Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

Thảo luận trong 'Thư giãn, giải trí' bởi hề chèo, 11/10/2012.

  1. hề chèo

    hề chèo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/10/2012
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    18
    Tôi xin tặng các bạn một câu chuyện đã xảy ra với tôi. Mọi sự việc, những điều mà tôi nói hoàn toàn có thật. Tất nhiên có những cái mà tôi phải viết lại cho phù hợp với cách đọc để dễ hiểu hơn. Có thể có những bạn ở những nơi mà tôi nói sẽ biết rõ điều mà tôi viết dưới đây. Nó xảy ra như một sự sắp đặt từ trước với định mệnh của tôi. Và thực sự đến bây giờ nhiều lúc tôi nghĩ lại cũng không thể hiểu nổi. Tôi tổng hợp lại tất cả những điều mà tôi đã biết, chứng kiến, tìm kiếm để từ đó phát hiện ra những điều bất ngờ mà lịch sử cũng như báo chí không hề đề cập. Và từ những điều bất ngờ đấy là cả một cuộc tìm kiếm ly kỳ và đầy những điều kỳ lạ. Tôi xin bắt đầu câu chuyện như sau.........

    Câu chuyện của tôi nói về một bí mật do một người Pháp đã phát hiện ra ở núi Côn Sơn, Kiếp Bạc, Hải Dương. Nơi đấy có một đền thờ một danh nhân văn hóa của Việt Nam. Đấy chính là Nguyễn Trãi. Nơi đây cũng chính là nơi mà Tiết độ sứ của Giao Chỉ thời đấy là tướng Cao Biền đã từng yểm Long Mạch của nước Giao Chỉ, nhưng đã bị thất bại. Đến tận bây giờ những câu chuyện này vẫn nằm trong những bí ẩn lịch sử mà không phải ai cũng biết.

    Sự việc được xảy ra vào ngày 15 tháng 6 năm 1992, khi ấy tôi vừa bước qua 15 tuổi. Cái tuổi mà chưa biết sự kiện lịch sử đâu là hư, đâu là ảo. Mọi hiểu biết về lịch sử cũng chỉ được nghe qua những bài học theo kiểu: Cô giáo đọc, học sinh nghe và chép. Hôm đấy vào ngày cuối tuần, lớp tôi có tổ chức đi thăm Côn Sơn, Kiếp Bạc ở Hải Dương. Vì cuối tuần nên mọi người đều vui vẻ chuẩn bị mọi thứ để lên đường. Hồi đấy ở lớp, tôi có một đứa bạn thân là Phương (bây giờ nó đang làm bên PC46 – CA TP. Hà Nội). Thằng này ngày xưa là nghịch nhất lớp tôi. Nhà nó ở ngay cạnh nhà tôi. Hai đứa chơi với nhau từ nhỏ nên đi đâu cũng đi cùng nhau. Hễ đánh nhau là có nó vào can thiệp.

    Trước khi đến Côn Sơn – Kiếp Bạc, những thông tin của tôi về việc này chỉ mơ hồ là có leo núi và đi viếng đền thờ danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Qua những bài học lịch sử Việt Nam, tôi được biết Nguyễn Trãi là một trong những vị danh nhân văn hóa của Việt Nam và thế giới. Nhưng hấp dẫn hơn cả là tôi có thời gian để tán gái với mấy đứa bạn cùng lớp cho vui. Xe bắt đầu chạy từ Hà Nội vào lúc 6h00 sáng. Buổi sáng hôm đấy, tôi ăn sáng thật no, nghĩ bụng là để có sức cho việc leo núi. Nhưng không hiểu tại sao hôm đấy trong người tôi có một cái gì khác lạ thường. Nó lạ lắm, không như ngày thường. Trong người tôi cứ bồn chồn, lo lắng. Nhưng hồi đấy, tôi còn bé, cái tuổi chưa phải lo nghĩ gì nên cứ vô tư không nghĩ nữa. Xe ôtô chạy 3 tiếng đồng hồ từ Hà Nội đến Côn Sơn. Sau khi đến nơi, để mọi tập trung đầy đủ, cô giáo chủ nhiệm lớp tôi cho mọi người được nghỉ 30 phút để chuẩn bị hành trang leo núi. Cảm giác đầu tiên đập vào mắt tôi là phong cảnh ở Côn Sơn rất đẹp. Ở đây có 2 ngọn núi liền nhau gọi là núi Côn Sơn, núi Kiếp Bạc. Nhìn lên đỉnh núi là hun hút dãy bậc cầu thang lên đến đỉnh Côn Sơn. Phong cảnh quả thật là đẹp

