Kinh nghiệm: Một Số Kinh Nghiệm Dạy Con Hay

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi thachhoangtuan, 16/2/2017.

  1. thachhoangtuan

    thachhoangtuan Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/8/2016
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Đòn roi không dạy được con

    Bảo Heti nhà mình khá hiếu động và... bướng bỉnh. Chỉ có lúc ngủ bé mới để chân tay ngưng nghỉ còn bình thường thì lúc nào cũng tràn đầy năng lượng và hoạt động không ngừng. Bé cũng rất lém lỉnh nên cả nhà thường được những trận cười no nê vì hành động đáng yêu của bé.

    Vậy để thay đổi tính bướng bỉnh của con, bạn đã lên ‘kế hoạch’ thế nào?

    Mình quan niệm, trẻ con như cái cây, đẹp hay xấu là do bàn tay người ‘uốn’ từ lúc còn non. Do vậy, gia đình mình luôn nhất quán trong cách dạy bé. Không có kiểu 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược' - mẹ mắng, bố bênh.

    Trước hết là tập trung vào hành vi tốt của con để khuyến khích hoặc khen ngợi đúng. Còn khi con ‘lên cơn’ bướng, mè nheo hay ăn vạ… mình sẽ lờ đi, coi như không biết rồi thu hút sự chú ý của con vào một hoạt động khác để đánh lạc hướng, ‘cắt cơn’ của con.

    Cố lờ đi nhưng có khi nào bạn mềm lòng khi thấy con khóc?

    Có chứ! Mình có cứng rắn đến đâu cũng chỉ là một người mẹ, sao tránh khỏi những phút giây mềm lòng khi con khóc.

    … Và, thế là lại ‘thỏa hiệp’ chiều theo ý con?

    Cũng có lúc ‘thỏa hiệp’ chứ nhưng chỉ trong một phạm vi nhất định thôi. Ví dụ, sắp đến giờ ăn mà con vẫn chỉ tay đòi bim bim thì mình kiến quyết KHÔNG. Có thể lúc đó con sẽ khóc hờn nhưng rồi ‘bình minh’ sẽ trở lại sớm thôi.

    Còn nếu con khóc đòi bim bim vào lúc mẹ đang bận thì có thể 'thỏa hiệp', ngưng tay một chút để chiều theo ý con. Vì mình nghĩ, việc làm đó của bé lúc này chỉ là muốn được mẹ chú ý thôi.

    Nói chung theo mình, muốn dạy con ngoan, mẹ cần linh hoạt chứ không nên cứng nhắc, nhất nhất phải thế này, phải thế kia. Có những cái mẹ nghĩ là tốt cho con nhưng bản thân đứa trẻ không thích hay kém hào hứng thì cũng không nên ép. Trẻ con, cũng cần được tôn trọng.

    Cần thiết hơn là mình nên tìm hiểu học hỏi thêm về các tư liệu như những cuốn sách hay về dạy con hay phim ảnh hay một số trường hợp đời thực cố gắng quan sát và lưu ý.

    Khi con mắc lỗi, bạn phạt con thế nào?

    Khi bé nhà mình phạm lỗi hay không nghe lời, mình sẽ từ từ nói ngắn gọn con sai chỗ nào, vì sao con sai (15 tháng tuổi mà nói dài dòng thì con cũng không hiểu – Cười (P.V). Đối với những lỗi nghiêm trọng, mình sẽ nghiêm túc răn đe và nói KHÔNG kiên quyết.

    Ví dụ: khi con gái vứt bừa bãi, mình kiên quyết nói con dọn bỏ gọn lại thay vì làm giúp con. Tất nhiên, trước đó mình đã làm mẫu vài lần dọn bỏ vào giỏ cho con quan sát và bắt chước theo. Trẻ con thời nay chúng khôn lắm, chỉ cần cha mẹ nương tay là bị lấn lướt ngay. Vì vậy, mình phải nghiêm ngay từ bé. Để con biết sợ cái uy của cha mẹ thì mới dễ dạy dỗ.

    Cách phạt của bạn xem ra hơi nhẹ nhàng? Liệu có hiệu quả không?

    Hiệu quả chứ. Con mình là minh chứng hùng hồn (Cười). Nhiều khi bé chạy nghịch, quậy phá... chỉ cần mẹ 'lừ mắt' là biết điều ngay. Đâu phải cứ 'đao to búa lớn' mới dạy được con. Những cách phạt tưởng chừng nhẹ nhàng như úp mặt vào góc tường... đôi khi hiệu quả hơn lời quát mắng gấp nghìn lần đấy.

    Theo mình, mục đích của việc phạt con là mong cho con có sự chuyển biến tốt về mặt nhân cách. Vì vậy mức phạt, hình thức phạt phải phù hợp với hành vi và độ tuổi của con thì mới có tác dụng.

    Nhiều ông bố bà mẹ khi con được 4-5 tuổi đã đưa con đi học chữ, tiếng Anh, các môn nghệ thuật..., ngày nào cũng học, bạn nghĩ sao về vấn đề này?

    Trẻ con thì cần có tuổi thơ, có những nhu cầu về vui chơi, giải trí. Mình thấy trong xã hội hiện nay, nhiều gia đình cho con đi học theo kiểu "chạy sô", giải quyết khâu tâm lý, khâu 'oai' của bố mẹ chứ kiến thức mà con trẻ thu được thì chưa chắc đã được bao nhiêu.

    Đối với bé nhà mình, khi đến tuổi đi học, mình sẽ cho con học những gì cần và đủ. Việc học ngoại ngữ hay các môn nghệ thuật mình sẽ để con tự quyết định.

    Mình nghĩ rằng một đứa trẻ muốn phát triển tốt thì không chỉ cần kiến thức trường lớp mà còn cần những kĩ năng xã hội. Việc cho con đi học quá sớm, quá nhiều, không có thời gian cho giải trí hay nghỉ ngơi cũng làm hạn chế nhận thức và kĩ năng sống của bé khi tiếp xúc với xã hội bên ngoài.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thachhoangtuan
    Đang tải...


  2. haulis1995

    haulis1995 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    25/11/2016
    Bài viết:
    908
    Đã được thích:
    140
    Điểm thành tích:
    83
    đau đầu nhât là dạy một đứa con bướng bỉnh, các bố các mẹ cần phải kiên nhẫn mới được
     
  3. thachcaothanhhien

    thachcaothanhhien Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    10/2/2017
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    mình có đứa cháu hơn 2 tuổi cũng bướng lắm nhưng đáng yêu :), trẻ con mà càng mắng càng bướng chủ yếu do người lớn nhẫn nhịn được đến đâu thôi hic
     
  4. thachhoangtuan

    thachhoangtuan Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/8/2016
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    kiêng nhẫn và thực hành cho nó xem.,... hãy hướng nó chứ đừng tự đẻ nó hướng
     
  5. thachhoangtuan

    thachhoangtuan Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/8/2016
    Bài viết:
    192
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    hihi, chính xác đó bạn. nên cho con mình một điểm dừng đúng lúc.
     

Chia sẻ trang này