Khác: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi ngodong9, 12/6/2013.

  1. ngodong9

    ngodong9 Đặc sản Nghệ An

    Tham gia:
    9/9/2009
    Bài viết:
    32,100
    Đã được thích:
    8,188
    Điểm thành tích:
    3,063
    MỘT SỐ KINH NGHIỆM HAY CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ

    Êm đi copy về
    Cho mẹ

    1. Để sinh đẻ dễ
    + Từ 35 tuần trở đi, ngồi tè ở ngã 3 đường, sẽ sinh nở dễ dàng
    + Ăn chè mè đen, từ tuần thứ 37, ngày nào cũng làm 1 bát. Khi có dấu hiệu sắp sinh thì uống thật nhiều nước sẽ làm chuyển dạ nhanh và trước khi vào sinh thì uống 1 cốc mật ong không pha gì cả -> Đây lời mách của 1 bác sỹ. Ăn chè mè đen cũng giúp các mẹ đỡ bị táo bón.
    + Từ tuần thứ 32 ăn bong bóng lợn (hầm 30p rồi khìa lại ăn). Mỗi lần ăn vài cái, cách vài ngày ăn lại. Kết hợp uống men cơm rượu + nước dừa + mỗi ngày 1 ly mè đen đến lúc sinh
    + Tuần 35+36+37 mỗi tuần 1 lần uống nước bông bụp
    + Từ tháng thứ 8 trở đi, lấy lá dâu tằm luộc chung với trứng gà rồi ăn
    + Khi có máu báo, nấu nước lá tía tô tắm và uống rồi vào viện sẽ giúp tử cung mở nhanh và sinh dễ
    + Dùng cây cỏ xước, rửa sạch, phơi khô, sao vàng, sắc nước uống (khoảng 3 ấm) trước khi sinh 10 ngày hoặc nửa tháng.

    2. Mẹo giúp co dạ con mà đỡ bị đau (cho mẹ nào sinh thường)
    + Sau khi sinh hãy cố gắng ăn 1 quả trứng vịt luộc nóng hổi
    + Ăn cổ hũ dạ dày (không phải cả cái) trong 3-5 ngày liên tiếp sẽ nhanh co dạ con, bụng gọn nhanh (có thể hấp, hầm tùy khẩu vị)

    3. Để xì hơi nhanh sau sinh (Cho mẹ nào sinh mổ): Phải "xì hơi" được thì mới được phép ăn cháo không thì chỉ được uống sữa. Lấy mấy gói thuốc lào, kê dưới mông là xì hơi được luôn.

    4. Để sau này mẹ không đau lưng, ngứa ngáy và bụng gọn
    + Có chõng thì nằm xông than với ép bụng, nước xông nấu từ hành tăm, vỏ bưởi, muối trắng. Nếu ko có than, mua nghệ về thái lát, đun sôi lên, trước khi xông bỏ muối vào rồi chùm chăn xông
    + Ngay sau khi sinh, khi từ viện trở về nhà, mỗi lần ăn cơm trưa và tối xong, thì rang 1kg muối hạt lên, bọc vào báo hoặc khăn vải gì đó, và nằm sấp bụng đè lên chỗ muói rang đó. Nằm cho đến bao giờ muối nguội thì thôi. Đảm bảo bụng nhỏ gọn lại nhanh cực