    Điều làm tôi vui nhất là ở Côn Sơn có rất nhiều thông. Loại cây mà thân nó thẳng, đẹp, hiếm ở đâu có được. Phong cảnh ở đây thật hữu tình. Chả trách làm sao mà cụ Nguyễn Trãi lại bỏ về đây để nghỉ dưỡng khi từ bỏ chốn quan trường. Cảnh đẹp thật, tôi tự nhủ thế. Sau đó tôi xuống xe và được 30 phút nghỉ ngơi. Đúng 9h30, cả lớp tôi bắt đầu cuộc tham quan dã ngoại đi từ chân núi lên đế đỉnh núi. Tôi là thằng yếu nhất lớp, nên leo núi là mệt. Ấy vậy mà trước hôm đấy, tôi đã hào hứng mua mới một đôi giày thể thao để leo núi. Hồi đó tiết kiệm lắm tôi mới có đủ tiền mua một đôi giầy thể thao như thế. Sau khi chuẩn bị xong đâu đấy, cả lớp tôi bắt đầu đi lên núi. Từng đôi tách ra đi riêng cho vui. Ai hợp cạ ai, người đấy đi với nhau. Tôi đi với thằng Phương vì tôi sợ đi một mình dễ bị bắt nạt. Thằng này nó đầu gấu, nên tôi dễ có phần yên tâm hơn. Leo đến giữa núi, tôi mệt quá nên ngồi nghỉ một lúc. Tại chỗ đấy có một nơi nghỉ rất đẹp. Ở đấy có vài ba quán bán nước trà đá. Mọi người vẫn leo tiếp, tôi không theo được nên ngồi đợi vậy. Tự nhiên, đôi giày tôi mới mua bị tụt mất cái đế. Tôi tiếc rẻ đôi giầy mới mua. Thế là nhân tiện ngồi nghỉ. Kệ cho mọi người tiếp tục đi vậy. Thằng Phương nó thương tình cũng ở lại với tôi.

    Tại sao thế nhỉ? Tôi tự hỏi chính mình. Đang hứng leo núi mà đế giày lại bị tuột. Bực thật đấy. Mà sao cái chỗ này có một con đường chạy quanh núi nhỉ? Nó nhỏ rộng khoảng 3m. Tôi lấy làm tò mò bảo Phương:

    - Tao và mày đi quanh xem như thế nào đi!

    - OK! Tao đi cùng mày vậy. Nó cũng vui vẻ nhận lời.

    Tôi và nó đi quanh quanh con đường nhỏ đấy. Bỗng dừng tôi dừng lại ở một nơi, một nơi mà tôi cảm thấy lạ lắm. Tôi thấy một cửa hang đi vào trong núi. Cửa hang đó chỉ đủ một người đi vào. Nếu hai người đi là chật. Nên từng người đi một thì vừa, lối vào thì hun hút, tối đen như mực. Tôi lấy làm lạ hỏi bác bán nước gần đấy:

    - Bà ơi, sao lại có cửa hang này hả bác?

    Bà lão trả lời:

    - Uh! Cái hang này có từ thời bà còn nhỏ. Nghe mọi người kể lại là của mấy ông Trung Quốc xây cho mình những năm 60-70 để chứa bom đạn trong chiến tranh chống Mỹ. Khi hòa bình rồi thì chả còn ai quan tâm đến cái hang đấy nữa. Bà biết hình như nó đã được bàn giao lại cho khu di tích ở đây.

    Tôi lấy làm ngạc nhiên, tự nhủ sao lại thế nhỉ? Ở Việt Nam mình có nhiều địa đạo lắm cơ mà như Củ Chi, Quảng Trị này. Tất cả những địa đạo đều chui sâu dưới lòng đất, mà mọi người đều biết. Sao lại có cái hầm này nhỉ? Tôi mạnh rạn hỏi lại:

    - Bà ơi, cháu vào xem có được không hả bà? Có sao không ạ?

    Bà lão cười và nói:

    - Cháu vào thì cứ vào thôi, chứ chưa có ai đi hết con đường hầm đấy đâu! Từ khi kết thúc chiến tranh đến nay, ở đây xảy ra nhiều chuyện xảy ra lạ lắm. Trong những đường hầm đấy không có điện, không có ánh sáng, đêm đến không ai giám vào cả, ban ngày cũng vậy. Thỉnh thoảng cũng có một hai tốp đứa trẻ ở làng bên đi một đoạn rồi ra ngay.

