Thông tin: Mẹo Tưới Cây Giúp Cây Luôn Xanh Tốt

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm sống' bởi vuontuong, 14/6/2016.

  1. vuontuong

    vuontuong Thành viên mới

    Tham gia:
    12/6/2016
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Nước là yếu tố tối quan trọng trong quá trình trồng cây cảnh, rau sạch. Đối với cây trồng, nước quá nhiều hay quá ít đều không tốt, bạn cần có một chế độ tưới cây phù hợp nếu muốn vườn rau sạch, cây cảnh của bạn ngày càng tươi tốt.

    [​IMG]

    1. Không nên tưới cây vào buổi trưa nắng nóng. Bởi ánh nắng mặt trời chói chang và hơi nóng sẽ khiến nước bay hơi nhanh, đất không kịp ngấm nước. Thời điểm để tưới cây phù hợp nhất là vào buổi sáng sớm và tối muộn. Đây là lúc không khí đang dịu mát, nước thẩm thấu vào đất và rễ cây hiệu quả. Hơn nữa, việc giữ cho đất ẩm vào mỗi sáng sớm để giúp cây chống chọi tốt hơn ánh nắng chiếu rọi suốt cả ngày.

    2. Đối với những cây trồng trong thùng xốp, chậu cảnh hay những cây trên giỏ treo cần được tưới nước hợp lý mỗi ngày. Bởi cây trồng trong chậu rễ nông, đất ít nên không giữ được nhiều nước. Vì vậy, bạn cần cung cấp đủ độ ẩm cần thiết để cây phát triển.

    [​IMG]

    Nhờ vào hệ thống tưới nước của Vườn thẳng đứng, bạn không cần phải bận tâm về chế độ nước cho rau

    3. Nếu bề mặt đất quá cứng thì khi tưới nước sẽ không thẩm thấu được nhiều xuống dưới. Với trường hợp này bạn nên xới đất nhẹ nhàng để đất tơi xốp, hút nước nhanh hơn, đặc biệt là phần đất gần thân cây.

    4. Những loại cây trồng trong chậu, hộp xốp cần được tưới thường xuyên hơn. Cây thiếu nước thường có biểu hiện héo, vàng lá, còi cọc. Lúc này bạn cần đều đặn cung cấp lượng nước phù hợp cho cây. Không nên tưới một lúc quá nhiều, đất không thẩm thấu hết sẽ úng thân cây.

    [​IMG]

    5. Những loại nước giàu dinh dưỡng như nước vo gạo, nước rửa rau thậm chí là nước hoa quả đều giúp cây tươi tốt hơn. Đặc biệt chúng ta nên tưới nước cho cây bằng nước đã sử dụng trong bếp vừa tiết kiệm lại vừa tốt cho cây.

    6. Khi tưới cây, đặc biệt là các loại cây cảnh và hoa bạn nên sử dụng bình tưới dạng xịt và phun sương để cây không bị dập nát. Nếu tưới quá nhanh và mạnh bằng chậu hoặc xô thông thường có thể làm trôi chất dinh dưỡng trong đất khiến cây trở nên còi cọc.

    [​IMG]

    7. Tưới nước bằng bình có vòi phun sương giúp cây không bị dập nát và giữ lại được chất dinh dưỡng cần thiết cho đất.

    8. Tùy vào đặc tính của từng loại cây trồng, cung cấp lượng nước thích hợp sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, ra hoa kết trái đúng thời điểm.

    9. Vào mùa khô, cần lưu ý tránh để cho cây trồng khô cạn nước, tưới nước thường xuyên hơn. Nếu có thể bạn nên đầu tư hẳn một bộ tưới nước tự động cho vườn rau sạch, cây cảnh. Hệ thống này giúp bạn tưới cây hợp lý mà lại không tốn công bạn phải tưới hằng ngày, rất thích hợp với những người bận rộn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi vuontuong
    Đang tải...


