Một nạn nhân đau khổ nhất của bạo hành gia đình

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi nguyenbaochau, 15/9/2009.

  1. nguyenbaochau

    nguyenbaochau Thành viên nổi tiếng

    Tham gia:
    30/9/2008
    Bài viết:
    4,232
    Đã được thích:
    1,386
    Điểm thành tích:
    863
    Sau nhát dao oan nghiệt của người cha, năm em lên 3 tuổi, Nguyễn Lê Hoàng Trung, học sinh lớp 12 Lý trường THPT Chuyên Quang Trung (thị xã Đồng Xoài, Bình Phước) bị đứt tuỷ sống và liệt nửa người.

    Trong cái đêm định mệnh ấy, bố em đã chém liên tiếp vào mẹ em và giết chết bà theo cách đau đớn nhất. Bố bị tù chung thân, em trở thành mồ côi cả cha lẫn mẹ.


    Người ta vẫn hay nhắc đến em với sự ngưỡng mộ vì nghị lực vượt khó, can đảm và chăm chỉ học tập. Còn tôi, khi gặp cậu con trai 17 tuổi với hai cánh tay gầy gò, ngồi xo lại trên chiếc xe lăn, tôi chỉ thấy xót xa.

    Em chẳng có tội gì, nhưng đã phải hứng chịu những bi kịch từ bạo hành gia đình từ khi còn quá nhỏ…

    “Những điều đau đớn nhất em cũng đã trải qua…”

    Nguyễn Lê Hoàng Trung trắng trẻo, thư sinh, nhưng đôi mắt hay nhìn xuống rất buồn.

    Em nói chuyện với tôi bằng giọng nhỏ, nhát gừng, trả lời từng câu hỏi với câu chữ ngắn gọn. Rất nhiều lúc em im lặng, và tôi trở nên bối rối, không biết phải tiếp tục như thế nào.

    Tôi đang nói chuyện với em thì trời đổ mưa. Bình Phước đang mùa mưa, mưa dồn dập. Câu chuyện thành ra đứt quãng…

    Trung không nhớ gì về ký ức buồn đau, có lẽ lúc ấy em còn quá nhỏ. Em không nhớ gì về mẹ, không nhớ gì về cái đêm ấy. Em nói, em vẫn còn giận bố, em không muốn gặp bố. Tôi tự thấy mình tàn nhẫn khi gợi lại cho em một chuyện quá buồn…


    Ông ngoại gắn hết ngày tháng của cuộc đời mình để chăm sóc Trung, hàng ngày đưa em đi học, tắm rửa, vệ sinh, bồng bế, cho ăn…

    Ông ngoại em năm nay đã 70 tuổi, rất gầy gò, khuôn mặt nhọc nhằn và nhiều đau buồn. Trước đây ông là hiệu trưởng trường tiểu học, nên cốt cách rất chừng mực.

    Từ ngày Trung đỗ vào trường Chuyên cách nhà 15km, ông ngoại và em trọ ở gần trường. Phòng trọ nho nhỏ chỉ có giá 300.000 đ/tháng, cộng thêm 100.000đ tiền điện nước.

    Ông ngoại em nói rằng cả hai ông cháu phải vun vén tiết kiệm lắm thì đồng lương hưu mới tạm đủ, vì tiền ăn cũng rất tốn kém. Có lẽ thời gian sắp tới ông sẽ đi bán vé số để có tiền trang trải thêm.

    Ông ngoại em kể với tôi, bố em đã từng bị xử tử hình, nhưng nhà nội nhờ em viết đơn xin, nên bố em được giảm án xuống còn chung thân. Vậy mà ngay cả ở phiên toà phúc thẩm, em cũng không được lên thăm bố, vì người ta sợ toà không giảm án nếu nhìn thấy em…

    Ông ngoại em kể rằng, bố em là công nhân cao su, còn mẹ là giáo viên. Chuyện ghen tuông của bố em cũng diễn ra từ lâu. Nhưng sau một đêm say rượu, bố em đóng chặt cửa lại và chém nhiều nhát vào vợ khiến mẹ em bị chết ngay tại chỗ. Còn em bị chém vào lưng, đứt cả tuỷ sống. Chỉ trong tích tắc, dường như tất cả mối dây hạnh phúc của em cũng đã bị chặt đứt.

