Một số phương pháp để giảm sự hung hăng của bé 1-2 tuổi

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Hải Phạm, 29/1/2011.

  1. Hải Phạm

    Hải Phạm Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/11/2010
    Bài viết:
    1,025
    Đã được thích:
    1,555
    Điểm thành tích:
    1,013
    [​IMG]
    1- Giúp bé thể hiện các cảm xúc bằng lời nói

    Ở độ tuổi này, vốn ngôn ngữ còn hạn chế của bé đôi khi không làm cho người khác hiểu được những gì đang diễn ra trong bé. Vì vậy bé có thể chọn giải pháp thể hiện bằng hờn dỗi, bằng tay chân, bằng những cú đấm, đẩy, hoặc dùng răng để cắn....Bạn hãy cố gắng hiểu ý của bé và giúp bé bằng ngôn ngữ của bạn như : « con cáu giận vì con muốn trèo lên cầu trượt đầu tiên... », hay « con không muốn bạn giành mất đồ... ». Kỹ thuật này có tác dụng tương tác rất tốt, nó giúp bé an tâm vì nó chứng tỏ rằng bạn đã hiểu bé. Đặc biệt là nó sẽ giúp bé học và phát triển từ từ khả năng diễn đạt cảm xúc bằng lời.

    2- Đừng bao giờ dùng hành động trả đũa

    Một số cha mẹ nhầm tưởng rằng khi bé lên cơn hung hăng đánh bạn thì cứ cho bé hưởng một cú đánh tương tự để bé hiểu hậu quả của hành động của bé. Phương pháp này hoàn toàn vô ích và có hại cho trẻ con. Nó vừa có thể làm cho bé gây nhầm tưởng rằng đó là một kiểu giao tiếp được chấp nhận và bé sẽ sẵn sàng cư xử tương tự trong trường hợp khác. Kinh khủng hơn, phương pháp trả đũa này còn làm gia tăng cảm xúc bất lực và sợ hãi của bé và chính vì thế có thể làm tăng thêm sự hung hăng.

    Nếu bạn quá giận trước hành động của con và bạn đã cho bé một cái phét đít thì cũng cần giải thích cho bé hiểu rõ rằng bạn đã không kiềm chế được tuy hành động đó là không hay. Và hãy làm cho bé hiểu rằng bạn yêu thương bé đến nhường nào.

    3- Hãy từ bỏ những bài thuyết giảng đạo đức hoặc buộc tội bé

    Việc mắng mỏ bé, kết tội bé, bảo bé là « độc ác », là « xấu xa » là cách mà một số cha mẹ làm khi không kìm được cơn giận. Nhưng ở tuổi này, bé chưa biết phân biệt một cách rõ ràng các khái niệm đó. Bạn hãy hiểu rằng bé đã hành động không có chủ ý. Cho đến khi thấy « nạn nhân » của mình khóc vì đau thì bé mới bắt đầu hiểu được phần nào, và có thể bé sẽ khóc òa lên theo bạn vì quá sợ hãi. Vì vậy cách tốt nhất để làm cho bé ý thức được dần dần những hành động của bé là bạn hãy bình tĩnh nói với con : « Bố/Mẹ hiểu rằng con không cố ý làm xấu, nhưng con thấy không, khi con kéo tóc bạn là con đã làm cho bạn bị đau, bạn khóc rồi ... », hoặc « con có quyền được cáu nhưng đánh là không được, thỉnh thoảng Bố/Mẹ cũng cáu với con nhưng Bố / Mẹ có đánh con đâu »... Và bạn hãy đề nghị bé xin lỗi người bé đã làm đau, như thơm vào má một cái chẳng hạn. Trong trường hợp bé không muốn xin lỗi ngay, bạn cũng đừng bắt buộc bé. Nhưng mỗi lần bé hung hăng với bạn, dù là hành động rất nhỏ thì bạn cũng hãy lặp lại một thái độ tương tự. Dần dần, bé sẽ hiểu và học được cách ứng xử như bạn chờ đợi.

    4- Hãy giúp bé giaỉ tỏa sự hung hăng

    Cũng như người lớn, bé có quyền cáu giận một ai đó, chỉ có điều chuyển sự cáu giận đó thành hành động làm đau người khác thì không được. Vậy làm thế nào để giúp bé giải toả cơn giận đang dâng lên trong lòng bé đây ? Để giải tỏa, bé có thể được phép hét lên trong phòng của bé hoặc trong góc vườn, hoặc hét vào một gốc cây...Bé cũng có thể được phép giải cơn cáu bằng cách đánh vào mấy cái gối hoặc dậm chân vài cái...Nếu nhìn từ bên ngoài thì mấy hành động này có thể được xem như rất cực đoan, nhưng vấn đề sẽ thay đổi theo thời gian. Vài tháng nữa khi bé làm chủ hơn về ngôn ngữ thì mọi chuyện sẽ khác đi thôi.

    Để bé đỡ bị ức chế, bạn hãy giúp bé phân bố năng lượng bằng các họat động khác nhau như chơi, chạy nhảy ngoài trời, vui đùa với bố mẹ. Xen kẽ giữua các họat động mạnh với các họat động nhẹ nhàng.

    Và cuối cùng, không bao giờ được quên thời gian dành cho giấc ngủ.

    Nguồn: Mục « nuôi dạy con theo từng lứa tuổi » - viết bởi Auréa Milan - Tạp chí Parents tháng 6 năm 2005.

    Biên dịch: Nguyễn Thu Hằng (Mẹ Luti)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hải Phạm
    Đang tải...


  2. trangtron

    trangtron Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/1/2010
    Bài viết:
    222
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Một số phương pháp để giảm sự hung hăng của bé 1-2 tuổi

    Hay hữu ích .thank mình nhiìu...
     

Chia sẻ trang này