Tranh luận: Một Số Hỏi Đáp Về Sản Phụ Khoa

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi THỦY NGUYÊN, 10/11/2004.

  1. THỦY NGUYÊN

    THỦY NGUYÊN Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/9/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    292
    Điểm thành tích:
    63
    SỮA CHO PHỤ NỮ MANG THAI

    Hỏi: Tôi có thai được 3 tuần, thời gian này loại sữa nào là tốt nhất cho tôi. Tôi có phải ăn kiêng gì không? Duong Thi Minh (duongnguyenhiepminh@yahoo.com)

    Bác sĩ Nguyễn Lân-Đính trả lời :

    Chị không phải ăn “kiêng” gì cả, nhưng nên lánh xa những nơi bụi bậm, ồn ào và nên tránh những họat động xốc vác, nặng nề, tránh tiếp xúc với người đang có một bệnh nhiễm trøng nào đó như bệnh ban Rubéole, chẳng hạn. Để bảo vệ cái thai mới hình thành. Aên uống tẩm bổ, bằng cách mỗi ngày uống thêm sữa 1 – 2 ly (như Díelac Mamma) nếu chưa quen, thì tập làm quen. Có thể ăn mỗi ngày 1 trứng, cũng tốt. Hoặc cẩn thận, uống thuốc bổ lọai “1 ngày 1 viên” (nhớ xem kỹ trong đó có cả acid folic), không nên uống liều cao hơn. Tránh cả thuốc bôi mụn có vitamin A liều cao.


    --------------------------------------------------------------------------------
    :wink:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi THỦY NGUYÊN
    Đang tải...


  2. THỦY NGUYÊN

    THỦY NGUYÊN Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/9/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    292
    Điểm thành tích:
    63
    Hỏi: Kính gởi Trung Tâm Tư Vấn! Em hiện nay 24 tuổi, em đang có thai. Khi đi khám thai và siêu âm thì bác sĩ cho biết là thai được 8,5 tuần, chiều dài đầu mông là 21mm. Em thấy trên thị trường hiện nay có hai loại sữa sử dụng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú là Frisomum và Anmum. Em không biết nên dùng loại sữa nào? Khi nào thì cần dùng? Và nếu dùng thì dùng với liều lượng bao nhiêu thì đủ? Trong lúc này em rất hay buồn nôn và lại khó ăn vì ăn không thấy ngon và ăn thứ gì cũng thấy sợ Vậy có biện pháp nào giúp cho em đỡ buồn nôn và ăn ngon miệng hơn? Trong thời gian mang thai thì nên đi khám bao nhiêu lần và đi khám vào những thời điểm nào? Nếu siêu âm nhiều thì có ảnh hưởng gì đến đứa bé hay không? Nguyễn Thị Thanh Duyên (duyennguyen18@hotmail.com)

    Bác sĩ Nguyễn Lân-Đính trả lời:

    a) Trên thị trường có rất nhiều lọai sữa bột dành cho phụ nữ mang thai – Frisomum và Anmum là những hiệu sữa “ngọai” khá có tiếng. Dùng cái nào cũng được nhưng Chị cần phải là người “quen” uống “sữa bò tươi”, trong bụng có đủ men lactase (để tiêu hóa và hấp thu chất đường lactose vốn có trong các sản phẩm chế biến từ sữa bò tươi).

    Còn nếu bây giờ mới tập uống sữa bột thì có thể bị chứng “bất dung đường lactose”, cứ uống sữa bột là đau bụng mắc đi cầu! Cách khắc phục: lấy sữa đó, làm yaourt thì ăn yoaurt đó thay vì uống sữa, sẽ không sao cả.

    b) Chị đang trong giai đoạn bị “ốm nghén”, tôi trích đoạn một cuốn sách (dịch) nói về những vấn đề phụ nữ thường gặp khi ốm nghén – vì rất thích hợp với chị.

    Người ta không biết chính xác cái gì làm cho buồn ói khi mang thai. Rất nhiều phần thì đó là tác động của hiện tượng gia tăng hàm lượng hormon tuần hoàn. Thêm vào đó là cảm giác đói bụng. Hiện tượng lưu lượng hormon tăng lên đột ngột có thể tác động trực tiếp lên lớp niêm mạc lót bao tử, sinh ra cảm giác buồn ói. Trước tiên vào buổi sáng, thì dù sao mức lượng đường trong máu của chị cũng thấp và đó là nguyên do chính của chứng “buồn ói buổi sáng”. Đôi khi, vào lúc khác trong ngày, mùi khói thuốc lá hay mùi thức ăn chiên có thể gây nên cảm giác này.

    Cách nào khắc phục?

    12 tuần đầu tiên là một thời kỳ sống còn trong quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi, chị không được dùng bất cứ thứ thuốc gì để trị “chứng buồn ói sáng” trừ khi BS khuyên nên dùng. Nếu chứng ốm nghén của chị rất nghiêm trọng, và chị nôn mửa nhiều lần trong ngày không ăn vào được chút gì mà không ói ra, chị có thể bị mất nước và mất cân đối muối khoáng...

    Những món quà ăn vặt vào đở buốn ói

    Đây là một số thức ăn chị có thể thủ sẵn để rập tắt cảm giác buồn ói trong ngày. Thà hay ăn lắt nhắt (“ăn vặt”) làm nhiều bữa nhỏ còn hơn là ăn tập trung vào hai hay ba bữa lớn.

    Những lát bánh mì nguyên cám nướng giòn hay bánh mì bỏ lò xấy khô.