  2. vuontuong

    vuontuong Thành viên mới

    Tham gia:
    12/6/2016
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Đa số các loài gây hại cây trồng trong nhà đều có thể được kiểm soát dễ dàng nếu bạn phát hiện ra chúng sớm và có biện pháp diệt trừ hiệu quả. Các điểm nấm mốc, lá bị vàng, héo và các lỗ hổng ở lá cây trong nhà chính là những dấu hiệu cho biết chúng không khỏe mạnh. Vườn tường xin mách bạn 4 cách loại bỏ sâu và côn trùng gây hại an toàn nhất cho vườn sau sạch và cây trồng trong nhà.

    [​IMG]

    Trước khi áp dụng các biện pháp diệt trừ côn trùng làm hại cây và vườn rau sạch trong nhà , bạn nên dọn và cắt tỉa hết các lá úa, héo và không tưới nước để phòng trừ côn trùng phát tán theo dòng nước ra các cây và lá khác. Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn môi trường trong nhà, bạn không nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu và côn trùng có chất hóa học độc hại. Cụ thể, bạn nên áp dụng các cách diệt côn trùng an toàn dưới đây mà những người yêu thích trồng cây trong nhà nên biết:

    1. Sử dụng thuốc trừ sâu phù hợp.
    Hãy đọc kỹ nhãn sản phẩm để đảm bảo dùng một lượng thuốc trừ sâu vừa đủ để trừ sâu và côn trùng mà không làm chết cây trồng. Đồng thời, đừng quên đọc kỹ các khuyến cáo để đảm bảo rằng hóa chất thực vật không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

    [​IMG]

    2. Sử dụng thuốc trừ sâu hữu cơ
    Hiện nay, có rất nhiều các loại thuốc trừ sâu hữu cơ được sản xuất rộng rãi. Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc này, như cồn, pyrethrine, xà phòng diệt côn trùng và rotenone vì chúng an toàn hơn thuốc trừ sâu hóa học. Ngoài ra, nếu cây trồng trong nhà của bạn bị nấm, hãy sử dụng bột lưu huỳnh, một loại thuốc diệt nấm hữu cơ vô cùng hiệu quả.

    Hoặc bạn cũng có thể tự làm thuốc trừ sâu thiên nhiên cho vườn rau sạch và cây cảnh trong nhà bằng những gia vị trong bếp như tỏi, ớt,…

    [​IMG]

    3. Diệt côn trùng bằng nước xà phòng loãng
    Khi đã khoanh vùng cây bị nhiễm bệnh, bạn có thể làm dung dịch nước xà phòng loãng với nước ấm để rửa lá cây để diệt côn trùng gây hại. Đây là loại thuốc trừ sâu và côn trùng đơn giản nhất bạn có thể thực hiện an toàn tại nhà.

    4. Làm sạch chậu cây
    Dù bạn đã phun, rửa cây với thuốc trừ sâu và côn trùng nhưng những túi trứng sâu, kén côn trùng vẫn có thể còn tồn tại và sinh sôi tiếp. Để chắc chắn, bạn cần lật các lá để loại bỏ các bọc trứng, túi kén (có thể sử dụng tăm bông nhúng cồn isopropyl để làm chết các bọc trứng, kén kia).
     
  3. vuontuong

    vuontuong Thành viên mới

    Tham gia:
    12/6/2016
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Hoa thiên lý là loại cây thân leo không tua cuốn thường được trồng nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Công dụng của cây hoa này khá nhiều. Đầu tiên được trồng làm giàn vừa để tận dụng bóng mát vừa có thể tận hưởng mùi hương thơm mát của những chùm hoa khi nở. Đặc biệt hoa và lá non của chúng còn được sử dụng để nấu ăn rất ngon và bổ.

    [​IMG]

    Mùa hè này, hãy tự tay trồng thiên lý ngay trên vườn rau xanh tại nhà, sân thượng hay thậm chí là ban công vừa được tận hưởng bóng mát trưa hè vừa có rau sạch dinh dưỡng cho cả gia đình nhé!

    Chuẩn bị đất: Đất trồng thiên lý cũng giống đất trồng rau sạch, bạn chỉ cần chuẩn bị chậu lớn hoặc bồn cây, cứ một lớp xơ dừa thì phủ một lớp đất thịt 10cm.
    Làm giàn: Quá trình làm giàn được thực hiện sau khi chuẩn bị đất xong. Người trồng có thể làm giàn bao toàn bộ diện tích trồng với độ cao 1,6 – 1,7 m.

