Một vài mẹo nhỏ trong suốt quá trình chuyển dạ có thể đơn giản chỉ là cách hít và thở thế nào? tư thế đứng hay ngồi của bạn? nhưng lại có hiệu quả rất tốt đối với cuộc chuyển dạ của bạn. Chúng tôi hi vọng những điều này sẽ giúp bạn thành công hơn trong lần "vượt cạn" của mình. Giai đoạn đầu của chuyển dạ Giai đoạn này dài nhất của quá trình sinh nở. Nó thường kéo dài từ 6 - 10 tiếng, tính từ khi mới bắt đầu chuyển dạ. Trong giai đoạn này, sự co thắt dần lên về cường độ để cổ tử cung của bạn mở ra từ từ cho bé di chuyển vào đường sinh. Vượt qua cơn đau lúc chuyển dạ: Không có tư thế nào phụ hợp với tất cả mọi người, do đó tư thế nào đem lại cho bạn sự dễ chịu thì nên áp dụng. Chúng ta cứ thử nhiều tư thế để tìm ra cách phù hợp với mình, nhưng nhớ là luôn giữ thẳng người khi đi lại, khi đứng, ngồi hay quỳ. Như vậy sẽ đỡ đau hơn và rút ngắn được thời gian chuyển dạ. Tư thế ngồi: Bà bầu nên cố gắng giữ sức trong lúc chuyển dạ. Cúi người ra trước để tạo áp lực lên cổ tử cung và để giảm gánh nặng lên vùng lưng dưới. Nếu cần chỗ dựa trong lúc co thắt thì hãy ngồi quay mặt về phía lưng ghế và kê thêm gối để nghỉ giữa các cơn co thắt. Tư thế quỳ: Quỳ và chồm người về phía trước với hai tay duỗi thẳng sẽ giảm bớt áp lực lên cổ tử cung. Tư thế này sẽ làm chậm lại sự co thắt, nhưng lại rất hữu ích khi các cơn co thắt diễn ra càng lúc càng liên tục và gần nhau hơn. Ngoài ra, tư thế này còn giúp giảm bớt gánh nặng cho lưng vốn phải chịu nhiều áp lực trong thai kỳ. Tư thế đứng: Đứng và đi lại giữa các cơn co thắt lúc mới bắt đầu chuyển dạ sẽ tạo áp lực cho cổ tử cung, làm nó mau giãn nở hơn. Dựa vào tường hoặc dựa vào người chồng để giữ thăng bằng giữa các cơn co thắt. Chồng bạn cũng có thể xoa bóp lưng để giảm đau cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần: - Thở đều đặn và thư giãn. - Không nên nín thở trong lúc đang co thắt mà hãy thở ra khi thả lỏng vai và hàm. Không nên gồng mình khi cơn co thắt lên đến đỉnh điểm, vì như vậy sẽ càng đau hơn. - Hãy suy nghĩ theo hướng tích cực khi diễn ra cơn co thắt. Tự nhủ rằng, mỗi lần co thắt sẽ giúp bé nhanh chào đời hơn. - Hãy nghe sự mách bảo của chính cơ thể mình và chọn những tư thế mà bạn thấy thoải mái nhất. - Nếu thấy đau lưng thì nên chườm lưng bằng chai hoặc túi nước nóng. - Hãy nhờ chồng xoa bóp và có thể dùng thêm tinh dầu để massage. Giai đoạn chuyển tiếp và bé chào đời Đây là giai đoạn khi tử cung đã giãn nở hoàn toàn (khoảng 10cm) và kết thúc khi bé đã lọt lòng. Giai đoạn này kéo dài khoảng 30 phút đến 1 giờ, nhưng đôi khi chỉ 10 phút hoặc