món đồ chơi Chít Bông thích nhất

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi mechitbong, 20/11/2010.

Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.
  1. mechitbong

    mechitbong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    4/3/2010
    Bài viết:
    2,968
    Đã được thích:
    468
    Điểm thành tích:
    173
    Hôm sinh nhật tròn 1 tuổi của Chít Bông mẹ chỉ mời nhóm bạn của mẹ gồm 4 người và gia đình mình.
    Cô Hợp thì tặng bánh gatô cho con còn cô Trà tặng chít Bông bộ đồ chơi xếp hình các con vật bằng gỗ có miếng hút nam châm.
    Bà ngoại bảo cô Trà mua cho mẹ nó chơi chứ nó đã biết gì đâu . Mới đầu con không thích chơi, mẹ lại kéo con ngồi vào lòng và bắt dầu gỡ hình ra xếp lại. con không thích chơi hất đi.
    thế mà mấy hôm sau con lôi ra chơi, con cầm hình còn ngượng tay lắm, cái tay bé tý cầm hình nhìn chăm chăm kỳ lạ và thích thú, tối nào bà cũng xếp chơi cho con xem, 1 tuần sau con cầm cần câu nam châm hút các hình chưa biết xếp lại , tối nào cũng chơi rất chăm chú không cần ai chơi cùng, thế rồi con biết xếp hình vào đúng ô ,xếp được 1 hình vào đúng ô con lại à lên 1 tiếng rồi tự vỗ tay khen , cả nhà cũng vỗ tay khen, nàng thích quá cứ tháo ra lại xếp vào đúng hết các hình , cả nhà lại cùng à theo va vỗ tay sau mỗi lần con xếp đúng, thê là từ dấy con thích bộ này cú thế mà ngồi chơi
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mechitbong
    Đang tải...


  2. santaclaus87

    santaclaus87 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    26/11/2010
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: món đồ chơi Chít Bông thích nhất

    Khuyến khích trẻ học toán từ nhỏ

    Làm thế nào để con trẻ yêu thích các con số, làm quen với các công thức cơ bản khi bé bắt đầu đi mẫu giáo hoặc bước vào lớp 1? Đây là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ băn khoăn. Trên thực tế có rất nhiều cách tích cực giúp bé say mê và yêu thích môn toán như: dùng toán mỗi ngày; đặt câu hỏi cho bé; thi thoảng cho bé dùng máy tính...

    1. Khuyến khích trẻ học toán

    Bạn băn khoăn không biết nên giới thiệu các số cho con như thế nào? Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng, vì trước đây bạn cũng đã từng được học qua môn toán. Và mỗi ngày đến trường, trẻ đều được giáo viên giảng về toán. Hãy giúp trẻ hiểu được việc học toán sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.

    2. Dùng toán mỗi ngày

    Hãy để trẻ thấy được tầm quan trọng của các kỹ năng toán học trong cuộc sống hàng ngày và cách bạn dùng chúng thường xuyên trong cuộc sống. Bạn có thể nhờ con tính giúp bạn khi trả hóa đơn, đo đồ nội thất. Bạn cũng có thể giảng cho trẻ cách các bác sĩ, dược sĩ, các nhà xây dựng, các phi hành gia … sử dụng toán như thế nào trong công việc của họ. Mỗi hoạt động này đều củng cố kỹ năng sử dụng toán hữu ích trong cuộc sống hàng ngày.

    Nếu bạn hỏi 6 lớn hơn hay nhỏ hơn 3, bé có thể biết được câu trả lời. Vì thế, bạn hãy tạo ra sự thú vị trong môn toán cho bé. Trong trò chơi Chutes and Ladders, ( trẻ dùng xúc xắc để đi hết 100 ô vuông trên một tấm bảng) bé phải đếm các ô và đếm số xúc xắc, đây là cách tuyệt vời để củng cố các kỹ năng toán học của bé. Hãy tiếp tục chỉ cho bé cách sử dụng phép tính toán hàng ngày – khi bạn nấu ăn, đi mua sắm và sắp xếp đồ đạc.

    Bạn nên tạo ra các bài học không rườm rà hình thức, nhưng mang tính thực tiễn cho bé. Ví dụ, nếu bạn đang làm bánh, hãy hỏi bé còn lại bao nhiêu quả trứng nếu bạn dùng hết hai trong số 5 quả trong hộp. Sau đó, bạn hãy để bé đập hai quả trứng vào bát và đếm số còn lại; hoặc cho bé dọn dẹp phòng của bé trong một khoảng thời gian nhất định, rồi để bé đếm số phút để tìm ra tổng thời gian bé làm...



    3. Toán không chỉ là những con số

    Toán không chỉ đơn thuần những con số khô khan, toán còn có thể:

    - Xác định hình dạng (có bao nhiêu tam giác con nhìn thấy trong bức tranh về chiếc thuyền?)
    - Nhận biết mô hình (bức tranh này có 1 vòng tròn màu đỏ, và một vòng tròn màu xanh, và sau đó lại là vòng tròn màu đỏ, vậy sẽ có hình gì tiếp theo?).
    - So sánh (chiếc tất này rộng hơn hay nhỏ hơn chiếc kia, quả cam nào to hơn, bé hơn?)…

    Bằng cách phát triển các kỹ năng sớm, con bạn sẽ có thời gian dễ dàng nắm bắt hình học và các khái niệm con số phức tạp từ bây giờ.

    4. Đặt câu hỏi

    Hãy đặt câu hỏi thích hợp để trẻ có thể dùng phép tính cộng, trừ đơn giản. Ví dụ, bạn có thể nhờ bé tính lại số tiền mà hai mẹ con vừa mua sắm món hàng gì đó. Khuyến khích con có câu trả lời riêng và nói ra cách tính cụ thể. Các trò chơi toán học có thưởng cũng sẽ giúp trẻ hứng thú hơn.

    5. Thỉnh thoảng cho bé dùng máy tính

    Khi bé đã quen thuộc với các phép tính cộng - trừ cơ bản thì bạn cũng nên cho trẻ làm quen với một chiếc máy tính. Chỉ cho trẻ cách sử dụng máy tính, tuy nhiên bạn không nên để trẻ lạm dụng máy tính mà quên đi cách đặt công thức tính ra giấy.

    Trên đây chỉ là một số lời khuyên cơ bản giúp cha mẹ có định hướng cho con làm quen với toán học. Hãy tạo mọi cơ hội để trẻ phát triển khả năng toán học tiềm ẩn bạn nhé.
     
Trạng thái đề tài:
Không mở để có thể tiếp tục trả lời.

Chia sẻ trang này