    [​IMG]

    Giâm cành

    Khi chọn cành để giâm thường bạn nên chọn những dây thiên lý bánh tẻ già thân to và da màu xám. Những dây thiên lý như thế này sẽ cho tỷ lệ đâm chồi cao hơn những dây non và xanh.
    Sau khi đã chọn được những dây thiên lý đạt chất lượng, cắt những dây này thành những đoạn ngắn dài chừng 20 đến 25 cm để thuận tiện cho việc giâm cành.
    Với những đoạn cây giống dùng để ươm này bạn nên chấm hai đầu vừa cắt vào hỗn hợp tro bếp hoặc tàn hương để chúng không bị chảy nhựa sau đó mới đem đi ươm trồng.
    Cắm những cành vừa chuẩn bị vào túi đất. Sau đó phun tưới ẩm cho toàn bộ cành đem giâm vào đất. Lưu ý với những loại túi kín như thế này thì bên dưới bạn nên đục vài lỗ nhỏ để nước có thể thoát và làm thông thoáng đất không bị bí sẽ làm thối cành.
    Sau khi giâm cành thiên lý xuống giá thể đất, bạn vén cao túi lên và buộc lỏng túi lại. Trong môi trường này cây vừa giữ được độ ẩm vừa có độ kín gió để kích thích cành đâm rễ và chồi mới. Để những túi như thế này ở nơi râm mát như dưới gốc cây. Chỉ 1 tuần sau bạn sẽ thấy chúng thay đổi nhanh chóng.
    Sau khoảng một tuần từ lúc được giâm trong giá thể, những cành giâm nào khỏe mạnh nhất sẽ bắt đầu ra rễ và cho ra những chồi non mới từ các đốt trên thân. Mỗi cây con sẽ có một bầu đất riêng biệt để phát triển hoàn chỉnh trước khi đem trồng ra nơi ở mới và làm giàn cho chúng leo.

    [​IMG]

    Tưới nước: Thiên lý là loại cây trồng không chịu tưới nhiều nước, nhưng nếu thiếu nước cây sẽ cằn cỗi, sinh trưởng và ra hoa kém,dễ nhiễm sâu rầy. Ở giai đoạn đầu trồng thiên lý con cần nhiều nước để phát triển bám giàn. Sau khi trồng có thể tưới nước ngày 1-2 lần, sau đó giảm dần vài ba ngày tưới một lần nhưng vẫn phải đảm bảo đủ độ ẩm, nhất là thời điểm cây sắp và đang ra hoa. Có thể tưới theo rãnh dưới gốc và thỉnh thoảng dùng vòi xịt xịt nhẹ lên mặt tán (nhất là những hôm trời nắng nóng) vừa tăng độ ẩm môi trường kích thích bông lý ra nhiều đồng thời có tác dụng rửa trôi bớt bụi bặm, bệnh bồ hóng và các loại rệp, nhện gây hại trên lá.

    Tuy là cây ưa ẩm những lại không chịu được úng ngập do đó sau mỗi trận mưa to bạn nên tiêu úng thoát nước để đất được thông thoáng. Cây sẽ phát triển dần dần và bám giàn. Lúc này bạn sẽ làm giàn cho cây thiên lý leo lên. Một dây thiên lý trưởng thành có thể dài từ 2 đến 3 m.

    [​IMG]

    Tỉa cành: Khi cây nằm trên giàn 50cm mới cho phát triển nhánh, chủ động dẫn nhánh tỏa kín giàn. Tránh để các nhánh quấn quýt vào nhau. Thường xuyên tỉa lá già, ủ rồi bón lại cho cây. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm cắt hết dây nhỏ và lá vào tiết Đông chí để tiêu diêt mầm bệnh và chống rét.
    Khi dây leo lên dàn thì bấm ngọn cho cây phân cành,khi cành phát triển mạnh tiếp tục bấm các ngọn cành để cây phân cành nhiều hơn sẽ cho ra hoa nhiều hơn.

    Nhiệt độ : trồng thiên lý cần phải chú ý tối thiểu là 20 – 350C; chịu rét kém, nhiệt độ không khí dưới 10oC cây sẽ không phát triển.