    - Thế sao vậy hả bà? Sao mình ko xem nó như thế nào để thu hút du lịch bà nhỉ? Tôi hỏi.

    Bà lão trả lời:

    - Bà cũng không hiểu nữa. Hiện tại xã cũng kệ, huyện cũng kệ, tỉnh cũng vậy, chả ai quan tâm cả. Hồi nhỏ bà nghe đồn trong đấy có ma. Bà cũng nghe nói ở đây có nhiều âm hồn lắm, có cả tiếng phụ nữ kêu văng vẳng lúc đêm về.

    Đến đây tôi nghe thấy nổi gai cả người. Ma! Có lẽ tôi cũng nghe thấy nhiều câu chuyện về ma. Nhưng ở đây, tôi đang đối diện với một cái hầm giữa ban ngày. Nó làm sự tò mò của tôi lên đến đỉnh điểm. Hay vào thử nhỉ? Tôi nghĩ vậy. Có lẽ mình không giám vào một mình. Tôi đánh tiếng rủ thằng Phương cùng vào. Nó bảo với tôi

    - Sợ gì mà sợ chứ! Vào! Tao đi trước cho.

    Bà bán nước bảo:

    - Ấy các cháu! Đừng vào! Vào đấy bị lạc đấy! Hồi trước, bà nghe nói có đôi nam nữ vào đấy từ sáng mà không biết đường ra, chả biết như thế nào. Mọi người bắc loa gọi mãi, nhưng không thấy. Đến tận ba ngày sau cũng ko thấy ra. Vì vậy mọi người cũng không giám vào vì sợ có ma. Tôi chột dạ. Khiếp! Thế này đi sao được nhỉ?

    Nhưng thằng Phương mạnh dạo bảo với tôi:

    - Sợ gì! Tao với mày đi thử xem sao. Ban ngày thì sợ gì!

    Tôi thấy cũng ghê ghê. Nhưng cái sự tò mò của tôi đang lớn trong đầu tôi. Chính vì vậy tôi cũng đồng ý với nó vào thử xem như thế nào. Cả hai bắt đầu bước vào cửa hầm.

    Tôi bắt đầu đến cửa hang. Nhưng tự nhủ: Mình chưa biết độ sâu của hang là bao nhiêu mà đi vào, lạc thì khốn! Cuối cùng tôi và thằng Phương bàn nhau là dùng một cuộn dây, một đầu buộc vào gần cửa hang và cứ thế đi đến đâu thì thả dây đến đấy. Cách đấy có vẻ hiệu quả. Nhưng sự thật có bước vào cửa hang đi được một đoạn mới thấy cái cảm giác lạnh sống lưng thế nào. Ghê. Ớn lạnh. Tim đập thình thịnh. Lúc tôi đi vào rồi mới biết hang rất sâu. Cũng có nhiều thứ linh tinh, nhiều dòng chữ viết lên thành hang chứng tỏ có nhiều người đã từng đến. Thế là tôi yên tâm bắt đầu đi. Được 30 phút rồi, tôi cũng thấy sợ và bảo thằng Phương là ra thôi chứ đi sâu thì lạc đấy. Nhưng nó không chịu. Cuộn dây cũng rồi hết. Tôi bảo với nó:

    - Phương! Nếu đi tiếp thì sẽ có thể quên không nhớ đường ra đâu. Mày mà đi nữa là tao ra một mình đấy! Không đi cùng mày nữa đâu!

    Nó đáp:

    - Uh! Thế mày ra đi! Tao mà không ra cùng mày chắc mày đố mà ra một mình đấy. Nó lại dọa tôi thế.

    Tôi nghĩ nếu ra một mình thì tôi không giám. Thôi thì đành vậy. Thế là tôi lấy một cục đá chặn đoạn dây để làm dấu và đi cùng nó. Tôi vừa đi vừa vừa lẩm bẩn để nhớ đường. Bỗng nhiên một tiếng Ầm!....Tôi và nó bị tụt xuống một cái hố sâu. Ở đấy là một căn phòng tối om. Nó và tôi cùng la lên sợ hãi. Nhưng hầu như không có thấy tiếng ai trả lời cả. Chỉ còn mỗi ánh sáng của ngọn đèn pin vừa đủ để hai đứa nhìn thấy mặt nhau. Tôi sợ quá lần mò cùng với nó cái cửa để ra khỏi hang thì tình cờ chạm vào một vật giống một quyển sách. Tôi cũng tiện thể cầm luôn vì lúc đấy tối om, không nhìn rõ là gì.

