Một em gái bị đầy đoạ, nhục hình suốt 10 năm

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Ngoc Lan, 6/11/2007.

  1. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Ông bà chủ dùng dây điện thắt nút quất liên tiếp vào mặt, lưng; dùng kìm kẹp vào mạng sườn; dùng dao chọc tiết lợn đâm thẳng vào đùi; dùng gót guốc nhọn nện vào vùng kín của Bình.
    > Tra tấn nữ nhân viên bằng phân và que sắt nóng

    Nguyễn Thị Bình, quê ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), được mẹ đưa ra Hà Nội làm cho vợ chồng một chủ quán phở trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân (Hà Nội) từ năm em 10 tuổi.

    Suốt hơn 10 năm qua, Bình phải làm việc quần quật từ 3h sáng đến tận đêm khuya. Sau khi xong việc nhà, em phải ra quán phở xách nước, thu dọn bát đũa, chuyên chở nước dùng, bánh phở, đưa thịt đi thái, quét dọn... nhưng vẫn bị hành hạ, đối xử như nô lệ.

    [​IMG]
    Những vết sẹo còn vương lại trên khắp người Bình. Ảnh: TTXVN.

    Theo lời Bình kể, em bị đánh thường xuyên, lúc thì do làm mất lòng chủ, lúc do sơ xuất để vỡ một cái bát hoặc làm đổ nước ra nhà. Ông bà chủ dùng dây điện thắt nút quất liên tiếp vào mặt, lưng; dùng kìm kẹp vào mạng sườn; bắt em quỳ ngoài sân giữa đêm khuya, trời lạnh nhiều tiếng đồng hồ...

    Tàn nhẫn hơn, có lần không may làm nước té vào bà chủ, em bị bà dùng dao chọc tiết lợn đâm thẳng vào đùi rồi dùng gót guốc nhọn nện tiếp vào “vùng kín” gây thương tích khiến em nhiều ngày không đi tiểu được. Suốt nhiều năm, Bình "không được phép" ốm, không được nghỉ, không được tiếp xúc với người bên ngoài, không được xem truyền hình...

    Sự việc chỉ chấm dứt khi em được bà Bình, người cùng tổ dân phố, đưa đến trú tại một địa điểm an toàn. Những vết sẹo, vết thương còn bầm dập trên khắp người Bình chính là bằng chứng không thể chối cãi về những hành động nhẫn tâm và tàn bạo mà em đã phải chịu suốt nhiều năm qua.

    (Theo TTXVN)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngoc Lan
    Đang tải...


  2. huong_ken

    huong_ken Thành viên mới

    Tham gia:
    23/8/2007
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    3
    đúng là cầm thú ........................
    loại đó cho vô khám là vừa!!!!!!!!!
     
  3. dochoithongminh

    dochoithongminh Banned. Cẩn thận - Người này không trung thực

    Tham gia:
    31/1/2007
    Bài viết:
    527
    Đã được thích:
    47
    Điểm thành tích:
    28
  4. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    'Chúng tôi đánh, nhưng có dã man đâu'

    'Chúng tôi đánh, nhưng có dã man đâu'

    [​IMG]
    Giải thích việc đánh đập em Nguyễn Thị Bình, ông chủ hàng phở Chu Minh Đức (đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) cho rằng, vợ chồng ông chỉ đánh em Bình để giáo dục như bố đánh con.

    - Ông biết cháu Bình từ khi nào?

    - Tôi có người họ hàng trên Vĩnh Phúc giới thiệu cho hai mẹ con Bình xuống làm thuê, được 1 năm mẹ cháu không làm nữa mà đi sang Trung Quốc lấy chồng, để cháu lại và chúng tôi nuôi từ đó.

    Sau 3 năm, mẹ cháu trở về đề nghị đưa cháu sang bế em nhưng cháu không đi mà ở lại với chúng tôi. Chúng tôi và mẹ cháu chỉ thoả thuận miệng với nhau và đã nuôi cháu 17-18 năm rồi, cháu còn trông cả con tôi nữa mà.

    - Vậy tại sao cháu lại bỏ trốn khỏi nhà?

    - Buổi trưa hôm đó (3/9 Âm lịch), sau khi đi mua thuốc về tôi không thấy cháu nữa. Hơn 10 ngày sau chúng tôi tìm được cháu ở hàng cơm của con dâu bà Bình "bò" tên Nga. Ngồi nói chuyện gần 3 tiếng, bảo cháu về nhưng cháu khăng khăng không về nữa mà cần ra xã hội làm việc có tiền.