kéo dài đến 2 tiếng. Thông thường, các bác sĩ sẽ can thiệp khi giai đoạn này kéo dài quá 2 tiếng đồng hồ. Trong khoảng thời gian này, bạn thường cảm thấy nóng bức, đổ mồ hôi hoặc lạnh run, đôi khi đan xen cả hai trạng thái này. Ngoài ra, bạn còn cảm thấy buồn nôn, ói mửa. Lúc này, người thân có thể chườm lạnh hoặc ấm cho thai phụ. - Hãy rặn theo hướng dẫn của nữ hộ sinh, không nên cố rặn, vì nếu cố rặn khi cổ tử cung chưa giãn nở sẽ làm cho cổ tử cung bị sưng. Như vậy càng khó đẩy bé ra ngoài và bị bầm tím gây đau. - Nên quỳ xuống và đẩy mông lên để giảm bớt áp lực của bào thai lên cổ tử cung, nhờ đó bạn cũng đỡ có cảm giác muốn rặn hơn và giúp giữ lại sức để tiếp tục đối phó với giai đoạn gay go hơn. Để đẩy bé ra dễ dàng, bạn nên thở sâu khi cơn co thắt đang diễn ra và khi sự co thắt lên đến đỉnh điểm. Hãy cố rặn trong 5 giây (nín thở khi không cần thiết có thể làm bạn kiệt sức và làm giảm lượng ôxy đến bé). Nếu cơn co thắt vẫn còn đang lên cao thì hãy thở vài lần thật sâu, sau đó tiếp tục rặn. Bạn sẽ có cảm giác bị thúc đẩy phải rặn từ 3 - 5 lần mỗi khi cơn co thắt xuất hiện. Sau mỗi cơn co, đầu bé ngày càng lộ ra rõ hơn và sau đó lại thụt vào một chút giữa các cơn co thắt. Bạn có thể sẽ phải rạch âm đạo - vết cắt nhỏ ở đáy chậu ngay phần da giữa âm đạo và trực tràng để tránh rách cơ. Khi bé sắp lọt lòng, đầu của bé sẽ lộ ra ở cửa âm đạo và không còn bị thụt vào nữa. Bạn sẽ được ra hiệu ngừng rặn khi đầu bé từ từ được đẩy ra. Chất nhầy ở miệng và mũi bé được hút sạch, sau đó bạn sẽ rặn thêm lần nữa để vai và phần còn lại của bé được đẩy ra hoàn toàn. Nếu bé vẫn chưa thở thì bác sĩ phải hút chất nhầy lần nữa hoặc phải cho bé trợ thở bằng ôxy. Nếu mọi chuyện ổn thoả, bé sẽ được cắt dây rốn và cuối cùng là nhau thai được tống ra ngoài. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem còn sót lại mảnh nào bên trong không, vì nếu còn xót sẽ gây xuất huyết và nhiễm trùng. Cuối cùng, vùng đáy chậu được khâu lại, nếu trước đó bị rách hoặc bị rạch cho bé lọt ra.
Ðề: Một vài mẹo nhỏ giúp bà bầu lúc chuyển dạ Kinh nghiệm mình được mẹ dặn rất kỹ ngoài việc thở đúng cách, thư giãn để lắng nghe cơ thể mình và TUYỆT ĐỐI KHÔNG LA HÉT. Chúng ta hãy giành sức để rặn nhé, việc la hét, đi lại liên tục, thậm chí một số mình thấy chửi rủa không giúp bớt đau mà lại mất sức, mất kiểm soát bạn nhé. Bạn hãy tuân thủ theo hướng dẫn của hộ sinh, mọi việc sẽ ổn thôi.
Ðề: Một vài mẹo nhỏ giúp bà bầu lúc chuyển dạ Em vào xem lấy chút kinh nghiệm mấy nữa đi sinh ah. Đọc với nghe nhiều rồi nhưng vẫn cứ thấy hồi hộp ah!
