Mô hình thuê bao, kinh doanh của bạn có thể áp dụng được không?

Thảo luận trong 'Kinh nghiệm kinh doanh' bởi webmaster, 7/8/2012.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Sự nổi lên của các startup theo mô hình subscription-commerce

    Có một hiện tượng thú vị đang xảy ra ở các công ty Startup, với một số lượng lớn các công ty mới nổi đều tìm cách xây dựng nguồn doanh thu định kỳ ổn định dựa trên việc cung cấp các gói sản phẩm hàng tháng bao gồm thực phẩm, làm đẹp, trang phục hay các sản phẩm khác. Những dịch vụ theo thuê bao như vậy đang phát triển rất nhanh chóng, nhưng đằng sau xu hướng này là gì, và tại sao nhiều người tiêu dung lại sẵn sàng đăng ký tham gia?

    Những dịch vụ mà khách hàng trả tiền định kỳ để sử dụng sản phẩm (subscription-commerce) như vậy thực ra không có gì mới. Từ hàng thập kỷ trước, đã có những câu lạc bộ hoạt động theo phương thức này để bán bia, rượu hay cà phê cho thành viên; dịch vụ phân phối thực phẩm cho những khách hàng đăng ký và trả tiền trước của Omaha Steaks; hay chương trình Hỗ trợ nông nghiệp địa phương (CSA) cũng hoạt động theo mô hình tương tự. Nhưng với các công ty startup, hình thức kinh doanh này hứa hẹn sẽ được phát triển lên một mức mới mang lại nhiều lợi ích hơn cho khách hàng. (Wittebee, CEO của Sean Percival đã có những bài viết sắc bén về lĩnh vực này trong blog của ông)

    Tầm quan trọng của việc duy trì sự khác biệt:

    Birchbox đã gây dựng được thành công trong việc cung cấp các mẫu sản phẩm trang điểm và làm đẹp mà những người đăng ký chưa bao giờ biết đến hay mua cho mình. Các dự án Foodzie hay Love with Food thì có tham vọng giới thiệu tới khách hàng những nhãn hiệu thực phẩm chưa từng xuất hiện ở các cửa hàng.

    [​IMG]

    Trong trường hợp này, vấn đề cốt lõi nằm ở sự khác biệt. Nói cách khác, điều quan trọng đối với các dịch vụ này là tạo ra sự tin tưởng và lòng trung thành đối với những người đăng ký thuê bao, bằng cách cung cấp những sản phẩm hữu ích mà trước đây họ chưa biết đến. Còn đối với khách hàng, đó là cảm giác “khám phá” những sản phẩm mới mẻ hàng tháng.

    Aihui Ong, người sáng lập Love With Food nói rằng đối với các khách hàng của mình, dịch vụ của họ là thứ gì đó giống như việc nhận được quà sinh nhật mỗi tháng. “Khách hàng của chúng tôi là những người sành ăn, những người muốn khám phá những thứ mới mẻ. Phần lớn sản phẩm của chúng tôi là những sản phẩm mà mọi người không biết tới sự tồn tại của chúng.Chúng tôi muốn cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.” Trích lời Aihui Ong.

    Điều đó có nghĩa là phần lớn những sản phẩm bạn nhận được sẽ không có trong tiệm tạp hóa gần nhà. Love With Food, trong thực tế đã ngừng cung cấp một nhãn hiệu snack lớn vì nó đã trở nên quá phổ biến, và có thể khách hàng của họ đã quen thuộc giống như các nhãn hiệu khác được bầy bán đầy các cửa hàng.
    Với các startup hoạt động theo mô hình thuê bao khác, “khác biệt” ở đây có nghĩa là sử dụng các sản phẩm có sẵn và tạo ra các trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng. Kiwi Crate, công ty có trụ sở tại Mountain View, muốn làm cho các hoạt động khoa học trở nên thú vị với một gói thuê bao hàng tháng là 19.99 USD, bao gồm cả chi phí cho các đồ thí nghiệm và các đồ thủ công được thiết kế thu hút trẻ em trong độ tuổi đi học. Những bộ sản phẩm này được thiết kế bởi chính những bậc cha mẹ và được “kiểm nghiệm” lại bởi chính một số trẻ trước khi được phân phối ngoài thị thị trường.

    Hầu hết các thiết bị trong bộ sản phẩm của Kiwi Crate có thể được tìm thấy ở các cửa hàng thông thường. Nhưng điều làm cho dịch vụ này độc đáo chính là những thí nghiệm được công ty thiết kế sẵn bên cạnh những sản phẩm này. Các cha mẹ có thể tìm thấy tất cả những gì mình phải mua cho bộ thí nghiệm của con, thay vì việc tự mình phải đi lùng từng mòn đồ riêng lẻ.

