Đôi khi những hướng dẫn nhỏ trong cuộc sống thường nhật tưởng chừng không có mấy tác dụng. Thế nhưng, ở vào các tình huống cụ thể, các bạn sẽ thấy nó hữu ích như thế nào. Một vài mẹo nhỏ sau đây hy vọng giúp chị em chúng ta thêm điểm đảm đang trong vai trò bà nội trợ. Bún xào không nát Ngoài món bún nước, bún xào cũng là một món ăn khoái khẩu của nhiều người. Muốn khi xào bún không bị nát, bạn hãy nhúng bún vào nước lã. Làm thế, sợi bún vừa tơi, không bị dính trong lúc xào và cũng không bị nát. Tẩy vị đắng mật cá Lúc mổ cá nếu không may làm vỡ mật cá, dịch mật ngấm vào thịt sẽ làm thịt bị đắng. Dùng một ít rượu trắng thoa lên chỗ thịt cá bị mật bám, sau đó vài phút rửa lại cá bằng nước lã, mật sẽ đi hết và cá không bị đắng nữa. Rửa tay dính nhựa mít Khi ăn mít, nhựa mít dính vào tay rất khó rửa sạch. Có vài cách sau giúp bạn rửa sạch: Cho tay vào gạo xát đều, cám gạo sẽ giúp tay bạn sạch nhựa mít hoặc dùng dầu hỏa, dầu ăn xoa đều vào tay rồi rửa tay thật sạch để tránh mùi khó chịu. Tẩy sạch vết trà Lỡ tay để vết trà dính vào quần áo, khăn ăn, bạn hãy dùng lòng đỏ trứng, xát mạnh vào vết bẩn rồi giặt lại bằng nước ấm cho thật sạch. Lúc khô, những vết bẩn khó chịu đó sẽ không còn nữa. Rửa chai lọ Chai, lọ có miệng hẹp muốn rửa sạch rất khó. Bỏ vào chai, lọ một chút bã cà phê, cho thêm chút nước vào xúc mạnh, rồi rửa lại bằng nước sạch, những vết bẩn biến mất và chai lọ sẽ sạch như mới. Tổng hợp: Ngọc Minh Nguồn: hoilhpn ST: Thu Hiền
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp Em mới học được một mẹo rất hay: Biến quả trứng thành hình trái tim. Hay lắm nhé! - Chuẩn bị: + Trứng gà (đã luộc chín) + Giấy bìa + Đũa + Giây chun - Thực hiện: + Cắt giấy bìa thành hình chữ nhật rồi gập đôi lại. +Cho trứng vào giữa tờ giấy bìa và đặt chiếc đũa lên trên. +Rồi dùng dây chun buộc chặt 2 đầu. Mình dùng lực để cho chiếc đũa ấn xuống thành khe nhưng đừng làm vỡ trứng đấy +Tiếp theo, dùng 2 tay ép chặt 2 bên tấm bìa để quả trứng giống hình trái tim hơn +Chờ khoảng 10phút. Sau đó, tháo từ từ dây chun ra. +Cắt đôi quả trứng ra thì mới thấy hình trái tim rõ rệt nha! +Đẹp chưa! Cái này mà làm tặng ông xã thì hết ý Chúc các mẹ thành công!
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp Mẹo chế biến nước hầm xương ngon Để có nồi nước hầm xương thơm ngon không chỉ đơn giản là mua xương về hầm và lọc lấy nước. Nước hầm xương là một nguyên liệu không thể thiếu cho những món ăn đòi hòi phải có nước như súp, canh hay lẩu… Cách chế biến nước hầm xương thông thường của các bà nội trợ chỉ đơn giản là mua xương về hầm và lọc lấy nước. Thật ra, để có một nồi nước hầm xương thơm ngon và giàu dinh dưỡng không đơn giản chỉ có vậy. Bạn phải biết cách lựa chọn loại xương và thịt phối hợp cùng với một số loại rau, củ và gia vị để tạo ra mùi vị đặc trưng, phù hợp với món ăn mà mình dự định chế biến. Một số bí quyết sau đây sẽ giúp bạn nấu được nồi nước hầm vừa ý. Thời gian hầm sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của chiếc nồi hầm và lượng nước mà bạn đã cho vào nồi. Cần chọn nồi to đủ để nước ngập hết những nguyên liệu bên trong. Trong quá trình lọc lấy nước hầm, bạn phải nếm thử, nếu cảm thấy mùi vị chưa ngọt và đậm đà thì có thể tiếp tục đun cho đến khi nước hầm đặc hơn, vị ngọt hơn. Khi nước hầm xương đã nguội hẳn, bạn lọc lại bằng rây một lần nữa và bảo quản chúng trong tủ lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể rót nước hầm xương vào những khay đá lớn và để đông lạnh. Chúng sẽ đông đặc như những viên kẹo hoặc mứt dẻo. Khi chế biến món ăn, bạn chỉ cần lấy đủ số lượng viên nước hầm xương theo nhu cầu sử dụng, phần còn lại tiếp tục giữ đông để dùng dần. 1. Một số loại nước hầm xương phổ biến - Nước hầm xương màu nâu: Để làm loại nước hầm này, bạn có thể dùng thịt bê, bò chọn loại có nhiều xương. Cho thịt vào khay quay lớn, ướp vào thịt 2 củ hành lột vỏ và băm nhuyễn. Quay thịt trên lò nóng trong khoảng 1 giờ cho đến khi thịt chín vàng và ngả màu nâu. Tiếp tục cho phần thịt và hành đã vàng vào một chiếc nồi lớn và đổ nước ngập thịt. Cho thêm vài củ cà rốt đã gọt vỏ, 2 nhánh cần tây, một chút tiêu, 2 lá nguyệt quế, một ít húng tây và mùi tây. - Nước hầm gà: Thịt gà sống nguyên con hay phần xương và cánh gà đều phù hợp để nấu nước hầm. Ngoài ra, thịt gà đã quay chín cũng có thể dùng được. Thịt gà, sau khi cho vào nồi sẽ được nấu cùng với hành, tỏi, cà rốt, cần tây, tiêu đen, nguyệt quế và mùi tây. 2. Kỹ thuật nấu Đun nồi nước hầm với lửa to cho đến khi sôi thì hạ lửa riu riu. Dùng vợt hớt lớp váng bọt phía trên, thời gian nấu