Ðề: Một vài mẹo nhỏ giúp bà bầu lúc chuyển dạ Kể ra đọc cũng hơi khó hiểu vì mình chưa trải qua bao giờ, nhưng rút ra được là ko nên la hét, chửi bới, cố gắng kiềm chế, nhịn để tránh mất sức khi đẻ, nghe theo lời hướng dẫn của hộ lý, haiz, rồi mọi việc sẽ qua, ta chào đón con ta ra đời hihi
Ðề: Một vài mẹo nhỏ giúp bà bầu lúc chuyển dạ Đùng rùi, cái này rất quan trọng nè, tuyệt đối không la hét, vì như thế các mẹ sẽ rất phí sức, cố gắng chịu vượt qua cơn đau sẽ nhanh chóng hơn đấy
Ðề: Một vài mẹo nhỏ giúp bà bầu lúc chuyển dạ hic, e nhát quá hay sao ấy ạ, mặc dù đã đọc bao nhiêu bài về việc chuyển dạ, tập tâm lý trước khi sinh, thế mà hôm nay đi làm HSS chỉ lấy máu 1 tý mà người cứ run cả lên, lúc đó lại nghĩ k biết lúc đau để có bình tĩnh được k, hic hic phải cố gắng mới được, vì e mong gặp e bé lắm rồi !!!!!!!!!!!!
Ðề: Một vài mẹo nhỏ giúp bà bầu lúc chuyển dạ hic, e nhát quá hay sao ấy ạ, mặc dù đã đọc bao nhiêu bài về việc chuyển dạ, tập tâm lý trước khi sinh, thế mà hôm nay đi làm HSS chỉ lấy máu 1 tý mà người cứ run cả lên, lúc đó lại nghĩ k biết lúc đau để có bình tĩnh được k, hic hic phải cố gắng mới được, vì e mong gặp e bé lắm rồi !!!!!!!!!!!!
Ðề: Một vài mẹo nhỏ giúp bà bầu lúc chuyển dạ Tớ đã post bài này trên wtt, vẫn muốn post lại ở đây để thêm chút kinh nghiệm cho các mẹ khi sinh nhé: Gần đây mình đọc thấy có rất nhiều ca sinh nở không may gặp rủi ro. Lỗi thì các mẹ đọc thấy rõ chủ yếu do hệ thống y tế của mình chưa tốt, bệnh viện sản quá tải, bác sĩ thiếu trách nhiệm ... Nhưng không phải ai cũng có điều kiện ra nước ngoài sinh con. Cho nên chị em mình vẫn phải "sống chung với lũ" và phải tự cứu lấy mình. Do đã "hoàn thành nghĩa vụ" sinh xong 2 bé nên mình có chút kinh nghiệm chia sẻ với các mẹ: - Khi có dấu hiệu sinh con, các mẹ nên vào viện ngay để khám xem tình trạng của mình thế nào, tiên lượng khi nào có thể sinh (đừng dùng dình tránh t/h có mẹ sinh rất nhanh nên sinh ngay trên taxi chưa kịp vào viện). - Khi đã được khám, bs sẽ cho biết tình hình của mình ở mức nào, dấu hiệu chuyển dạ đến đâu để mình kịp chuẩn bị tinh thần . Mình sinh đứa đầu, khi vào viện đã mở 6 phân, chỉ 3h sau mình đã sinh xong. Đứa thứ 2 7h sáng mới thấy ra máu, chưa đau bụng mình đã vào viện . Bs bảo mình về chờ đau bụng hãy vào . 