    Loay hoay mãi tôi với nó mới ra khỏi cái phòng đấy nhưng lại vào một con đường hầm khác. Lần này tôi thấy có thấy chút ánh sáng rọi vào. Thế là may rồi. Tôi và nó vội vàng cứ nhằm nơi có ánh sáng mà đi. Thoát ra khỏi cái hầm đấy ra một nơi, ở đấy có thể nhìn thấy toàn cảnh Côn Sơn. Nhưng vị trí của tôi lại ở chỗ khác, gần cuối chân núi chứ không phải chỗ lúc nãy. Hết cả hồn. Tôi và nó thở phào nhẹ nhõm. Nhưng chiến lợi phẩm của tôi là một quyển vở viết toàn chữ tiếng Pháp. Tôi chỉ kịp nhìn tên bìa bên ngoài có ghi một tên là Antony Wladislas Klobukowski. Thôi! Cứ mang về rồi tính sau! Cũng cũng may là mình thoát ra khỏi cái hang đó. Tôi nghĩ vậy. Sau lần đấy, tôi cũng chưa có cơ hội trở lại Côn Sơn nữa.

    Thời gian cũng trôi. Vậy mà đến bây giờ hơn 20 năm rồi. Bây giờ tôi đã trở thành công chức nhà nước, công việc của tôi làm lại không liên quan gì đến những cái mà tôi đã trải nghiệm và sẽ trải nghiệm cho những cuộc tìm kiếm của tôi. Nó chính là định mệnh dành cho tôi. Hôm đấy, tôi còn nhớ vào đầu tháng 05-01-2012 (âm lịch) là ngày hội để tưởng nhớ cụ Đề Thám ở Bắc Giang. Tôi có đứa bạn quê ở đấy mà. Nó rủ đi đầu năm cho vui. Tôi cũng đồng ý. Mà tôi cũng muốn nhớ về cuội nguồn một tý, nơi các anh hùng dân tộc mình đã hy sinh và chiến đấu để bảo vệ tổ quốc như thế nào. Đến Bắc Giang, cảm nhận đầu tiên đến với tôi là con người Bắc Giang rất gần gũi, chí khí anh hùng. Ở đây, tôi được nghe lại các giai thoại về cụ Đề Thám. Rất hay và bổ ích. Tôi thấy tự hào. Bản sắc dân tộc mình quật cường thật, không bao giờ chịu khuất phục trước những kẻ thù xâm lược - Tôi nghĩ vậy.

    Ngồi trong bữa cơm ở đấy, trong lúc vui vẻ câu chuyện, tôi nghe thấy có một cụ già kể lại những câu chuyện về cụ Đề Thám. Mải vui, tôi cũng ngồi nghe. Đang vui câu chuyện, tôi giật mình khi nhận ra trong câu chuyện của cụ có nhắc đến về một vị Toàn Quyền Đông Dương. Người này đã dẹp phong trào của nghĩa quân Yên Thế. Tôi chột dạ hỏi:

    - Cụ ơi là ai đấy ạ?

    Cụ già đáp:

    - Ông được biết đấy là ông Antony Wladislas Klobukowski.

    Tôi giật mình nhớ lại ngày trước tôi đã nhặt được một quyển sách có tên giống cái tên này mà. Thấy có điều gì đó là lạ, tôi vội vàng ăn xong rồi về Hà Nội gấp. Thằng bạn tôi cứ mời ở lại như tôi không ở. Một phần vì cũng muộn và một phần vì tôi sốt ruột, tò mò về sự việc vừa nghe thấy. Về đến nhà, tôi lục lại tủ sách thấy vẫn còn quyển sách nhàu nhát ngày trước tôi đã nhặt được ở đường hầm Côn Sơn, của một tác giả ngươì Pháp là Antony Wladislas Klobukowski.