    - Ông phản ứng thế nào khi báo chí đưa tin cháu bị vợ chồng ông ngược đãi, đánh đập hành hạ?

    - Quá trình sống từ ngày đến giờ, vợ chồng tôi và cháu không có chuyện gì xảy ra, không có việc đánh đập dã man, đối xử ngược đãi vì mười mấy năm ở với nhau (từ năm 93-94). Nếu tôi đánh đập dã man thì trước tiên tổ dân phố phải đến lập biên bản và bắt tôi ký nhưng không có, ban quản lý chợ cũng vậy, làm sao đổ cho tôi được.

    - Vậy ông giải thích thế nào về các vết sẹo trên người cháu?

    - Tôi không biết, chúng tôi không đánh đập, từ bé mẹ nó cũng hay đánh. Hơn nữa nó là nữ tôi cũng không thể sờ soạng để mà tìm... một vết sẹo trên trán là mẹ cháu đánh. Nếu đánh làm sao cháu chịu làm cho tôi. Cháu khai như vậy tôi khẳng định không đánh cháu mà đây có người đứng đằng sau hãm hại tôi.

    - Ông có đăng ký tạm trú cho cháu không?

    - Không, nhưng ông trưởng khu phố biết. Khi cháu bỏ trốn, tôi đã trình báo với công an phường và phường có ký sổ trình báo.

    - Chẳng lẽ ông không đánh cháu bao giờ?


    - Tôi nuôi con cháu trong nhà việc dạy dỗ giáo dục là đương nhiên. Đưa ra khỏi nhà tôi gần tháng nay rồi tôi mất 10 ngày báo hại đi tìm nó, đến khi nắm bắt được thông tin.

    Chúng tôi không có lỗi, cháu hư đâu chúng tôi dạy dỗ đấy, và giáo dục bằng cách răn đe, như bố đánh con. Cũng đôi khi có đánh đập nhưng không đến nỗi phải thế vì nếu không làm sao cháu ở lâu đến thế được.

    - Tại sao ông bà không cho cháu về quê ?

    - Cháu không về quê lần nào vì chỉ có 1 người bác, bố không nhận con. Giờ nó thích làm gì thì làm thôi... Việc làm của tôi là lương thiện không có tiền án tiền sự, chúng tôi là công dân tốt.

    Bà chủ hàng phở Trịnh Hạnh Phương: "Đánh không dã man đâu"

    Bà Phương nói: "Con này rất ghê, chúng tôi đi tìm đón nó về. Nó bỏ mẹ rồi đến khi lớn lên lại bỏ vợ chồng tôi đã nuôi nó hơn 10 năm. Đến mình hư bố mẹ đánh cũng còn phải chịu nhưng nó là đứa rất hư đã bỏ đi trong khi vợ chồng tôi tìm hơn 10 ngày mới về. Tôi đã bảo, nếu cô chú có sai gì thì về nói để cô chú sửa nhưng nó không nghe. Còn việc đánh cháu không đáng gì đâu, không dã man đâu, hành hạ 10 năm sao chịu nổi, tiếp xúc bao nhiêu người cũng có người góp ý với chị chứ".


    (Theo VTC)
     
  5. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Chủ quán phở tra tấn người làm suốt 10 năm đã bị bắt

    Chủ quán phở tra tấn người làm suốt 10 năm đã bị bắt

    Sáng 7/11, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố, bắt vợ chồng chủ quán phở Chu Minh Đức và Trịnh Hạnh Phương để điều tra về hành vi hành hạ người khác. Hai người này bị tố cáo dùng nhục hình tra tấn dã man cô gái Nguyễn Thị Bình, hơn 10 năm qua.

    10h sáng, cơ quan điều tra tiến hành khám xét nơi ở của vợ chồng Đức, Phương tại tại số nhà 24 ngõ 108B, đường Nguyễn Trãi (Nhân Chính, Thanh Xuân). Hàng trăm người dân đã kéo đến xem. Thậm chí, một số tiểu thương ở chợ Thượng Đình còn bỏ bán hàng buổi sáng để "xem vợ chồng nó bị bắt thế nào".

    [​IMG]
    Công an áp tải Trịnh Hạnh Phương. Ảnh: T.D.

    Tại nơi ở của Đức, Phương, cơ quan điều tra thu giữ một số vật chứng mà Bình khai được dùng để hành hạ, tra tấn em như: kìm kẹp thịt, roi dây điện, gậy phơi quần áo...