từ 2 đến 3 giờ tùy thuộc lượng nước hầm xương bạn muốn nấu. Trong quá trình hầm, cần thường xuyên nếm thử nước hầm để kiểm tra hương vị, nếu thấy nước hầm đã đậm đà, bạn có thể kết thúc quá trình nấu. 3. Cách lọc nước hầm xương Để lọc sạch nước hầm, hãy dùng rây lược hết phần nước hầm đã nấu. Chú ý hớt lớp chất béo nổi trên bề mặt. Nếu có thời gian, hãy để cho nước hầm nguội hẳn, đặt chúng vào ngăn mát tủ lạnh và để qua đêm. Ngày hôm sau, bạn sẽ dễ dàng gạn hết lớp chất béo đã đông đặc nằm phía trên. Trong trường hợp không cần dùng nước hầm xương ngay, bạn nên cho vào ngăn đông để bảo quản được lâu hơn, chất lượng của nước hầm sẽ vẫn đảm bảo như bình thường. Nguồn: giadinh.net.vn
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp 10 cách tăng hương vị cho thức ăn Tỏi tây Khi có một công thức nấu ăn cần đến hành, bạn hãy xem xem có thể thay thế nó bằng tỏi tây để tạo ra sự tinh tế, hương vị ngọt ngào và sẽ không lấn át mùi vị món ăn hay không. Màu xanh nhẹ của tỏi tây cũng gợi sự vui vẻ và gợi nhớ đến màu sắc của salad, soup hay món ăn phụ. Hẹ Những cây gia vị là một thứ thay thế hành rất tốt, chúng không có vị cay nồng hay mùi thơm. Có thể sắt nhỏ hay dùng kéo cắt nhỏ ra để cho vào thức ăn, chúng có thể làm tăng hương vị bất kỳ món ăn nào. Thậm chí, một bát khoai tây nghiền cũng sẽ ngay lập tức biến đổi hương vị nhờ hẹ. Pancetta Chỉ cần một ít pancetta (thường được gọi là thịt xông khói Italy) có thể mang lại hương vị vượt quá mong đợi ở một món ăn. Có thể kết hợp pancetta với súp và nước sốt yêu thích của bạn. Quả hạch và hạt Loại thức ăn nhẹ giàu protein này cũng là một thành phần để củng cố hương vị và kết cấu cho món súp và salad yêu thích của bạn. Bạn hãy thử nướng chúng để hương vị càng được gia tăng. Chúng tôi gợi ý hai loại hạt rất tốt là hạt thông và hạt bí đỏ. Quả họ cam quít Các loại chanh có thể làm tăng hương vị các món ăn nhạt nhẽo bằng hương thơm và sự mát lành. Bạn có thể dùng nước chanh, quất bóp với rau, cá và thậm chí là thịt bò thay cho muối để làm tăng thêm hương vị mà không cần thêm muối. Bạn nên sử dụng các loại quả tươi nhất có thể. Gừng Gừng có thể được sử dụng trong rất nhiều món ăn, từ món xào tới món kem lạnh hay món gà… Đây là loại thực phẩm tươi mát, thơm và tốt cho tim mạch. Các loại quả mọng Tươi, hầm hoặc sấy khô, Các hương vị ngọt và chua của các loại quả như đào, mơ, nam việt quất và anh đào bổ sung cho món ăn sự ngọt ngào và ngon miệng. Bạn có thể sử dụng các loại quả này khi chúng tươi hoặc được hầm hay sấy khô. Salsa Nếu bạn thích gia vị không béo thì sốt salsa của Mexico rất thích hợp. Bạn có thể sử dụng sốt này với trứng, rau quả hoặc các loại thịt. Nước xuýt Các món ăn nấu với nước xuýt ngay tới trẻ con cũng rất thích. Bạn có thể nấu rau với nước xuýt từ nước gà luộc hay thịt lợn luộc, bạn sẽ có một nồi rau ngon, hơn là bạn chỉ nấu mình rau. Nước cốt dừa Hương vị miền nhiệt đới của nước cốt dừa sẽ khiến nhiều người hài lòng với sự thơm ngon ngọt ngào của nó. Bạn có thể dùng nước cốt dừa khi nấu nướng thay cho nước sôi hoặc một số nước khác, nhất là với các món ăn tráng miệng. Theo Đẹp
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp Mẹo làm ốc sạch Có rất nhiều cách để làm ốc mau sạch, bạn có thể tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây: 1. Ngâm ốc Nước vo gạo là một trong những cách ngâm ốc truyền thống: rửa ốc, đổ nước gạo vào ngâm qua đêm, sáng hôm sau ốc sẽ tự nhả sạch bùn đất và nhớt. Muốn ốc mau sạch hơn, bạn chỉ cần cho thêm vài trái ớt (hoặc một ít ớt bột) vào nước ngâm ốc. Theo phản xạ tự nhiên, khi gặp cay, ốc sẽ nhả sạch bùn và nhớt ra ngoài. Với cách này chỉ cần ngâm ốc từ 3 - 4 giờ là được. Ngoài ra bạn có thể giã nhỏ lá chuối ngự (rất chát) hòa với nước lọc, dùng nước này ngâm ốc trong 3 giờ, cứ mỗi giờ thay nước một lần, ốc sẽ nhả đất và nhớt nhanh hơn hai cách trên. 2. Làm ốc Làm ốc sống: Nếu nấu ốc bung bạn có thể đập vỡ thân ốc, rồi lấy phần ruột ốc dễ dàng. Với món ốc nhồi thì không nên đập bể đuôi hay thân ốc, làm như thế khi nhồi ốc vào hấp, nước ngọt sẽ chảy ra hết. Bạn hãy cạy miệng ốc, dùng ngón tay đẩy ruột ốc vào trong, rồi cầm con ốc vẩy mạnh, ruột ốc sẽ rơi ra, rửa lại với nước cho sạch. Làm ốc chín: Làm ốc chín rất dễ, chỉ cần luộc trong khoảng 2 phút để miệng ốc bung ra, sau đó dùng que nhọn khều ruột ốc ra ngoài. 3. Luộc ốc Với món ốc luộc bạn không cần phải cho thêm nước vào, ốc vẫn có thể chín. Bởi ốc sẽ tự tiết ra nước trong quá trình nấu. Muốn cho ốc thơm và đậm đà nên thả vào nồi vài lát gừng, lá chanh, lá bưởi, củ sả và một chút muối.