    5. Để sữa mẹ thơm cho bé ti ngoan
    + Nấu xôi nếp thơm + hành hương (hành khô màu tím) để vuốt ngực cho mẹ, nhớ là vuốt nhẹ chứ không nắn bóp nhé, như thế sữa sẽ rất thơm và mẹ sẽ về sữa nhiều
    + Luộc (hoặc nấu canh) 1 hoặc 2 mớ rau thì là (hoặc rau mùi) lên rồi ăn thì sữa sẽ thơm, ko bị hôi
    + Đun sôi ít nước với 7 cái lá mít (con trai), rồi dùng lược nhúng vào nước lá mít, vuốt xuôi lên bầu ngực lúc mới sinh
    + Nên ăn nhiều chuối sứ hay chuối bơm thì sữa sẽ ngọt hơn và béo, bé bú vào rất xổ sữa
    + Lấy r*** trắng và men, trộn hai hỗn hợp đó với nhau cho thật mềm. Sau đó đắp xung quanh ngực trong vòng 20 phút. Men và r*** nóng sẽ nhanh chóng hút các tia sữa về, đồng thời sữa sẽ chín và thơm, con yêu bú ngon tuyệt

    6. Để sữa mẹ về nhanh và nhiều
    + Vừa sinh xong, pha 1 ly sữa đặc với bia rồi uống
    + Lấy lược chải xuôi đầu ngực vài cái
    + Ăn chân chó, móng giò lợn
    + Ăn rau ngổ (nấu cùng 1 rau nào đó)
    + Lấy quả đu đủ đực (loại quả bé) giã nát với muối, đắp lên ngực khoảng hơn tiếng thì sữa thông
    + Nấu nước lá mít, rất dễ uống nhé, uống mấy tiếng có sữa ngay
    + Uống sữa nóng pha thêm bia và zentomilk
    + Đậu đen sao vàng, xay nhuyễn để trong hũ. Đun nước chín, cho một muỗng đỗ đen vào uống như nước lọc hàng ngày để đủ sữa cho con bú

    7. Tránh sẹo lồi ở vết mổ, rạch: Không ăn nhiều na

    8. Mẹ mới sinh bị dị ứng, nổi mề đay đầy người
    + Uống Diệp Hạ Châu (lá chó đẻ), nó là thuốc nam, pha nước uống, kết hợp dùng cái lưới rửa bát hơ nóng xoa khắp các chỗ nổi mề đay, làm khoảng 2 lần là hết sạch ngứa, uống Diệp Hạ Châu thêm 2 hôm là khỏi hoàn toàn
    + Dùng khăn lau (lau bàn, lau bếp...), bẩn bẩn một chút(chẳng hiểu sao các cụ bảo phải là khăn bẩn mới hiệu nghiệm), rồi hơ thật nóng, rồi chườm lên chỗ nổi mẩn đỏ. Làm vài lần là hết.

    CHO CON

    9. Để con da trắng và môi đỏ, ăn cháo cá chép + trứng vịt lộn


    10. Để lông mi con dài, thì khi sinh bé ra bạn lấy kéo bấm (đầu tròn an toàn) về bấm lông mi cho con. Khi lông mi con mọc lại thì lại cắt tiếp khoảng 3 lần thì thôi ko cắt nữa