    Trao đổi với VnExpress, Trưởng Công an quận Thanh Xuân Lê Mạnh Tuấn, cho biết, vụ việc kéo dài nhưng đến nay quận mới vào cuộc là do em Bình không trình báo với công an cũng như ít tiếp xúc với những người xung quanh.

    "Chúng tôi đang tiếp tục điều tra làm rõ các hành vi khác của vợ chồng Đức, Phương. Trong quá trình thu thập chứng cứ, nếu đủ cấu thành tội khác, sẽ tiếp tục xử lý", ông Tuấn nói.

    Theo xác minh của công an, khoảng 23h ngày 5/11, Công an quận Thanh Xuân nhận được tin báo Nguyễn Thị Bình, bị chủ quán Chu Minh Đức, Trịnh Hạnh Phương đánh đập, hành hạ dã man. Ngay sau đó, công an đã xác minh vụ việc, đưa Bình đi khám thương tật và xác định có những vết sẹo phù hợp với lời khai của Bình.

    [​IMG]
    Sợi dây điện này là hung khí dùng để hành hạ em Bình. Ảnh: ANTĐ.

    Tại cơ quan điều tra, sau những phút phủ nhận ban đầu, cuối cùng bà Phương thừa nhận có sử dụng muôi bán phở hắt nước sôi vào người Bình, dùng tay đánh vào mặt, bắt lột quần áo quỳ gối để đánh. Còn ông Đức cho biết, có dùng tay đánh vào mặt và "phía dưới" của Bình.

    Trước đó, chiều 6/11, khi được triệu tập đến làm việc tại cơ quan điều tra, cặp vợ chồng Đức - Phương phủ nhận việc đánh đập dã man Nguyễn Thị Bình, mà chỉ nhận là "dạy bảo" người làm.

    "Họ tra tấn quá dã man"

    Trao đổi với VnExpress, bà Hà Kim Bình, người đã cứu cô bé khỏi nhà vợ chồng Đức - Phương cho biết, sau nhiều lần chứng kiến cảnh cô gái bị hành hung, bà đã quyết định giải thoát cho Bình. 11h trưa ngày 20/10, bà Bình thuê xe ôm đến đón cô gái đi trốn. "Vừa chạy con bé vừa sợ bị chủ bắt lại", bà Bình nhớ lại.

    "Tôi làm việc này chẳng phải là vì lợi lộc hay họ hàng máu mủ gì mà chỉ vì thương nó. Tôi không thể tưởng tượng được mức độ dã man của các hành vi tra tấn. Mọi người đều biết sự việc nhưng không ai dám đứng ra tố cáo. Thậm chí, đứa trẻ con ở đây cũng biết cô gái bị đánh đập, mắng chửi thế nào", bà lão 70 tuổi bức xúc.

    "Cháu Bình kể, nhiều khi còn bị chủ bắt cởi quần áo, nằm giang tay ra để họ dùng chân đạp vào chỗ kín. Đau quá, nó co người lại và lấy tay che liền bị ông chủ chạy tới đá vào mặt. Trận đòn hiểm này khiến cháu không đi tiểu được và phải đi viện", bà Hà Kim Bình rơm rớm nước mắt.

    Còn cô Nguyễn Thị Tuân, hàng xóm gia đình ông Chu Minh Đức, kể, hơn chục năm trước, trong lần đi chợ qua, cô từng chứng kiến cảnh bà Phương cầm con dao thái hành đập vào đầu Bình. Khi lên tiếng bênh vực thì cô Tuân liền bị vợ chồng ông Đức chửi rủa: “Tôi đánh cháu tôi phận sự gì chị can thiệp vào”.

    Là hàng xóm nên cô Tuân biết khá rõ hoàn cảnh của Bình. Việc em bị đánh tím mặt đã trở thành chuyện thường ngày. "Những lúc vợ chồng Đức ăn cơm, Bình chỉ được cầm bát cơm ra ngoài sân đứng ăn. Chủ cho cái gì thừa thãi không ăn cũng bị đánh. Cùng là con người tôi không nghĩ họ lại đối xử với cô bé tàn ác thế”, cô Tuân nói.

    Sau khi được cứu thoát, Bình được gia đình bà lão tốt bụng đưa lên trú tại một trang trại ở Hà Tây tĩnh dưỡng. Sau nửa tháng thoát khỏi sự tra tấn như cơm bữa, giờ Bình đã béo lên được 2 kg, những vết thương trên người em đang lành sẹo.

    [​IMG]
    Chân em cũng chằng chịt vết sẹo. Ảnh: TTXVN.