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp em có thêm kinh nghiệm làm lông gà lông vịt sạch (với trường hợp mua gà vịt làm sẵn ở ngoài về áp dụng cũng đc nhé) lấy quất cả vỏ, bóp nát ra hòa chung với chậu nứoc sạch rồi nhúng cả con gà/vịt vào rửa, rất sạch, mà lại hết mùi hoi. Em có cảm giác sạch hơn dùng muối ý. Cách này mẹ chồng em làm từ lâu rồi, mới học dc của bà. Hồi xưa toàn dùng muối để xát.
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp Mẹo tẩy rửa vật dụng trong nhà bếp Thay vì phải sử dụng những dung dịch tẩy rửa đắt tiền, bạn có thể lau chùi, làm sạch các vật dụng trong bếp bằng các nguyên liệu sẵn có như chanh, giấm, bột baking soda, muối… Những chất tẩy rửa từ tự nhiên này rất hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Hãy tham khảo một số bí quyết chùi rửa các vật dụng thường gặp trong bếp dưới đây: 1. Thớt Để tẩy sạch mùi hành, tỏi hoặc cá còn vương trên thớt, hãy cắt đôi quả chanh và chà lên bề mặt thớt. Trộn hai muỗng canh thuốc tẩy dạng lỏng vào một chiếc thau (chậu) chứa nước ấm, ngâm chiếc thớt cũ của bạn vào trong nước. Sau đó, rửa thớt lại bằng nước sạch vài lần với nước ấm. Chiếc thớt cũ sẽ trông như mới. 2. Xoong nồi Muốn làm sạch vết thức ăn bị cháy trong nồi, trước hết bạn cần cạo sơ lớp thức ăn cháy (hết mức có thể). Sau khi cạo xong, đổ nước lạnh vào đầy nồi, cho thêm ½ chén muối vào và ngâm qua đêm. Ngày hôm sau, đặt nồi lên bếp và đun sôi, để nước trong nồi sôi nhẹ khoảng 15 phút rồi tắt bếp, đợi cho đến khi nước nguội mới đổ nước ra ngoài và tiếp tục vệ sinh nồi như bình thường vì lúc này lớp thức ăn bị cháy khét đã tan rã một cách nhẹ nhàng. 3. Tủ lạnh Hãy lau chùi phần bên trong của tủ lạnh bằng giấm và nước để ngăn ngừa nấm mốc. Nên chú ý giữ cho hệ thống điện ở phía sau tủ lạnh luôn sạch sẽ và không bị bám bụi. Phải ngắt điện cho tủ trước khi tiến hành vệ sinh, lau chùi. Một cục than đặt trong tủ đông chính là cách giúp bạn khử hết mùi hôi cho tủ. Đối với các loại tủ đông không đóng tuyết, bạn có thể trộn ½ chén cồn với một nồi nước ấm và dùng chúng để lau tủ. Cồn làm tan hết các các lớp đá nhỏ còn bám dính trong tủ và sẽ nhanh chóng bay hơi nên bạn sẽ không cần phải đợi cho đến khi tủ khô. Tiếp tục dùng miếng bọt biển lau sạch những vết bẩn. Sau khi rã đông tủ có đóng tuyết, hãy xịt vào tủ một ít cồn hoặc dầu thực vật. Biện pháp này giúp bạn rã đông tủ nhanh hơn vào lần tiếp theo. 4. Bồn rửa chén Nếu lỗ thoát nước trên bồn rửa bị tắc do có quá nhiều dầu mỡ bám vào, bạn có thể đun sôi một ấm nước và đổ vào bồn (chú ý cẩn thận với nước sôi). Tiếp tục đổ thêm 1 chén giấm và 1 chén bột baking soda vào bồn. Khoảng 15 phút sau, chiếc bồn rửa của bạn sẽ hết bị tắc. Để chùi những vết bẩn cứng đầu bám trên bồn rửa, bạn có thể dùng cồn hoặt dầu trộn xà lách để lau chùi. Tiếp tục đánh bóng và làm sáng chiếc bồn inox bằng giấm. Muốn tẩy mùi tanh của hải sản còn vương trên bồn rửa, hãy rót nước ấm vào đầy bồn, cho thêm một chút giấm vào nước và ngâm cho đến khi nước nguội thì mới xả hết nước. Chắc chắn, bồn rửa sẽ không còn mùi tanh nữa. Chúc các bạn thành công!