    Từ đó trở đi, Trung hoàn toàn mất cảm giác ở nửa người dưới. Em không biết được khi nào mình tiểu tiện, đại tiện. Ông ngoại phải quấn tã cho em, còn việc đại tiện thì cứ hai ngày một lần, ông ngoại dùng nước xịt rửa để kích thích. Rất nhiều bác sĩ đã khám cho Trung, nhưng tất cả đều bó tay.

    Nhưng ông ngoại em quả quyết: “Nếu Trung vào ĐH, tôi sẽ theo cháu xuống Thành phố Hồ Chí Minh để nuôi ăn học. Tôi quyết sẽ nuôi Trung vào ĐH, theo đúng nguyện vọng của cháu là ngành công nghệ thông tin…”.

    “Em phải bước tiếp…”


    Đời sống của Trung gắn chặt trên chiếc xe lăn, thế giới mới của em là chiếc máy tính nối mạng ông ngoại em đã rất nhọc nhằn để mua được. Trung ước mơ sẽ đỗ ĐH và trở thành một kỹ sư tin học. Em đam mê chiếc máy vi tính và công nghệ thông tin từ khi còn học lớp 7.

    Trung học rất giỏi, em từng được chọn vào Đội tuyển Quốc gia Vật lý của trường, nhưng sức khoẻ yếu không tham gia được, em lại phải xin ra. Có thời gian em bỏ học đến một tháng rưỡi vì không chịu nổi những cơn đau ở xương sống.

    Em nói, em rất giận bố. Những ngày còn nhỏ, những lời trêu chọc ác ý của bạn bè làm em đau đớn vô cùng, càng bị tổn thương nhiều em càng giận bố hơn. Đến bây giờ em vẫn giận bố. Có lẽ không bao giờ em có thể tha thứ cho bố…

    Những ngày gần đây, em ít khóc hơn trước, cũng ít khi nghĩ đến những chuyện buồn. Em đã vui nhiều hơn, và quên đi nhiều mặc cảm.

    Trung nói: “Em không còn hy vọng gì nữa từ rất lâu rồi, kể từ ngày em đọc trên mạng thấy họ nói trường hợp của em là không thể cứu chữa”.

    Nhưng em tâm sự, môi trường giáo dục của trường chuyên Quang Trung quá tốt, em không còn gì mơ ước hơn. Các bạn và thầy cô đều rất thông cảm, thương yêu và giúp đỡ em. Không bao giờ em gặp phải những lời trêu chọc ác ý.

    Trung nói với tôi: “Bây giờ em đã tự tin được 70%”. Tôi hỏi: “Vậy 30% còn lại?”. Trung im lặng. Tôi chỉ biết chờ đợi em lên tiếng trước. Và tôi nhận ra, mình đã lại chạm vào nỗi đau ghê gớm nhất của em

    Có thể liên lạc với Trung qua địa chỉ: Nguyễn Lê Hoàng Trung, lớp 11 Lý, trường THPT Chuyên Quang Trung - thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Số điện thoại nhà: 0651 3819350


    (Theo Tuanvietnam.net)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyenbaochau
    Đang tải...


  2. metomvajerry

    metomvajerry Fragrances

    Tham gia:
    2/7/2007
    Bài viết:
    4,410
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Đau lòng quá, người cha thật quá tàn nhẫn ::):)(
     
  3. ♥Me Quan Tham♥

    ♥Me Quan Tham♥ Ta mê Quan Tham

    Tham gia:
    19/4/2009
    Bài viết:
    2,484
    Đã được thích:
    1,259
    Điểm thành tích:
    913
    Thật tội nghiệp... Sao nhẫn tâm quá !! :(
     

Chia sẻ trang này