    [​IMG]

    Diệt trừ sau hại

    Rệp: Với loại sâu bệnh này, người dân phải kiểm tra hàng ngày, nếu ít nên bắt bằng tay, nếu nhiều phải dùng chổi lông quét rệp vào tờ bìa cứng rồi đốt cháy rệp. Khi có nụ, bà con phải kiểm tra xem rệp có chui vào kẽ chùm nụ hay không, nếu có nên dùng tăm nhọn đẩy rệp ra xử lý.
    Nấm đen thường phát triển trên lá và dây hoa thiên lý. Bệnh sẽ làm cho cây chảy nhựa và suy yếu. Người dân có thể phòng nấm đen bằng cách không để lá dày nhiều lớp, hái bớt lá non để ăn, lá già để làm phân. Nếu thấy nấm đen, người trồng nên hái toàn bộ lá có nấm rắc vôi bột và đem chôn, pha nước vôi quét vào dây có nấm.
     
  4. vuontuong

    vuontuong Thành viên mới

    Tham gia:
    12/6/2016
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Ngày nay, chúng ta luôn muốn trang trí căn hộ của chính mình thêm xinh xắn. Có rất nhìu cách để trang trí như trồng cây trong nhà giúp ngôi nhà cuả bạn có thêm mảng xanh. Và hơn thế nữa, cửa cổng không chỉ còn gói gọn trong chức năng phân cách và bảo vệ ngôi nhà mà còn là điểm trang trí đầu tiên của ngôi nhà. Thay thế cho những chiếc cổng sắt, xi măng lạnh lẽo và tẻ nhạt, hãy thay thế chúng bằng những chiếc cổng hoa hồng xinh xắn. Sự hiện diện của cổng hoa hồng sẽ giúp mặt tiền nhà bạn trở nên cuốn hút, bắt mắt, tạo nổi bật và ấn tượng hơn với bất kỳ ai có dịp đi ngang qua nhà.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Để sở hữu cổng hoa và duy trì được vẻ đẹp tràn ngập sức sống của các loài hoa, bạn tốn khá nhiều thời gian cho việc lựa chọn những giống hoa hồng mình thích và thích hợp nhất, chăm chút tỉ mĩ, vun xới đất từng ngày để có được thành quả như ý muốn. Đổi lại, bạn sẽ mang đến vẻ đẹp đáng yêu, xinh tươi cho không gian ngoại thất, mang đến dấu ấn khó quên cho mọi vị khách khi có dịp một lần được ngắm nhìn giàn hoa của gia đình.

    [​IMG]

    Cổng hoa hồng thường được thiết kế, xây dựng ở những biệt thự có diện tích sân vườn rộng, hoặc những ngôi nhà vườn ven núi, ven đô. Tuy nhiên, nếu thực sự yêu thích sự có mặt của hoa lá trong cuộc sống hàng ngày, những khung cửa sổ của những ngôi nhà phố, dù không có ưu thế về diện tích nhưng vẫn đủ để bạn “bon chen” dàn hoa xinh tươi làm đẹp chiếc cổng vốn đơn giản, bình thường của gia đình.

    [​IMG]

    Có rất nhiều chất liệu để bạn lựa chọn tạo vòm cho cổng, một số chất liệu được sử dụng thông dụng như gỗ, tre, kim loại… Tùy thuộc vào phong cách thiết kế của ngôi nhà để bạn lựa chọn được chất liệu phù hợp cho cổng. Ví dụ, nếu là nhà phố hay biệt thự hiện đại, bạn nên sử dụng cổng vòm bằng kim loại. Với những ngôi nhà vườn, nhà mái ngói theo lối truyền thống, thì sự có mặt của một chiếc cổng gỗ, cổng tre sẽ tăng thêm nét đẹp dân dã, giản dị, đáng yêu cho tổng thể ngôi nhà.