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp Mẹo chữa đáy nồi cháy đen Bạn mải làm việc khác nên nồi thức ăn trên bếp cháy khét. Bạn đã cạy bỏ thức ăn hỏng và rửa kỹ nồi, nhưng đáy vẫn đen sì. Làm sao bây giờ? Hãy tham khảo một số mẹo vặt dưới đây: - Xếp lên đáy nồi các lớp chanh tươi cắt lát, đổ nước xâm xấp rồi đun sôi. Hạ nhỏ lửa, dùng cái thìa ấn vào các miếng chang để cọ đáy nồi cho đến khi các vết đen bong ra, sau đó rửa sạch lại. Cũng có thể tắt bếp, để nồi qua đêm mới rửa để tăng khả năng tẩy. - Cho một nắm vỏ táo vào nồi, thêm nước và đun sôi liu riu trong 40 - 50 phút rồi rửa. Muối, chanh, dấm... có thể giúp tẩy vết cháy ở đáy nồi. - Rắc lên đáy nồi nắm muối và rót vào chút dấm, để trong một vài giờ (có thể lâu hơn tùy mức độ cháy) rồi nhẹ nhàng rửa sạch. - Đổ dấm vào nồi, thêm nước, đun trong khoảng 30 phút, các vết cháy cũng bong ra. Nhớ mở vung trong quá trình đun. Nếu vết cháy nặng, sau khi đun bạn có thể nhắc nồi xuống để qua đêm mới cọ. - Trộn bột vài thìa canh bột nở (baking soda) với ít nước, cho vào nồi bị cháy, đun sôi rồi để lửa nhỏ trong 20 - 30 phút. Các vết cháy sẽ bong ra. Sau đó bạn nhẹ nhàng cọ kỹ đáy nồi để làm sạch những vết đen còn lại. - Cách đơn giản nhất: Vào siêu thị mua một lọ chất tẩy đa năng cực mạnh, cho một ít vào đáy nồi rồi dùng miếng rửa bát chà nhẹ tỉ mỉ cho đến khi sạch.
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp Mẹo chữa đáy nồi cháy đen Bạn mải làm việc khác nên nồi thức ăn trên bếp cháy khét. Bạn đã cạy bỏ thức ăn hỏng và rửa kỹ nồi, nhưng đáy vẫn đen sì. Làm sao bây giờ? Hãy tham khảo một số mẹo vặt dưới đây: - Xếp lên đáy nồi các lớp chanh tươi cắt lát, đổ nước xâm xấp rồi đun sôi. Hạ nhỏ lửa, dùng cái thìa ấn vào các miếng chang để cọ đáy nồi cho đến khi các vết đen bong ra, sau đó rửa sạch lại. Cũng có thể tắt bếp, để nồi qua đêm mới rửa để tăng khả năng tẩy. - Cho một nắm vỏ táo vào nồi, thêm nước và đun sôi liu riu trong 40 - 50 phút rồi rửa. Muối, chanh, dấm... có thể giúp tẩy vết cháy ở đáy nồi. - Rắc lên đáy nồi nắm muối và rót vào chút dấm, để trong một vài giờ (có thể lâu hơn tùy mức độ cháy) rồi nhẹ nhàng rửa sạch. - Đổ dấm vào nồi, thêm nước, đun trong khoảng 30 phút, các vết cháy cũng bong ra. Nhớ mở vung trong quá trình đun. Nếu vết cháy nặng, sau khi đun bạn có thể nhắc nồi xuống để qua đêm mới cọ. - Trộn bột vài thìa canh bột nở (baking soda) với ít nước, cho vào nồi bị cháy, đun sôi rồi để lửa nhỏ trong 20 - 30 phút. Các vết cháy sẽ bong ra. Sau đó bạn nhẹ nhàng cọ kỹ đáy nồi để làm sạch những vết đen còn lại. - Cách đơn giản nhất: Vào siêu thị mua một lọ chất tẩy đa năng cực mạnh, cho một ít vào đáy nồi rồi dùng miếng rửa bát chà nhẹ tỉ mỉ cho đến khi sạch.