12h đêm mình thấy đau bụng, kéo nhau vào viện thì 4h sau sinh xong. Thời gian ở viện chờ sinh là thời gian quan trọng nhất . Lúc này các mẹ sẽ rất khó chịu, đau bụng mỗi lúc một tăng, vừa đau bụng vừa phải vào nhà vs liên tục . Nhưng tớ nhắc các mẹ nhé, dù có đau, có khó chịu tới mức nào thì các mẹ vẫn phải là người tỉnh táo nhất quyết định sinh mạng của mình và con.. Bác sĩ thì bận trăm công nghìn việc với rất nhiều ca sinh nên họ không thể để ý tới sự chuyến biến trước sinh của từng người một . Người nhà thì thường bị cách ly nên cũng không giúp được mình nhiều . Vậy các mẹ phải lắng nghe cơ thể mình mà xử lý tình huống . Đừng đợi bs cũng đừng đợi người nhà ra tay - e là đã muộn . Các mẹ thấy có dấu hiệu đau dữ dội, đột nhiên nước ối vỡ bục một cái, thấy con tụt xuống dưới hoặc thấy cơn rặn thì phải ngay lập tức bằng mọi cách gọi bác sĩ can thiệp kịp thời . Tớ sinh 2 con đều trong tình trạng này nên rất thấm thía . 1, Đứa đầu tớ sinh ở Việt Nhật - cách đây 5 năm . Lúc mới vào viện tớ đã mở 6 phân nên rất đau rồi nhưng tớ vẫn ra ngồi cạnh chồng, cứ cơn đau lên lại bám lấy chồng rồi cắn răn chịu đựng . Tới lúc tớ thấy đau dồn dập không ngồi nổi nữa thì tớ đi vào phòng chờ sinh (cách ly người nhà, 1 mình chiến đấu). Tớ định vào phòng nằm nhưng vừa cố lết nằm lên giường thì thấy đau quá, nằm cũng ko nổi nữa . Tớ cố lết ra ngoài cửa, đi về phía phòng có bs. Cái hành lang độ hơn chục m thôi mà sao tớ thấy nó dài thế . Tớ đi đc độ 1 nửa thì thấy bs nhòm qua ô kính xua tay ý bảo tớ quay lại, ko đc đi về phía đó . Tớ ngoan ngoãn quay lại . Vừa quay gót thì tớ đau quá, bám vào cái bàn to như cái bàn họp của bs . Tớ đau cực độ, vừa bám vào bàn, khom người xuống thì thấy "bục" một cái, nước ối chảy ra bvs. Và tớ có cảm giác con tụt xuống dưới, đau không tả xiết và buồn rặn. Tớ thấy nguy cấp quá rồi, mà lúc này không có 1 bác sĩ hay y tá nào trực ở ngoài, họ kéo nhau vào hết cái phòng kia không biết để làm gì . Lúc ấy là gần 10h tối . Tớ đau lắm, không thể đủ hơi sức để gọi họ nữa. Mà có gọi họ cũng đóng kín cửa không nghe thấy gì . May quá tớ thấy mấy em sinh viên thực tập lảng vảng ở đó (mấy em này lúc trước cũng phỏng vấn tớ mấy câu). Tớ gọi vội 1 em, lấy hết chút sức lực còn lại như cầu cứu: "Em ơi gọi bác sĩ hộ chị, chị vỡ ối rồi, chị không chịu nổi nữa". Em ý chạy vào phòng gọi bs rồi ra bảo tớ: "Bác sĩ đang hội chẩn, không ra được . Bs bảo chị vào phòng nằm chờ". Hic, lúc này con tớ đã tụt xuống ...đít, còn nằm chờ gì nữa . Một lần nữa, tớ lại cầu cứu em ý: "Em ơi, gọi bs ngay đi, ra ngay đây chị vỡ ối sắp sinh rồi, ko thể chịu nổi nữa, chị không vào phòng chờ được đâu!" Em ý thấy tớ nhăn nhó, kêu thảm thiết quá, quằn quại bám vào thành bàn chắc cũng hoảng vội chạy đi gọi bs lần nữa . Lần này thì 1 cô hộ sinh đi ra, quát tớ "Vào ngay phòng chờ, ai bảo chị ở đây?" . Tớ bảo :" Em vỡ ối rồi, đau lắm". Bà