3 tháng đầu: Mong Mỗi Mẹ Một Lời Nhắn Nhủ Về Mang Thai

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi Mẹ Thu Trà, 9/1/2007.

  1. Mẹ Thu Trà

    Mẹ Thu Trà Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/1/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Em chào cả nhà .

    Hôm nay em co tin vui báo với cả nhà , em có thai tập hai rồi , em vui quá nên nghĩ rằng cả nhà cũng sẽ vui và mừng cho em , em tin rằng em chẳng nghĩ sai .

    Nhưng cả nhà ơi , sau 8 năm mới lại mang thai , niềm vui thì thật lớn nhưnng nỗi lo cung theo kèm . Chết thật thôi , em kiểm tra lại thì thấy mình chẳng còn nhớ một chút nào về kiến thức mang thai , sinh nở va nuôi con nhỏ nữa.

    Hôm nay em xin mạo muội mở một chủ đề cho riêng minh những mong được các mẹ mỗi người một ý nhắc nhở cho em nhũng kiến thức cho mang thai va sinh nở . Em xin chân thành cảm ơn.

    Em cần những nhắc nhở tù nhỏ nhất như : Nên khám thai định ki nhu thế nào , nên ăn nhũng thức ăn gì , phải tiêm phòng nhưng gi và vào thời điểm nào ......
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mẹ Thu Trà
    Đang tải...


  2. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Chúc mừng mẹ Thu Trà đã có tập 2.

    Khám định kỳ sẽ do bác sĩ khám thai cho chị hẹn. Bác sĩ của em hẹn khám thai mỗi tháng một lần. Những tuần cuối cùng bác sĩ hẹn khám hàng tuần.

    Về tiềm phòng, chị sẽ tiêm một mũi phòng uốn ván trước khi sinh nở nhưng em không nhớ chính xác khoảng tháng thứ mấy. Chị có thể hỏi ý kiến bác sĩ.

    Chế độ ăn uống của bà mẹ mang thai đa dạng để đảm bảo dinh dưỡng cho em bé. Nhưng tránh một số chất kích thích như cà phê, tiêu, ớt,... và tránh sử dụng các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, tránh luôn ngồi cạnh người hút thuốc lá.

    Em nhớ vậy đã, khi nào nhớ tiếp thì share tiếp ạ.
     
  3. MeCuMoc

    MeCuMoc Mộc, Thành viên Hội Rắn

    Tham gia:
    12/10/2006
    Bài viết:
    6,705
    Đã được thích:
    2,989
    Điểm thành tích:
    2,063
    Oạch theo như mình nhớ thì tiêm phòng 2 mũi cơ mẹ nó à. Mỗi mũi cách nhau 1 tháng và mũi thứ 2 trước khi sinh 1 tháng vị chi là bắt đầu tiêm vào tháng thứ 7, tháng thứ 8 nhắc lại 1 lần thế là vừa.
    Trong 3 tháng đầu tránh ngồi xổm, với cao (như với dây mắc màn chẳng hạn), mang vác nặng chị nhé. Ngày mới có bầu em đuợc dặn dò nhiều lắm nhưng mà chưa nhớ hết được. À có vụ không được ăn quả đào nữa (cái này người bảo đúng người bảo sai nhưng em thì cứ kiêng cho chắc :D).
    Chúc chị một năm mới với tập 2 thật mạnh khoẻ, vui vẻ.
     
  4. BiBo

    BiBo Thành viên tích cực

    Tham gia:
    19/1/2005
    Bài viết:
    875
    Đã được thích:
    42
    Điểm thành tích:
    28
    Chúc mừng chị nha!Cố gắng 1 cậu heo đinh nha;) Có gì thì chị hê lên để mọi ng tư vấn chứ chị bảo bây giờ ngồi ôn lại từ đầu để trả bài cho chị chắc die luôn quá:-D Cô giáo thông cảm nha cô giáo;)
     
  5. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Những thay đổi cần lưu ý khi mang thai

    Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có rất nhiều thay đổi, trong đó những thay đổi như tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu và xương khớp là tất yếu nhưng nếu bà mẹ tiền sử có bệnh mãn tính ở các hệ cơ quan này thì cần hết sức lưu ý.