    Kiểm tra lại lịch sử, tôi mới phát hiện ra cái tên đấy chính là tên của toàn quyền Pháp ở Đông Dương Antony Wladislas Klobukowski. Ông này sinh ngày 25-9-1855 tại Auxerre, mất ngày 24-04-1934 tại Paris. Ông là một nhà ngoại giao người Pháp, người đã giữ chức Toàn quyền Đông_Dương từ tháng 8 năm 1908 đến tháng 01 năm 1910. Ông Antony Klobukowski sinh ra trong một gia đình gốc Ba Lan. Cha của ông là Romain Klobukowski, người xuất thân từ một gia đình quý tộc ở Wielgomłyny Łódź. Ngày 26 tháng 8 năm 1908, Antony Klobukowski được bổ làm Toàn quyền Đông Dương và giữ chức vụ này tới đầu năm 1910. Sau khi rời Đông Dương, Klobukowski trở thành Đại sứ Pháp tại Bỉ. Ông mất ngày 24 tháng 4 năm 1934 trong nhà riêng tại Pháp

    Sao lạ lùng nhỉ? Sao hầm này có xây từ thời đấy đâu mà lại có tên ông này ở đấy nhỉ? Tôi tự nhủ. Tôi xem lại thông tin về ông này thì đúng ông là Toàn quyền Pháp ở Đông Dương từ tháng 09-1908 đến tháng 01-1910. Cũng chính ông này là người cuối cùng dẹp được khởi nghĩa Yên Thế của cụ Đề Thám nhà ta mà. Ồ! Oái ăm quá nhỉ! Tôi bắt đầu thắc mắc. Những bí ẩn về cái tên đấy cứ thế hiện dần ra trong tôi. Sự việc này nối tiếp sự việc kia như một sợi dây chưa có điểm kết thúc. Thế là tôi trở thành một thám tử bất đắc dĩ để khám phá những cái bí ẩn về quyển sách đó.

    Tôi bắt đầu lục lại những tư liệu về cụ Đề Thám. Theo tư liệu của Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam thì cái chết của người anh hùng cầm đầu cuộc khởi nghĩa Yên Thế được ghi lại như sau: “Cuối tháng 12-1912, Lương Tam Kỳ, một tên trùm thổ phỉ đã đầu hàng Pháp, cùng bọn chỉ điểm người Hoa đến trá hàng Đề Thám. Chúng hứa với Đề Thám sẽ bày cho nghĩa quân cách chế tạo... bom tấn. Tại một ngôi lều chạy loạn ở khu vực Hố Nấy, họ chuốc rượu say rồi giết Đề Thám cùng hai thuộc hạ thân tín của Cụ. Đó là ngày 10 tháng 2 năm 1913. Năm đó, Đề Thám 55 tuổi. Cả gia đình Cụ Đề Thám bị giặc Pháp bắt và giết. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời."

    Cả gia đình cụ Đề Thám hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách anh hùng và cảm động. Người con cuối cùng của cụ là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời. Theo di chúc, bà được an táng tại Phồn Xương, nơi người cha nhiều năm tháng xây dựng căn cứ chống giặc. Lúc đấy, sự tò mò về những điều mà tôi phát hiện cũng đủ để hấp dẫn tôi tìm tòi, khám phá ra những điều mà tôi còn chưa biết. Tôi mở quyển sách mà tôi đã may mắn tìm được ở Côn Sơn để xem có gì không. Tất nhiên với vốn kiến thức tiếng Pháp ít ỏi của tôi thì tôi không thể làm gì được cả. Tôi đành phải nhờ một đứa bạn tên là Hùng, hiện đang làm ở Tổng cục 2 - Bộ Quốc Phòng dịch hộ. Nó này ngày xưa học tiếng Pháp chuyên ngành của ngoại ngữ quân sự của Tổng cục 2 mà. Khi tôi cầm bản dịch trong tay, có lẽ tôi không tin vào mắt mình nữa.

    - Sao lại thế nhỉ? Tôi tự đặt câu hỏi. Trùng hợp hay cố tình đây? Những thông tin này đúng hay sai? Có lẽ đấy là điều mà em cần phải khám phá.

    Tôi bắt đầu xem những trang dịch của bản dịch mà tôi đã nhờ dịch hộ. Quyển sách hình như được chép lại rất cẩn thận. Tôi chú ý đến đoạn viết:

    ....Tôi cảm thấy có lỗi với những gì mà ông tôi gây nên với dân tộc Việt Nam. Cái giá đấy, một dân tộc yêu hòa bình như Pháp cũng chưa bao giờ thấm thía cả. Tôi xin hứa với chị và những gì mà bà Hoàng Thị Thế để lại, những gì cụ Đề Thám nói trước lúc lâm nguy, tôi xin trả lại cho người dân Việt Nam những bí ẩn này. Cám ơn tất cả những gì mà gia đình chị đã làm cho tôi. Đây cũng là một phần trách nhiệm của tôi đối với người ông của tôi. Trách nhiệm với lịch sử......