    11. Để con ko bị đi tướt khi mọc răng và đường ruột tốt
    + Khi mẹ mang thai đến tuần thứ 32 và 33 các mẹ hãy ăn món dạ dày lợn hấp hạt tiêu.
    Cách làm:
    Dạ dày lợn 1 cái (loại nhỏ thôi), hạt tiêu sọ 1 lạng
    Dạ dày làm sạch cho hạt tiêu nhồi vào trong khâu tạm lại cho khỏi bị bung hạt tiêu ra ngoài cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 30 phút
    Lúc ăn, bỏ hết hạt tiêu đi chỉ ăn nguyên phần dạ dày và phải ăn hết sạch cả cái vào đúng tuần mang thai thứ 32 và cách một tuần sau (tuần 33) lại ăn một cái nữa là hoàn thành nhiệm vụ.
    + Lúc mới sinh được khoảng 1 tuần, xin ở hàng thịt heo 1 cái mật lợn, trần qua nước nóng cho nó tái tái đi 1 chút rồi cho ra chén cho bà đẻ uống, lấy tăm bông chấm 1 ít cho vào miệng bé. Nó hơi đắng 1 chút, uống khoảng 3,4 cái mật lợn như thế bé sẽ ko bị đi tướt, sau này mọc răng cũng ko bị gì cả
    + Lúc con bước vào giai đoạn chuẩn bị mọc răng, đi chợ mua tủy lợn về hấp chín lên bôi vào lợi cho con thì sẽ ko bị đi tướt, ko ốm sốt... Khi đi mua tủy lợn phải "âm thầm" đi mua mà ko đc khoe với ai, cứ về nhà lặng lẽ làm thôi
    + Đu đủ chín, sắt nhỏ ra bát con ăn cơm, cho thêm 1 chút đường, hấp trong nồi cơm, sau mỗi bữa trưa và tối ăn 1 bát, con sẽ không bị đường ruột và sáng mắt
    + Khi bé vừa rụng rốn, lấy dầu dừa thêm vào 1 ít phèn chua đã nướng giã nát cho vào dầu dừa, lấy miếng bông gòn cắt nhỏ hình vuông, thấm hỗn hợp đó và đắp lên rốn bé, đến khi nào miếng gạc đó khô thì bỏ đi. Phèn chua bạn nướng để xài trong tháng luôn, cục to bạn để trên bếp khi nào nó trở nên đục lại là được, rồi đem giã ra , lấy 1 ít vừa chừng nửa muỗng cà phê, dầu dừa trộn lại vừa đủ ướt miếng gạc thôi. Muốn có dầu dừa thì mua dừa nạo về bỏ tý nước vào, sên nó trên chảo, 1 lát sau nó chảy dầu ra, đấy là dầu dừa.
    + Khi bé mới sinh hay bị đi ngoài xì xoẹt suốt cả ngày, các mẹ ra cổng bệnh viện nhi TW mua 1 lọ nước vôi nhì (nước này là thuốc) cho bé uống vài giọt ngày 2 lần, chỉ 2 hôm là khỏi ngay
    + Trước khi cho bé ăn dặm, các mẹ luộc cà rốt (xắt nhỏ) rồi cho bé uống nước đó để tráng ruột. Bé sẽ ít bị đi ngoài. Chẳng may bé bị xì xoẹt, các mẹ cũng có thể cho bé uống nước cà rốt thử xem trước khi định cho bé uống thuốc tây.

    12. Để con mọc răng không sốt, lúc con được 3 tháng 10 ngày (100 ngày):
    + Lấy giá đỗ với hẹ khua vào miệng con, khi khua nhớ nói “răng mọc như giá, mọc răng không sốt”
    + Rơ nướu bằng nước giá, hẹ (nhớ rơ cả hàm)
    + Trai 7 lá, gái 9 lá hẹ, giã nhuyễn ra, khi giã cho vào tí nước, tí xíu muối ,vắt lấy nước rơ vào nướu bé
    + Dùng lá hẹ hấp hoặc lấy nước hẹ hấp cơm rơ lên 2 lợi cho bé
    + Lấy ít lá hẹ rửa sạch với nước muối, sau đó cho vào nồi cơm hấp cách thủy với chút mật ong. Để nguội rồi rơ hết lợi cho em bé
    + Lấy 4, 5 lá hẹ cắt đoạn cho vào bát cùng 1 quả quất cắt đôi và 1 chút mật ong cho khỏi chua rồi cho vào nồi cơm hấp. Bao giờ chín cơm thì để nguội rồi cho em bé uống nước đó còn quất với lá hẹ thì bôi vào lợi

    13. Trẻ bị nanh sữa: Lấy cỏ mực giã nhuyễn lấy nước rơ lưỡi cho bé, những nanh sữa sẽ dần xẹp xuống

    14. Tưa lưỡi cho bé: Dùng mật ong (nên hấp mật ong lên cho sạch) hoặc giã nát (hoặc xay) rau ngót vắt lấy nước (nếu cho thêm mật ong vào nước rau ngót thì cho thật ít thôi), tẩm vào miếng vải xô sạch (hoặc tăm bông) mà lau cho bé -> mật ong bây giờ các bác sỹ không khuyên dùng cho trẻ sơ sinh, vì trẻ có thể bị nhiễm khuẩn