    Hệ tuần hoàn: Do thay đổi về nội tiết, máu của người mẹ mang thai sẽ loãng hơn bình thường để giữ nước. Thể tích máu tăng khoảng 30% (tức khoảng 1,4 lít). Lúc thai đủ tháng, máu khoảng 6-7 lít. Vì thế tim người mẹ phải làm việc nhiều hơn, cho nên rất dễ suy tim khi người mẹ có bệnh tim trước đó. Đây cũng chính là lý do người ta khuyên những người phụ nữ bị bệnh tim không nên sinh đẻ, vì dễ nguy hiểm đến tính mạng.

    Hệ hô hấp: Vào những tháng cuối của thai kỳ, do thai nhi lớn lên, tử cung to ra, chèn ép vào phổi, làm cho người mẹ mang thai hay khó thở, thường thở nông và nhanh. Để giảm bớt khó chịu, khi nằm nghỉ bà mẹ mang thai nên nằm đầu cao và nên nằm nghiêng sang một bên, sẽ thấy dễ chịu hơn khi nằm ngửa.

    Hệ tiêu hóa: Sau 3 tháng đầu, thường hết nghén, ăn uống bình thường. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp nghén kéo dài đến 5-6 tháng, thậm chí đến khi đẻ. Ngoài ra, bà bầu có thể hay bị sôi bụng do hoạt động của dạ dày và dịch vị giảm, dễ bị táo bón vì nhu động ruột giảm, đại tràng cũng bị tử cung chèn ép do đó việc dồn đẩy tống phân xuống khó. Để giảm bớt táo bón hãy uống nhiều nước, ăn rau tươi, có nhiều chất xơ, đi lại vận động nhẹ nhàng không nên nằm nhiều trừ trường hợp đặc biệt như dọa sẩy thì cần tĩnh dưỡng.

    Có thể bạn chưa biết

    Ngoài ra, còn có một số thay đổi ở da như: sạm, nám, rạn da... Tuy nhiên, sau khi sinh một thời gian sẽ trở lại bình thường, do đó không nên lạm dụng các loại kem chống sạm, nám không cần thiết.


    Hệ tiết niệu: Do niêm mạc bị phù nề, niệu quản giảm nhu động, dài và cong keo do đó dẫn lưu nước tiểu kém. Thai phụ sẽ tiểu nhiều hơn bình thường cả về số lần và số lượng nước tiểu.

    Hệ thần kinh: Dễ mất thăng bằng về thần kinh, hay trở nên khó tính, dễ nóng giận, buồn bực một cách vô cớ. Do vậy những người trong gia đình nhất là người chồng cần hiểu, thông cảm và quan tâm chăm sóc người vợ hơn về mặt tinh thần cũng như giúp đỡ các công việc nặng nhọc để bà mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn.

    Xương khớp: Các khớp trở nên mềm mại, giãn, nhất là các khớp vệ, khớp cùng cụt, khớp háng. Đây chính là nguyên nhân làm cho một số sản phụ đau nhiều nhất là khi đi lại hoặc thay đổi tư thế. Dễ có hiện tượng ưỡn cột sống lưng do mang bầu to, ưỡn lưng ra để cân bằng tư thế. Đặc biệt khi mang thai, nhu cầu calci tăng mà lượng calci ăn vào không đủ do vậy phải huy động calci từ xương của mẹ sang thai nên xương bị yếu đi gọi là loãng xương, dẫn tới răng dễ bị mẻ, bị sâu.

    Tất cả những thay đổi trên là biến đổi sinh lý bình thường. Vì vậy, không nên lo lắng mà cần kiên nhẫn và nó sẽ qua đi. Trường hợp bệnh lý thì cần đi khám để điều trị đúng theo chỉ định của thầy thuốc, tránh tự ý dùng thuốc sẽ gây biến chứng cho mẹ và thai nhi.