    Đọc đến đây tôi mới nhận ra đây chính là quyển hồi ký của cháu ông Antony Wladislas Klobukowski viết. Có lẽ ông này đã từng đến đây. Tôi lật lại lịch sử một tý và đọc nốt bản dịch xem như thế nào, cùng kết hợp với một số thông tin khác nhau tôi mới biết: Cả gia đình Đề Thám hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc một cách anh hùng và cảm động. Người con cuối cùng của ông là bà Hoàng Thị Thế, bị bắt về Pháp từ khi mới 6 - 7 tuổi, cuối đời bà đã về nước và đã qua đời ở Việt Nam. Thế là một đầu mối bí mật lại bắt đầu xuất hiện, kết hợp với những thông tin lịch sử, tức cụ Đề Thám còn có một người con gái là bà Hoàng Thị Thế.

    Có lẽ còn có cả cháu nữa! Hay quá nhỉ! Tôi nghĩ vậy. Cái mà ai cảm thấy tâm đắc là chính khi tự mình phát hiện ra một điều gì đấy, nhất là những điều bí mật về lịch sử. Lịch sử thì chả có ai có thể lấy ra mà cân, đong, đo, đếm được. Lịch sử là cái mà con người phải lưu trữ, phải tìm kiếm và luôn phải tìm kiếm. Nó luôn là huyền thoại. Nhất là đối với dân tộc Việt Nam. Dân tộc chúng ta đã trải qua bao đời Bắc thuộc, qua hai cuộc chiến tranh, nhiều đế quốc xâm lấn làm cho lịch sử bị mài mòn, thất lạc. Tâm trạng tôi lúc đấy hồi hộp, tò mò, phấn khích và hưng phấn. Vậy tôi nên bắt đầu tìm hiểu từ bà Hoàng Thị Thế - người con gái duy nhất còn lại của cụ Đề Thám.

    Bà Hoàng Thị Thế là con gái của cụ Đề Thám và bà Đặng Thị Nhu (tức bà Ba Cẩn). Khi cuộc khởi nghĩa bị dẹp, bà Hoàng Thị Thế bị bắt, lúc ấy độ chừng 7, 8 tuổi. Lúc đấy có một nghĩa quân già, đã đến gặp Đại lý Nhã Nam là Bouchet xin hàng chỉ với một điều kiện là được trông nom bà Thế. Sau đó chính quyền thực dân đưa bà sang Pháp nuôi dưỡng.


    Bà Hoàng Thị Thế mặc dù được Pháp nuôi dưỡng từ lúc ấu thơ song chưa bao giờ quên nguồn gốc xuất thân của mình và luôn tự hào về người cha anh hùng. Năm 1925, bà quay về nước làm việc trong phủ Thống Sứ Bắc Kỳ. Bà luôn luôn tìm cơ hội giúp đỡ những đồng bào cơ cực. Biểu hiện của bà khiến thực dân Pháp không khỏi lo ngại và bà được đưa trở lại Pháp vào năm 1927. Khi lớn lên, bà trở thành một thiếu nữ xinh đẹp và duyên dáng. Danh tiếng cùng với nhan sắc đã đưa bà đến với màn bạc Pháp. Bà được mời thủ vai công chúa trong một Bộ phim La lettre (nói tiếng Pháp) chính là phiên bản thứ hai sau bộ phim gốc The Letter sản suất trước đó một năm tại Mỹ nhưng ta có thể hình dung ra vai diễn của bà qua phiên bản đầu tiên The Letter do diễn viên Trung Hoa Tsen Mei thủ diễn.


    Sau đó bà Hoàng Thị Thế diễn lại vai này trong phiên bản Pháp với trang phục và hình ảnh giống với vai diễn của Tsen Mei. Ngoài La lettre, Hoàng Thị Thế còn suất hiện trong La Donna Bianca (1930)và Le secret de l'Emeraude (1935) là phụ nữ Việt Nam đầu tiên làm tài tử chiếu bóng và càng ngày càng nổi tiếng. Bà quyết định lên xe hoa cùng ông Robert Bourge`s, một nhà độc quyền sản xuất rượu vang hàng đầu tại vùng Bordeaux. Cuộc hôn nhân của họ rất hạnh phúc.

