Kinh nghiệm: Một Số Bí Quyết Chăm Sóc Và Giáo Dục Trẻ Mầm Non

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Linhchi2206, 20/6/2021.

  1. Linhchi2206

    Linhchi2206 Chúng ta sẽ hãy phúc theo cách của riêng mình.

    Tham gia:
    5/3/2021
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Trẻ mầm non đang từng bước chập chững bước vào đời. Chúng như những trang giấy trắng, đang cần được tô vẽ thành bức tranh hoàn chỉnh.

    Bức tranh đó có thể rực rỡ đầy sắc màu, cũng có thể hơi trầm với những gam màu lạnh lẽo. Màu sắc này được tô vẽ nên từ chính môi trường sống xung quanh chúng. Ở đó, người lớn chính là thầy giáo, là người hướng dẫn những nét vẽ đầu đời.

    Hãy quan tâm, chăm chút để tạo nên cuộc đời đầy màu sắc phía trước cho trẻ mầm non!
    [​IMG]
    Trẻ mầm non tại sao cần chăm sóc?
    Cần chăm sóc có kỹ năng vì đây là giai đoạn đầu đời quan trọng

    Giai đoạn này nhanh thôi, chỉ kéo dài 5 năm. Khoảng thời gian này đủ dài để tác động đến nhận thức và tính cách ban đầu của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ không có khả năng tự bảo vệ bản thân khỏi những điều tiêu cực. Vậy nên, ảnh hưởng từ môi trường sống và từ người lớn quyết định đến thái độ và hành vi của trẻ.

    Không nên dập khuôn trong cách giáo dục

    Mỗi một đứa trẻ là một thực thể sống với thể trạng khác nhau, tính cách khác nhau, mức độ nhận thức khác nhau. Vì vậy, phương thức giáo dục áp dụng lên mỗi đứa trẻ cũng cần khác nhau. Sẽ không có một phương thức giáo dục chung nhất nào cả. Có chăng chỉ là tên gọi chung của các nhà giáo dục, muốn phân loại rõ ràng để dễ quản lý và đưa vào chương trình giáo dục.

    Cần phải linh hoạt ứng biến trong cách giáo dục với mỗi đứa trẻ. Cách giáo dục tốt sẽ kéo một đứa trẻ lên và ngược lại, cách giáo dục không tốt sẽ khiến một đứa trẻ rơi vào vũng bùn lầy.

    Cần có sự linh hoạt vừa học vừa chơi

    Không nên quá lo lắng nếu một đứa trẻ mải chơi. Ở lứa tuổi này, cứ ngồi một chỗ sẽ khiến bạn cảm thấy đáng lo ngại hơn đấy. Chúng đang rất tò mò vì mọi thứ mới mẻ diễn ra hàng ngày, sao bạn lỡ bắt chúng ngồi một chỗ như những ông bà cụ đau chân đau lưng ngại vận động?

    Ở lứa tuổi này nếu chỉ nhồi nhét những câu chữ với lý thuyết đơn thuần, liệu chúng có khả năng tiếp thu không? Điều thực sự cần thiết là sự linh hoạt và sáng tạo trong cách giáo dục, cần kết hợp học mà chơi, chơi mà học. Việc này sẽ đem lại sự hứng thú và kích thích sự sáng tạo của trẻ nhỏ.

    Ngay cả ở người lớn, sự hứng thú sẽ đem lại hiệu quả công việc cao hơn so với sự nản chí và ép buộc. Ở trẻ con thì lại càng thể hiện rõ, chúng hứng thú và vui vẻ, nụ cười thường trực trên môi thì bạn biết là trẻ đã tiếp thu và thích học tập rồi đó.


    Một số bí quyết được chia sẻ từ những hội mẹ bỉm sữa
    Có một số bí quyết truyền kỳ được nhiều bà mẹ chiêm nghiệm và truyền đạt cho nhau. Mời các bạn tham khảo:

    Bí quyết 1: Dạy trẻ, không nói mà hãy làm

    Cơ sở của nguyên tắc: Quan sát và bắt chước là tính bẩm sinh của trẻ.

    Điều đạt được: Thông qua việc quan sát những hành vi của người lớn xung quanh, trẻ sẽ bắt chước. Những hành động lặp đi lặp lại sẽ dần trở thành thói quen, thói quen lặp lại hình thành nên tính cách.

    Do đó, bạn không nên mất công nói nhiều, giải thích nhiều vì sẽ làm trẻ bị rối. Thay vào đó, hãy có những hành động tích cực để trẻ trông thấy và làm theo.