    (Theo báo SK&ĐS)
     
  6. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Viêm đường ruột ảnh hưởng đến thai nghén

    Các nhà nghiên cứu Anh cho biết “Bệnh viêm đường ruột sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa tới 2 lần” đối với các thai phụ.

    Các nhà nghiên cứu bệnh viện St. Mary (London) đã phân tích 12 nghiên cứu được thực hiện trong vòng 20 năm qua và phát hiện ra rằng những phụ nữ được chẩn đoán bị bệnh Crohn (gây tắc ruột) và bệnh viêm loét ruột kết sẽ làm thai nhi nhẹ cân và dễ sinh non tới 2 lần.

    Trẻ sinh non và nhẹ cân sẽ dễ bị các vấn đề liên quan đến phát triển và cũng dễ bị các bệnh mãn tính hơn. Tỉ lệ trẻ bị các bệnh bẩm sinh cũng tăng gấp đôi so với các bà mẹ không mắc bệnh.

    Tỉ lệ tai biến này có thể giảm xuống khi người mẹ được kiểm soát bệnh chặt chẽ trước khi mang bầu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo, mặc dù các phương pháp điều trị đang có rất nhiều tiến bộ nhưng thai nhi vẫn khó nhận đủ được lượng dinh dưỡng cần thiết khi mẹ bị bệnh viêm đường ruột.

    (Theo Dân trí)
     
  7. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Thực đơn cho thai phụ

    Ăn uống đóng vai trò rất quan trọng đối với các sản phụ, nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi và quá trình sinh nở của thai phụ.

    Trong thời gian mang thai, phụ nữ cần phải có một chế độ ăn uống thích hợp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, tinh bột và đường cùng các vitamin và chất khoáng cần thiết. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo trung bình trong thời kỳ mang thai, thai phụ cần tăng từ 10-15kg.

    Dinh dưỡng thiết yếu trong suốt thời kỳ mang thai không những ảnh hưởng tới trẻ ngay lúc chào đời mà còn trong suốt thời kỳ trẻ thơ cũng như khi đã lớn khôn. Các chất không thể thiếu:

    - Chất đạm (Protein): Là yếu tố cấu trúc chính của cơ thể, các loại thức ăn hàng đầu có chứa đạm là: phô-mai, sữa, trứng, cá tươi, tôm càng xanh, thịt bò, heo... Ví dụ trong ngày, thai phụ có thể ăn 100gr phô-mai mềm, 100gr cá tươi, 75gr thịt hoặc 3 quả trứng.

    - Các loại ngũ cốc nguyên chất và các loại đường phức hợp: như bún, phở, cơm, hạt ngũ cốc hoặc hạt đậu nành, đậu trắng, đậu Hà Lan... Một ngày có thể ăn 25gr hạt ngũ cốc, 75gr bánh phở hoặc cơm, một lát bánh mì và 100gr đậu lăng.

    - Các loại thức ăn có chứa calci: phô-mai, sữa, cá mòi...

    Có thể bạn chưa biết

    Thai phụ nên tránh một số loại thức ăn kẹo, chocolate, trái cây đóng hộp, thịt hộp, kem, sirô, các loại thực phẩm chế biến sẵn có đường, nước sốt... Nên dùng các loại thực phẩm tươi sống hoặc đông lạnh.


    - Rau xanh, rau củ có màu vàng, đỏ và trái cây: rau cải, bó xôi, bông cải xanh, cà rốt, cà chua, ớt ngọt... Mỗi ngày có thể dùng 25gr rau xanh, 50gr dưa leo, 1 trái cam hoặc bưởi.

    - Thức ăn có chứa vitamin C: ớt, cà chua, nho, chanh, dâu, lựu, bưởi...

    - Các nguồn cung cấp chất khoáng và vitamin:

    Vitamin A: Sữa, bơ, phô-mai, cá có dầu, gan, trái cây màu xanh, màu vàng...

    Vitamin B1: các loại ngũ cốc, hạt điều, đậu, các loại thịt hữu cơ, mộng ngũ cốc, men bia...