    Năm 1929 họ có với nhau một câu con trai tên là Jean Marie. Sau đó gia đình ông Bourges vốn là tư bản nghe tin bà Thế có tham gia vào những hoạt động phong trào cộng sản tại Pháp, hai người li dị, bà Thế tiếp tục sống chuỗi ngày tha phương nơi đất khách quê người. Trong thời gian này bà đi học và trở thành một người xem tướng tay khá nổi tiếng. Năm 1959 Tổng thống Ngô Đình Diệm đã cử bà Nhu sang Pháp thuyết phục Bà Thế về Sài Gòn, nhưng bà Thế lại trở về Hà Nội. Năm 1988 bà qua đời tại Hà Nội.

    Thế là bí mật về cuộc tìm kiếm của tôi đã bắt đầu xuất hiện. Nhưng bà Hoàng Thị Thế đã mất. Thời gian của bà mất là năm 1988 rồi! Làm sao tôi có thể hỏi được ai bây giờ? Sao bức thư này lại có tên của bà? Tôi nghĩ vậy. Bí mật lại chồng chất bí mật. Tôi cảm thấy lòng nặng chĩu khi vẫn chưa giải tỏa được điều này. Có lẽ tôi sẽ phải khám phá tiếp việc này. Chắc chắn bà Hoàng Thị Thế có mối liên hệ gì với con cháu ông Antony Wladislas Klobukowski ông này nên mới thấy viết trong quyển sách.

    Qua một số tài liệu tham khảo và hỏi qua bạn bè tôi ở bên Pháp tôi được biết: Ông Antony Wladislas Klobukowski có 3 người con với bà vợ cả. Sau khi rời Đông Dương, ông ấy có về vùng Wallonie là khu vực chủ yếu nói tiếng Pháp ở miền nam nước Bỉ để thăm quê. Và ở đây ông có lấy một người phụ nữ là bà Anna Bourge`s. Cháu của dòng họ Bourge's nổi tiếng với nghề làm rượu vang. Sau đó bà Anna Bourge`s sinh ra 2 người con, một gái, một trai. Người con trai là Robert Bourge's. Bí mật câu chuyện chính là ở đây. Và điều kỳ lạ chính là bà Hoàng Thị Thế cũng đã lấy một người chồng cũng tên là Robert Bourge`s vào năm 1930.

    Tạm thời dừng lại việc tìm kiếm những thông tin về bà Hoàng Thị Thế. Quay lại thời nhà Đường xâm lược nước ta. Hồi đấy Tiết độ sứ cai quản Giao Chỉ lúc đấy chính là Cao Biền. Về cuối đời nhà Đường, quan lại Tàu lắm người chỉ vì tư lợi, ức hiếp nhân dân như Đô Hộ Lý Trác cứ vào những chợ ở chỗ Mường Mán mua trâu mua ngựa, mỗi con chỉ trả có một đấu muối, rồi giết tù trưởng mán là Đỗ Tồn Thành. Vì thế cho nên người Mường Mán tức giận bèn dụ người Nam Chiếu sang cướp phá, làm cho dân Giao Chỉ khổ sở trong 10 năm trời. Ở phía Tây Bắc đất Giao Châu, tức là ở phía Tây tỉnh Vân Nam bây giờ có một xứ người nòi Thái ở. Người xứ ấy gọi vua là chiếu. Trước có 6 chiếu là Mông Huề, Việt Thác, Lãng Khung, Đằng Đạm, Thi Lãng, Mông Xá. Chiếu Mông Xá ở về phía Nam nên gọi là Nam Chiếu. Trong khoảng năm Khai Nguyên (713-742) đời vua Huyền Tông nhà Đường, Nam Chiếu là Bì La Cáp cường thịnh lên, mà 5 chiếu kia suy hèn đi. Bì La Cáp mới đút lót cho quan Tiết Độ Sứ đạo Kiếm Nam là Vương Dục để xin hợp cả 6 chiếu lại làm một. Triều đình nhà Đường thuận cho, và đặt tên là Qui Nghĩa.