    "Cháu không ngờ bị mẹ bỏ rơi"

    Sinh năm 1986 nhưng nhìn Nguyễn Thị Bình, không ai đoán cô đã 22 tuổi. Lưng cô gái này còng lại, hai chân khuỳnh ra, đi lại trông khá vất vả. Sau khi được đưa đi khám tại Bệnh viện 103, Bình đã tới công an quận Thanh Xuân để lấy lời khai. Do không biết chữ nên cô gái 22 tuổi này phải điểm chỉ vào bản khai.

    Bình kể, khoảng năm 1993-1994, em theo mẹ xuống Hà Nội làm thuê cho quán phở của Chu Minh Đức và Trịnh Hạnh Phương ở số 24, ngõ 108B, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân. Không lâu sau, mẹ em bỏ đi và bảo "Tết mẹ quay lại đón". Từ đó, Bình bị giữ luôn lại, chưa một lần được về quê, ngay cả khi bà ngoại mất.

    Theo Bình, mỗi ngày cô phải xách 20 thùng nước loại 20 lít nên người đi bị vẹo. Hơn chục năm làm quần quật suốt ngày nhưng không được trả đồng nào. Khách thương tình cho tiền thì bị chủ lấy mất và vu cho "tội" ăn cắp.

    Làm quần quật từ 4h sáng tới 21h tối nhưng mỗi bữa cô gái đang ở tuổi ăn tuổi lớn này chỉ được chia cho 2 miếng thịt, thậm chí nhiều khi còn bị ăn đồ thừa của "cô chú". Nhà chật nên khi xong việc, cô gái này vẫn phải đứng ngoài sân chờ con trai ông chủ học bài xong mới được vào kê ván ra nền nhà ngủ.

    Những trận đòn khiến Bình rùng mình mỗi khi nhắc đến chiếc roi điện "chuyên dùng màu vàng vàng, để một chỗ, khi nào cần là lấy ra". Trên lưng cô gái này chẳng chịt những vết sẹo vừa kịp liền da, hai bên mạng sườn là những vết thâm tím do bị kìm kẹp còn hai ngón chân cái cũng bị đánh nát đến mức bay mất móng.

    Bình kể dịp giáp Tết vừa qua: "Trời mưa rét, 2h chiều, cô đánh em một trận bằng roi điện. 4h chiều cô lại tiếp tục bắt cởi quần áo đứng quỳ giữa sân. Đến 1h đêm, chú bảo cho vào nhà mặc quần áo chuẩn bị đi chợ nhưng cô nhất quyết không đồng ý. Để khỏi tê chân, em quỳ một đầu gối, đến khi mỏi thì đổi sang đầu gối kia".

    [​IMG]
    Những trận đòn cơm bữa đã khiến lưng em như bị các vết sẹo xé nát. Ảnh: TTXVN.

    Mặc dù nhiều lần có ý nghĩ trốn chạy khỏi sự tra tấn này nhưng thấy cô chú dọa "nếu tìm thấy sẽ đánh cả mày lẫn người cưu mang" nên cô gái lại từ bỏ ý định. "Mong muốn lớn nhất của em là được hòa nhập với mọi người. Giờ em không muốn gặp lại mẹ vì không ngờ lại bị mẹ bỏ rơi như thế!", Bình nói trong nước mắt.

    Tiến Dũng - Xuân Tùng
    VNEXPRESS
     
  6. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    'Dân không báo, nên tôi không biết em Bình bị hành hạ'

    'Dân không báo, nên tôi không biết em Bình bị hành hạ'

    Chiều 8/11, ông Nguyễn Xuân Thịnh, Chủ tịch UBND phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, khu dân cư không báo cáo, do đó, không biết vụ em Bình để chỉ đạo xử lý. Còn Bí thư Nguyễn Thị Huyền Mùi thì luôn miệng tự hào về hệ thống chính trị vững chắc của phường.

    Ông Nguyễn Xuân Thịnh, Chủ tịch UBND phường Nhân Chính: "Trách nhiệm của tôi là chỉ đạo chưa sát sao".

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Xuân Thịnh. Ảnh: T.D.

    Khi biết tin, phường đã có cuộc họp nhanh, giao công an và tổ dân phố kiểm tra, xem xét vụ việc. Trách nhiệm của tôi là phụ trách chung toàn phường. Nhân dân không tố giác, cán bộ cơ sở không làm nên phường không biết mà chỉ đạo xử lý. Nếu người dân hoặc cán bộ khu dân cư báo cáo sự việc mà tôi không làm thì tôi sẽ từ chức. Trong sự việc này, trách nhiệm của tôi là chỉ đạo chưa sát sao địa bàn quản lý.