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp Bí quyết chế biến caramel thơm ngon Để có món caramel thơm ngon, bạn cần chú ý một số điều 1. Lựa chọn loại đường * Bạn có thể chọn bất kỳ loại đường nào để nấu caramel như đường trắng, nâu hay đỏ… * Tùy từng loại đường mà mùi vị và màu sắc của caramel sẽ khác nhau. * Thông thường, loại đường nâu nhạt, chưa tẩy trắng, sẽ cho hương vị thơm ngon hơn. http://www.*********/upload/1-2011/images/2011-03-26/1301107186-caramel.jpg Bí quyết chế biến caramel thơm ngon 2. Kỹ thuật nấu * Cho đường và nước vào trong chiếc nồi có kích cỡ trung bình (khối lượng đường sẽ phụ thuộc nhiều vào lượng caramel mà bạn cần dùng) đun nóng với lửa vừa. * Lắc nhẹ nồi để đường tan hoàn toàn. * Tiếp tục đun sôi cho đường tan chảy và chuyển sang màu nâu. Không khuấy nước đường trong khi nấu. * Rót caramel đã tan chảy vào dụng cụ đựng có sẵn một ít nước lạnh (nước lạnh sẽ làm ngừng quá trình chuyển màu của đường). Để tạo hương vị cho caramel, có thể cho thêm bơ hoặc vài giọt nước chanh. Nếu caramel mềm quá nhanh, bạn hãy rót vào chút nước và khuấy đều. Nếu caramel đông lại thành cục, bạn có thể đun lại. Bí quyết chế biến caramel thơm ngon, Bếp Eva, Meo che bien caramel, meo che bien caramel ngon, caramel ngon, che bien caramel, meo hay, bep eva Càng nấu lâu, caramel càng sậm màu và có vị đắng nhiều hơn. * Càng nấu lâu, caramel càng sậm màu và có vị đắng nhiều hơn. Do đó, cần điều chỉnh thời gian nấu thích hợp với mục đích sử dụng của bạn. Caramel có màu vàng nhạt thường được dùng cho các loại bánh ngọt và bánh nướng, màu hổ phách dùng để trang trí cho lớp mặt trên của bánh. 3. Hương vị của caramel Bạn có thể sáng tạo hương vị cho caramel bằng nhiều nguyên liệu dưới đây: * Gia vị: Vani, quế, gừng, đinh hương. Trộn loại gia vị yêu thích chung với đường trước khi nấu caramel. Đối với vani, chỉ sử dụng hạt của trái vani. * Trái cây: cam, bưởi hay những loại trái cây khác của xứ nhiệt đới. Nếu muốn tạo lớp caramel có màu nhạt, hãy tắt bếp và cho nước ép hoặc phần thịt đã được nghiền nhão của trái cây vào caramel, sau đó tiếp tục đun lại cho đến khi hỗn hợp caramel trái cây đặc lại. * Hoa: hồng, lài… Cho nước ép từ hoa hoặc loại si-rô có mùi hương hoa này vào nước caramel có màu nhạt và đã nguội. * Thảo dược: húng tây, hương thảo… Có thể trộn một ít thảo dược vào đường trước khi nấu caramel hoặc dùng loại trà được chế biến từ thảo dược. * Các sản phẩm từ sữa: bơ, nước kem sữa hoặc sữa… Đun chảy bơ với lửa nhỏ rồi cho thêm đường vào và khuấy đều để có được lớp caramel mịn màng. Đối với nước kem sữa hoặc sữa, trộn đều với đường trước khi nấu caramel. * Những thành phần khác: giấm thơm, cà phê, sô-cô-la, quả phỉ. Cho vào nước đường trước hoặc trong quá trình nấu. 4. Một số bí quyết để caramel thơm ngon * Sử dụng nồi thật sạch để nấu caramel. * Nếu sợ đường bị cháy, hãy cho thêm một ít nước so với liều lượng bình thường. Nhỏ vài giọt nước chanh vào nước đường trước khi nấu sẽ giúp ngăn ngừa caramel không bị chảy mềm và vón cục. * Cần giữ nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nấu.
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp Bí quyết nướng đùi gà ngon Bạn đã thật sự biết nướng đùi gà ngon? Hãy tìm hiểu những kĩ năng sau để có món nướng ngon hơn nhé. Bạn đã thật sự biết nướng đùi gà ngon. Chắc chắn rằng không thể tránh khỏi trường hợp, phần ra bên ngoài đã chín, thậm chí là cháy mà phần thịt bên trong vẫn còn sống, đỏ. Hãy tìm hiểu những kĩ năng sau để có món nướng ngon hơn nhé. 1. Mua và ướp đùi gà ít nhất 2 giờ trước khi nướng chúng. Cho dầu lên giá nướng trước để chống dính và bật bếp hơ giá ở nhiệt độ cao cho nóng già. 2. Đặt thịt ở trung tâm bàn nướng, nướng 2-3 phút cho mỗi bên, rồi lại lật đổi bên kia. Sau 10 phút lại mở nắp và choi thêm dầu ăn lên gà, đóng nắp và lại nướng trong vòng 5 phút như thế. Chỉ cần chú ý những thao tác trên là bạn đã có một món gà nướng ngon tuyệt hảo rồi đấy 3. Mở nắp và lật thịt, đóng nắp và tiếp tục nướng trong vòng 15 phút. Tiếp tục mở nắp và cắt một đường nhỏ quanh phần dày nhất của đùi gà, sau đó kiểm tra vết cắt để đảm bảo gà đã chín, không có màu hồng của tiết.
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp Các thực phẩm kỵ tủ lạnh Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta có thói quen mua thực phẩm về cất trong tủ lạnh dùng dần. Thực tế, tủ lạnh không thể “bảo hiểm” cho mọi loại thực phẩm luôn tươi ngon. 1. Trái cây nhiệt đới Hoa quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thích ứng kém nhất với nhiệt độ thấp. Nếu giữ các loại trái cây này trong tủ lạnh lâu dễ khiến phần vỏ bên ngoài xuất hiện các chấm nâu, dinh dưỡng bị hao hụt, biến chất. Mặc dù đa số các loại dưa tươi đều có thể giữ ở nhiệt độ 0-4oC trong 1-2 ngày. Nhưng không phải loại trái cây nào cũng thích hợp với cách bảo quản này. Chuối tiêu: nên bảo quản từ 12oC trở lên. Cam quýt: 2-7oC. Nho, hồng…: nếu bảo quản ở nhiệt độ thấp không chỉ làm giảm hương thơm, mà còn khiến lớp vỏ bị đổi màu. Dâu tây, dâu ta…: tốt nhất nên ăn ngày sau khi mua, bảo quản bằng tủ lạnh không chỉ làm thay đổi hương vị, mà còn khiến trái cây dễ bị mốc. 2. Các loại rau nhiều nước Nước trong các loại rau lá thường bốc hơi nhanh bởi vậy nên ăn ngay sau khi mua. Các loại củ quả vỏ dày như khoai tây, cà rốt, bí ngô, bí đao, hành tây…nên bảo quản ở nhiệt độ phòng. Bảo quản cà chua ở nhiệt độ thấp, một phần hoặc cả quả sẽ xuất hiện tình trạng bị dập nát, thậm chí nổi mốc, giảm hương vị tươi ngon. 3. Các loại thực phẩm muối, khô Bánh quy, kẹo, mật ong, dưa muối, các thực phẩm khô…không cần phải bảo quản bằng tủ lạnh. Sô cô la để trong tủ lạnh, bên ngoài dễ biến chất, xuất hiện lớp phấn trắng, không còn hương vị ban đầu. Vì vậy nếu cho tủ lạnh phải bọc kín trong túi nilon. 4. Không để lâu thịt cá Thịt, cá cần được bảo quản lạnh nhưng không nên để quá lâu. Nếu phát hiện thịt đông lạnh có màu vàng, chắc chắn do lớp mỡ đã bị oxy hoá, bạn nhất định phải bỏ đi.