    Vitamin B2: men bia, mộng ngũ cốc, thịt, rau xanh các loại.

    Vitamin B3: thịt hữu cơ, trứng, đậu phộng.

    Vitamin B5: thịt hữu cơ, các loại ngũ cốc, phô-mai...

    Vitamin B6: men bia, các loại ngũ cốc, bột đậu nành, nấm, khoai tây, trái cây các loại...

    Vitamin B12: thịt hữu cơ, cá, trứng, sữa...

    Acid Folic: rau sống, đậu Hà Lan, bột đậu nành, cam, chuối, hạt bắp, trái dừa...

    Vitamin D: sữa, cá có dầu, lòng đỏ trứng...

    Vitamin E: mộng ngũ cốc, lòng đỏ trứng, đậu phộng...

    Chất sắt: cật heo, cật bò, lòng đỏ trứng, thịt bò, bột bắp, đậu xanh, đậu đen...

    Chất kẽm: trong lớp cám lúa, trứng, các loại hạt...

    (Thanh Niên - Theo vietnameselink.com)
     
  8. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Điều trị táo bón ở phụ nữ mang thai

    Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hóa xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 11-35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng cuối, tuy nhiên chỉ có khoảng 1,5% số trường hợp phải dùng thuốc nhuận tràng.

    Táo bón có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ trước nhưng nặng lên trong thời kỳ mang thai. Các nghiên cứu trên cả người và động vật cho thấy, giảm nhu động ruột do những thay đổi về nội tiết trong thời kỳ mang thai là yếu tố quan trọng gây ra táo bón trong giai đoạn này. Các nguyên nhân khác bao gồm uống viên sắt để bù sắt, chế độ ăn ít chất xơ, giảm hoạt động thể lực, sự chèn ép của thai và yếu tố tâm lý.

    Về điều trị, cần khuyên người bệnh tạo thói quen đi ngoài đều đặn, tốt nhất là vào buổi sáng và sau các bữa ăn vì lúc này đại trực tràng có nhu động mạnh nhất. Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý uống nhiều nước, ăn tăng chất xơ và có chế độ vận động phù hợp.

    Các chất xơ từ ngũ cốc, cam, chanh và cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón. Với những biện pháp không dùng thuốc này, biểu hiện táo bón thường bắt đầu giảm dần sau 3-5 ngày và hết hẳn sau 2-3 tuần.

    Thuốc chống táo bón cần được sử dụng khi những biện pháp nêu trên không tác dụng, các thuốc này thường có hiệu quả tương đối sớm, sau 1-3 ngày. Nhiều loại thuốc chống táo bón có thể được sử dụng an toàn cho phụ nữ có thai như: sorbitol, lactulose, polyethylene glycol, senna (cây muồng)... Tuy nhiên, sorbitol và lactulose có thể gây chướng bụng, đầy hơi, buồn nôn và nôn. Ngoài ra, do có chứa cả đường galactose và lactose nên lactulose cần được dùng thận trọng ở những người bị tiểu đường. Các thuốc tránh dùng cho phụ nữ có thai bao gồm dầu thầu dầu (vì có thể gây co cơ tử cung) và các loại muối tăng thẩm thấu như magne sulfate (vì có thể gây rối loạn nước, điện giải).

    BS. Nguyễn Hữu Trường Nutifood
     
  9. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹ thiếu sắt - con chậm phát triển

    Nghiên cứu mới đây của Anh cho thấy, tình trạng thiếu sắt trong thai kỳ có thể khiến trẻ bị thua kém bạn bè về kỹ năng ngôn ngữ và vận động khi đến tuổi đi học. Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về mối liên hệ giữa nồng độ sắt của phụ nữ có thai và sự phát triển sau này của trẻ.

    Bác sĩ Tsunenobu Tamura và cộng sự ở Đại học Alabama tại Birmingham (Anh) đã đo nồng độ sắt trong máu cuống rốn của 278 trẻ sơ sinh. Sau đó họ tiến hành các thử nghiệm đánh giá khả năng ngôn ngữ, kỹ năng vận động, độ tập trung và trí thông minh của những trẻ này khi lên 5 tuổi.