    15. Để bé không bị đẹn, không phải tưa lưỡi cho bé
    + Khi bé mới sanh ị phân su, mình lấy tay thấm tí xíu phân su thôi rơ vào miệng bé
    + Sinh xong lấy chiếc chìa khóa (loại nào cũng đc) khua qua lại ngang miệng bé thì lưỡi bé sẽ ko bị đóng trắng
    + Dùng nhện chữa hoặc cá rô gai nướng trên than đỏ thành tro. Dùng tro này rơ lưỡi cho bé sơ sinh trước khi cho bú thì không lo trẻ bị đẹn.

    16. Chứng vàng da sinh lý ở bé: Nên phơi nắng cho bé mỗi ngày, kiểm tra trong miệng bé xem bé có cặn sữa bám ở lưỡi không? Có những nốt trắng tròn nhỏ trông như cái mụn trứng cá mọc ở hàm trên, hàm dưới của bé không? Đó là một trong các nguyên nhân gây vàng da bé -> mẹ này không nói nếu có cặn sữa và mụn thì phải làm thế nào để bé không bị vàng da sinh lý

    17. Bé bị sốt: Cho bé uống 1 chút nước rau dấp cá giã nát
    18. Bé bị ho: Cắt lấy 1 phần quả lê đã rửa sạch để cả vỏ, thêm chút mật ong, cho vào nồi cách thủy, rồi cho bé uống phần nước mình thu được, phần bã mẹ có thể ăn
    19. Bé bị nấc:Mỗi khi bé nấc thì ngắt 1 đoạn chiếu cói (tầm 0.5cm thôi ah), cho 1 đầu vào miệng mình nhá nhá cho nát cái đầu ấy ra rồi dán lên trán trẻ con, chỉ 1 lát là bé hết nấc ngay
    20. Để bé có hàng lông mày gọn, đẹp: Lấy ngọn lá trầu, hơ nóng rồi vẽ lông mày cho bé. Con trai vẽ 7 lần, con gái vẽ 9 lần
    21. Để bé ngủ ngon, chắc bụng: Lấy lá trầu hơ nóng, áp vào đầu (mỏ ác), bụng, bướm cho bé hàng ngày
    22. Để bé không bị trớ sau khi bú
    + Mỗi lần cho ti xong bế bé thẳng lên, úp mặt vào vai, vỗ nhè nhè vài cái vào lưng, bé ợ một cái là sẽ không trớ ra nữa
    + Tìm đọt tre (cái lá non nhọn hoắt ở đầu túm lá tre ấy), trai 7 đọt, gái 9 đọt, đun nước cho bé uống -> áp dụng nếu bé bị trớ thường xuyên
    23. Trị kê cho bé
    + Lấy hạt kê, rang thơm lên rồi cho vào túi vải nấu nước tắm cho bé -> có mẹ đã làm nhưng ko hiệu nghiệm lắm, phải tắm nhiều lần mới khỏi
    + Tắm luôn cho bé bằng lactacyd vài lần là khỏi
    24. Lá + nước tắm cho bé
    + Mùa nóng nấu nước tắm bằng lá me chua, cây chó đẻ, khổ qua hoặc kinh giới giã nhuyễn lấy nước, lá khế, sài đất, kim ngân hoặc pha loãng chanh vào nước tắm cho bé
    + Mùa thu, đông tắm cho con bằng chanh và thêm 1 củ gừng giã nhỏ, thêm vài hạt muối trắng có công dụng phòng ho cho em bé
    + Nấu nước mướp đắng hoặc lá, cành tía tô hoặc vỏ bưởi (có thể phơi khô dùng cho khỏi mốc) tắm cho bé
    25. Để bé không bị cứt trâu ở đầu
    + Gội đầu cho con bằng Lactacyd ngay từ khi sinh ra . Nếu có tắm lá thì cũng gội đầu bằng Lactacyd trước rồi mới dùng lá tắm gội tiếp
    + Dùng dầu massage của Johnson bôi lên, để 1 lúc rồi gội lại là hết
    26. Trẻ khóc dạ đề
    + Do trẻ thiếu canxi hoặc mangie. Bạn có thể mua canxi corbie cho bé uống 1 ít để bổ sung thêm
    + Hạt bìm bìm 7-9 hạt, giã nát, trộn với nước ấm thành bột nhão. Trước khi cho trẻ nằm ngủ, lấy bột thuốc đắp lên rốn, dùng băng dính cố định lại
    + Trường hợp trẻ khóc đêm thuộc dạng tỳ vị hư hàn, lấy lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm, ấp vào rốn trẻ, rồi bế vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, một lát sau trẻ sẽ đỡ khóc và ngủ yên
    + Tại những nơi nuôi tằm, nên nhặt lấy những con tằm tự nhiên bị chết cứng (do bị nhiễm một loại khuẩn), cong queo, màu trắng nhờ hay hơi lốm đốm trắng, đem sấy khô, cất vào lọ nút kín dùng dần. Khi trẻ mắc chứng khóc đêm, trước khi đi ngủ, lấy mấy con tằm, cho vào bát giã nát, hòa với chút r***, hơ cho ấm, đắp vào hai gan bàn chân của trẻ, rồi dùng băng hoặc băng dính cố định lại