    Chúng tôi cũng đang chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm cá nhân: tổ trưởng dân phố, chi hội phụ nữ, cộng tác viên dân số, công an khu vực... Sau đó, sẽ xem xét hình thức kỷ luật, có thể là khiển trách, cảnh cáo hoặc cho nghỉ việc.

    Công an phường cho biết, em Bình có được đăng ký tạm trú tạm vắng. Việc bà Bình dũng cảm tố cáo rất đáng trân trọng. Chúng tôi đã báo cáo quận và sắp tới sẽ có khen thưởng để biểu dương.

    Bà Nguyễn Thị Huyền Mùi, Bí thư Đảng ủy phường Nhân Chính: "Sự việc này xảy ra chúng tôi thật sự tiếc".

    [​IMG]
    Bà Nguyễn Thị Huyền Mùi. Ảnh: T.D.

    Tôi tự hào rằng phường Nhân Chính có hệ thống chính trị từ phường đến khu dân cư rất chặt chẽ. Các bí thư chi bộ ở dưới phải phản ánh tình hình để tập hợp lên văn phòng Đảng ủy, sau đó họp thường vụ ban chấp hành rồi quay trở lại giao ban bí thư để chỉ đạo hàng tháng. Như thế có nghĩa là chúng tôi nắm tình hình rất chắc, dưới phản ánh lên rất chi tiết cụ thể.

    Tuy nhiên, khi sự việc này xảy ra chúng tôi thật sự tiếc, hằng tháng phường đều họp tất cả các hội đoàn thể từ thanh niên, phụ nữ, chữ thập đỏ, tổ trưởng, tổ phó dân phố... để họ phản ánh. Khi biết sự việc này qua báo đài, chúng tôi đã liên hệ với Bí thư chi bộ để nắm tình hình.

    Vẫn biết là em Bình ở đó nhưng do gia đình anh Đức Phương đi từ sáng đến tối nên tiếp cận của tổ dân phố cũng chỉ có chừng mực. Qua sự việc này, chúng tôi rút ra bài học kinh nghiệm là những hộ gia đình nào dù khó tiếp cận thì cũng phải tìm cách gặp bằng được. Để xảy ra việc này chúng tôi cũng có trách nhiệm. Mặc dù chúng tôi đã thực hiện hết trách nhiệm của mình nhưng việc này không được phát hiện.

    Bà Vũ Thị Phấn, Chủ tịch Hội phụ nữ phường Nhân Chính: "Không thể đổ trách nhiệm cho ai".

    [​IMG]
    Bà Vũ Thị Phấn. Ảnh: T.D.

    Ngay trưa nay, chúng tôi đã họp chi hội trưởng phụ nữ để xác định trách nhiệm, kiểm điểm. Không thể đổ trách nhiệm cho ai cả, đây là trách nhiệm của mỗi chúng ta, của các cấp các ngành. Với trách nhiệm Chủ tịch Hội phụ nữ phường, để bảo vệ phụ nữ và trẻ em, tôi thấy rõ ràng mình có trách nhiệm.

    Ngày 6/11, nghe tin về việc em Bình bị hành hạ dã man, tôi đã gọi điện cho Phó chủ tịch Hội phụ nữ, yêu cầu về cụm Tó, phường Nhân Chính nắm tình hình. Tuy nhiên, gia đình anh Đức Phương sống tách biệt như thế thì chúng tôi cũng không biết. Ngay anh Lý, quận ủy viên quận ủy Hai Bà Trưng nằm sát nhà chủ quán phở cũng không biết gì về sự việc.

    Trưa nay, chủ tịch phường cũng đã tổ chức cuộc họp kéo dài đến hơn 12h trưa để nói về vấn đề này. Do vậy, chúng tôi cũng không vô cảm như báo chí nói. Tôi thấy, tổ trưởng tổ dân phố số 3, chi hội trưởng chi hội phụ nữ cụm Tó cũng như bản thân tôi chưa làm tròn trách nhiệm.

    Ông Đặng Đức Chính, tổ trưởng tổ dân phố số 3, cụm Tó, phường Nhân Chính: "Gia đình chủ quán phở sống quá tách biệt'

    Ngày 6/11, khi công an đến điều tra tôi mới biết, còn việc cháu Bình bị đánh đập cả tổ không ai biết. Ngay cả hai hàng xóm xát nách nhà anh Đức Phương, một người là công an phường Thượng Đình, người kia làm ở quận ủy Hai Bà Trưng cũng không hề biết.

