LCM là một thư viện vô cùng phong phú về kinh nghiệm trong mọi lĩnh vực gia đình. Nếu tổng hợp được hết những cái hay thì chắc chắn có thể đem in thành 1 cuốn cẩm nang để từng gia đình tra cứu Ở Topic này , gia đình Zĩn ko có tham vọng đó - mà chỉ mong muốn mỗi mẹ, mỗi bố vào đây đóng góp 1 vài mẹo nhỏ mà mình đã áp dụng thành công để nuôi nấng , uốn nắn con cái. Tất tần tật từ việc cho con ăn, dạy con học cho đến đóng bỉm, cuốn tã sao cho hiệu quả. v.v v.v Rất mong được sự ủng hộ nhiệt tình của các bố , các mẹ.
Cảm ơn gia đình Zĩn đã mở ra một topic hấp dẫn. Mẹo nhỏ của mình trong việc giúp con ăn uống: Hãy để con ăn theo nhu cầu. Mẹo nhỏ trong việc tập ngồi bô cho con: Hãy để khi cả con và bố mẹ sẵn sàng Mẹo nhỏ khi muốn con dọn đồ chơi: Biến giờ dọn đồ chơi thành một trò chơi thú vị. ....
[Mẹo nhỏ trong việc tập ngồi bô cho con: Hãy để khi cả con và bố mẹ sẵn sàng hien oi ,giai thich them de^,me chau chua hieu ,co nghia ca nha cung san sang ngoi bo a' :shock: :shock: :shock:
Zĩn nhà em bắt đầu sang tháng thứ 6 rất lười ăn , lại còn hay thích gặm linh tinh nữa. Em quết bột vào đầu ngón tay , vào mẩu bánh mỳ nhỏ cho con gặm. Như vậy là thoả mãn đc cả nhu cầu của con lẫn mẹ 8) ... Còn ai có mẹo gì nữa ko ạ
Nhà mình thì hồi trước con bé ko chịu uống sữa thế là mỗi khi cho bé uống mình làm luôn 2 cốc 1 cốc cho bố 1 cốc cho bé còn mẹ thì ngồi đếm từ 1-10 bảo 2 bố con thi nhau, thế là giờ theo thói quen tối là cứ bảo mẹ ơi uống sữa ( vì lúc nào bé cũng thắng bố nên nó rất thích).Thế là ko những con chăm uônga sữa mà bố cũng phải chăm theo :lol: :lol:
Sorry vì để mẹ thucanh chờ. Hôm qua post bài mà mạng bị lỗi nên không gửi được. Con sẵn sàng: Bé có các dấu hiệu sẵn sàng ngôi bô, coi việc ngồi bô là thoải mái và hứng thú. Bố mẹ sẵn sàng: Bố mẹ không gây sức ép cho con vì không có thời gian hay bố mẹ cũng cảm thấy căng thẳng với việc con ngồi bô. Nếu bố mẹ khiến bé căng thẳng, bé sẽ "nhịn". thêm nữa nhé: Nếu muốn bé cất dọn đồ chơi, mọi người thử cất đồ chơi lên cao 1 hoặc 2 ngày xem sao hoặc có thể thử đưa một món đồ chơi ra thùng rác. Chắc sẽ hiệu quả hơn lời nói.
Đối với những bé ưa nịnh (như bé nhà tớ), mẹ chuẩn bị 1 tập Phiếu Bé Ngoan (giống ở trường mầm non). Và thưởng ngay cho bé khi bé làm việc tốt (kể cả ... đi bô).
Gợi ý của Mẹ Zin là một ý tưởng rất hay - Bản thân tôi cũng từng "thu gom" các kiến thức, suy nghĩ của các bố mẹ trong forum để dành làm của - Nhưng cũng mới chỉ gom được một số bài hay ý kiến mà mình có nhu cầu xem thôi - còn cả 1001 "mặt vẹo" trong chuyện nuôi con thì chưa làm được, vì việc này mất thì giờ lắm - Nhưng nếu có bác nào tương đối rỗi rảnh, cứ tích góp được ít nhiều, gửi về cho tôi, tôi sẽ sắp xếp lại - retoucher cho nó gọn gàng lại và thành các file theo từng chủ đề ( TD : Chuyện ăn uống - chuyện bầy trò chơi ... ) rồi sẽ mail trả lại - hay cho ai có nhu cầu - Rồi đến khi đã tích luỹ được kha khá các kinh nghiệm thực tế rồi sẽ có thể nghĩ đến chuyện in sách và phổ biến cho các bố mẹ thành những tập cẩm nang " Made in web LCM - VN " thì thật là thú vị đấy !