    Pho mai cứng

    Hạnh nhân và nho khô

    Mơ khô

    Táo xanh giòn

    Nước soda với một lát chanh

    Bánh cake trái cây; làm bằng bột nguyên cám và bột mầm lúa mì được thêm chất dinh dưỡng.

    Rau tươi sống, xắt vừa nhỏ để nhón ăn, như cà chua, cần tây, cà-rốt, đậu hà lan, lá sà-lách

    Yaourt làm lấy, nếu cần thêm mật ong cho ngọt.

    Kem trái cây

    Nước ép trái cây bỏ ngăn đá, thành cục để ngậm cho mát.

    Kem cây

    Bánh quy rắc mè.

    Kẹo sôcôla

    Khi đó BS có thể giúp chị bằng cách kê toa những thứ thuốc chống ói được biết là an toàn trong những tuần đầu khi mới mang thai. Có thề là chị cảm thấy tốt hơn là nên kiên trì và thử áp dụng những biện pháp tự lực cánh sinh (xem dưới đây) hơn là uống thuốc vào lúc này.

    Tôi có thể làm được gì?

    Điều chắc chắn là thức ăn làm giảm những triệu chứng khó chịu ấy. Trớ trêu thay, chính lúc chị đang cảm thấy buồn ói chị lại cần nghĩ nhiều tới thức ăn. Chị phải gìn giữ cho được no đủ cho bản thân mình và cho em bé và chị cần dự kiến và chuẩn bị các món ăn vặt để khắc phục các triệu chứng ốm nghén.

    Các mánh lới sau đây sẽ giúp chị chống lại chứng buồn ói và tránh khỏi phải uống thuốc.

    Đẻ sẵn một ly sữa trên bàn đầu giường và ngay lúc mới tỉnh dậy, chị hãy uống ngay cùng với một cái bánh quy hay một lát bánh mì khô. Làm như vậy sẽ làm cho múc đường trong máu của chị tăng lên.

    Tránh những gì hay gây buồn ói như thức ăn chiên hay những căn phòng đầy khói thuốc.

    Các hình thức bột đường bổ dưỡng rất tốt để chống lại chứng buồn ói. Chị hãy thử ăn vài lát bánh mì bằng bột mì nguyên cám, ăn cơm, khoai tây và rau tươi sống (xem trên đây)

    Nên nghỉ ngơi để cho sự mệt mỏi khỏi làm tăng thêm cảm giác buồn ói.

    Nên trao đổi với những phụ nữ khác đã từng bị ốm nghén. Một khi chị biết được rằng người khác cũng đa kinh qua như vậy và cảm giác đó đã qua, chị có thể khắc phục được cảm giác đó, vì nó cũng sẽ qua đi.

    c) Thăm thai nên đi hàng tháng để kịp thời phát hiện xem có gì trục trặc cần đối phó không ? Thường đến 4–5 tháng siêu âm biết được là con trai hay con gái .

    d) Siêu âm không hại gì cả đến em bé.

    :wink:
     
  3. THỦY NGUYÊN

    THỦY NGUYÊN Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/9/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    292
    Điểm thành tích:
    63
    Em nghe nói uống nước dừa và ăn dưa leo dễ bị xẩy thai, có phải vậy không bác sĩ?

    Hỏi: Xin Bác sĩ cho em hỏi hiện nay em đang có thai 1,5 tháng, có phải ai có thai đều bị ốm nghén không? Em bị hành rất là nhiều, từ sáng đến chiều, cả ban đêm cũng hành... Em phải làm sao?? và bao lâu thì sẽ hết??? Và em bị đau bụng lâm râm, (không nhiều) như vậy có sao không??? Em nghe nói uống nước dừa và ăn dưa leo dễ bị xẩy thai, có phải vậy không bác sĩ??? Xin Bác sĩ trả lời gấp. (N.L.V)

    BS Lê Quốc Sỹ trả lời: Phụ nữ có thai lần đầu hay bị ốm nghén trong 4-5 tháng đầu (16-20 tuần). Nguyên nhân của ốm nghén là kích thích tố (HCG) tiết ra từ nhau thai. Chất này cao trong máu thì gây ra buồn nôn. Có hai thuốc hiệu nghiệm để chữa ốm nghén (Phenergan hay Zofran). Ngoài ra có một huyệt ở cổ tay nếu bấm vô có thể giúp giảm cơn nôn. Chị có thể mua một vòng để mang ở cổ tay (Sea-Band). Nên tránh ăn những bữa ăn lớn. Ðau bụng lâm râm là chuyện thường trong giai đoạn đầu của thời kỳ thai nghén. Nguyên do là những dây chằng của tử cung đang bị giãn ra để chuẩn bị nâng cái tử cung đang lớn. Uống nước dừa và ăn dưa leo không có hại gì đến bào thai.


    --------------------------------------------------------------------------------
    :wink:
     
  4. THỦY NGUYÊN

    THỦY NGUYÊN Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/9/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    292
    Điểm thành tích:
    63
    SIÊU ÂM BAO NHIÊU LẦN KHI MANG THAI LÀ ĐỦ

    Siêu âm thai là một phương pháp thăm dò thai và chẩn đoán trước sinh rất hữu ích. Siêu âm thai cho biết tình trạng túi ối, chiều dài phôi thai (trong 3 tháng đầu), tim thai, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, đường kính hoặc chu vi của bụng (để tính trọng lượng và tuổi thai nếu sản phụ không nhớ chính xác ngày hành kinh cuối cùng). Siêu âm còn giúp phát hiện những hiện tượng nghi ngờ bất thường ở thai nhi.