    Kết quả cho thấy, ở nhóm trẻ có nồng độ sắt thấp nhất, điểm của thử nghiệm đo kỹ năng vận động tinh xảo thấp hơn 5 lần so với nhóm có nồng độ sắt ở mức trung bình. Điểm về khả năng ngôn ngữ của những trẻ này cũng thấp hơn. Hiện vẫn chưa có lời giải đáp cho hiện tượng này.

    Nghiên cứu nói trên ủng hộ kết quả của nhiều công trình trước đó cho rằng cung cấp đủ sắt là điều rất quan trọng đối với sự phát triển của não ở bào thai. Theo bác sĩ Tamuara, hiện còn chưa rõ việc bổ sung sắt trong thai kỳ có làm tăng kỹ năng tinh thần và vận động của trẻ không, nhưng nếu những nghiên cứu tiếp theo cho kết quả dương tính thì việc bổ sung sắt để phòng ngừa sự kém phát triển của trẻ sẽ là một ưu tiên đặc biệt của y tế cộng đồng.

    Bác sĩ Robert E. Fleming, Đại học Saint Louis bang Missouri (Mỹ) thì cho rằng tất cả phụ nữ có thai cần tuân thủ khuyến cáo bổ sung sắt trong thai kỳ hoặc đi kiểm tra máu để phát hiện tình trạng thiếu sắt.

    Sắt là chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển bình thường của bào thai và trẻ em. Tình trạng thiếu sắt trong thời kỳ đầu của tuổi thơ liên quan tới sự chậm trễ trong phát triển trí tuệ và vận động của trẻ. Hiện còn chưa rõ là bằng cách nào mà sắt lại kích thích hoạt động của não, nhưng thí nghiệm trên động vật cho thấy thiếu sắt có thể gây gián đoạn quá trình dẫn truyền giữa các nơron thần kinh ở não.

    Thu Thủy (theo Reuters)
     
  10. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Mang thai và chế độ dinh dưỡng

    Chế độ ăn uống của người mẹ có vai trò quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Khi mang thai người mẹ phải ăn uống cho cả mình và cả bào thai trong bụng.

    Trong suốt quá trình mang thai người mẹ cần tăng được từ 9-12kg, trong đó 3 tháng đầu tăng 1-2kg; 3 tháng giữa tăng 3-4kg; 3 tháng cuối tăng 5-6kg. Sự tăng cân của thai nhi phụ thuộc vào sự tăng cân của mẹ. Nếu mẹ tăng cân tốt thì sau 9 tháng mang thai, người mẹ sinh đủ tháng, thai nhi sẽ đạt được 3kg. Mẹ tăng cân tốt, người mẹ sẽ tích lũy mỡ là nguồn năng lượng dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Nếu người mẹ ăn uống kém, không tăng đủ cân trong quá trình thai nghén sẽ làm tăng nguy cơ mẹ bị suy kiệt, cân nặng trẻ sơ sinh thấp (suy dinh dưỡng bào thai). Khi trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai việc nuôi dưỡng sẽ rất vất vả, sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ cũng bị ảnh hưởng.

    Khi có thai, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi hỏi cao hơn bình thường vì nhu cầu này ngoài đảm bảo cung cấp cho hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của mẹ như biến đổi về chuyển hóa, tăng cân, tăng khối lượng tuần hoàn, tăng khối lượng của tử cung, vú... còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú. Như vậy bữa ăn của bà mẹ mang thai cần tăng thêm cả về số lượng và chất lượng.

    Bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:

    Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn

    Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ...

    Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc...

    Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

    Nhóm chất bột là nguồn cung cấp năng lượng chính, tuy nhiên cần ăn chất bột với một tỉ lệ cân đối với các nhóm khác. Nếu khẩu phần ăn quá nhiều chất bột thì cũng không tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, nhưng nếu ăn quá ít chất bột thì sẽ bị thiếu năng lượng.