    [​IMG]

    Cũng giống với chất liệu, màu sắc của những chiếc cổng khá đa dạng, tùy thuộc vào sở thích cũng như phong cách thiết kế của ngôi nhà. Thông thường, để tạo nền, giúp những cành hoa thêm rực rỡ, ấn tượng, bạn nên chọn một vài gam màu phổ biến như trắng, đen, xanh đậm, nâu đậm…

    [​IMG]

    Không chỉ màu sắc của cổng, bạn cũng có thể lựa chọn những gam màu cho hoa trồng trên cổng. Những gam màu có thể tạo vẻ đẹp nổi bật, tạo sự thân thiện, gần gũi cho mọi người khi ghé thăm sẽ được lựa chọn, như màu hồng phấn, hồng đậm, màu đỏ, màu tím, vàng, trắng, cam… Những loại hoa dễ trồng, tạo vòm đẹp, ấn tượng cho không gian, khá phù hợp với thời tiết Việt Nam như hoa giấy, hoa nhài, hoa thiên lý, hoa hồng, hoa ti gôn…

    [​IMG]

    Bên cạnh việc tạo “khung” cho bức tranh thiên nhiên rực rỡ, để có được góc thiên nhiên sinh động, tươi tắn mỗi ngày, sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức, để chăm bón, chăm sóc, vun vén, cắt tỉa, tưới tắm hàng ngày. Nếu đã quyết tâm tạo nên vẻ đẹp nhẹ nhàng, thơ mộng cho không gian ngoại thất nhờ cổng hoa, bạn hãy cố gắng bớt chút thời gian rảnh rỗi mỗi ngày, để chăm sóc cho giàn hoa thêm xinh yêu, tỏa sáng.

    [​IMG]

    Có thể bạn không có nhiều kinh nghiệm chăm sóc hoa hồng tại nhà, hãy nhờ cậy đến những người thợ trồng hoa chuyên nghiệp. Họ sẽ đến chăm sóc và tạo hình cho cổng hoa hồng theo hạn định giúp bạn. Và hãy nhờ họ chỉ dẫn cho bạn cách chăm sóc cây hoa hàng ngày, giúp duy trì được vẻ đẹp tràn đầy sức sống của hoa lá trên cổng.

    [​IMG]

    Để cổng hoa hồng tránh được sự đơn điệu, lẻ loi trong không gian ngoại thất, bạn nên tìm những yếu tố kết hợp để tạo nên sự cân đối, hài hòa, mang lại bức tranh thiên nhiên xinh xắn, đáng yêu cho ngôi nhà. Bạn có thể kết hợp cổng hoa với lối đi từ vật liệu thiên nhiên như lối đi bằng đá, sỏi, gạch… Hãy chọn những gam màu đơn giản, đậm chất thiên nhiên như nâu đất, trắng, be, nâu đỏ… giúp vẻ đẹp rực rỡ của hoa, xanh mát của lá dễ dàng trở thành điểm nhấn nổi bật cho không gian.

    Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng chính những sắc màu tự nhiên, như trồng cỏ khắp lối đi, trồng hoa cùng màu sắc, cùng giống với hoa trồng trên cổng vòm giúp không gian ngoại thất của gia đình bạn tựa như một bức tranh hoa lá xinh xắn, mang hương sắc ngập tràn đến ngôi nhà của bạn.

    [​IMG]
     
  5. vuontuong

    vuontuong Thành viên mới

    Tham gia:
    12/6/2016
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Gấc từ lâu đã quen thuộc với người Việt qua món xôi gấc thơm ngon được dùng trong các dịp lễ tết hoặc cưới hỏi. Là loại cây không quá khó trồng, bạn hoàn toàn có thể tự trồng cây gấc được. Có một giàn gấc che mát cho vườn rau sạch trong nhà đảm bảo cứ mỗi dịp lễ tết, giỗ chạp đến bạn đều có món xôi gấc để thưởng thức.