    27. Bé bị táo bón
    + Hậu môn bé còn non, dễ tổn thương nên không nên dùng đồ bơm. Lấy ngọn của cây rau mùng tơi (hoặc rau trai, rau đay), tước phần vỏ ngoài của cọng rau, xong thì từ từ và nhẹ nhàng đẩy cho đọt mùng tơi đi vào hậu môn của bé, rồi lấy ra, đẩy vô, lập lại nhìulần như vậy, các mẹ sẽ thấy bé sẽ đi ngoài ngay.
    + Ép lấy nước mận uống (nếu không ăn được), hoặc ăn quả đào, khoai lang và tuyệt đối hạn chế ăn nho
    28. Bé bị cảm cúm, hắt xì: Nướng tỏi (tỏi ta, màu tím) lên rồi nghiền nát vào nước cho bé uống. Bé thì ăn 1 tép, lớn thì 2 - 3 tép, ngày 2-3 lần tuỳ vào mức độ nặng nhẹ, đảm bảo ngay ngày hôm sau hết chảy mũi và hắt xì (áp dụng khi bé có triệu trứng của cám cúm như hắt xì, chảy nước mũi trắng, còn khi bé bị thò lò mũi xanh thì ko hiệu nghiệm lắm)
    29. Bé có nhiều lông
    + Với các bé có nhiều lông ở vùng lưng và mặt, dùng bã trầu thuốc( phải nhờ cụ nào nhai trầu với thuốc lào rồi lấy cái bã và nước nhổ ấy) đem trà xát trên da tuần 2 lần,c hỉ làm khỏang 2-3 lần là hết sạch lông. Nếu không có bã trầu thuốc này, dùng lá đậu ván đun tắm hàng ngày vừa mát mà một thời gian sau lông cũng rụng hết
    + Bé mới sinh lông măng nhiều qua mà quấy khóc thì lấy cỏ mực (miền bắc là cỏ nhọ nhồi) rửa với nước muối, giã nhỏ, xong lấy cả nước cả ít bã lợn cợn xoa lên chỗ lông măng nhiều, xoa theo 1 chiều đám lông sẽ xe lại 1 cục và rơi ra ko làm bé đau mà còn đỡ ngứa, nhưng mẹ nên thử ít một và làm nhẹ nhàng xem bé có bị dị ứng ko nhé
    30. Bệnh “mở khóa đầu” ở trẻ: Khi sinh bé ra mà bé quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân, không có giờ giấc, ăn ít hoặc bỏ ăn thì để ý đến hiện tượng "Mở khóa đầu" -> bệnh này thế nào và cách trị các mẹ search google nhé
    Những kinh nghiệm khác
    31. Với bạn nào sinh thường, bị rạch tầng sinh môn, thì sau khi từ viện về, hàng ngày rửa nước muối ấm pha loãng. Chỉ cần rửa 1-2 lần mỗi ngày là vết khâu hết sưng cực nhanh, vết thương sẽ rất mau lành
    32. Mỗi lần nằm cho con bú thì ko được để đầu ti chạm vào chiếu nếu ko sẽ bị tắc tia sữa
    33. Không nên cho bé soi gương nhiều vì thế sẽ rất chậm nói
    34. Người nhà mà đi đám về nếu bé dưới 1 tuổi phải bước qua lửa mới vào nhà, tắm rửa sạch sẽ mới dc bế bé. Nếu có người nhà hoặc người quen vào thăm bé sau khi đi đám về, sau đó bé khóc nhiều quấy thì lấy 1 con dao nhét vào gầm giường, lấy cái nón lá cũ quơ quanh giường và người bé đọc vía lành ở lại vía dữ cút đi 3 lần xong đem cái nón đi đốt
    35. Khi đưa con đi tiêm phòng về đến nhà, bạn lấy ngay lòng trắng trứng gà bôi vào chỗ tiêm (hoặc lấy lát khoai tây đắp vào chỗ tiêm) cho con, 1-2 lần để con không bị sốt
    36. Lấy chanh tươi, non hơ nóng rồi áp lên mắt mẹ và bé sẽ giúp mắt mẹ và bé sáng. Sau đó, cũng quả chanh đó hơ nóng lăn qua lại dưới nách sẽ kg bị thâm và hôi
    37. Bắt con ốc (giống ốc gạo), rửa sạch, bỏ vào lọ đựng nước mưa cho nó nhả nhớt. Dùng nước đó nhỏ mắt mẹ, mắt bé sẽ không bị đau mắt.
    38. Khi bé lớn một chút thì cả 2 mẹ con sáng ra đều uống nước ấm với mật ong và lát chanh trước khi tập thể dục và ăn sáng, có tác dụng phòng ngừa các bệnh về hô hấp
    39. Hấp lá xương sông giã nát với đường phèn rồi ăn cả nước và cái để trị đau họng
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi ngodong9
    Đang tải...