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp Mẹo sử dụng dầu ăn tiết kiệm Một số bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng dầu ăn hiệu quả và tiết kiệm hơn. 1. Lựa chọn dầu theo nhu cầu sử dụng Một chai dầu nành, dầu mè hoặc dầu ô-liu có mức giá vừa phải vẫn đủ “khả năng” giúp bạn đảm đương tốt nhiệm vụ chế biến, nấu nướng các món ăn, từ chiên, xào, kho cho đến các món nước sốt… Điều này cũng có nghĩa là bạn không cần phải sử dụng những loại dầu ăn đắt tiền mà món ăn vẫn thơm ngon như bình thường. Tuy nhiên, đối với những món ăn đòi hỏi mùi vị đặc trưng riêng thì bạn cần phải chọn loại dầu thích hợp để không làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Đây chính là lúc bạn cần đến những loại dầu đặc biệt và hơi đắt hơn so với những loại bình thường như dầu ô-liu nguyên chất… Giải pháp cho vấn đề này chính là chọn một loại dầu đắt tiền dành riêng cho những món ăn đặc biệt và một chai dầu ăn bình thường để dùng cho các món còn lại. 2. Tìm hiểu thông tin về loại dầu định mua Không phải mọi nhãn hiệu đều giống nhau. Do vậy, điều quan trọng nhất khi chọn mua dầu ăn là bạn phải nắm bắt được thông tin về loại dầu định mua. Đó có thể là loại dầu bạn hoặc một người quen đã từng dùng. Tham khảo ý kiến của người bán hàng cũng là cách giúp bạn có được những lựa chọn đúng đắn nhất mà không phải lãng phí tiền cho những loại dầu có thể không cần đến. 3. Hiểu rõ chất lượng và giá trị của từng loại dầu Đừng băn khoăn về giá tiền cao hay thấp. Các nhà sản xuất luôn tìm cách “đánh bóng” nhãn hàng của mình. Đó chính là lý do vì sao một số mặt hàng có giá khá cao trong khi chất lượng lại bình thường như những sản phẩm cùng loại. Dầu ô-liu đắt là vì chi phí nguyên liệu và nhân công để sản xuất ra nó cao hơn so với các loại dầu đậu nành, dầu ngô hay dầu mè… Để chọn đúng sản phẩm theo nhu cầu, bạn cần hiểu rõ được giá trị và chất lượng của sản phẩm. 4. Bảo quản dầu đúng cách Ánh sáng, nước, sức nóng và không khí chính là những “kẻ thù” của dầu ăn, vì vậy, nên để dầu ăn ở những nơi mát và tối (như trong tủ hoặc kệ bếp). Ngoài ra, một số loại dầu ăn còn có những yêu cầu khá đặc biệt. Thí dụ, dầu ô-liu thường dễ bị ô-xy hóa, khiến cho chúng nhanh bị ôi nên hạn sử dụng sẽ ngắn hơn so với các loại dầu thực vật khác. Dầu ô-liu lại bị đông đặc nếu để lạnh. Vì vậy, cách bảo quản tốt nhất chính là để chúng ở nhiệt độ bình thường. Sau khi mở nắp, chỉ có thể dùng được trong vòng sáu tháng. Đối với dầu đậu phộng và dầu vừng, bạn cần bảo quản lạnh trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên, trước khi dùng, phải mang ra khỏi tủ lạnh và đợi cho đến khi dầu tan chảy. 5. Hãy tiết kiệm Một số loại dầu như dầu ngô, dầu đậu nành có thể dùng trong vòng hơn một năm kể từ khi mở nắp. Do đó, nếu mua những loại dầu này với số lượng lớn hoặc chọn những chai có dung tích lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn nhiều so với việc mua từng chai nhỏ. Ngược lại, những loại dầu khó bảo quản như ô-liu, dầu đậu phộng hay vừng thì chỉ nên mua từng ít một để có thể sử dụng hết, vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo chất lượng. 6. Chọn đúng dụng cụ bảo quản Các loại chai được làm từ thủy tinh có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của dầu vì chúng hấp thu các tia tử ngoại. Việc tiếp xúc ánh nắng sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng cho những loại dầu chưa tinh chế như dầu ô-liu. Do vậy, nên cho những loại dầu này vào các loại chai, lọ làm bằng kim loại hoặc thủy tinh đậm màu. Khi chọn mua dầu, bạn cũng nên lựa chọn các loại chai làm từ những chất liệu này vì chất lượng của chúng sẽ được đảm bảo tốt hơn
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín Thời gian bảo quản thức ăn đã nấu chín phụ thuộc loại thức ăn và nguyên tắc chế biến. Nếu thời tiết mát mẻ, các loại thức ăn đã qua chế biến có thể để được từ bốn đến sáu giờ, nhưng vào mùa nóng thì sẽ dễ ôi thiu nếu không bảo quản tốt. Với cơm, tốt nhất vẫn là nấu bữa nào dùng hết bữa nấy. Tuy nhiên, khi phải để lại, cần chú ý không để các loại món ăn khác dính vào phần cơm. Không dùng vá (thìa) xới cơm để múc thức ăn rồi lại xới cơm lần nữa. Cơm dùng xong để chỗ thoáng mát, đậy bằng rổ thưa hoặc cho vào tủ lạnh, ngăn mát. Với các loại thức ăn đã nấu chín, nếu dùng không hết phải để lại thì cách bảo quản tốt nhất là nấu sôi trở lại. Sau đó mở nắp, làm nguội nhanh và cho vào hộp cất vào tủ lạnh. Khi dùng lại các loại thực phẩm này, nên nấu sôi lại lần nữa và không tiếp tục lưu trữ lại lần thứ hai. Không lạm dụng lò vi ba để hâm nóng thức ăn đã qua sử dụng nhiều lần. Trong trường hợp không có điều kiện để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, cần lưu ý: để món ăn trong nồi, chỗ mát mẻ, không để gần bếp lò. Thức ăn nấu xong, ăn ngay. Nếu còn lại, không cho phần còn thừa chung vào nồi. Nếu cần bảo quản, phải nấu sôi món ăn trở lại, sau đó mở nắp cho mau nguội trước khi đem cất. Sau khi đã nấu sôi, không tiếp tục khuấy trộn, đảo thức ăn trong nồi. Vào mùa nóng, thức ăn chưa dùng hết, sau khi đã đun sôi, để chỗ mát, sau sáu giờ cần đun sôi trở lại trước khi dùng. Các món nộm, trộn gỏi làm xong dùng ngay, không để lại quá hai giờ (kể cả nếu được bảo quản trong tủ mát).