    Thông thường, mỗi lần thai nghén bình thường, mỗi thai phụ chỉ cần khám siêu âm ba lần là đủ.

    - Lần thứ nhất vào tuần thứ 12-13 để biết sự phát triển của thai. Tuy nhiên người ta cũng thường siêu âm sau chậm kinh 1 hoặc 2 tuần để xem có thai hay không.
    - Siêu âm lần thứ 2 vào tuần thứ 21 hoặc 22 để phát hiện những bất thường của thai.
    - Siêu âm lần thứ 3 vào tuần thứ 34-35 để đánh giá sự phát triển của thai.

    Trong ba tháng đầu, siêu âm là một phương tiện thăm dò để chẩn đoán chửa ngoài tử cung, chửa trứng, thai chết lưu, sẩy thai. Trong ba tháng cuối, siêu âm giúp chẩn đoán thai già, đa ối hay thiểu ối, rau tiền đạo...

    Những máy siêu âm đang được sử dụng phổ biến hiện nay cho phép nhìn thấy được hình ảnh theo mặt phẳng ngang và chiều trước sau của thai và như vậy gọi là siêu âm hai chiều. Còn siêu âm ba chiều có thể giúp ta quan sát được hình ảnh thai nhi theo không gian ba chiều (mặt phẳng ngang, mặt phẳng nghiêng và chiều trước - sau) nên thấy hình ảnh nổi và quan sát được rõ ràng, chi tiết hơn. Thông thường người ta làm siêu âm hai chiều, chỉ khi có nghi ngờ thì mới chuyển sang chức năng ba chiều để xem thai có bị dị dạng không hoặc là những bất thường của thai trước khi sinh ...

    Có nhiều yếu tố tác động đến kết quả của siêu âm. Trước hết là kỹ thuật và kinh nghiệm của người làm siêu âm. Nếu người làm siêu âm có nhiều kinh nghiệm về lâm sàng chuyên ngành, kết hợp với kỹ năng tay nghề thực hành siêu âm tốt thì kết quả chẩn đoán chính xác hơn. Mặt khác, các tiêu chuẩn về kỹ thuật của máy như độ phân giải, nguồn phát sóng và đầu dò siêu âm cũng có ảnh hưởng lớn. Tư thế, sự di chuyển của thai, nước ối, thành bụng của thai phụ cũng tác động lớn đến sự chính xác của kết quả siêu âm. Tuy vậy, cần nhấn mạnh rằng, siêu âm kể cả siêu âm ba chiều chỉ là một trong những phương pháp thăm dò để góp phần cho chẩn đoán được chính xác hơn chứ không thể thay thế lâm sàng được.

    Hiện nay với những máy siêu âm dùng để chẩn đoán, với cường độ thấp thì chưa thấy có những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Tuy nhiên phải biết rằng, siêu âm là một chùm tia vật lý, chiếu vào thai nhi có những tế bào còn non thì chắc gì là hoàn toàn vô hại? Vậy thì tốt nhất là đừng để thai nhi phải chịu những tia vật lý khi không thật cần thiết.

    Vì siêu âm ba chiều tốn tiền (gấp 4 lần siêu âm hai chiều), mất nhiều thời gian phải chờ đợi lâu, thai nhi phải nhận luồng siêu âm nhiều hơn, máy siêu âm quá tải, người làm siêu âm quá mệt mỏi, lại lãng phí vì có rất nhiều thông số không sử dụng đến. Do vậy trong một lần mang thai, trừ những trường hợp cần thiết và bắt buộc, có những chỉ định của thầy thuốc sản khoa (chẳng hạn có nghi ngờ về sự bất thường ở thai), chỉ cần siêu âm 3-4 lần là đủ. Trước khi muốn khám siêu âm hãy đến gặp bác sĩ sản khoa để có những thông tin cần thiết và chỉ định đúng, tránh lạm dụng.

    TS.Tiến Hòa
     
  5. THỦY NGUYÊN

    THỦY NGUYÊN Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/9/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    292
    Điểm thành tích:
    63
    BỆNH NỔI CONG TĨNH MẠCH KHI MANG THAI

    Hỏi: Chứng bệnh nổi cong tĩnh mạch ở chân khi có thai là bệnh như thế nào và bệnh này có tự chữa được không ?

    Chị Nguyễn Hương Lan (Thanh Xuân Bắc)

    TRẢ LỜI :

    Phụ nữ mang thai ở thời kỳ cuối, nhiều người có triệu chứng nổi cong các tĩnh mạch ở chân. Có khoảng 15% số phụ nữ có thai bị chứng bệnh này. Nguyên nhân là khi có thai, tử cung phình to ra, nén ép tuần hoàn huyết dịch của tĩnh mạch, làm cho van tĩnh mạch ở hai chân do nhiều lần bị trở ngại mà huyết dịch chảy ngược và mài mòn dần, những chỗ yếu của tĩnh mạch sẽ trương nở ra.

    Lúc mang thai mà có chứng bệnh này, chị cần giảm bớt động tác đứng và đi lại, tránh tình trạng bí đại tiện để giảm nhẹ gánh nặng đối với tĩnh mạch ở hai bên chân. Khi thai được 7 tháng, chị phải tự xoa bóp ở hai cẳng chân hằng ngày vào sáng sớm lúc mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, một tháng trước khi sinh, hằng ngày vào trước bữa ăn sáng và tối cần nằm nghỉ hẳn trên giường 1 giờ, khi nằm kê cao chân lên. Làm như vậy có thể cải thiện được tuần hoàn huyết dịch ở hai bên chân, giảm nhẹ được chứng bệnh này.
     