  2. thuyha1961

    thuyha1961

    Tham gia:
    23/2/2011
    Bài viết:
    16,272
    Đã được thích:
    4,417
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    Khi mình sinh xong đau dạ con kinh khủng còn đau hơn đau đẻ mà ko biết mẹo này mà áp dụng

    Ủn lên cho các mẹ
     
  3. dacsanlongnhanhy

    dacsanlongnhanhy 0978 249 568

    Tham gia:
    3/12/2012
    Bài viết:
    7,974
    Đã được thích:
    795
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    Mẹ nó ơi cho em hỏi 1 chút "Ăn cổ hũ dạ dày" là gì ạ? Em cũng đang mang bầu in dán ở đầu giường để học hỏi :D
     
  4. ngodong9

    ngodong9 Đặc sản Nghệ An

    Tham gia:
    9/9/2009
    Bài viết:
    32,100
    Đã được thích:
    8,188
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    đi copy về nên nhiều từ cũng chưa hiểu đây, hì
     
  5. mẹ chép

    mẹ chép Banned

    Tham gia:
    7/6/2013
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    "Đi tè ở ngã 3 đường" liên quan gì đến việc dễ đẻ nhỉ?
    Việc nằm than là không tốt đâu các mẹ ơi, nằm thế hại lắm. Giờ người ta chỉ dùng than bà đẻ hơ mặt thôi
     
  6. me_ku_bin204

    me_ku_bin204 yeusuame.com

    Tham gia:
    30/6/2010
    Bài viết:
    4,814
    Đã được thích:
    1,132
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    bài này có 1 số kn hay quá, em ngâm cứu copy lại c Nga ngodong nhé
     
  7. caixanhhoa

    caixanhhoa Dau goi, Sap vuot toc nam

    Tham gia:
    30/1/2013
    Bài viết:
    22,320
    Đã được thích:
    3,190
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    Em về hóng sau này học tập................
     