ấy vẫn bắt tớ vào phòng chờ rồi bắt tớ nằm lên giường . Tớ phải dùng hết sức bình sinh mới lết được vào phòng và trèo lên chiếc giường ấy . Bà ấy cho tay vào khám . Tớ thấy mặt bà ấy biến sắc, hỏi tớ "Có dậy đi được không?" . Tớ lắc đầu . Lúc này có 1 bà nữa vào phòng . Bà ấy bảo bà kia: "Chị lấy xe đẩy đi, gấp gấp". Xe đẩy tới, tớ nhấc được người ngồi xuống xe rồi bà kia vừa đẩy vừa chạy với tốc độ chóng mặt . Tớ được đưa vào phòng sinh như thế . Từ xe đẩy họ bắt tớ tự leo lên bàn đẻ . Tớ bảo tớ đau lắm ko leo lên được . Lúc này bs trực mới vào phòng . Bà ấy bảo tớ : "Chị có leo nhanh lên không con chị rơi ra bây giờ!" . Tớ hoảng quá, đây là cố gắng tưởng như cuối cùng của tớ vì con, tớ leo lên được bàn đẻ . Rồi bs bảo tớ rặn . Chỉ chưa đầy 5p sau con tớ cất tiếng khóc chào đời . Nghe con khóc, tớ mới thấy nhẹ bẫng người, vội đưa mắt nhìn xem con thế nào . Tớ thấy họ đặt con lên cân, rồi quấn khăn. Lúc này tớ mới yên tâm rằng mình đã hoàn thành sứ mệnh sau 9 tháng (con tớ ra sớm 10 ngày) mong ngóng con yêu. 2, Đứa thứ 2 tớ sinh ở bv PSHN. Thật ra tớ vẫn thích viện VN vì nó đỡ đông và cũng sạch sẽ . Nhưng tớ k có người quen ở đây, lần đầu ko nhờ vả nên không được bác sĩ quan tâm. Lần này lúc bầu tớ bị u nang nên cũng hơi lo. Gần sinh tớ lại biết có người quen để nhờ nên tớ qđ sinh ở PSHN cho yên tâm. Như đã kể, tớ bị ra chút máu báo lúc 7h sáng vừa ngủ dậy . Tớ vội vàng gọi các bà ở quê lên rồi 2vc vào viện khám . Bs bảo tớ chưa có dấu hiệu chuyển dạ . Người quen (hộ lý) khuyên tớ về chờ khi nào đau bụng thì vào viện . Tớ về tranh thủ ăn uống nhưng không thể ngủ được, cứ chờ xem khi nào thì mình đau bụng. 11h 2 vc lên giường ngủ, tớ nhắm mắt vào rồi lại mở ra . 11.30 tớ bắt đầu cảm nhận thấy có cơn co nhưng không chắc lắm vì trước khi đi ngủ tớ vừa bị nôn hết (báo cáo các mẹ cả 2 lần bầu tớ đều nghén đến lúc đẻ). Tớ cứ sợ bị lẫn lộn giữa cơn đói và cơn co dạ con vì lúc này cơn co rất nhẹ . Tớ phải nằm im để ý xem cơn co có lặp lại không. 12h tớ có thể khẳng định đây là cơn co dạ con. Tớ gọi chồng dậy chuẩn bị đi vào viện . Khoa đẻ A2 của bv PSHN hoàn toàn cách ly người nhà . Tớ chỉ được giao lưu với chồng và mẹ qua cửa sổ phòng chờ sinh. Người mà tớ nhờ đã gọi điện vào khoa nên tớ cũng yên tâm. Lúc đầu, cơn co nhẹ nhẹ . Tớ mới mở 3 phân. Bs gọi tớ vào phòng, nắn nắn bóp bóp, ấn ấn bụng tớ xuống độ 5-7 phút . Từ lúc đó trở đi, tớ thấy cơn co tăng lên nhanh và đau lắm . Tớ chỉ ở ngoài phòng chờ được độ 1 tiếng thì thấy đau dồn nên tớ chủ động đi vào phòng đẻ . Trong phòng có tới 5-6 mẹ đang chờ sinh. Tớ bảo bs: "Cháu thấy đau nhiều lắm". Bs bảo tớ lên bàn khám "mới mở 3 phân, còn lâu mới đẻ". Nhưng tớ thấy thật sự rất đau nên tớ ko đi ra ngoài nữa mà cứ ở trong phòng đẻ . Bs bảo tớ lấy ghế ngồi . Tớ ngồi mà nhấp nhổm vì đau quá . 