  6. THỦY NGUYÊN

    THỦY NGUYÊN Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    30/9/2004
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    292
    Điểm thành tích:
    63
    ĐỀ PHÒNG SẨY THAI

    Hỏi: Tôi kết hôn năm 1999 đến năm 2000 thì mang thai, nhưng được gần 2 tháng thì bị sảy và từ đó đến nay liên tục bị sảy thai. Vợ chồng tôi rất buồn. Tôi phải làm gì trong thời kỳ mang thai để không bị sảy thai?
    Chị Nguyễn Thị Ngọc (xã Vân Hà, Đông Anh)

    TRẢ LỜI :
    Có thai luôn là một sự kiện quan trọng trong đời người, là niềm vui cho những đôi vợ chồng trẻ. Nhưng đôi khi, niềm vui đó cũng sẽ biến thành nỗi lo nếu chẳng may không được “mẹ tròn con vuông” (sảy thai hoặc đẻ non...).

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sảy thai, nên muốn an toàn cho lần mang thai sau, bác sĩ phải tìm được nguyên nhân chị bị sảy thai. Nếu sảy thai do chửa trứng và phôi thai phát triển khác thường thì khó có thể biết trước để đề phòng. Trường hợp sảy thai do những nguyên nhân khác thì chị cần chú ý giữ gìn vệ sinh thời kỳ mang thai, ăn uống đủ chất dinh dưỡng cần thiết, nghỉ ngơi hợp lý, không lao động và luyện tập quá sức, không vận động quá mạnh, tránh mang các vật nặng, không đi giày cao gót, tránh những va chạm ở phần bụng dưới, hạn chế giao hợp, tích cực chữa những bệnh cảm nhiễm cấp tính. Trong 4 tháng đầu mang thai, người mẹ tránh phẫu thuật vùng bụng.

    Đối với phụ nữ đã có tiền sử về sảy thai thì trước khi mang thai lần sau cần kiểm tra toàn diện để tìm ra nguyên nhân gây sảy thai, phát hiện những bệnh mạn tính hoặc những ổ bệnh mạn tính đã mắc để kịp thời chữa ngay. Nếu bị u ở tử cung, phải loại bỏ u ngay rồi mới nghĩ đến chuyện mang thai. Khi có những biểu hiện bất thường thì các bà mẹ nên đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được theo dõi.
     
  7. tung_pvn

    tung_pvn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    14/12/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Uống thuốc khi mang thai

    Vợ em thử thai bằng que Quickstick và biết được có thai khoảng 1 tháng, tuy nhiên trước đó lại chụp X-quang phổi và uống thuốc ho, và viêm mũi,

    Xin bác sĩ cho biết như vậy có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay ko?
    Có cần đi khám bác sĩ hay ko?
     
    shopbong68architect thích.
  8. Me AD

    Me AD Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/10/2004
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Ban oi...

    Ban phai dua ba` xa den gap truc tiep BS de kiem tra tinh trang suc khoe cho chinh xac do. Neu co nhu cau hoi tham ve truong hop cua ba xa ban thi BS se co' co* so de tra loi mot cach cu the dua tren su tham kham chan doan cua BS.

    Chung minh o day deu la nhung phu huynh binh thuong thoi. Khong phai la BS dau, ban nhe.

    Con theo nhu minh duoc biet thi phu nu co thai khong nen chup X-quang va cung khong duoc tuy tien uong bat ky loai thuoc nao neu chua co su chuan y cua BS.
     
    shopbong68 thích bài này.
  9. mehuyen

    mehuyen Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/1/2005
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    44
    Điểm thành tích:
    28
    Hi trung-pvn,

    Dung la ban phai di kham va can su tu van cua bac si.

    Minh chi xin ke kinh nghiem cua minh de ban tham khao nhe. Minh cung bi viem xoang va khi mang thai be minh khong biet khi biet thi be da duoc 6 tuan roi (vi luc do gia dinh co nhieu viec nen minh rat cang thang va khong de y lam), minh thay dau bung chac luc khoang 2-3 tuan tuoi thi phai minh co di sieu am bung thi BS khong phat hien ra thai nhi va minh nghi hay tai vi may nam roi minh khong uong thuoc so nhi? vi di kham BS co phat hien ra benh gi dau? the la minh co uong thuoc so va co uong thuoc viem mui nua. Oi ban khong tuong tuong noi dau minh bi stress nang luon do vi rat la lo lang khong biet uong thuoc vay co bi sao khong? va hon nua minh rat la yeu khi thai duoc 2-3 thang tuoi la minh phai nam mot cho khong ngoi day duoc nua vi moi khi ngoi va dung day minh rat la dau. Dang so hon la bac si khong khang dinh nguyen nhan cho minh chinh xac, chi tra loi chung chung hoac khong ro. Minh vo cung so va ong xa minh cung so nen phai an chay day de mong co duoc dieu tot lanh cho 2 me con.

    Nhung ket qua la gi ban biet khong? con trai minh bay gio duoc 3 tuoi roi do, rat thong minh va lanh loi neu khong muon noi la hieu dong.

    Chuc ban, ba xa va em be nhung dieu tot dep nhat.
     