  8. mẹ Bơ & Bon

    mẹ Bơ & Bon Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    12/1/2011
    Bài viết:
    2,555
    Đã được thích:
    462
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    Nhiều kinh nghiệm hay quá mà giờ mới biết
     
  9. nhanma0707

    nhanma0707 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/8/2012
    Bài viết:
    1,049
    Đã được thích:
    181
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    "+ Từ 35 tuần trở đi, ngồi tè ở ngã 3 đường, sẽ sinh nở dễ dàng" . Cái này bùn cười nhỉ ?
     
  10. ngodong9

    ngodong9 Đặc sản Nghệ An

    Tham gia:
    9/9/2009
    Bài viết:
    32,100
    Đã được thích:
    8,188
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    chắc cả ai dám sử dụng cái này
    hoặc ở quê buổi tối trời tối thui thì chạy vội ra được, ka ka
     
  11. swan37

    swan37 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/11/2009
    Bài viết:
    3,105
    Đã được thích:
    286
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    e oánh dấu, nhưng có một vài mẹo e k hỉu lắm, phải in gối đầu giường mới đc
     
  12. aqben

    aqben AQ Shop

    Tham gia:
    16/12/2011
    Bài viết:
    4,580
    Đã được thích:
    912
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    nửa đêm chạy ra chỗ đó tè thôi mẹ nó ạ, xấu hổ quá
     
  13. zaiyeucuame

    zaiyeucuame Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    27/8/2013
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    25
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    Ha ha, buồn cười thật! công nhận là ở phố thì hơi khó, chỉ có chạy vào ngõ nào sâu sâu thì may ra.
     
  14. ngodong9

    ngodong9 Đặc sản Nghệ An

    Tham gia:
    9/9/2009
    Bài viết:
    32,100
    Đã được thích:
    8,188
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    Trị ho bằng cách ngâm chân
    Ho không phải là bệnh tuy nhiên đây lại là phản ứng báo hiệu bé đang bị bệnh về đường hô hấp.

    Trong phế quản và tiểu phế quản có các tế bào gây viêm và dịch nhầy có nhiệm vụ bảo vệ hệ hô hấp khi gặp các thay đổi từ môi trường như lạnh quá hay nóng quá. Như vậy, khi trẻ nhiễm lạnh thì các tế bào kích thích gây viêm để hạn chế khí lạnh vào, đồng thời dịch nhầy cũng tụ tập tại các ống tiểu phế quản ngay chỗ viêm để làm nhiệm vụ. Các màng nhầy sau khi rụng ra nằm kẹt ở các ống tiểu phế quản gây khó thở cho bé. Lúc này cơ thể có phản xạ ho để tổng các nút nhầy này ra ngoài.

    Với logic như vậy thì việc xử lý bệnh của bé không phải là tìm cách giảm ho mà là xử lý việc bé bị nhiễm lạnh để các tế bào gây viêm và màng nhầy không làm tắc các ống tiểu phế quản nữa.

    Trong nhiều bài thuốc đã sưu tầm, áp dụng thì tôi thấy bài thuốc ngâm chân bằng nước gừng cho bé là giải pháp an toàn, hiệu quả cao và dễ áp dụng.

