Các bà mẹ mới sinh em bé muốn đủ sữa cho con bú ngoài việc ăn uống đủ chất ngủ đủ thì có một vấn đề cần lưu ý: Mỗi lần bú nên cho con bú hết sạch sữa, nếu bé không bú hết nên vắt hết sữa, lau bằng khăn ấm, Sau đấy sữa sẽ về rất nhiều. Các bà mẹ thử xem vừa đơn giản vừa không tốn kém
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ bé nhà mình cũng đc gần 4 tháng rồi mà sữa của mình ngày càng ít. Mình sẽ thử làm theo cách của bạn xem có cải thiện được không. Cảm ơn bạn đã chia sẻ kinh nghiệm.
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Ngoài chế độ ăn uống đầy đủ và nhiều thức ăn lợi sữa thì điều rất quan trọng là các mẹ cần ngủ đủ giấc. Trong lúc ngủ, sức khỏe hồi lại và sữa sẽ về nhiều. Chúc các mẹ tốt sữa.
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Em chỉ sợ vắt sạch sữa ra, sau đó bé đòi bú mà sữa chưa về và bé không chịu bú bình thì chẳng biết fải làm sao chị ạ
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Để cho bé thật đói, bạn uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, cháo chân giò, thậm chí bạn phải uống thêm cả sữa thì sữa sẽ về ngay thôi mà. Bạn thử xem nhé
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Mình chỉ thấy rất rõ là nếu mẹ ngủ đủ giấc và được nghỉ ngơi nhiều thì sữa sẽ về nhiều, mẹ mà mệt thì rất ít sữa. Các mẹ ăn thêm gì đó trước khi đi ngủ thì sữa cũng nhiều hơn đấy.
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Mua chân dê chưa luộc (dặn các quán bán lẩu dê) về làm sạch nấu cháo cho cả hạt ý dĩ vào ăn sẽ rất nhiều sữa
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Cách vắt và trữ sữa Không chỉ ở Việt Nam, rất nhiều nơi trên thế giới đều có chương trình và cả những hướng dẫn cụ thể để khuyến khích các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ. Thực tế ở nước ta, việc các bà mẹ phải trở lại làm việc khi trẻ mới chỉ được 4-5 tháng tuổi là rất phổ biến. Do vậy, để trẻ không bị gián đoạn nguồn thực phẩm quý giá này, các mẹ nên vắt và trữ sữa mẹ để trẻ dùng dần khi vắng mẹ. Vắt sữa bằng tay là phương pháp dễ thực hiện nhất. Các mẹ nhớ rửa tay trước và sau khi vắt sữa, đồng thời cần đảm bảo đúng tư thế và động tác để giữ được thẩm mỹ bầu ngực qua tư thế ngồi. Cụ thể, ngồi thoải mái, lưng có chỗ tựa, bàn chân và đầu gối chạm sàn nhà ở góc 90ºC, không ngửa người ra phía sau, không quá chồm người về phía trước và luôn nhớ nâng bầu ngực lên khi thực hiện động tác vắt sữa. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để lấy sữa được nhiều, nhanh và đơn giản hơn lại vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ của bầu ngực người mẹ. Chú ý chọn những loại máy hút sữa có khả năng mô phỏng nhịp nhàng như sự mút sữa của trẻ để kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều và đều đặn. Sau khi vắt sữa, mẹ nên ghi giờ, ngày, tháng vắt sữa rồi cất trữ trong tủ lạnh ngay. Nhớ lấy sữa ra cho trẻ bú theo thứ tự thời gian lưu trữ. Sữa nên được trữ trong bình sữa hoặc ly đựng sữa chất lượng cao, nếu là bằng nhựa thì phải là sản phẩm không có chứa chất BPA (vì thời gian lưu trữ khá lâu, tránh dùng các loại nhựa không rõ nguồn gốc, có thể gây nhiễm độc cho trẻ). Sữa trữ trong ngăn lạnh nên sử dụng trong vòng 48 tiếng, sữa trữ trong ngăn đông thì sử dụng tối đa trong 3-4 tháng. Lưu ý, sữa phải được hâm nóng thật kĩ lưỡng trước khi cho trẻ dùng. Các mẹ có thể hâm sữa bằng cách chưng cách thủy, hoặc nếu có điều kiện thì nên dùng các loại máy hâm sữa vì giúp hâm nóng sữa ở nhiệt độ phù hợp và bảo toàn được dinh dưỡng của sữa mẹ. Bú dặm đúng cách để trẻ khỏe mạnh