Ý kiến của bác Lê Khanh rất tuyệt vời ạ. Bác có mẹo nhỏ nuôi dạy con cái để chia sẻ với mọi người ko ạ?
Tớ có một mẹo nhỏ nếu các mẹ có con sợ mưa, sấm chớp nhé. Bé nhà tớ đầu tiên thấy mưa to, sấm chớp là bắt bố mẹ đóng hết cửa rồi nhảy vào lòng mẹ ngồi khóc thút thít vì ....sợ. Tớ nghĩ ra một cách khá thành công ngay lần đầu. :lol: đó là kể cho con một câu chuyện (hoàn toàn tự bịa)mà nhân vật là cây, mưa, chớp, sấm.. Câu chuyện thế này: Bạn cây cả ngày dong chơi ngoài nắng nên tối về mới khát nước, nên bạn ấy nhờ bạn sấm gọi bạn mưa đến. Nên vừa đi đường bạn sấm vừa kêu ùng ùng để gọi bạn mưa. Trời tối quá bạn sấm khôgn biết tìm bạn mưa ở đâu để về cho bạn cây uống nước nên nhờ bạn chớp (con em gọi là đèn mưa :lol: ) chỉ đường. May quá nhờ có bạn chớp chỉ đường nên bạn mưa dễ dàng tìm đường đến với bạn cây... Và tớ mở bắt đầu từ cửa sổ sau đó cửa chính để Tí Bông nhìn ra ngoài trời mưa. Bé rất thích. Và từ đó mỗi khi mưa bé lại đòi mẹ kể chuyện và chạy lại cửa sổ để xem có bạn mưa, bạn sấm và bạn chớp ko. :lol:
Một mẹo nữa... về ăn uống muốn cho bé ăn một món gì mà thường các bé khác K thích ăn. Hãy quên đi đó là món trẻ con không ăn VD: hành, rau thơm... Mẹ Mi bảo Mi: Mi ơi, hành này, ngon lắm, ăn đi con (chứ không phải là "ăn không con?") Mi ăn ngon lành, cả hành lá và hành tây :lol: Lại còn cứ thấy ai bảo hành là đòi ăn nữa chứ... :lol: :lol: Mi có 1 chị họ không ăn được cá, K ăn được hành... Lên chơi với Mi, mẹ Mi làm món cá sốt có hành, và bảo: "thịt lơn sốt lá thơm đấy, Giang ăn đi" bé Giang(7 tuổi) ăn ngon lành, về bảo mẹ :"Mẹ ơi, con thích thịt lợn lá thơm"
=> rút ra 1 điều, phần lớn nhận thức của trẻ về THích và không thích... đôi khi do môi trường mà người lớn tạo ra... Hãy khuyến khích con trẻ ăn uống...
Câu chuyện mẹ Tí Bông kể hay quá. Bố cháu còn mê này Ngày trước Bố Zĩn có đọc 1 quyển sách nào đấy, Người ta khuyên đại ý 1 điều là - đừng bao giờ để người khác chọn có hoặc không - mà hãy để người ta chọn thế này hay thế kia. Nếu đem áp dụng cho con trẻ trong vịêc ăn uống thì cũng giống trường hợp Mẹ Mi. Thay vì hỏi con " Có ăn sữa chua hay ko? " thì hãy hỏi " Con ăn sữa chua hay ăn táo ? " đặc biệt hiệu quả khi bé ghét táo
Ôi, mình đã áp dụng chiêu này với thằng cu nhà mình rồi. Con trả lời: Con không thích ăn gì sất cả (giọng Hưng Yên của bác giúp việc) :lol: .
Phỗng nhà em cũng rất hay sợ sấm (do BN hoặc mọi người hay dọa), nên mỗi lần thấy sấm chớp thì rất sợ và khóc, khi bố cháu hoặc mẹ cháu ở nhà thấy sấm chớp mẹ cháu toàn đứng ra cửa (mặc dù trong lòng cũng sợ sét) và bảo: mẹ bắt sấm cho vào túi cho con chơi, vài lần như thế là bé không sợ nữa. Nhưng bây giờ cu cậu lại lo cho bố mẹ khi trời mưa mà chưa đi làm về vì sợ mưa ướt hết và đòi mang áo mưa cho bố, ô cho mẹ (chuyện xuất phát từ việc mẹ cháu nhờ bố cháu mang áo mưa cho mẹ cháu khi trời mưa) - mẹ cháu giải thích rất nhiều lần là lúc nào đi làm bố mẹ cũng mang áo mưa, ô đi làm con không phải lo nhưng em thấy BN bảo cháu vẫn khóc khi trời mưa - làm thế nào bây giờ ạ.