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp Mẹo chế biến nước hầm xương ngon Để có nồi nước hầm xương thơm ngon không chỉ đơn giản là mua xương về hầm và lọc lấy nước. Nước hầm xương là một nguyên liệu không thể thiếu cho những món ăn đòi hòi phải có nước như súp, canh hay lẩu… Cách chế biến nước hầm xương thông thường của các bà nội trợ chỉ đơn giản là mua xương về hầm và lọc lấy nước. Thật ra, để có một nồi nước hầm xương thơm ngon và giàu dinh dưỡng không đơn giản chỉ có vậy. Bạn phải biết cách lựa chọn loại xương và thịt phối hợp cùng với một số loại rau, củ và gia vị để tạo ra mùi vị đặc trưng, phù hợp với món ăn mà mình dự định chế biến. Một số bí quyết sau đây sẽ giúp bạn nấu được nồi nước hầm vừa ý. Thời gian hầm sẽ phụ thuộc vào kích cỡ của chiếc nồi hầm và lượng nước mà bạn đã cho vào nồi. Cần chọn nồi to đủ để nước ngập hết những nguyên liệu bên trong. Trong quá trình lọc lấy nước hầm, bạn phải nếm thử, nếu cảm thấy mùi vị chưa ngọt và đậm đà thì có thể tiếp tục đun cho đến khi nước hầm đặc hơn, vị ngọt hơn. Khi nước hầm xương đã nguội hẳn, bạn lọc lại bằng rây một lần nữa và bảo quản chúng trong tủ lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể rót nước hầm xương vào những khay đá lớn và để đông lạnh. Chúng sẽ đông đặc như những viên kẹo hoặc mứt dẻo. Khi chế biến món ăn, bạn chỉ cần lấy đủ số lượng viên nước hầm xương theo nhu cầu sử dụng, phần còn lại tiếp tục giữ đông để dùng dần. 1. Một số loại nước hầm xương phổ biến - Nước hầm xương màu nâu: Để làm loại nước hầm này, bạn có thể dùng thịt bê, bò chọn loại có nhiều xương. Cho thịt vào khay quay lớn, ướp vào thịt 2 củ hành lột vỏ và băm nhuyễn. Quay thịt trên lò nóng trong khoảng 1 giờ cho đến khi thịt chín vàng và ngả màu nâu. Tiếp tục cho phần thịt và hành đã vàng vào một chiếc nồi lớn và đổ nước ngập thịt. Cho thêm vài củ cà rốt đã gọt vỏ, 2 nhánh cần tây, một chút tiêu, 2 lá nguyệt quế, một ít húng tây và mùi tây. - Nước hầm gà: Thịt gà sống nguyên con hay phần xương và cánh gà đều phù hợp để nấu nước hầm. Ngoài ra, thịt gà đã quay chín cũng có thể dùng được. Thịt gà, sau khi cho vào nồi sẽ được nấu cùng với hành, tỏi, cà rốt, cần tây, tiêu đen, nguyệt quế và mùi tây. 2. Kỹ thuật nấu Đun nồi nước hầm với lửa to cho đến khi sôi thì hạ lửa riu riu. Dùng vợt hớt lớp váng bọt phía trên, thời gian nấu từ 2 đến 3 giờ tùy thuộc lượng nước hầm xương bạn muốn nấu. Trong quá trình hầm, cần thường xuyên nếm thử nước hầm để kiểm tra hương vị, nếu thấy nước hầm đã đậm đà, bạn có thể kết thúc quá trình nấu. 3. Cách lọc nước hầm xương Để lọc sạch nước hầm, hãy dùng rây lược hết phần nước hầm đã nấu. Chú ý hớt lớp chất béo nổi trên bề mặt. Nếu có thời gian, hãy để cho nước hầm nguội hẳn, đặt chúng vào ngăn mát tủ lạnh và để qua đêm. Ngày hôm sau, bạn sẽ dễ dàng gạn hết lớp chất béo đã đông đặc nằm phía trên. Trong trường hợp không cần dùng nước hầm xương ngay, bạn nên cho vào ngăn đông để bảo quản được lâu hơn, chất lượng của nước hầm sẽ vẫn đảm bảo như bình thường.