    Một số ví dụ: Bạn đọc sách mỗi ngày, trẻ sẽ bắt chước đọc sách cùng bạn. Mỗi khi ra đường, bạn đội mũ bảo hiểm và đeo khẩu trang, trẻ cũng sẽ hiểu đây là hành động cần thiết mỗi khi đi ra khỏi nhà.

    Bí quyết 2: Lắng nghe để thấu hiểu

    Cơ sở của nguyên tắc: Trẻ nhỏ có tiếng nói riêng của mình, hãy lắng nghe để thấu hiểu trẻ hơn.

    Điều đạt được: Bạn là người lớn, bạn luôn muốn ý kiến của mình được người khác lắng nghe. Trẻ nhỏ cũng vậy, chúng cũng có quan điểm riêng của mình. Bạn hãy chậm lại, lắng nghe xem chúng muốn gì. Ý kiến của chúng nhiều lúc khá là hay ho và phù hợp với nhận thức trong thế giới trẻ thơ của chúng.

    Một số ví dụ: Em bé này dùng vòi nước xịt vào cuộn giấy vệ sinh. Đối với người lớn, nhất định đây là hành động nghịch ngợm. Thế nhưng, khi được hỏi tại sao lại làm như vậy thì em bé này bảo là muốn cuộn giấy nở ra để dùng được lâu hơn ^^ Vậy đấy. Bạn hãy nghe chúng giải thích rồi phân tích để cho trẻ hiểu cái đúng và sai ở đâu.

    Bí quyết 3: Không quát mắng, không bạo lực

    Cơ sở của nguyên tắc: Từ ngữ phù hợp sẽ hiệu quả hơn là lời quát mắng. Bạo lực đối với trẻ nhỏ là tối kỵ, đây cũng là sự bế tắc của người lớn.

    Điều đạt được: Hãy kiên nhẫn một chút để giải thích cho trẻ hiểu. Bạn có thể yêu cầu trẻ trình bày lý do và nói lời hối lỗi. Đối thoại mang tính hai chiều sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều.

    Một số ví dụ: Hôm nay đi học, trẻ nhỡ đánh bạn và bị cô giáo khiển trách, báo với bố mẹ. Và về nhà… bạn đánh đòn trẻ T.T Vậy thì ai sẽ đánh đòn bạn vì đã đánh con đây? Một vòng luẩn quẩn diễn ra không có lời kết.

    Thay vào đó bạn hãy hỏi con tại sao? Hành vi phù hợp là như thế nào? Cần tránh tái phạm trong tương lai.

    Bí quyết 4: Mưa dầm thấm lâu

    Cơ sở của nguyên tắc: Giáo dục là một hành trình dài.

    Điều đạt được: Hãy trở thành người đồng hành, người bạn đáng tin cậy của con. Điều quan trọng nhất là hãy tận hưởng, vui mừng vì sự tiến bộ của trẻ mỗi ngày. Bạn đừng cảm thấy áp lực vì chỉ cần kiên nhẫn thêm một chút, cố gắng thêm một chút, thành quả đạt được sẽ không làm bạn thất vọng. Em bé của bạn nhất định sẽ trưởng thành, nhất định sẽ là người tốt.

    Một số ví dụ: Bạn muốn trẻ tự giác học bài mỗi tối. Thay vì bắt ép trẻ thực hiện ngay thì mỗi tối hãy động viên trẻ, ngồi học cùng trẻ một lúc để trẻ dần hình thành thói quen. Nhất định lúc đó, bạn cần học cùng trẻ hoặc làm việc, chứ không phải là ngồi chơi game, lướt web trên điện thoại,...

    Bí quyết 5: Phần thưởng là thứ không thể thiếu

    Cơ sở của nguyên tắc: Ai cũng muốn được tặng quà.

    Điều đạt được: Món quà nhỏ thôi sẽ là niềm động viên dành cho trẻ. Món quà kịp thời, đúng lúc dù là nhỏ thôi nhưng cũng là niềm khích lệ to lớn để trẻ tiếp tục phát huy, phấn đấu hơn nữa.

    Nụ cười của trẻ khi được tặng quà cũng là niềm vui của bạn sau một ngày dài bận rộn đấy.

    Một số ví dụ: Một tuần ngoan ngoãn không mè nheo, bé sẽ được 1 gói bim bim vào cuối tuần. Hoặc tối nay làm xong bài tập sớm sẽ được đi siêu thị một lát.

    Nguồn bài viết: hoovada.com
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Linhchi2206
    Đang tải...


Chia sẻ trang này