàng (Journal of Allergy and Clinical Immunology) tháng 10-2014 cho biết vitamin D giúp giảm các triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ em.
    Nhóm nghiên cứu đã theo dõi 107 bé người Mông Cổ từ 2 tuổi đến 17 tuổi. Các bé đều chàm nặng hơn vào thời điểm giao mùa từ mùa thu sang mùa đông. Các bé trong nhóm tham gia thử nghiệm được chia thành hai nhóm một cách ngẫu nhiên.
    - Nhóm 1: bổ sung thêm 1000 IU vitamin D (25mcg) mỗi ngày.
    - Nhóm 2: dùng giả dược
    Các triệu chứng viêm da của các bé được ghi nhận vào lúc bắt đầu thử nghiệm, sau 1 tháng và lúc kết thúc thử nghiệm. kết quả thử nghiệm cho thấy nhóm bổ sung vitamin D giảm 29% các triệu chứng của chàm.

    Kidtas.com
     
  16. huyenhnit

    huyenhnit Vé máy bay nội địa và quốc tế

    Tham gia:
    2/7/2012
    Bài viết:
    5,676
    Đã được thích:
    961
    Điểm thành tích:
    773
    Hj bé nhà mình đợt bé cũng bị, giờ con 3 tuổi nó tự hết ý
     
  17. hangnguyen2015

    hangnguyen2015 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/8/2015
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    thiếu vitamin D có thể cho trẻ tắm nắng buổi sáng, ngoài ra các mẹ cũng có thể bổ sung canxi cho trẻ, dạng bào chế sẽ tốt hơn vì trẻ dễ hấp thụ, mình đang cho bé dùng siro kangru, có mẹ nào đã cho con dùng chưa, bé nhà mình dùng một thời gian thấy cũng ok lắm.
     
  18. Thienminhdao

    Thienminhdao Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    (Kidtas)-Chứng viêm da cơ địa (chàm) là chứng viêm da mãn tính, thường bị nặng hơn vào mùa đông. Kết quả nghiên cứu mới công bố của tiến sĩ Carlos Camargo và cộng sự (bệnh viện đa khoa Massachusetts, Mỹ) đăng trên tạp chí Dị ứng và miễn dịch lâm sàng (Journal of Allergy and Clinical Immunology) tháng 10-2014 cho biết vitamin D giúp giảm các triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ em.
    Nhóm nghiên cứu đã theo dõi 107 bé người Mông Cổ từ 2 tuổi đến 17 tuổi. Các bé đều chàm nặng hơn vào thời điểm giao mùa từ mùa thu sang mùa đông. Các bé trong nhóm tham gia thử nghiệm được chia thành hai nhóm một cách ngẫu nhiên.
    - Nhóm 1: bổ sung thêm 1000 IU vitamin D (25mcg) mỗi ngày.
    - Nhóm 2: dùng giả dược
    Các triệu chứng viêm da của các bé được ghi nhận vào lúc bắt đầu thử nghiệm, sau 1 tháng và lúc kết thúc thử nghiệm. kết quả thử nghiệm cho thấy nhóm bổ sung vitamin D giảm 29% các triệu chứng của chàm.

    Kidtas.com
     
  19. Thienminhdao

    Thienminhdao Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    (Kidtas)-Hầu hết trẻ em sẽ cần sự giúp đỡ của cha mẹ để đạt được chiều cao tối đa. Để phát triển chiều cao, chống còi xương, giúp răng khỏe trẻ em nên tránh các loại thuốc và các sản phẩm không có thành phần từ thiên nhiên.
    Sau đây là 4 bước các bà mẹ có thể thực hiện để giúp con mình cao hơn
    Bước 1: Cho trẻ ăn các thức ăn bổ dưỡng bao gồm protein, trái cây, rau, canxi, amino axit, chất béo, magie và vitamin D3.
    [​IMG]
    Các protein tốt nhất là thịt trắng như thịt gà, cá và đậu nành. Thịt đỏ chứa rất nhiều protein nhưng lại chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Protein sẽ giúp cho sự phát triển của cơ bắp. Một chế độ ăn uống giàu protein kết hợp với việc tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sự trao đổi chất và tạo tế bào mới. Nên cho trẻ ăn ít nhất 2 phần rau quả tươi và 1 phần trái cây tươi mỗi ngày.
    Trong việc xây dựng xương, canxi có một trợ lý không thể thiếu, đó là vitamin D3. Vitamin này giúp cơ thể hấp thu canxi, giúp xương và răng của bé phát triển tốt, chống sâu răng. Bên cạnh đó, vitamin D còn được xem là loại vitamin diệu kỳ nhờ khả năng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp bé khỏe mạnh hơn.
    Để cung cấp đúng liều lượng vitamin D3 cho trẻ, ba mẹ có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng. Với Smart Kidta, con của bạn sẽ được bổ sung đúng lượng vitamin D3 cần thiết mỗi ngày. Bên cạnh đó, bé còn được bổ sung omega-3 tinh khiết có hàm lượng DHA EPA cao, giúp bé thông minh và khỏe mạnh hơn.