    Cách đây 1 năm, tôi có gặp Bình, thấy mặt cháu bị sưng, tôi có hỏi nhưng Bình bảo bị ngã cầu thang nên tôi đinh ninh là vậy. Nếu trực tiếp chứng kiến hoặc biết mà không báo cáo tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ tôi đã làm tròn trách nhiệm của một tổ trưởng tổ dân phố.

    Gia đình anh Đức chị Phương sống rất tách biệt, không bao giờ họp tổ dân phố, cũng không tham gia một tổ chức đoàn thể nào. Từ khi tôi làm tổ trưởng dân phố đến nay, gia đình này chưa bao giờ nộp thuế đất, tiền an ninh...

    Cách đây hơn 1 tuần, khi đi điều tra dân số trên địa bàn tổ, tôi không thấy vợ chồng Đức, Phương khai báo về cháu Bình. Do vậy, trong hộ khẩu, nhà này chỉ có 3 người ở tại số nhà 24. Nhiều năm nay cháu Bình không được đăng ký tạm trú tạm vắng.

    Nguyễn Hữu Thuần, nhà giáo về hưu, tổ trưởng tổ dân phố khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính

    Đây là sự việc "bất ngờ", quy trách nhiệm xuống dưới cũng được nhưng giờ tôi muốn quy trách nhiệm cho cấp trên. Nếu nhà nước có lệnh tất cả trẻ em dù là người làm thuê cũng phải được đi học thì tình hình đã khác. Nuôi trẻ con cũng phải cho đi học, tối thiểu là xong tiểu học.

    Nếu được quan hệ với bạn bè, thày cô, người dân... trẻ sẽ nói thật. Nếu các em đã không biết gì lại còn bị dọa nếu nói sẽ bị đánh thì chắc chắn sẽ sợ không dám nói. Nếu ai đó nói rằng tổ dân phố quan liêu cũng đúng nhưng nếu ở tổ dân phố đó chắc tôi cũng không biết nổi nếu gia đình cứ đóng cửa để đánh.


    Tiến Dũng - Xuân Tùng
    VNEXPRESS
     
  7. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    'Không tin nổi việc hành hạ người làm hơn 10 năm'

    'Không tin nổi việc hành hạ người làm hơn 10 năm'

    [​IMG]
    Đôi mắt đỏ hoe, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội Trương Thị Mai cho biết, vài ngày nay, bà luôn theo sát câu chuyện của cô gái bị chủ hành hạ nhiều năm giữa thủ đô. Nhiều đại biểu Quốc hội cũng tỏ ý bất bình về trách nhiệm của chính quyền địa phương.

    - Với tư cách đại biểu quốc hội, bà nghĩ gì khi nghe thông tin cô gái Nguyễn Thị Bình bị chủ quán phở dùng nhục hình nhiều năm ?

    - Tôi rất xúc động khi biết chuyện, không riêng cá nhân tôi mà cả xã hội đều bất bình với hành động cư xử tàn nhẫn như vậy. Mọi người đều yêu cầu cần phải xử lý thật nghiêm vợ chồng chủ quán. Trong Luật trẻ em đã có quy định về điều này.

    - Vụ việc kéo dài nhiều năm ngay giữa thủ đô, bà nghĩ gì về trách nhiệm của chính quyền địa phương?

    - Tôi chưa biết nguyên nhân nào trong thời gian dài cháu bị hành hạ mà không bị phát hiện. Nhưng cần phải xem xét, làm rõ vì sao hành vi dã man diễn ra ngay cạnh, ngay trong cộng đồng mà chính quyền địa phương hay tổ dân phố ở đó không phát hiện được.

    Tôi nghĩ, nhân sự kiện này chúng ta phải kêu gọi cộng đồng tăng cường trách nhiệm tình thương, đừng vô cảm với cuộc sống của những người xung quanh. Nếu chúng ta có sự quan tâm, chú ý thì trường hợp của cháu Bình đã được đưa ra sớm hơn.

    - Ngoài trường hợp của Nguyễn Thị Bình, còn nhiều trẻ em khác đang làm thuê ở Hà Nội, TP HCM. Chính quyền, đoàn thể địa phương cần có những biện pháp gì để không lặp lại những tình cảnh tương tự?

    - Hiện nay, nhiều trẻ em bị ngược đãi, sử dụng sức lao động quá mức pháp luật cho phép. Chính quyền địa phương phải có trách nhiệm, kiểm tra giám sát việc sử dụng lao động trẻ em trên địa bàn. Tất nhiên, chính quyền cũng không thể bao quát được hết, do đó cần đến vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thanh niên, hội phụ nữ.