5-10 phút tớ k chịu nổi lại kêu "Bs ơi, cháu đau quá" thì bs lại bảo tớ "cứ chờ đấy, chưa đẻ đâu, mới mở có 3 phân thôi". Tớ vừa đau vừa nghĩ, mới có 3 phân mà đau thế này biết bao giờ mới mở đủ 10 phân mà đẻ . Tớ thấy chị hộ lý đang tiêm truyền cho các mẹ khác . Tớ vội bảo chị ý: "Chị ơi, chị tiêm cho em 1 mũi đẻ không đau với, em đau lắm không chịu nổi đâu" . Chị ấy bảo tớ "Tiêm không tốt đâu em, em chờ đẻ bình thường tốt hơn" . Tớ lại ngồi chờ . Mấy phút sau đau không chịu nổi tớ lại bảo chị ấy "Chị cứ gây tê tuỷ sống cho em đi, em đau ko chịu nổi nữa rồi". Chị ấy lại bảo "Tiêm cho em thì chị tiêm được ngay, nhưng em xác định bây giờ không đau, sau này 50 tuổi giở ra làm em bị đau lưng sớm hơn bình thường đấy". Tớ vẫn ngoan cố "Thôi chị cứ tiêm cho em đi". Bs thấy tớ kêu ca quá bèn bảo chị ý "Người nhà D... kêu nhiều thế . Cháu truyền nước và tiêm (cái gì tớ ko nhớ nữa, hình như thuốc kích thích chứ k phải gây tê) cho người nhà D... đi". Thế là tớ được tiêm và truyền . Huhu, tiêm và truyền mà vẫn đau như thế . Tớ truyền được đâu 1/4 chai nước thì lại thấy "Bục". Tớ vội kêu "Bs ơi, cháu vỡ ối rồi, cho cháu lên bàn đẻ! Cháu đau lắm, sắp đẻ rồi" . Bs vẫn bảo tớ là "chờ đã, chưa có bàn". Tớ lại kêu ầm lên: "Cháu vỡ ối rồi, cho cháu lên đi, cháu đẻ bây giờ đấy!". Họ vội bảo 1 người đang nằm chờ trên bàn đẻ xuống để cho tớ lên. Chị hộ lý khám, bảo: "mới mở 7 phân, chưa đẻ được, cứ xuống chờ đi". Nhưng tớ thấy đau lắm lắm rồi, tớ bảo: "Em chịu không xuống được đâu, em đau lắm". Chị ấy thì cứ giục tớ xuống, tớ thì đau thật, đau không thể nhấc mình xuống được nên tớ cứ nằm đấy . Rồi chị ấy bảo tớ : "Em xuống đi cho bạn này lên khám, bạn này gần đẻ rồi, em đẻ sau bạn ấy". Thấy chị ấy bảo thế, tớ lấy hết sức bình sinh đinh định xuống nhưng cơn đau nổi lên, tớ lại nằm ì ra . Rồi ngay lúc đó tớ bắt đầu buồn rặn . Tớ kêu luôn : "Em buồn rặn rồi, chị cho em đẻ đi!". Chị ấy vẫn bảo: "Nhìn thế chưa đẻ được đâu, cứ chờ đã, đừng rặn" . Tớ thì càng lúc càng muốn rặn ra mà chị ấy cứ không cho rặn . Tới khi thấy "đủ độ" chị ấy mới kéo cái bàn đỡ vào, bảo tớ "Rặn đi". Vậy là chỉ cần 1 hơi rặn, con tớ chui tọt ra ngoài và khóc "oe oe". Lúc này là 4h sáng . Con đã ra ngoài mà tớ vẫn đang ... vào cầu nên rặn thêm vài hơi nữa mặc dù chị ấy đã bảo tớ "Được rồi, đừng rặn nữa". Hậu quả là chị ấy phải khâu cho tớ và