    Có thể bạn chưa biết

    Chất đạm cần cho sự phát triển mọi bộ phận của thai nhi đặc biệt là tế bào não.


    Nhóm chất đạm rất cần thiết cho bà mẹ mang thai. Nhu cầu chất đạm của người mẹ tăng lên một phần để tổng hợp protein cho cơ thể mẹ, đồng thời còn phải cung cấp protein cho thai nhi và nhau thai hình thành và phát triển.

    Các loại thức ăn động vật như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... có nhiều đạm quý cần được ưu tiên. Tôm, cua, cá, ốc, vừa là nguồn đạm vừa là nguồn calci tốt giúp tạo khung xương vững chắc của bào thai và phòng loãng xương cho người mẹ. Bữa ăn nên phối hợp cả 2 loại đạm động vật và đạm thực vật, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người để chọn cho mình loại thức ăn giàu đạm thích hợp. Nếu có điều kiện thì ăn thịt, cá, trứng, sữa; nếu ít tiền thì ăn tôm, cua, cá nhỏ, đậu đỗ để sao cho bữa ăn của bà mẹ có đủ chất đạm.

    Nhóm chất béo cần được bổ sung thêm khi có thai để giúp tạo năng lượng dự trữ và gây dựng các tế bào của thai nhi. Ngoài dầu mỡ các thức ăn như đậu phụ, lạc, vừng là nguồn chất béo tốt giúp ăn ngon miệng và giúp cơ thể hấp thu các vitamin A, D, E, K là những vitamin tan trong dầu có nhiều chức phận quan trọng đối với cả mẹ và thai.

    Bữa ăn của bà mẹ mang thai không thể thiếu rau xanh, quả chín. Các loại rau, củ, quả: rau ngót, rau cải, rau giền, mồng tơi, rau đay, cà rốt, củ cải, su hào, chuối, xoài, đu đủ, nhãn, na... mùa nào thức nấy là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin A, vitamin E giúp bà mẹ tăng cường sức đề kháng; cung cấp chất sắt, axit folic tham gia vào quá trình tạo máu...

    Khi mang thai bà mẹ còn cần uống đủ nước. Lượng nước cần thiết hàng ngày khoảng 1,5 lít. Các loại nước tốt cho cơ thể mẹ là: nước rau, nước quả, nước chín. Không nên sử dụng các loại nước giải khát công nghiệp có lượng đường cao.

    Khi mang thai bà mẹ có nguy cơ cao bị thiếu máu dinh dưỡng, do cơ thể cần có đủ lượng máu để nuôi dưỡng cả cơ thể mẹ và con, mà ăn uống lại cung cấp không đủ các yếu tố để tạo máu. Bệnh thiếu máu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới cả mẹ và thai nhi. Ăn uống hợp lý, đủ dinh dưỡng, giàu chất sắt là biện pháp phòng chống bệnh thiếu máu tốt nhất. Vì thế nên ăn nhiều các thức ăn có nhiều sắt như thịt nạc, trứng, tim, gan, bầu dục, đậu đỗ, rau xanh... Ngoài ăn uống, để phòng chống thiếu máu có hiệu quả bà mẹ cần uống thêm viên sắt với hàm lượng 60mg sắt nguyên tố và 0,4mg folic hàng ngày từ lúc bắt đầu mang thai tới sau khi sinh 1 tháng.

    Người mẹ mang thai không nên kiêng khem nhưng cũng cần hạn chế dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè đặc; giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm.

    TS. Hoàng Kim Thanh - Nutifood
     
  11. mauhau

    mauhau Thành viên mới

    Tham gia:
    30/8/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    bố khoai giỏi quá!!!