    Ở địa bàn hẹp, nếu đoàn thể, tổ dân phố phát huy vai trò của mình thì vấn đề như của em Bình sẽ nhanh chóng được đưa ra ánh sáng, không thể kéo dài hơn 10 năm như vậy.

    - Những trẻ em nông thôn đi làm thuê ở các thành phố thường ít hiểu biết, không biết chữ, thậm chí không biết là mình đang bị đối xử vi phạm pháp luật để nhờ can thiệp. Theo bà, làm thế nào để giái quyết vấn đề trên?

    - Thực tế, một số địa bàn đã làm rất tốt vấn đề trang bị kiến thức cho các cháu, giúp các cháu học văn hóa để phát triển. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến trách nhiệm của người sử dụng lao động, trách nhiệm của các tổ chức xã hội ngay địa bàn.

    - Theo quy định hiện hành, việc sử dụng lao động trẻ em như thế nào là vi phạm pháp luật?

    - Theo quy định, từ 15 tuổi trẻ em sẽ được ký kết hợp đồng lao động. Tuy nhiên, có những danh mục công việc nặng nhọc không được sử dụng trẻ em. Còn công việc nhẹ nhàng thì với thực tế ở Việt Nam vẫn sử dụng lao động trẻ em. Ví dụ các cháu ở nông thôn cũng phải giúp đỡ cha mẹ làm nông nghiệp.

    Bà Trần Thị Quốc Khánh, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Cần phải xem xét trách nhiệm chính quyền địa phương

    Tôi cảm thấy hết sức bất ngờ, tiếp đó là bức xúc và đau xót. Không thể tin được là giữa Hà Nội mà vẫn có những đối tượng ngược đãi trẻ em đến mức như vậy. Tôi rất mong cơ quan điều tra làm rõ và sớm xử lý vụ việc này. Theo tôi, khung hình phạt đối với hành vi ngược đãi hiện còn nhẹ, chưa thể thỏa đáng với quá trình bị hành hạ tới 13 năm của em Bình. Ngoài ra, có thể tính tới việc buộc họ phải bồi thường về mặt vật chất cho em.

    Về trách nhiệm của chính quyền địa phương, tôi nghĩ là phải kê khai, kiểm tra thường xuyên chứ không thể đến lúc báo chí lên tiếng mới biết. Đây rõ ràng là lỗ hổng của pháp luật và thiếu sự quản lý. Cần phải xem xét lại hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương bởi vụ việc đã kéo quá dài.

    Tôi cũng sẽ có ý kiến với Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH để Bộ này nghiên cứu, trình Chính phủ quy định về quản lý lao động ngoại tỉnh để đảm bảo quyền lợi cho họ. Ngành tư pháp cũng phải có chương trình giáo dục pháp luật cho phụ nữ để chị em biết được quyền của mình, có thể ứng phó với những tình huống như của em Bình.


    Việt Anh thực hiện

    Bạn đọc lên tiếng:

    Người gửi: Phạm Thị Vân Anh

    Tôi thật không thể tưởng tượng nổi, ở Hà Nội vào thời điểm này mà lại còn người khổ cực như bé Phương bị hành hạ hơn 10 năm. Không hiểu nổi là trong thời gian đó, công an khu vực, tổ trưởng tổ phó dân phố, hội phụ nữ làm gì... Cuối cùng, phải nhờ có sự giải thoát của một bác bán thịt bò, cô bé tội nghiệp mới cơ hội được tố giác kẻ đã hành hạ mình trong suốt bao năm qua.

    Người gửi: Thu Hương

    Sau khi xem đoạn băng cô bé kể, tôi thật sự xúc động. Tại sao trên đời lại có người dã man như cặp vợ chồng bán phở. Và cô bé, sao không đi tố giác với chính quyền địa phương? Nghe cô bé nói, tôi thấy cô cũng rất khôn ngoan, chứ không hề có biểu hiện sợ hãi quá.

    Người gửi: Nguyễn Thanh

    Hai ngày hôm nay tôi thường xuyên cập nhật thông tin về vụ việc này, khi biết được đôi vợ chồng đánh cháu bé đã bị tạm giam tôi đã thở phào vì công lý đã được thực hiện, dù rất muộn. Tôi là một người đàn ông, và cũng thuộc "dạng"cứng rắn, nhưng thật sự khi biết thông tin và đọc những bài về em Bình, tôi đã khóc vì thương.