bảo "đã bảo đừng rặn nữa, em rặn làm rách cả tầng sinh môn ra nên mới phải khâu đấy". Đấy, tớ kể tường tận thế để các mẹ hình dung và rút kn nhé . Cả 2 lần sinh tớ và con đều thoát khỏi tay tử thần nhờ vào "mồm năm miệng mười" và sự bướng bỉnh không nghe lời bs của tớ . Nếu lần đầu tớ không nhanh trí kêu cứu mấy em sv thực tập đến 2 lần thì tớ đã bị bs "bỏ rơi" thực sự . Và tính mạng mẹ con tớ lúc đó không biết sẽ ra sao? Lần thứ 2 nếu tớ không ở lỳ trong phòng sinh và luôn mồm kêu đau thì tớ đã ko được truyền nước và tiêm. Nếu tớ không bướng bỉnh mà cứ ngoan ngoãn nghe lời bs rời khỏi bàn đẻ lúc đã vỡ ối và đau dồn dập thì có lẽ con tớ đã bị đẻ rơi ngay trong phòng đẻ . Vì vậy, qua kn của tớ, các mẹ hãy sáng suốt khi mình ở trong tay bs. Các mẹ phải hiểu tình trạng của mình rồi thông báo cho bs kịp thời để họ xử lý chứ đừng chờ họ tới thăm khám cho mình như tớ đã nói ở trên. Chúc tất cả các mẹ và các bé khoẻ mạnh, bình an, cán đích thành công nhé!
Ðề: Một vài mẹo nhỏ giúp bà bầu lúc chuyển dạ Xin chào các mẹ! ^-^ Sau khi sinh nở, bụng sẽ bị chảy xệ phần vì do da bụng phải dãn ra để bao bọc em bé, phần vì các mẹ phải ăn cật lực để có sữa cho bé bú, vì thế các mẹ không thể tránh khỏi nguy cơ có một vòng eo không mấy thon thả (có thể làm bố bé phát hoảng í. hị hị. ^~^) Gừng và rượu có tác dụng làm nóng, thúc đẩy nhanh quá trình làm tan mỡ thừa, còn nghệ có tác dụng dưỡng và làm trắng da. Thứ rượu thuốc này từ lâu đã được dân gian sử dụng để giúp phụ nữ làm thon gọn bụng sau khi sinh. Chỉ với những nguyên liệu giản dị, quen thuộc, dễ kiếm và một vài thao tác đơn giản là đã có ngay một phương thức đơn giản mà hiệu quả bất ngờ. Vì vậy, em mạo muội xin đưa ra sản phẩm về rượu gừng muốn nhờ các mẹ ủng hộ. Các mẹ có thể liên hệ với em theo điện thoại sau: Điện thoại: 0942.296.753 (Phương Linh) Yahoo chat: hatxi_hoi@yahoo.com Chỉ định và công dụng: 1. Dùng Rượu gừng để xoa bóp, lau người hoặc pha vào nước tắm cho phụ nữ sau sinh, công dụng tránh gió độc, tránh đau nhức, phòng các bệnh hậu sản. Dùng để lau cho phụ nữ trong 1-2 tuần đầu mới sinh, 1-2 lần/1 ngày (thay vì tắm); và pha rượu vào nước ngay khi có thể tắm. 2. Dùng Rượu gừng để đánh cảm, hạ sốt; 3. Dùng Rượu gừng ngâm chân, loại tà khí, lưu thông khí huyết, tránh đau đầu, buồn chân, phát cước, giảm stress, ăn ngon miệng và dễ ngủ. Cơ sở bài thuốc: Rượu gừng là rượu thuốc Nam được bào chế bằng phương pháp đơn giản nhất của người Việt, giúp bảo vệ sức khoẻ và phòng chống bệnh tật. Ngày nay, bài thuốc vẫn được lưu truyền và tin dùng bởi tính hiệu quả đã được kiểm