  10. enfant

    enfant Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/2/2005
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Mình cũng đang trong giai đoạn mang thai 3 tháng đâu. Đọc sách thấy nói nếu bị cúm hoặc các bệnh nhiễm virut trong thời gian này thì con dễ bị dị tật. Vậy mà 2 hôm nay mình hơi đau họng, lại sổ mũi nhẹ nữa, như vậy có phải mình đã bị cúm rồi không?

    Mình rất lo lắng, mẹ mình nói không nên lo lắng thái quá, tránh ảnh hưởng đến trẻ. Nhưng tính mình vậy đó, lo lắm. Có ai giúp mình với không? Mình bị như vậy thì con có sao không?
     
  11. thuhien

    thuhien Mỗi ngày một niềm vui!

    Tham gia:
    27/9/2004
    Bài viết:
    2,820
    Đã được thích:
    1,320
    Điểm thành tích:
    913
    Mẹ enfant ơi, vậy thì tại sao bạn không gọi điện luôn cho bác sĩ của bạn đi. Trong lúc này, ý kiến của bác sĩ sẽ là quan trọng nhất đấy.
     
    huyenanh_tvkcun_yeu thích.
  12. enfant

    enfant Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/2/2005
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Oh ha, tại mình cứ tưởng ở diễn đàn này có 1 vị bác sĩ chuyên giúp chúng mình giải đáp mọi thắc mắc. Nếu không phải thì mình phải làm theo lời khuyên của Thuhien rồi.

    Ah mà mọi người mang thai có nghén nhiều không vậy, ngén những kiểu như nào kể cho mình nghe với!
     
    thanhhang92 thích bài này.
  13. htvh

    htvh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/12/2004
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH VÀ THAI KỲ

    HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH VÀ THAI KỲ
    Tác giả : BS. VƯƠNG THỊ NGỌC LAN (Khoa Hiếm muộn – BV. Từ Dũ)

    Huyết khối tĩnh mạch là tình trạng tắc nghẽn một tĩnh mạch do cục máu đông được vận chuyển trong dòng máu từ một nơi khác đến. Huyết khối tĩnh mạch gồm huyết khối tĩnh mạch sâu và huyết khối tĩnh mạch nông. Một dạng khác của huyết khối tĩnh mạch là tình trạng thuyên tắc phổi, có thể dẫn đến tử vong.

    Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi cục máu đông được hình thành và làm tắc tĩnh mạch chi dưới hay tĩnh mạch chậu. Huyết khối tĩnh mạch sâu có nguy cơ diễn biến thành thuyên tắc phổi khi cục máu đông bị bóc tách ra khỏi thành mạch.

    Huyết khối tĩnh mạch nông thường không gây nguy cơ thuyên tắc phổi và các biểu hiện lâm sàng cũng nhẹ hơn huyết khối tĩnh mạch sâu.

    Nguyên nhân khởi phát tình trạng huyết khối tĩnh mạch chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, nguy cơ huyết khối tĩnh mạch thường tăng lên trong thai kỳ. Trong thai kỳ, những thay đổi về sinh hóa như tăng nồng độ các yếu tố đông máu, các chất hoạt hóa quá trình đông máu; Thay đổi về sinh lý như sự giãn nở của các tĩnh mạch trong thai kỳ, sự trì trệ của hệ thống tĩnh mạch do chèn ép của tử cung mang thai thúc đẩy quá trình đông máu nhằm ngăn ngừa hiện tượng chảy máu trong khi sinh. Những yếu tố này làm cho nguy cơ huyết khối tĩnh mạch tăng gấp 3 lần trong thai kỳ.

    TẦN SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ

    Huyết khối tĩnh mạch xảy ra trong khoảng 1/1.000 đến 2/10.000 thai kỳ, nhưng đây thường là nguyên nhân gây tử vong cho phụ nữ mang thai.

    Các yếu tố nguy cơ dẫn đến huyết khối tĩnh mạch

    a. Tình trạng bất động: Các cơ chân hoạt động như hệ thống bơm để đẩy máu tĩnh mạch ở chi dưới trở về tim. Sự bất động của các cơ chân đưa đến tình trạng ứ máu tĩnh mạch, mà hậu quả là tình trạng huyết khối làm viêm tắc tĩnh mạch. Tình trạng bất động thường xảy ra trong phẫu thuật, nằm nghỉ trên giường kéo dài và không thay đổi tư thế trong một thời gian dài.

    b. Sự bất toàn hệ thống tĩnh mạch: Sự bất toàn hệ thống valve của tĩnh mạch và sự hiện diện của giãn tĩnh mạch làm gia tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.

    c. Suy tim ứ huyết: Trong suy tim ứ huyết, cung lượng tim bị giảm và giảm lượng máu từ tĩnh mạch chi dưới trở về tim.

    d. Chấn thương: Chấn thương trực tiếp ở chi dưới có thể dẫn đến sự hình thành cục máu đông và gây tình trạng viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.

    e. Tình trạng tăng đông máu: Bệnh lý ác tính, sử dụng estrogen, hội chứng tăng độ nhớt của máu có thể gây tình trạng tăng đông máu, làm tăng nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch huyết khối.

    CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG

    Triệu chứng: Bệnh nhân thường đến khám vì đau và sưng một chân.

    Khám thực thể: Nói chung, các dấu chứng thực thể của huyết khối tĩnh mạch sâu thường không rõ ràng. Ép cơ cẳng chân thấy chân bị căng đau trên chỗ ép, bàn chân gập sau và sự gia tăng chu vi cẳng chân bị đau trên 1cm giúp nghi ngờ tình trạng viêm tắc tĩnh mạch sâu.