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp 10 cách tăng hương vị cho thức ăn Bạn hãy làm cho bữa ăn đáng nhớ, như một đầu bếp chuyên nghiệp với những thành phần tăng hương vị. Tỏi tây Khi có một công thức nấu ăn cần đến hành, bạn hãy xem xem có thể thay thế nó bằng tỏi tây để tạo ra sự tinh tế, hương vị ngọt ngào và sẽ không lấn át mùi vị món ăn hay không. Màu xanh nhẹ của tỏi tây cũng gợi sự vui vẻ và gợi nhớ đến màu sắc của salad, soup hay món ăn phụ. Hẹ Những cây gia vị là một thứ thay thế hành rất tốt, chúng không có vị cay nồng hay mùi thơm. Có thể sắt nhỏ hay dùng kéo cắt nhỏ ra để cho vào thức ăn, chúng có thể làm tăng hương vị bất kỳ món ăn nào. Thậm chí, một bát khoai tây nghiền cũng sẽ ngay lập tức biến đổi hương vị nhờ hẹ. Pancetta Chỉ cần một ít pancetta (thường được gọi là thịt xông khói Italy) có thể mang lại hương vị vượt quá mong đợi ở một món ăn. Có thể kết hợp pancetta với súp và nước sốt yêu thích của bạn. Quả hạch và hạt Loại thức ăn nhẹ giàu protein này cũng là một thành phần để củng cố hương vị và kết cấu cho món súp và salad yêu thích của bạn. Bạn hãy thử nướng chúng để hương vị càng được gia tăng. Chúng tôi gợi ý hai loại hạt rất tốt là hạt thông và hạt bí đỏ. Quả họ cam quít Các loại chanh có thể làm tăng hương vị các món ăn nhạt nhẽo bằng hương thơm và sự mát lành. Bạn có thể dùng nước chanh, quất bóp với rau, cá và thậm chí là thịt bò thay cho muối để làm tăng thêm hương vị mà không cần thêm muối. Bạn nên sử dụng các loại quả tươi nhất có thể. Gừng Gừng có thể được sử dụng trong rất nhiều món ăn, từ món xào tới món kem lạnh hay món gà… Đây là loại thực phẩm tươi mát, thơm và tốt cho tim mạch. Các loại quả mọng Tươi, hầm hoặc sấy khô, Các hương vị ngọt và chua của các loại quả như đào, mơ, nam việt quất và anh đào bổ sung cho món ăn sự ngọt ngào và ngon miệng. Bạn có thể sử dụng các loại quả này khi chúng tươi hoặc được hầm hay sấy khô. Salsa Nếu bạn thích gia vị không béo thì sốt salsa của Mexico rất thích hợp. Bạn có thể sử dụng sốt này với trứng, rau quả hoặc các loại thịt. Nước xuýt Các món ăn nấu với nước xuýt ngay tới trẻ con cũng rất thích. Bạn có thể nấu rau với nước xuýt từ nước gà luộc hay thịt lợn luộc, bạn sẽ có một nồi rau ngon, hơn là bạn chỉ nấu mình rau. Nước cốt dừa Hương vị miền nhiệt đới của nước cốt dừa sẽ khiến nhiều người hài lòng với sự thơm ngon ngọt ngào của nó. Bạn có thể dùng nước cốt dừa khi nấu nướng thay cho nước sôi hoặc một số nước khác, nhất là với các món ăn tráng miệng.
Ðề: Mẹo nhỏ trong bếp 3 mẹo chọn thực phẩm đóng hộp http://www.*********/upload/1-2011/images/2011-03-17/1300348522-do-hop.jpg Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra một số lợi khuyên hữu ích giúp bạn chọn được thực phẩm đóng hộp tốt nhất cho sức khỏe. "Học cách đọc và hiểu các thông số thành phần trên đồ hộp sẽ giúp người mua hàng tìm tập trung hơn vào thông số dinh dưỡng - điều có lợi nhất cho sức khỏe mỗi người." 1. Tìm thực phẩm đóng hộp nhiều dinh dưỡng Hãy chú ý tới những sản phẩm có ghi "giàu chất xơ", "hàm lượng canxi cao" hay " nguồn cung cấp vitamin C tốt nhất". Những sản phẩm này sẽ cung cấp thêm ít nhất 20% hoặc nhiều hơn lượng chất dinh dưỡng ghi trên bao bì cần cho cơ thể mỗi ngày. Khi trên nhãn hiệu ghi " nguồn cung cấp chính của..." điều này có nghĩa là sản phẩm trên chứa từ 10 - 19 % lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho mỗi người/ ngày. 2. Hạn chế tối đa loại đồ hộp không có lợi cho sức khỏe 3 mẹo chọn thực phẩm đóng hộp, Bếp Eva, Meo chon do hop, meo chon do hop an toan, meo chon do hop tot, meo vat nha bep, meo hay, bep eva Thay vì chọn mua những sản phẩm nhiều chất béo, bạn hãy chọn những loại khác có lợi hơn với cơ thể. Khi trên bìa sản phẩm in chữ "giảm" hoặc "ít hơn", điều này nghĩa là lượng chất, như đường hoặc chất béo, được giảm đi xuống 25%. Sản phẩm này tốt hơn những loại không ghi gì cả. 3. Nhận biết thông số trên bao bì Rất nhiều thực phẩm đóng hộp chứa ít chất béo. Sản phẩm ghi "không béo" sẽ chứa ít hơn 1/2 gram (khoảng 0.5gram). Ngoài ra, những đồ hộp quảng cáo chứa "ít chất béo" cần chứa 3gram hoặc ít hơn nữa lượng chất béo trong sản phẩm. Để giảm lượng chất béo và lượng calo hấp thụ, tốt nhất bạn nên chọn những sản phẩm ghi chữ "không chất béo" hoặc "ít chất béo".