    Canxi cũng rất cần thiết cho việc phát triển chiều cao, chống còi xương. Sữa, pho mát và sữa chua sẽ đáp ứng nhu cầu này mỗi ngày.
    Amino axit: Có 20 amino axit thiết yếu cần có trong chế độ ăn uống hàng ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh.B Ba trong số này rất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Ba axit amin arginine, glutamine và valine đều được tìm thấy trong protein động vật và các loại đậu.
    Chất béo rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Chất béo không bão hòa có trong quả bơ có thể cung cấp các chất dinh dưỡng giúp tăng chiều cao và tăng cường sức khỏe. Tuyến yên sẽ sử dụng các chất béo để sản xuất và phân phối các hormon tăng trưởng trong cơ thể.
    Magie kích thích tuyến yên và giúp phân phối canxi trong máu.
    Ngoài ra, trẻ nên uống nhiều nước mỗi ngày.
    Bước 2: Cần cho trẻ đi ngủ đúng giờ
    Đây là bước quan trọng trong để đạt được chiều cao lí tưởng. Cơ thể trẻ cần được thư giãn thoải mái trong suốt thời thơ ấu và cần được ngủ trên một chiếc giường thoải mái. Trẻ cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm trước khi dậy thì và ngủ ít hơn 6 tiếng ở tuổi vị thành niên để đạt được chiều cao tối đa.
    Bước 3: Dạy trẻ thực hiện các bài tập kéo dài
    Trẻ nên thực hiện các bài tập như nâng hông (lumbar bridge), rướn dài kiểu mèo (cat stretch), kiểu rắn hổ mang (super cobra) và bài tập kéo dài chân (single-leg stretch) giúp căng cơ bắp và kéo dài cột sống. Hít xà cũng giúp con của bạn tăng chiều cao đáng kể, chống còi xương.
    Bước 4: Hướng dẫn con bạn thực hiện các bài tập hít thở
    Hướng dẫn trẻ hít vào từ từ bằng mũi. Giữ hơi thở trong 3 giây và sau đó thở ra từ từ bằng mũi. Thực hiện trong khoảng 2-3 phút trong mỗi giờ sẽ giúp cho hệ tuần hoàn và giúp bé đạt được chiều cao tối đa, chống còi xương.

    Kidtas.com
     
  20. Thienminhdao

    Thienminhdao Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2014
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    18
    (Kidtas)-Cho bé ăn đúng loại thức ăn có thể giúp tăng cường phát triển não bộ đồng thời giúp đảm bảo bộ não của bé hoạt động có hiệu quả nhất.
    [​IMG]
    Trái cây tươi
    Trái cây tươi cung cấp vô số các vitamin thiết yếu và các chất khoáng cần thiết để não bộ phát triển. Bé cần carbohydrate trong thực đơn vì chúng giúp tạo nhiều đường glucose, từ đó giúp não bộ có năng lượng và hoạt động tốt. Thái nhỏ một quả chuối vào bột ngũ cốc hoặc bột yến mạch trong bữa sáng của bé, hoặc cho bé ăn thêm một trái táo vào bữa trưa. Nho cắt đôi, đào thái lát hoặc một bát dâu tây là những cách bổ sung lượng trái cây cho bé và tăng cường chức năng não của bé.
    Các thực phẩm cung cấp protein
    Bé cần một chế độ ăn giàu protein từ các nguồn thực phẩm ít béo và giàu dinh dưỡng để duy trì quá trình tăng trưởng và phát triển não bộ tốt. Protein cần thiết cho hoạt động của não bộ do chúng chịu trách nhiệm tạo nên các dẫn truyền xung thần kinh gửi tín hiệu khắp cơ thể bé.

    Thịt nạc, như thịt bò hoặc thịt gà, là nguồn dinh dưỡng giàu protein, cũng như các loại cá hồi. Cá đặc biệt bổ dưỡng vì nó có chứa acid béo omega-3 tăng cường sự phát triển não bộ. Đậu, hạt, trứng và các thực phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng bổ sung protein giúp bộ não phát triển khỏe mạnh. Đừng quên cắt đậu và các loại hạt thành miếng nhỏ để bé không bị nghẹn.
    Các chất béo có lợi cho sức khỏe
    Não bé có 60% chất béo, các chất béo này phải được cung cấp từ chế độ ăn của bé để bộ não bé hoạt động tốt. Điều quan trọng là phải cho bé ăn đúng loại chất béo. Chất béo bão hòa có nhiều trong các loại thịt, sữa nguyên chất béo và nhiều loại thực phẩm đóng hộp thì gây hại nhiều hơn là có lợi do đó nên hạn chế cho bé sử dụng. Các thực phẩm với chất béo chưa bão hòa, như bơ, dầu ô liu, cá và bơ đậu phộng là cách cung cấp nhiều dinh dưỡng hơn cho bé với đầy đủ các chất béo mà não bé cần.
    Các loại hạt ngũ cốc
    Bổ sung các loại hạt ngũ cốc vào chế độ dinh dưỡng của bé là cách lành mạnh để đảm bảo rằng bé hấp thụ nhiều chất xơ, đồng thời các hạt ngũ cốc cũng chứa một vài loại vitamin và khoáng chất tăng cường chức năng và giúp não bộ khỏe mạnh. Một trong số các khoáng chất cần chú ý đó là sắt, sắt hiện diện trong nhiều loại bột ngũ cốc bổ sung như ngũ cốc ăn sáng hoặc một số loại nui.
    Hấp thụ đủ sắt sẽ giúp não bộ của bé có được lượng ôxy cần thiết để bé có thể tập trung và học hỏi. Các loại ngũ cốc cũng chứa vitamin B, giúp giữ ổn định các dẫn truyền xung thần kinh điều tiết sự chú ý, tăng khả năng tập trung và khả năng học hỏi của bé.

    kidtas.com
     

Chia sẻ trang này