    Chẩn đoán

    - Siêu âm Doppler mạch máu: là xét nghiệm phải được thực hiện khi có nghi ngờ huyết khối tĩnh mạch. Siêu âm Doppler mạch máu có thể cho thấy các cục máu đông trong lòng mạch và giảm dòng chảy trong tĩnh mạch.

    - Chụp tĩnh mạch cản quang: được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên, thủ thuật này gây đau, có biến chứng và xâm nhập.

    ĐIỀU TRỊ
    Thuốc kháng đông: thuốc kháng đông heparin được sử dụng cho các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu. Thuốc kháng đông giúp phòng ngừa sự hình thành cục máu đông và tạo điều kiện cho hệ thống ly giải tự động của cơ thể hoạt động hiệu quả, phục hồi tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu.

    Thuốc tan huyết: Heparin chỉ giúp phòng ngừa hình thành cục máu đông, thuốc tan huyết như Streptokinase và Urokinase giúp làm tan cục máu đông đã hình thành bằng cách hoạt hóa sự chuyển đổi plasminogen thành chất ly giải plasmin. Tuy nhiên, tình trạng chảy máu trong khi điều trị thuốc tan huyết xảy ra nặng hơn so với thuốc kháng đông. Hiện tại, chưa có sự thống nhất nên sử dụng loại thuốc nào để điều trị.

    Trong quá trình điều trị với thuốc kháng đông, phải cẩn thận để tránh chảy máu. Cần khuyên bệnh nhân:

    + Đánh răng thật nhẹ nhàng.
    + Không sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid vì các thuốc này sẽ làm giảm hoạt động của tiểu cầu và tăng nguy cơ chảy máu.

    Huyết khối tĩnh mạch nông không được chỉ định điều trị với thuốc kháng đông. Điều trị huyết khối tĩnh mạch nông bằng cách giữ chân ở tư thế cao, chườm nóng và sử dụng salicylate.

    Cần nhớ:

    - Bệnh nhân có thai sau thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch cao hơn bình thường.
    - Chế độ vận động hợp lý sẽ giúp làm giảm nguy cơ này.

    PHÒNG NGỪA

    a. Cần biết rằng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sẽ tăng lên khi đã có tiền căn huyết khối tĩnh mạch.
    b. Tránh nằm yên trên giường trong thời gian dài.
    c. Tăng vận động sẽ giúp giảm được các biến chứng của huyết khối tĩnh mạch, mà nặng nề nhất có thể dẫn đến tử vong là tình trạng thuyên tắc phổi.
    d. Mang vớ đặc biệt giúp chèn ép tĩnh mạch nông, làm cải thiện dòng chảy ở tĩnh mạch sâu, giảm nguy cơ huyết khối.
    e. Tập thể dục bàn chân, tránh ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài vì có thể làm giảm sự dẫn truyền máu ở tĩnh mạch sâu.
    f. Những trường hợp đặc biệt có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng đông liều thấp để ngăn ngừa tình trạng huyết khối.

    VIÊM TẮC TĨNH MẠCH HUYẾT KHỐI - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý Ở BỆNH NHÂN TTTON

    Gần đây, chúng tôi quan sát thấy một số trường hợp bệnh nhân TTTON bị viêm tắc tĩnh mạch huyết khối sau chuyển phôi và thử thai dương tính. Các bệnh nhân này đã phải nhập viện chuyên khoa để điều trị với thuốc kháng đông.
    Thực tế, ở các bệnh nhân TTTON, trong phác đồ điều trị đã có một số yếu tố nguy cơ của tình trạng huyết khối tĩnh mạch như:

    - Tuổi cao.
    - Nồng độ estrogen trong máu tăng hơn người bình thường do sự phát triển của các nang noãn buồng trứng làm tăng estrogen và làm dày niêm mạc tử cung.
    - Sử dụng estrogen ngoại sinh trong những trường hợp chuẩn bị nội mạc tử cung ở người nhận trứng (kỹ thuật TTTON - xin trứng) hay trong chuyển phôi trữ lạnh.

    Các yếu tố trên là khách quan, không thể thay đổi do yêu cầu chuyên môn của kỹ thuật điều trị đòi hỏi. Tuy nhiên, có một yếu tố nguy cơ quan trọng khác mà bệnh nhân có thể tránh được, đó là tình trạng bất động trên giường dài ngày sau chuyển phôi và có thai. Các bệnh nhân cần biết rằng, ngoại trừ các trường hợp dọa sẩy thai, hầu hết các bệnh nhân sau khi chuyển phôi không cần thiết phải nằm bất động, vẫn có thể đi lại sinh hoạt bình thường mà không ảnh hưởng đến khả năng có thai.

    Các bệnh nhân TTTON cần biết đến một trong những bệnh lý có thể xuất hiện trong quá trình điều trị vô sinh và mang thai, và cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như đã trình bày để có thể giảm được nguy cơ huyết khối tĩnh mạch gây biến chứng, mặc dù hiếm gặp nhưng đôi khi rất trầm trọng.
     
    architect thích bài này.
  14. htvh

    htvh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    14/12/2004
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    DÙNG THUỐC TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG Ở PHỤ NỮ CÓ

    DÙNG THUỐC TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
    Tác giả : TS. DS. NGUYỄN HỮU ĐỨC

    Sử dụng thuốc trong thai kỳ có thể gây ảnh hưởng xấu đến bào thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Không chỉ thế thuốc còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ, như Aspirin có thể làm kéo dài thai kỳ và gây băng huyết cho người mẹ khi sinh nên không được dùng cho thai phụ trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vấn đề sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai cần đặc biệt thận trọng, tốt nhất là phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau khi cân nhắc kỹ về việc lựa chọn thuốc.