    Cá nhân hóa các thuê bao

    Ngày càng chú trọng hơn việc thu nhập dữ liệu về khách hàng, các công ty cung cấp dịch vụ thuê bao cũng có thể xác định tốt hơn những gì mà người tiêu dùng cần và sắp xếp để đưa ra các sản phẩm mà khách hàng quan tâm. Peter Phạm, một trong số những nhà sáng lập của Incubator Science có trụ sở tại Los Angeles, hiện đang thực hiện tới hai dự án startup trong lĩnh vực kinh doanh theo mô hình thuê bao cho rằng dữ liệu và khả năngphân tích tốt hơn sẽ dẫn tới những trải nghiệm cá nhân tốt hơn

    [​IMG]

    Lấy Withhlebee làm ví dụ, công ty này mới đây đã cung cấp gói sản phẩm quần áo cho trẻ em với giá 39.99 USD một tháng. Nhưng trẻ con rõ ràng là rất khó để mua được món đồ phù hợp. Chúng lớn nhanh và đôi khi có cách lựa chọn quần áo khá khác người. Điểm mấu chốt để làm hài lòng cả lũ trẻ lẫn cha mẹ chúng là đảm bảo rằng những quần áo mà công ty cung cấp không chỉ hợp với những đứa bé, mà còn phải là loại mà các cha mẹ cũng muốn mua cho con mình.

    CEO Sean Percival của Wittlebee chia sẻ rằng công ty của mình làm được điều đó bằng cách cùng với cha mẹ tạo ra các profile riêng biệt cho con mình, để từ đó cung cấp sản phẩm phù hợp với từng trẻ em một dựa trên những số liệu riêng biệt đó. Điều đó cho phép công ty có thể cung cấp được những sản phẩm mà chắc chắn là người dùng sẽ thích và điều quan trọng là sẽ tiếp tục duy trì sử dụng dịch vụ.

    Để chính khách hàng quảng bá cho sản phẩm của mình:

    Các công ty startup theo mô hình thuê bao nhận thấy rằng có lẽ cách tốt nhất để thu hút sự quan tâm của khách hàng chính là thông qua hình thức truyền miệng (viral). Bằng việc kết nối trực tiếp với khách hàng, các công ty startup này có thể tạo ra mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng, và thực sự được phát triển thương hiệu bởi chính khách hàng của mình thông qua hình thức viral hay Word-of-Mouth.

    [​IMG]

    “Vì được làm việc trong môi trường có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, loại bỏ tối đa các khâu trung gian, chúng tôi có thể dành ngân quỹ lớn hơn cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm thay vì phải chi một phần cho khâu phân phối”, Peter Phạm chia sẻ. Nhờ social media, các công ty startup sẽ có được một chi phí gia nhập thị trường thấp hơn, cũng chi phí tiếp cận khách hàng mới được giảm thiểu đáng kể, miễn là sản phẩm của họ thực sự tốt. “Khi bạn có được một sản phẩm tốt, tiếng lành sẽ đồn xa, khách hàng sẽ tự tìm đến bạn mà không cần một xu quảng cáo”. Peter Phạm nói.

    Yếu tố xã hội của mô hình kinh doanh này cũng giúp các công ty tận dụng chính khách hàng của họ như là một kênh marketing hiệu quả. Ví dụ như Kiwi Crate khuyến khích khách hàng của mình chia sẻ những bức hình hay video ghi lại cảnh con mình mở hộp sản phẩm và tham gia vào các trò chơi. Wittlebee cũng đang phát triển tốt sự trung thành của khách hàng với việc rất nhiều người đăng kí tham gia chia sẻ các món đồ trong gói sản phẩm của mình. Bằng cách đó, họ có thể chia sẻ sự thích thú của mình về món đồ cho cả cộng đồng xung quanh.

    Một điều chắc chắn là cơn sốt kinh doanh theo hình thức thuê bao của các công ty startup còn lâu mới hạ nhiệt, chúng ra sẽ thấy còn nhiều công ty startup nữa công bố các kế hoạch để tấn công vào thị trường đầy tiềm năng này. Mới một sự phối hợp giữa khác biệt, cá nhân hóa và chia sẻ thông qua các kênh truyền thông xã hội. Hình thức kinh doanh này sẽ còn thu hút thêm nhiều khách hàng và làm nhiều người ngạc nhiên thích thú bới những sản phẩm được mang đến cửa nhà họ hàng tháng.

    Nguyễn Quốc Cường/theo Gigaom
    Nguồn: westart
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. namhangthung

    namhangthung foodsach.com-0945555333

    Tham gia:
    5/3/2009
    Bài viết:
    13,511
    Đã được thích:
    2,645
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Mô hình thuê bao, kinh doanh của bạn có thể áp dụng được không?

    Em cứ cám ơn anh đã, mấy cái này em cũng đọc qua nhưng nó mang tính chất học thuật quá anh ạ !Để em thấm dần dần roài em báo cáo lại anh nhé ^^Thanks anh !
     
  3. hangpham678

    hangpham678 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/3/2010
    Bài viết:
    9,126
    Đã được thích:
    2,140
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Mô hình thuê bao, kinh doanh của bạn có thể áp dụng được không?

    em đọc mà chẳng hiểu gì, chị namhangthung còn hiểu một tí
     

Chia sẻ trang này