Việc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú mẹ có xen kẽ các cữ bú bình được gọi là giai đoạn bú dặm. Trước khi đi làm trở lại, mẹ nên tập cho trẻ bú dặm theo phương pháp 3 ngày: - Ngày thứ 1: 7 giờ sáng: bú mẹ - 10 giờ: thay thế bú bình. Tất cả các cữ bú kế tiếp cho bú mẹ. Lặp lại như vậy trong 2 ngày tiếp theo. - Ngày thứ 4: 7 giờ sáng: bú mẹ - 10 giờ: thay thế bú bình - 13 giờ: thay thế bú bình. Tất cả các cữ sau cho bú mẹ. Lặp lại như vậy trong 2 ngày tiếp theo. - Ngày thứ 7: 7 giờ sáng: bú mẹ - 10 giờ: thay thế bú bình - 13 giờ: thay thế bú bình - 16 giờ: thay thế bú bình. Tất cả các cữ sau cho bú mẹ. Vì trẻ quen với bầu vú mềm mại của mẹ nên khi cho bé bú dặm bằng bình, mẹ cần giải thích cho bé biết trước để chuẩn bị tâm lý. Mẹ cũng nên chọn loại núm vú mềm, có cấu tạo giống như vú mẹ, tốt nhất là chọn những sản phẩm làm bằng silicon không mùi. Cũng lưu ý với các bố mẹ khi cho trẻ bú bình thì vùng núm vú của bình sữa lúc nào cũng phải đầy sữa để trẻ không nuốt hơi (không khí) cùng một lúc với sữa, tránh gây nên hiện tượng trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, đưa đến bị ọc (trớ) sữa. Miệng trẻ phải ngặm bắt vú đúng và khi trẻ bú không có tiếng kêu. Nhớ cho trẻ ợ hơi sau khi bú để tránh hiện tượng ọc sữa. Và cuối cùng, để trẻ không bị hẫng hụt khi vắng mẹ, bên cạnh việc duy trì nguồn sữa mẹ, những người chăm sóc trẻ thay mẹ cần vuốt ve, âu yếm, trò chuyện với trẻ để trẻ chấp nhận và carm thấy an toàn như đang ở trong vòng tay yêu thương của mẹ (cho trẻ biết là trẻ đang được cho bú dặm và trẻ sẽ lại được bú mẹ khi mẹ về nhà).
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Thank chủ top nhé, e sắp sinh nên cũng hỏi hỏi được nhiều qua bài viết này.
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Mẹ nó nghiên cứu tham khảo, cũng khá nhiều kinh nghiệm hay đó À sao mẹ nó không cho link của chữ ký: thanh lý và đổi đồ
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Xay sữa tươi với chuối, mỗi ngày uống khoảng 3 bịch sữa tươi 250ml và 6 quả chuối, cho thêm vài giọt mật ong cho có ương vị thơm, không có mật cũng được. Món này lợi sữa lắm, vì chuối nhiều mủ, những cây có mủ nhiều thì lợi sữa. Vài ngày ớn chuối thì lại xay sữa với đu đủ cũng được
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Theo mình biết thì để duy trì tốt nguồn sữa mẹ, thì cần làm 4 nhiều: 1. Ăn nhiều 2. Ngủ nhiều 3. Cho con bú nhiều 4. Uống nước nhiều. Mình ngẫm thấy điều này rất đúng. Nhiều mẹ mất sữa, sữa ít, có thể là do chưa làm đúng, đủ 4 nhiều trên.
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ cững tùy tố chất, cơ địa từng người mẹ nó ạ, có người làm đủ cách mà sữa vẫn ít, chỉ đủ cho con nhóp nhép, toàn ăn sữa bột. Trộm vía mình thuộc diện tốt sữa, đến bg con 15th mà vẫn có thể làm bò sữa được
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Bé nhà em cũng được gần 2 tháng, mà em đã thấy sữa ít hẳn so với tháng đầu tiên, thủ học cách mẹ nó bày xem sao vậy/
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Nếu ít sữa vẫn phải cho con ăn thêm sữa ngoài, loại dùng cho trẻ sơ sinh ý
Ðề: Một kinh nghiệm duy trì sữa mẹ Mẹ nó ơi đừng lo lắng quá. Đợt bé nhà mình tầm 2- 3 tháng mình cũng thấy như vậy. Rút ra kinh nghiệm là giai đoạn này lượng bú mỗi lần của bé tăng lên nhiều hơn giai đoạn trước --> bé bú nhiều hơn --> mẹ lo lắng và có cảm giác không đủ sữa cho con --> dễ dẫn đến ít sữa hoặc mất sữa. Vì vậy mẹ nó cứ làm theo cách của các mẹ trên này, quan trọng là ngủ đủ giấc, cho bé bú nhiều và tâm lý thật thoải mái, lúc nào cũng nghĩ mình đủ sữa cho con là sữa lại nhiều ngay.