    Các mức lựa chọn thuốc cho phụ nữ có thai

    Ở ta, từ lâu có 3 mức lựa chọn thuốc dùng cho phụ nữ có thai.

    1. Mức “chống chỉ định” dành cho những thuốc không được dùng; 2. Mức “thận trọng” (ghi theo tiếng nước ngoài là “Precautions”, “Warnings”, “Précautions d’emplor”, “Use in Pregnancy”) - mức “tốt nhất không dùng”, nhưng vì lợi ích của việc điều trị, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định dùng. 3. Mức “Có thể sử dụng được” thường không ghi trong bảng hướng dẫn sử dụng nhưng các bác sĩ biết chắc chắn là an toàn cho phụ nữ có thai.

    Từ năm 1979, Cơ quan Quản lý Dược - Thực phẩm (FDA) Mỹ đã đưa ra bảng hệ thống phân loại thuốc từ an toàn đến có thể đem lại nguy cơ xấu nhất đối với phụ nữ có thai ở mức A, B, C, D, X như sau:

    - Loại A: Gồm những thuốc được chứng minh an toàn cho thai nhi trong suốt thai kỳ.
    - Loại B: Không có chứng cứ chứng minh thuốc có nguy cơ gây hại cho thai nhi.
    - Loại C: Thuốc thử trên các súc vật thấy có nguy cơ và chưa được nghiên cứu ở người. Việc dùng thuốc sẽ tùy thuộc vào sự cân nhắc lợi hại của bác sĩ, chỉ dùng trong trường hợp rất cần thiết.
    - Loại D: Thuốc có chứng cứ gây hại cho thai, nhưng trong trường hợp tối cần thiết (chẳng hạn thai phụ bị bệnh quá nguy kịch nhưng không có thuốc an toàn hơn để điều trị) thì bác sĩ sẽ cho dùng.
    - Loại X: Không được dùng cho phụ nữ có thai (chống chỉ định tuyệt đối).

    Dùng thuốc viêm mũi dị ứng cho phụ nữ có thai

    Ở đây xin nêu trường hợp dùng thuốc để điều trị một bệnh lý thường xảy ra ở phụ nữ có thai là viêm mũi dị ứng (allergic rhinitis). Theo các số liệu điều tra ở Mỹ, viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến khoảng 20-30% phụ nữ trong độ tuổi mang thai và là rối loạn thường gặp nhất, gây khó chịu cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Rối loạn này liên quan đến vần đề dị ứng. Khi tiếp xúc với dị ứng nguyên (có rất nhiều, ngay như thời tiết trở lạnh cũng có thể là dị ứng nguyên), người bệnh sẽ hắt hơi, nhảy mũi liên tục, ngứa mũi, nước mũi chảy ra ràn rụa hoặc nghẹt mũi rất khó chịu. Gần đây một bài viết đăng trong tạp chí chuyên khoa về mũi ở Mỹ (American Journal of Rhinology, 1-2/2004; 18(1): 23-8) có đưa ra các biện pháp chữa trị sau:

    Trước hết, phụ nữ có thai cần tìm hiểu xem dị ứng nguyên (tức chất gây dị ứng) là gì để phòng tránh; Như giữ nhà cửa, môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ (bụi nhà, lông chó, lông mèo thường là những dị ứng nguyên gây rối loạn dị ứng); Tránh các loại thực phẩm theo kinh nghiệm khi ăn sẽ gây dị ứng (như trứng, sữa, các loại thủy hải sản...); Giữ cơ thể ấm khi trời trở lạnh; Giữ tinh thần lạc quan thoải mái. Nếu không tránh được dị ứng nguyên thì khi bị ngứa mũi, nhảy mũi, chảy nước mũi, thuốc chọn lựa đầu tiên là Natri cromolycat (cromolyn) dạng bơm xịt vào mũi. Nếu thuốc không đáp ứng hoặc không có sẵn loại thuốc này, có thể dùng các thuốc kháng histamin dạng uống ở thụ thể H1 thế hệ 1 như Clorpheniramin, Tripeleramin, Dipherhy-
    dramin (thuốc thế hệ 1 gây buồn ngủ). Cũng có thể chọn dùng thuốc kháng histamin thế hệ 2 là Cetirizin, Loratidin (ít gây buồn ngủ). Nếu bị nghẹt mũi trầm trọng hoặc để phòng ngừa viêm mũi dị ứng, có thể dùng glucocorticoid dạng xịt vào mũi như Beclomethason, Budesonid (xịt vào mũi vào buổi sáng theo chỉ dẫn có thể ngừa sổ mũi, nghẹt mũi suốt cả ngày).