    [​IMG]

    Giai đoạn 1: Chuẩn bị

    Thiết kế giàn: Giàn có thể dựng bằng các cây tạp, tre nứa hoặc cột bêtông. Bên trên gác các cành tre hoặc đan bằng dây thép hoặc dùng dây cước một sợi (đường kính dây khoảng 2mm) đan thành lưới (kích thước mắt lưới: 40cm x 40cm), sau đó căng lên giàn. Giàn bằng lưới cước chi phí thấp và có thể giữ được từ 3-5 năm.
    Chiều cao của mặt giàn so với mặt đất trung bình là 2m, phải đảm bảo giàn không bi chùng khi cây bò lên hoặc khi gấc ra trái.
    Giống cây: Để trồng cây gấc ta có thể trồng bằng hai cách: dùng hạt trong quả gấc để gieo cho nảy mầm hoặc dùng dây gấc bánh tẻ ngay trên những cây sai quả làm giống đem giâm xuống đất. Hai cách trên đều có thể cho ra những trái gấc to tròn và thơm ngon nhưng bạn cần lưu ý nếu chọn cách trồng bằng gieo hạt thì nên gieo nhiều một chút vì có thể hạt sẽ nảy mầm ra những cây đực sẽ không cho quả hoặc chất lượng quả thấp.
    Làm đất: Đảm bảo đất trồng cây gấc là đất tơi xốp, thoát nước và dinh dưỡng. Nếu trồng trên đất hay bồn thì bạn nên dùng cuốc xới đất lên trước.

    Giai đoạn 2: Trồng cây

    1. Xử lý hạt giống và trồng cây gấc con
    Chọn những hạt gấc từ quả to, đỏ, mang hạt rửa sạch thịt quả rồi phơi vài ngày cho hạt hơi khô. Tiếp đó bạn dùng dao bóc hết lớp vỏ đen bên ngoài và để lại nhân trắng bên trong để trồng. Như thế cây sẽ mau nảy mầm hơn.

    [​IMG]

    Khi đã có nhân trắng, ngâm chúng vào nước ấm trong vài tiếng rồi sau đó đem gieo xuống những khay gieo hạt chuyên dụng. Cho vào khay gieo hạt loại đất thịt nhẹ có pha lẫn mùn sẽ giúp hạt giống nảy mầm tốt hơn. Sau khi gieo đem tưới nước giữ ẩm ngay và đặt chúng nơi có ánh sáng đèn. Chỉ tầm 6 đến 7 ngày là hạt sẽ nảy mầm.

    [​IMG]

    Sau khoảng 1 tuần hạt đã nảy mầm. Mầm cây gấc lúc này đạt chiều cao khoảng 6cm. Cần tiếp tục duy trì độ ẩm và ánh sáng cho cây con để chúng mau phát triển. Cây gấc sau 3 tuần đã lớn rất nhanh. Chiều cao lúc này đạt 70 đến 80cm và đã bắt đầu ra tua cuốn. Bạn nên cắm một que dài làm giá để chúng leo lên. Chỉ vài ngày sau thôi sẽ đến lúc chuyển nhà cho chúng.

    [​IMG]

    2. Trồng cây gấc xuống đất
    Chuyển những chậu cây con ra và trồng xuống đất nơi bạn đã chuẩn bị trước. Lúc này phải bón thúc bằng phân hữu cơ cho cây phát triển nhanh.

    [​IMG]

    Sau khoảng 4 đến 5 ngày là cây sẽ quen với nơi ở mới. Rễ phát triển mạnh và tán sẽ mọc lên cao hơn. Lúc này việc giữ ẩm thường xuyên là rất quan trọng vì nếu để khô, cây không mọc được hoặc mầm lên bị chết khô. Thường xuyên làm cỏ, xới nhẹ đất quanh gốc cách gốc từ 25 – 30 cm để kích thích gốc rễ phát triển.

    [​IMG]

    Khoảng 2 tháng sau khi cây trồng. Lúc này cây đã bắt đầu ra hoa. Thông thường đối với gấc hoa thường nở vào tháng 6 đến tháng 8 và sau đó là ra quả. Cây rất cần nước nhiều nhất ở giai đoạn ra hoa và kết trái. Thiếu nước trong giai đoạn này sẽ làm hoa rụng, trái sẽ chậm phát triển.

    Do gấc là loại cây đơn tính, Có cây hoa đực và hoa cái riêng nên việc thụ phấn cho cây chủ yếu nhờ vào côn trùng, sâu bọ. Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể tựƯ thụ phấn cho cây để tăng lượng quả sau này. Cách làm đơn giản là dùng bông ướt lấy phấn trên đầu nhị hoa đực và bôi lên nhụy của cây hoa cái. Làm như thế đối với các bông hoa cái đã nở thì tỷ lệ đậu quả sẽ cao hơn rất nhiều.