    Phục bố khoai thật!!! Bố khoai tham gia rất nhiều đề tài trên forum mà đưa ra rất nhiều thông tin bổ ích cần cho các mẹ, các bố chăm sóc con, kể cả từ trong bụng mẹ. Thế này thì mẹ khoai ở nhà chắc là hạnh phúc lắm lắm!!! mauhau copy nhiều bài của bố khoai để làm tư liệu rồi đó! Thanks bố khoai nhiều nhiều! À quên, bố khoai cho hỏi là hôm trước bố khoai có tư vấn cho một member là khi muốn nhanh có baby thì nên cho AX ăn nhiều món thịt chó ninh nhừ với đậu đen, vậy thì món đó làm như thế nào? Có tác dụng gì? và ăn bao nhiêu lần??? thì đủ? Bố khoai vui lòng chỉ giáo nhé! mauhau đa tạ nhiều nhiều. Mong được học hỏi nhiều kinh nghiệm quý từ bố khoai!!!
     
  12. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    ha ha chắc là mauhau chuẩn bị SX hay SX tập 2 vậy, mauhau cứ chế biến bình thường thôi, làm như món rựa mận đó rồi thêm đỗ đen vào nấu nhừ lên là được, nó có tác dụng tăng thể lực ấy mà, bổ +, món này cũng hơi ngán chút, thỉnh thoảng ăn hoặc liên tục tuỳ vào từng người, mà bố khoai không kịp làm món này đâu mà đã SX tập 2 rồi còn đâu
     
  13. mauhau

    mauhau Thành viên mới

    Tham gia:
    30/8/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Chuẩn bị SX tập 2 bố khoai ạ. Mà tập 2 nhà bố khoai là trai hay gái vậy? Nhà nào có con trai làm ơn tư vấn, truyền đạt kinh nghiệm cho mauhau đi. À quên, mẹ Thu Trà ơi, chị đưng quá lo lắng như vậy. Chỉ cần chăm đi khám theo hẹn của bác sĩ, ăn uống đầy đủ, uống nhiều sữa Mama, nghỉ ngơi và không làm việc nặng nhọc là ok mà. Em nghĩ tinh thần là quan trọng nhất. cứ vô tư là ok các mẹ nhỉ???
     
  14. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    hê hê là nữ khôgn kịp áp dụgn gì cả!!!!
     
  15. Mẹ Thu Trà

    Mẹ Thu Trà Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/1/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Hai hôm nay em bận quá nên không ghé thăm diễn đàn của chung ta được , hôm nay trở lại diễn đàn em cảm đông quá cơ , em xin cảm tạ rất nhièu về sự quan tâm và chu đáo của các anh các chị và em cảm ơn các kiến thức mà các anh các chị đã cung cấp . Em xin cảm ơn Bố Khoai , Mẹ Hấu , Chị hiền hột, bibo.Em tin rằng những kinh nghiệm các bố mẹ của diễn đàn nhắc cho em sẽ còn bổ ích cho rất nhiều mẹ đang và sắp mang thai nữa kia.
     
  16. Mẹ Thu Trà

    Mẹ Thu Trà Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/1/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Các mẹ ơi em muốn hỏi về tác dụng của trứng NGỖNG cho phụ nữ mang thai. Co người khuyên em nên ăn, khoảng 5 quả thì tốt,có người thì lại gàn, em muốn được nghe thêm ý kiến của các mẹ , giúp em nhé, nhanh nhanh để còn biết là mình sẽ ăn hay ko ăn đây. Thanks .
     
  17. Mẹ Thu Trà

    Mẹ Thu Trà Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/1/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
     
  18. Mẹ Thu Trà

    Mẹ Thu Trà Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/1/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm ơn em , nhưng cậu heo đinh hay mợ heo đinh thì chắc rồi nhưng mỗi tội mình chưa biết thôi, cũng hồi hộp quá, nghe đồn rằng tập hai của mình mà lại là vịt nữa là được trả về nơi sản xuất thì phải, hi hi
     
  19. Mẹ Thu Trà

    Mẹ Thu Trà Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/1/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm ơn Bố Khoai nhưng trong lòng thì thấy phục Bố Khoai quá cơ đấy và còn ghen tỵ với Mẹ Khoai nữa cơ.
     

Chia sẻ trang này