    Các thuốc được đề nghị nói trên đều thuộc loại B trong bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai theo FDA Mỹ. Tức là những thuốc mà khi bác sĩ chuyên khoa nhận thấy cần thiết thì sẽ chỉ định cho phụ nữ có thai. Cũng nên lưu ý, phụ nữ có thai là một trong những đối tượng dùng thuốc đặc biệt (gồm phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em và người cao tuổi...); Vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng bệnh lý, nhất thiết phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định thuốc, vì chỉ có bác sĩ mới đủ thẩm quyền cân nhắc mặt lợi hại để chọn lựa thuốc an toàn cho phụ nữ có thai.
     
    architect thích bài này.
  15. nhimcon98

    nhimcon98 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    20/2/2005
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    39
    Điểm thành tích:
    18
    Các bạn ơi, mình cũng xin góp một câu chuyện của chính bản thân mình từ "ngày xửa ngày xưa" (vì bây giờ bé con của mình đã học lớp 1 rồi) trong 3 tháng đầu thai nghén. Hy vọng góp thêm chút kinh nghiệm cho các bà mẹ của chúng mình.
    Đó là lần đầu tiên mang thai nên mình cũng "ngơ ngác" lắm. Khi thai được khoảng 2 tháng thì mình bị cảm cúm (ở mức độ vừa thôi nhưng kéo dài độ 5 ngày), mình hỏi mẹ chồng cũng làm bác sĩ thì bà bảo ko sao. Nhưng vẫn chưa yên tâm, mình hỏi thêm người nữa và người này nói rõ cho mình mức độ nghiêm trọng của bệnh cúm trong thời kỳ đầu mang thai. Và ngay sau đó mình được tư vấn ngay 1 bài thuốc "cực xịn" đó là nhai cả 1 vốc tỏi sống (không ngon đâu..). Bắt đầu từ đó nỗi lo cứ đeo bám mình đến...... giây phút bé chào đời. Câu đầu tiên mình hỏi bác sĩ đỡ đẻ là " con cháu có dị tật gì ko??". Và khi được tận mắt ngắm con, mình mới thấy 1 vệt sẹo rất nhỏ đỏ hỏn ở khoé giữa của mũi. Theo thời gian, vết sẹo đó cũng dần dần biến mất khỏi mũi bé. Đến bây giờ mình vẫn thấy hạnh phúc vì điều đó.
     
  16. enfant

    enfant Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/2/2005
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Các chị biết không, khi em mới mang thai khoang trên dưới 1 tháng gì đó, em cảm nhận rất rõ là mình đang mang một sinh linh bé nhỏ trong người. Em rất hay mệt mỏi, buồn nôn, cồn ruột, sợ mùi mỡ, thậm chí có lúc cảm thấy chân tay bải hoải, chả muốn làm gì cả. Còn nữa, em thấy ngực mình to lên rất nhanh.

    Hiện tượng này của em kéo dài khoảng 2,3 tuần. Sau đó, em hầu như không còn cảm giác gì nữa, thi thoảng lắm mới thấy cồn ruột, còn lại không thấy dấu hiệu nghén như trước nữa. Quan trọng hơn là em không cảm thấy ngực em to lên như trước nữa.

    Em rất lo, liệu con em có làm sao không các chị? Em nghe 1 số người kể có trường hợp sảy thai mà không biết, con chết lưu trong bụng dù mới chửa được 2, 3 tháng. Liệu trường hợp của em có đáng lo không ah? Các chị giúp em với nhé.

    Đọc bài của chị nhimcon98, em thấy an tâm phần nào về hiện tượng cúm của mình. Em cũng vừa khỏi rồi các chị ah.
     
  17. Judy's Mom

    Judy's Mom Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/10/2004
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Enfant à, theo mình biết khi thai ở 1-2 tháng đầu rất khó chẩn đoán chính xác bằng cảm nhận và chẩn đoán bên ngoài. Có người mang thai từ đầu đến cuối chẳng thấy hiện tượng gì cả, bạn đừng quá lo lắng.
    - Nếu bạn thấy bất ổn thì tốt nhất đi bác sĩ cho yên tâm, nếu thấy cần thì bác sĩ sẽ cho siêu âm liền và cho thuốc thích hợp.
     
  18. enfant

    enfant Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    24/2/2005
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Cảm ơn Judy's Mom. Công việc của mình bận quá, nhưng có lẽ tuần sau mình cũng phải bớt chút thời gian để đi khám thai thôi. Lần đầu tiên làm mẹ, nhiều lo lắng quá.

    Ah, mình có trang web này cũng khá hay, ai chưa biết thì vào thử xem nhé

    http://www.bacsygiadinh.com/indexiq.php
     
    architectcun_yeu thích.
  19. meduahau

    meduahau Thành viên tập sự

    Tham gia:
    17/3/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Bác sĩ ơi cho hỏi tôi đang mang thai ở tuần thứ 35, khoảng 3 ngày nay tôi cứ bị đau phía sau lưng bên phải khoảng giữa lưng dù có thay đổi tư thế ngồi hay đứng dậy đi cũng không hết, đau kéo dài khoảng 5 đến 10 phút thì hết và cứ khoảng 20phút thì lại bị đau như vậy. Đó có phải là triệu chứng bình thường không? Tối nằm ngủ cũng bị như vậy nên không ngủ được nhiều. Tôi lo lắm BS trả lời sớm một chút nha, cám ơn BS nhiều.
     
  20. Judy's Mom

    Judy's Mom Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/10/2004
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    meduahau ơi, ở đây không có bác sĩ tư vấn, chỉ có các mẹ thành viên cùng nnau chia xẻ kinh nghiệm thôi.

    Theo mình, ở tháng này ai cũng thường hay bị đau lưng, thai lớn nên dây chằn bị áp lực nhiều và em bé hút chất dinh dưỡng nhất là canxi ở mẹ .
     
    dacsanphanthiet01 thích bài này.

Chia sẻ trang này