    [​IMG]

    Vài ngày sau khi những cây hoa cái được thụ phấn những quả non đầu tiên sẽ dần lộ diện. Bạn cần tưới nước giữ ẩm cho cây, nhổ sạch cỏ dại dưới gốc. Thường xuyên cắt tỉa lá cây cho giàn được thông thoáng giúp cho quả đón được nhiều ánh nắng nhất.

    [​IMG]

    Sau khoảng 2 tuần kể từ khi ra hoa, quả gấc đạt kích thước đường kính khoảng 10cm. Lúc này quả đã từ xanh chuyển sang hơi vàng. Khi quả chín, cả giàn gấc sẽ ngập trong sắc vàng cam của gấc chín. Gấc chuyển từ vàng sang cam rồi đậm dần lên. Khi chín cả giàn gấc tỏa ra một mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.

    Giai đoạn 3: Chăm sóc

    [​IMG]

    Tưới nước: Cây gấc cần đất đủ ẩm nhưng rất sợ úng do đó phải tưới đủ nước và thoát nước ở gốc cây cho tốt. Ở thời điểm này, cây cần độ ẩm của đất :80 -85%. Khi thời tiết nắng nóng bạn chú ý phải tiến hành tưới nước, phủ rơm rạ, bao ni long để giữ ẩm cho cây. Tốt nhất bạn hãy làm bình tưới nước tự động bằng chai nước bỏ đi, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo cây gấc và vườn rau sạch tại nhà luôn đủ nước.
    Tỉa nhánh: Bắt ngọn leo lên giàn và thường xuyên bắt các ngọn phân tán đều trên giàn. Trong quá trình theo dõi, nếu thấy dây gấc nào vươn dài, nhỏ, yếu, bị sâu ăn lá thì tiến hành cắt bỏ để nhường dinh dưỡng nuôi dây khác
    Sâu bệnh: Kiểm tra sâu, bệnh hại trên cây, nếu thấy có xuất hiện thì phải thực hiện phòng trừ. Một số loại côn trùng thường thấy trên gấc là bọ dừa, sâu, ruồi ăn trái cây. Chúng gây nên nhiều bệnh như bệnh sương mai, bệnh tuyến trùng, bệnh cháy lá, bệnh đốm lá. Do vậy cần thường xuyên cắt tỉa, bắt sâu bệnh hại cho cây. Có thể sử dụng một số loại thuốc diệt sâu hại có bán ở các cửa hàng chuyên bán thuốc bảo vệ thực vật.
    Bón phân: Ngoài lượng bón lót, năm đầu giữa mùa mưa bón thúc thêm mỗi cây gấc 30 – 50 g phân hỗn hợp NPK16-16-8 để cho cây sinh trưởng mạnh cho nhiều trái, trái to.
     
  6. mebe_shushi

    mebe_shushi Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    22/12/2014
    Bài viết:
    2,928
    Đã được thích:
    489
    Điểm thành tích:
    173
    Giờ trồng được không nhỉ, về kiếm cành thiên lý mới được :)
     
  7. alone9x

    alone9x Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    18/6/2014
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    60
    Điểm thành tích:
    28
    Mình cũng đang muốn trồng cây,xem được mấy cái này hay phết, về nhà trông cây thôi.
     
  8. vuontuong

    vuontuong Thành viên mới

    Tham gia:
    12/6/2016
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Rau dền là loại rau dinh dưỡng và được ưa chuộng trong bữa ăn của người Việt. Mùa hè này hãy thử trồng rau dền vừa có rau sạch ăn lại vừa làm cảnh xinh xắn trong vườn nhà phố

    [​IMG]

    Thông tin dinh dưỡng
    Rau dền có chứa lượng protein nhiều hơn protein trong củ dền, củ cải Thụy Sĩ và rau chân vịt. Lá rau dền còn chứa lượng canxi và niacin (vitamin B3) cao gấp 3 lần so với lá rau chân vịt. Rau dền là loại rau nửa nhiệt đới, chịu thời tiết nóng ẩm và lớn nhanh. Cây cho thu hoạch khoảng 30 ngày kể từ khi gieo hạt. Khi trồng hạt rau dền trực tiếp xuống đất, hạt cây sẽ nảy mầm và lớn nhanh hơn là trồng bằng cây con. Sự phát triển của cây cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm của đất.

