Một Số Sai Lầm Cơ Bản Bố Mẹ Nên Tránh Khi Dùng Bỉm Hoặc Tã Cho Con

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi philipsavent, 3/8/2016.

  1. philipsavent

    philipsavent Thành viên chính thức

    Tham gia:
    1/3/2016
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    22
    Điểm thành tích:
    18
    Tã, bỉm thường được coi là vật bất ly thân của các bé sơ sinh. Thay tã, bỉm là một công việc rất đơn giản. Tuy nhiên, trong thực tế rất nhiều ông bố bà mẹ mắc phải một số sai lầm cơ bản khi dùng bỉm và tã cho con.

    [​IMG]

    1. KHÔNG THAY TÃ, BỈM THƯỜNG XUYÊN CHO BÉ
    Bé có thể bị viêm nhiễm, hăm tã và rôm sảy nếu mẹ đóng bỉm cho bé quá lâu. Kể cả khi tã còn khô, trắng tinh nhưng đã dùng trong nhiều tiếng đồng hồ, mẹ vẫn nên thay tã mới để đảm bảo vệ sinh cho bé.
    Sau đây là số lần thay tã cho bé theo độ tuổi:

    - Tháng đầu tiên: Mỗi ngày bé sẽ làm ướt ít nhất là 6 miếng tã, đi tiêu từ 3-4 lần. Do đó, trong tháng đầu tiên, số lượng tã mẹ phải thay cho bé lên đến 10 lần/ngày.

    - Từ 1 tháng tuổi trở lên: Mỗi ngày bé sẽ làm ướt từ 4-6 miếng tã. Việc bé đi tiêu sẽ phụ thuộc vào độ tuổi và loại thực phẩm bé đang ăn, số lần thay tã cũng ít hơn so với tháng đầu tiên.

    2. MẶC TÃ, BỈM QUÁ NHIỀU
    Bé mặc tã quá nhiều sẽ khiến vùng da của bị bí bách, lâu dần gây nên tình trạng viêm đỏ, rôm sảy. Nếu mẹ dùng bỉm cho trẻ sơ sinh cả ngày, bé sẽ có thói quen xấu là đi vệ sinh ngay trong bỉm. Tình trạng này kéo dài sẽ làm mất phản xạ tự đi vệ sinh của bé. Nghiêm trọng hơn, mặc bỉm quá lâu có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của các bé trai.
    Do vậy, mẹ nên cho bé “thả rông thoải mái” một vài lần trong ngày nhé.

    3. BÔI PHẤN RÔM, KEM DƯỠNG, TINH DẦU...TRƯỚC KHI MẶC TÃ, BỈM
    Khác với quan niệm phấn rôm hay kem dưỡng sẽ hạn chế nguy cơ hăm tã và viêm nhiễm, các nghiên cứu cho thấy chính lớp phấn này lại là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã nhiều hơn.

    Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên vệ sinh da bé bằng nước ấm, lau khô trước khi sử dụng tã. Nếu muốn dùng phấn, mẹ chỉ nên thoa một lớp mỏng ở lưng và mông, đặc biệt chú ý phải lau thật khô da trước khi bôi.

    4. SỬ DỤNG TÃ, BỈM SAI KÍCH CỠ
    Tã quá bé sẽ khiến vùng da của bé bị cọ sát, viêm đỏ làm bé khó chịu. Tã quá lớn lại hạn chế bé vận động, chất thải dễ bị tràn ra ngoài. Do đó, lựa chọn tã có kích cỡ phù hợp với độ tuổi, cân nặng của bé là điều mẹ nên làm.

    Bên cạnh đó, mẹ nên lưu ý rằng không nên mua quá nhiều bỉm trong cùng 1 thời điểm vì bé thường lớn rất nhanh.

    5. MẶC TÃ, BỈM QUÁ LÂU
    Khi được 18 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể ngừng sử dụng tã. Một số bé chậm hơn thì thời gian mặc tã có thể kéo dài đến 2 tuổi rưỡi. Tuy nhiên, 3 tuổi là độ tuổi bé không nên mặc bỉm nữa. Việc đóng bỉm cho bé lúc nào vừa lãng phí tiền, khiến bé khó chịu khi hoạt động và gây ra viêm nhiễm.

    6. SỬ DỤNG TÃ, BỈM KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC, XUẤT XỨ
    Làn da của bé rất nhạy cảm, trong khi tã là vật thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với da bé. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn các loại tã từ những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng nhằm hạn chế trường hợp bé bị dị ứng, nhiễm trùng da...ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

    7. ĐÓNG TÃ, BỈM SAI CÁCH
    Bố mẹ nên chú ý cách đóng bỉm cho bé trai và bé gái khác nhau:

    - Đóng bỉm cho bé trai: Các mẹ nên lưu ý vùng kín của bé khi đóng bỉm Với các bé trai, khi đóng bỉm mẹ hãy để bộ phận sinh dục của bé chúi xuống để khi đi tiểu, nước tiểu sẽ không bị trào ra ngoài. Ngoài ra, các bé trai thường bị ướt ở phần trước của tã nên khi mua, mẹ nên lựa chọn loại bỉm có lớp lót phụ thêm ở phía trước.

    - Đóng bỉm cho bé gái: Đặc điểm của các bé gái khi đi tiểu thường ướt ở giữa hoặc phía sau của tã nên mẹ cần chọn loại bỉm có độ dày tập trung ở vị trí bé có thể tiểu nhiều nhất.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi philipsavent
    Đang tải...


  2. HƯNG NGỌC 58

    HƯNG NGỌC 58 Khăn sữa, khăn tắm, khăn mặt, khăn lau giá rẻ

    Tham gia:
    29/12/2015
    Bài viết:
    2,398
    Đã được thích:
    688
    Điểm thành tích:
    823
    Bài của mn rất hữu ích!
     

Chia sẻ trang này