    Chính quyền sở tại làm gì, ở đâu mà không biết em Bình bị hành hạ, liệu đó có phải là sự vô cảm, vô trách nhiệm không? Khi các phóng viên hỏi, nhiều người dân ở đây đã không lên tiếng vì không muốn "dây dưa" với nhà đó. Tôi lại tự hỏi ý thức công dân của chúng ta đến đâu, chẳng lẽ ai cũng chỉ chăm lo cho mình và chỉ muốn yên thân thôi sao?


    VNEXPRESS
     
  8. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Trong vụ này Tất cả mọi người đều có trách nhiệm - mà trách nhiệm lớn nhất là bản thân em Bình, vì em không làm đơn thưa, mà đã không có đơn thưa thì công an không biết ! Trách nhiệm sau đó là ở 2 vợ chồng chủ quán phở, vì đã không tham gia gì với điạ phương, lại còn đóng cửa đi suốt ngày - tối về còn đóng cửa để tra tấn, nên từ công an khu vực đến tổ trường dân phố " chả biết gì " còn lại mới đến trách nhiệm của các cấp ( tất cả đều thấy được trách nhiệm của mình và sẽ được nghiêm khắc kiểm điểm bằng hình thức cảnh cáo - sau đó là rút kinh nghiệm )
    Nhưng còn một cái lỗ hổng lớn trong cái đám trách nhiệm " nhiều cấp, nhiều tầng" này chính là các điều khoản xử lý ! Nước ta vô cùng tự hào với công ước về Quyền Trẻ Em, đã dũng cảm ký kết từ những năm 90 - nhưng để xử lý những vi phạm thô bạo từ tinh thần đến thể xác trẻ em thì chưa có gì rõ ràng và cụ thể , trong khi chỉ cần sơ ý quên đội mũ bảo hiểm mà bị công an thổi là "tàn một kiếp hoa ngay !" Vì thế, bao nhiêu hành vi xâm hại trẻ em, từ việc cưỡng bức, hành hạ cho đến hù doạ đến bị khủng hoảng tâm thần nghiêm trọng đều phải chờ đến khi báo chí phanh phui, dư luận la làng lên, mới "đủng đỉnh" xử lý và cam đoán sẽ làm hết trách nhiệm của mình, nhưng sau đó thường là huề cả làng ! vì đơn giản : ai cũng có trách nhiệm nên sẽ không ai chịu trách nhiệm !
     
  9. canh cut xinh

    canh cut xinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/4/2007
    Bài viết:
    1,026
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    103

    Em thì không nghĩ rằng em Bình phải có trách nhiệm trong chuyện này. Bởi với em, do thiếu sự dạy dỗ, thiếu sự tiếp xúc, không được học hành nên sự đày đọa dường như đã trở thành một việc bình thường. Điều đó thể hiện qua thái độ của em với vợ chồng chủ hàng phở (luôn gọi cô chú) và rửng rưng khi kể về những trận đòn roi của mình.

    Về việc quy trách nhiệm, em nghĩ rằng người chịu trách nhiệm lớn nhất ở đây là công an khu vực, người được xem là bám sát tình hình, sâu sát với dân nhất và chính quyền cấp phường (nơi đã nhận đc thông tin 4 lần về việc em B bị đánh đập ngay giữa chợ). Đây là những người phải chịu trách nhiệm chính, thay vì đổ cho các cấp cao hơn - rất mơ hồ và dễ huề cả làng như bác Khanh nói.

    Nếu việc áp dụng luật quan trọng 1 thì việc quy trách nhiệm em nghĩ là quan trọng gấp 2 lần như thế, bởi chỉ có thế mới nâng cao trách nhiệm của những người quản lý. Mà quy trách nhiệm thì chắc còn lâu lắm mới thực hiện được. Chung quy là cái vòng lẩn quẩn.... nói mãi, nói thế cũng chỉ để đấy :rolleyes:
     
  10. mẹ cu tèo

    mẹ cu tèo Banned

    Tham gia:
    11/7/2007
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Lỗi lớn nhất thuộc về mẹ của em Bình. Ai lại bỏ con cho người ngoài bao nhiêu năm trời mà chẳng hỏi han gì như vậy. Trên đời này thiếu gì kẻ ác, làm như vậy khác nào tiếp tay cho chúng.

    Rồi chính chúng ta cũng có lỗi vì đã nhắm mắt làm ngơ trước cảnh bất công. Đã không làm hết trách nhiệm của mình trong mỗi công việc hàng ngày. Nếu chúng ta thấy chính quyền thiếu trách nhiệm mà cứ đổ lỗi do cơ chế mà không lên tiếng đòi hỏi họ.

    Chính chúng ta đã có phần nào làm nên sự giả dối và vô trách nhiệm
     

Chia sẻ trang này