chứng qua thời gian. Hướng dẫn tắm rượu gừng: - Lúc mới sinh xong khoảng 5 -7 ngày thì dùng rượu gừng để lau toàn thân, trước tiên để làm sạch cơ thể, ngoài tác dụng làm sạch thì với vị nóng cay của gừng hòa vào rượu làm cơ thể ấm áp, đặc biệt là chống được gió. Bên cạnh đó rượu gừng còn làm săn chắc da, với những ai trong thời gian mang thai tăng cân khi thoa và massage bằng rượu gừng còn có tác dụng làm giảm phần mỡ thừa ở vùng bụng. Theo thực tế từ các bà mẹ sử dụng rượu gừng cho thấy đây là cách mang lại hiệu quả nhất mà chi phí tốn kém không nhiều. - Đây là liệu pháp làm đẹp áp dụng phổ biến nhất từ thời các cung nữ, phi tầng xa xưa đến nay vẫn được lưu truyền. Đây là bí quyết chăm sóc phụ nữ sau khi sinh được gia đình mình áp dụng từ thời bà nội mình truyền lại cho mẹ mình và cho các chị em trong dòng họ gia đình mình - Nên dùng rượu gừng thường xuyên trong suốt thời gian ở cữ (2-3 tháng) để có được hiệu quả như mong muốn. Giá bán tham khảo: Rượu gừng 90.000 đ/ 1 lít. Rượu gừng 170.000 đ/ 2 lít. Rượu gừng 250.000 đ/ 3 lít. Ghi chú: Mình sử dụng rượu gạo được nấu ở quê (rượu nguyên chất lên men rồi nấu không pha cồn) Gừng là gừng già, được chọn kỹ, làm sạch vỏ nên các chị, các mẹ yên tâm. Rượu và gừng được ngâm 3 tháng là các mẹ dùng được, mình ngâm vào chum sành sứ, ủ kín. Liên hệ: Để có rượu gừng sử dụng trong thời kỳ ở cữ, các mẹ có thể liên hệ với mình theo thông tin sau: Điện thoại: 0942.296.753 (Phương Linh) Yahoo chat: hatxi_hoi@yahoo.com Mong các mẹ ủng hộ Cảm ơn các mẹ, chúc các mẹ luôn dồi dào sức khỏe, không còn lo lắng về vóc dáng của mình sau khi sinh!
Ðề: Một vài mẹo nhỏ giúp bà bầu lúc chuyển dạ các mẹ nào sắp đi sinh bé thì nhớ đừng rặn sớm nhé, khi nào bác sĩ cho rặn thì không, không thì khâu nhiều lắm, khổ mình sau nữa, mình cứ cố gắng chịu đựng thêm vài tiếng để có thể tốt cho sau này. còn cơn đau đẻ đến thì các mẹ bình tĩnh, cứ hít thở đúng cách, đảm bảo cơn đau qua đi êm ru. Hãy luôn nghĩ trong đầu là không hề đau. Chúc các mẹ vượt cạn an toàn, mẹ tròn con vuông. Nhớ các mẹ nhé. không đau đâu. Bình tĩnh thôi.
Ðề: Một vài mẹo nhỏ giúp bà bầu lúc chuyển dạ hic, em đọc xong bài của chị mà căng thẳng như đang trên bàn đẻ ấy chị ạ. Nhưng cảm ơn chị lắm lắm, may có chị chịu khó chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người. nhất định phải học tập chị phần này, k thể lơ là được, mà nghĩ thấy bsy~ mình sao mà chán thế, huuuuuuu. Chúc chị và gđ mạnh khỏe chị nhé.
Ðề: Một vài mẹo nhỏ giúp bà bầu lúc chuyển dạ Hành trình của chị vất vả quá, huhu, e sắp tới lượt rồi, e sẽ cố gắng