@ Bố Zĩn: Cảm ơn bố Zĩn đã quá khen. Không hiểu sao bé Tí Bông nhà em cứ thích mẹ kể chuyện (mà hoàn toàn là bịa) nhất là trước khi đi ngủ. Nên túm được sở thích này em toàn gán những nhân vật và cốt truyện gần với suy nghĩ của con làm giảm tính sợ sệt về một việc gì đó: sấm chớp, con sâu, ma.... hoặc làm tăng tính tự giác của con: tự đánh răng, tự mặc quần áo... hoặc là giảm những tính... xấu của bé: khóc nhè, đòi mua quà vặt, ngủ dậy muộn, nhõng nhẽo.... Và các nhân vật được bịa ra rất gần gũi với bé, chẳng hạn bạn cánh cam, bạn nhện, bạn sâu, bạn chim, bạn gà con, bạn gấu v.v với thiên nhiên là bạn cây, bạn sấm, bạn chớp,bạn mưa, bạn nắng.... :lol: . :lol: @ nguyentranlananh: Điều đầu tiên em không bao giờ làm với con em là dọa dẫm hay gán ghép với các nhân vật như ông ba bị, ông sấm, ma... khi con khôgn chịu ăn hoặc lúc con không nghe lời. Vì như thế con sẽ có cảm giác sợ sệt khi nhắc đến những nhân vật này. Kể cả bà nội hoặc bất kỳ ai làm như thế em cũng có biện pháp góp ý :lol: Có lẽ vì thế mà Phỗng nhà chị sợ khi nghe tiếng Sấm. Giờ chị thử làm giống em xem, nhưng chỉ khác một điều, kể chuyện này cho con khi chưa có mưa và sấm. Đặt nhân vật Sấm là người hùng cho đúng tâm lý bé trai... hì hì... sau đó đến hôm có sấm và mưa chị mở hé cửa sổ chỉ cho con thấy bạn Sấm đang đi trên trời như thế nào, bạn mưa đang hát ra sao v..v... rồi dần dần mở cả cửa chính để hai mẹ con cùng nghe... Hy vọng Phỗng nhà chị sớm quen với Sấm và mưa và thích nghe kể chuyện về sấm như chị Tí Bông :lol:
@ Mẹ Tí Bông: Phỗng nhà em bây giờ thì không sợ sấm nữa rồi chị ạ, nhưng lại sợ trời mưa bố mẹ không về được, bác có mẹo gì bầy giúp em với, em cảm ơn bác . À, em thuộc hội 8X nên bác cứ gọi em là em thôi, bác gọi em là "chị" em ngượng chít
Anh xã nhà em cũng hay nhân cách hoá đồ vật để nói chuyện với con ( mặc dù Zĩn chưa biết gì ) Đề tài , nhân vật thì bao la và phong phú lắm, Bạn Thỏ , bạn Vịt , bạn bóng bay - Bà đèn - có cả 5 bạn dưa chuột nữa cơ Có con xong già đi (về hình thức) nhưng lại trẻ ra vài tuổi (về tâm hồn)- các mẹ nhỉ ???
Bim nhà mình rất thích nghe mẹ kể chuyện trước khi đi ngủ, mà toàn chuyện do mẹ tự sáng tác ra cơ. Mình thường bịa ra những chuyện dựa trên thực tế như đàn gà con nở ra từ trứng như thế nào, đàn ếch sống ở bờ ao như thế nào... Nếu chuyện ngắn quá thì Bim không thích nên các câu chuyện thường phải có nhiều nhân vật ( cả đàn!!) Ví dụ như đàn gà có 10 con, từng con mổ vỏ chui ra khỏi trứng như thế nào. Gà thứ nhất nhảy ra khỏi trứng rồi nói: con chào mẹ ạ, con ra rồi , gà thứ hai nhảy ra khỏi trứng cũng nói: con chào mẹ ạ, con ra rồi .............Cứ như vậy các câu chuyên thường rất dài mà lại rất buồn cười