    [​IMG]

    Mùa vụ: Mùa thích hợp nhất để trông rau dền là vào đầu hè từ tháng 4 trở đi
    Nhiệt độ: khoảng từ 25°-30°C
    Đất trồng: đất thịt trộn với xơ dừa tơi xốp và có độ ẩm thích hợp
    Dụng cụ trồng: nếu trồng để trang trí bạn nên trồng thành hàng ngoài vườn, trong bồn cây hoặc chậu thích hợp. Trồng rau dền lấy rau thì nên trồng trên vườn thẳng đứng hoặc thùng xốp.

    [​IMG]

    Giống rau dền: Có 2 loại giống rau dền có thể trồng làm rau ăn là: dền trắng và dền đỏ.
    – Dền trắng (còn gọi là dền xanh) có thân, lá đều xanh, phiến lá hẹp, hình lá liễu (nên còn có tên là dền lá liễu).
    – Dền đỏ (còn gọi là dền tía) là loại rau có lá hơi tròn đều hoặc tròn như vỏ hến, có loại lá dài to; thân, cành, lá có màu huyết dụ.
    Ngoài ra, rau dền cơm cũng là một loại cây thân thảo, phân nhiều nhánh từ gốc, thân có khía màu xanh nhạt; lá hình thoi hoặc hình trứng có cuống dài bằng phiến. Rau dền cơm cũng là món rau ăn thông thường ở gia đình nông thôn, có thể chế biến bằng cách luộc hoặc nấu canh.

    [​IMG]

    Gieo hạt

    Rau có hạt nhỏ, hạt có lớp vỏ sừng nên giữ được sức nảy mầm rất lâu ngay cả trường hợp bị chôn sâu trong đất. Vì hạt rau dền rất nhỏ nên người trồng cần phải làm đất thật cẩn thận (làm đất nhuyễn) để hạt dền nảy mầm đều.

    [​IMG]

    Để trồng rau dền ta có thể gieo trực tiếp hoặc là trồng bằng cây con (khoảng cách trồng từ 5-7cm). Khi gieo hạt trực tiếp ta nên chú ý ngâm hạt khoảng 2 tiếng sau đó để ráo nước trước khi gieo. Mật độ hạt gieo là từ 1-1,5gram/1m2. Do hạt rau dền nhỏ nên khi mà gieo hạt ta nên chú ý trộn hạt với một nắm đất khô để gieo cho hạt trải đều trên khay.
    Sau khi gieo khoảng 25–30 ngày, cây có thể nhổ cấy (cây cao 10–15cm) và trồng với khoảng cách: 15 x 15cm hoặc 12 x 20cm.

    Chăm sóc

    Tưới nước vừa đủ hàng ngày vào mỗi buổi sáng.
    Khi rau lớn được khoảng từ 2-3 lá ta lại tiến hành tỉa thưa cho cây có thể phát triển tốt, khoảng cách giữa các cây là 3-4cm.
    Tưới hoặc bón phân đúng cách định kỳ 7-10 ngày/lần để rau dền ra lá xanh tốt, giá trị dinh dưỡng cao.

    [​IMG]

    Diệt trừ sâu bệnh

    Rau dền ít bị sâu bệnh, nếu có chủ yếu là các loài sâu ăn lá như sâu róm, sâu xanh, sâu khoang. Nếu có sâu bệnh bạn nên dùng thuốc trừ sâu một cách an toàn, thuốc trừ sâu tự chế thay vì hóa chất có hại.

    [​IMG]
    Những cây rau dền to, đỏ cũng đẹp không thua gì cây cảnh
     
  9. Vay tiền nhanh online

    Vay tiền nhanh online Thành viên tập sự

    Tham gia:
    3/4/2018
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    ước gì có vườn cây xanh tốt thế kia :D
     

Chia sẻ trang này