    Bài thuốc cụ thể như sau:

    Bước 1: Lấy 1 củ gừng giã nát (50g), 1 nhúm muối hột (20g) pha với 3 lít nước ấm 40 độ cho vào 1 chậu nhựa. Chậu nhựa nên chọn loại vừa hoặc nhỏ để nước ngâm ngập chân bé. Trong trường hợp chậu to thì phải nghiêng chậu hoặc tăng dung dịch lên theo tỷ lệ nói trên.

    Bước 2: Ngâm chân bé vào chậu, dùng tay massage gan bàn chân cho bé. Ngón cái tì lên mu bàn chân của bé, các ngón còn lại bóp nhẹ vào gan bàn chân, đi dọc từ gót chân lên gần ngón chân. Cũng có thể dùng gừng massage vào lòng bàn chân của bé.

    Gan bàn chân có huyệt Dũng Tuyền, đây là huyệt có tác dụng giải độc, thoát khí (nóng/lạnh) rất tốt cho cơ thể. Vì vậy, việc massge huyệt này có tác dụng làm cơ thể lấy lại cân bằng, giảm và hết nhiễm lạnh. Từ đó các tế bào gây viêm, màng nhầy sẽ không tập trung tại các ống tiểu phế quản nữa và giảm đờm, giảm ho.

    Thời gian ngâm là 20 phút, vừa ngâm vừa thêm nước để duy trì độ ấm.

    Bước 3: Sau khi ngâm chân xong, lấy khăn lau khô 2 bàn chân bé. Nếu bé dưới 1 tuổi và da nhạy cảm thì người lớn xoa dầu gió vào lòng bàn tay của mình trước rồi massage lại lên lòng bàn chân của bé. Nếu bé lớn hơn thì có thể nhỏ dầu gió trực tiếp vào gan bàn chân và massage nhẹ lòng bàn chân để dầu lan tỏa hết vào gan bàn chân sau đó đi tất mỏng cho bé.

    Trong trường hợp bé ho nhiều thì có thể làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 3-4 tiếng. Nếu bé mới ho, hoặc ho đã giảm thì mỗi ngày nên làm 1 lần trước khi đi ngủ cho đến khi hết ho.



    Thông thường, việc xử lý ho theo biện pháp này chỉ cần 3-5 ngày là bé khỏi hẳn. Trong trường hợp ngâm chân như vậy mà bé vẫn còn ho nhiều thì bố mẹ nên cho con đi khám vì lúc đó khả năng cao không phải do bé ốm bình thường mà có thể mắc dị vật đường thở hoặc là ho đã lâu làm hệ hô hấp bị biến dạng v.v. cần can thiệp bằng Tây y.

    Bài thuốc ngâm chân này hoàn toàn áp dụng được cho người lớn, chỉ cần tăng nhiệt độ nước cho phù hợp, thể tích dung dịch cần dùng và massage mạnh hơn là được.
     
  15. Nangthu9999

    Nangthu9999

    Tham gia:
    12/10/2012
    Bài viết:
    11,781
    Đã được thích:
    1,808
    Điểm thành tích:
    963
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    Đọc kinh nghiệm đầu tiên của mẹ nó mà mình buồn cười quá đi mất hjhj
     
  16. divenoixa

    divenoixa Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    14/6/2013
    Bài viết:
    1,015
    Đã được thích:
    111
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    thank chủ thớt nhé bài viết hữu ích quá ạ
     
  17. ngodong9

    ngodong9 Đặc sản Nghệ An

    Tham gia:
    9/9/2009
    Bài viết:
    32,100
    Đã được thích:
    8,188
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Một số mẹo hay chăm sóc mẹ và em bé

    ơ hem phải của mềnh, mềnh đi coppy cơ mà ,he he
     
  18. loanhair

    loanhair TRANG SỨC NGỌC TRAI

    Tham gia:
    26/11/2015
    Bài viết:
    909
    Đã được thích:
    125
    Điểm thành tích:
    83
    Có mẹ nào thực hiện thành công chưa ạ?? :D
     

Chia sẻ trang này