    Từ đó Nam Chiếu càng ngày càng thịnh lên, đem quân đi đánh Thổ Phồn (Tây Tạng) rồi dời đô lên đóng ở thành Thái Hòa (thành Đại Lý bây giờ). Năm Bính Dần (846) quân Nam Chiếu sang cướp ở Giao Châu, quan Kinh Lược Sứ là Bùi Nguyên Dụ đem quân đánh đuổi đi.Năm Mậu Dần (858), nhà Đường sai Vương Thức sang làm Kinh Lược Sứ. Vương Chức là người có tài lược, trị dân có phép tắc, cho nên những giặc giã đều dẹp yên được cả, mà quân Mường và quân Nam Chiếu cũng không dám sang quấy nhiễu. Năm Canh Thìn (860), nhà Đường gọi Vương Thức về làm Quan Sát Sứ ở Tích Đông và sai Lý Hộ sang làm Đô Hộ. Bấy giờ Nam Chiếu đã mạnh lắm, bèn xưng đế và đặt quốc hiệu là Đại Mông rồi lại đổi là Đại Lễ19. Lý Hộ giết người tù trưởng là Đỗ Thủ Trừng, người Mường lại đi dụ quân Nam Chiếu sang đánh lấy mất phủ thành. Lý Hộ phải bỏ chạy về Tàu. Vương Khoan đem binh sang cứu, quân Nam Chiếu bỏ thành rút về.

    Năm Nhâm Ngọ (862), quân Nam Chiếu sang đánh Giao Châu, nhà Đường sai Thái Tập đem ba vạn quân sang chống giữ. Quân Nam Chiếu thấy quân nhà Đường nhiều lại rút về. Bấy giờ có quan Tiết Độ Sứ Lĩnh Nam là Thái Kinh sợ Thái Tập lập được công to bèn mật tâu với vua nhà Đường rằng Giao Châu đã yên, thì nên rút quân về. Thái Tập xin để lại 5.000 quân cũng không được. Tháng giêng năm Quí Mùi (863), Nam Chiếu đem 50.000 quân sang đánh phủ thành. Thái Tập cứu không kịp, thế bức quá phải tự tử. Trận ấy có tướng nhà Đường là Nguyên Duy Đức đem hơn 400 quân Kinh Nam chạy ra đến bờ sông, thuyền bè không có, Nguyên Duy Đức bảo chúng rằng chạy xuống nước cũng chết, bất nhược trở lại đánh nhau với giặc, một người đổi lấy hai người thì chẳng lợi hơn hay sao.

    Nói đoạn quay trở lại giết được hơn 2.000 người, nhưng đêm đến tướng Nam Chiếu là Dương Tư Tấn đem binh đến đánh, bọn Nguyên Duy Đức chết cả. Quân Nam Chiếu vào thành giết hại rất nhiều người. Sử chép rằng Nam Chiếu hai lần sang đánh phủ thành, giết người Giao Châu hơn 15 vạn. Vua Nam Chiếu là Mông Thế Long cho Dương Tư Tấn quản lĩnh 20.000 quân và cho Đoàn Tù Thiên làm Tiết Độ Sứ ở lại giữ Giao Châu. Vua nhà Đường hạ chỉ đem An Nam Đô Hộ Phủ về đóng ở Hải Môn rồi lấy quân các đạo về ở Lĩnh Nam và đóng thuyền lớn để tải lương thực, đợi ngày tiến binh. Mùa Thu năm Giáp Thân (864) vua nhà Đường sai tướng là Cao Biền sang đánh quân Nam Chiếu ở Giao Châu.

    Cao Biền là người tướng giỏi nhà Đường, vốn dòng võ tướng môn, tính ham văn học, quân sĩ đều có lòng mến phục. Năm Ất Dậu (865), Cao Biền cùng với quan Giám Quân là Lý Duy Chu đưa quân sang đóng ở Hải Môn. Nhưng Lý Duy Chu không ưa Cao Biền, muốn tìm mưu làm hại. Hai người bàn định tiến binh. Cao Biền dẫn 5.000 quân đi trước, Lý Duy Chu không phát binh tiếp ứng. Tháng chín năm ấy quân rợ đang gặt lúc ở Phong Châu (huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên), Cao Biền đến đánh cất lẻn một trận, giết được nhiều người, rồi lấy thóc gạo nuôi quân lính. Đến tháng 4 năm sau (866), Nam chiếu cho bọn Dương Tập, Phạm Nê Ta, Triệu Nặc Mi sang giúp Đoàn Tù Thiên để giữ Giao Châu. Khi bấy giờ có tướng nhà Đường là Vi Trọng Tể đem 7.000 quân mới sang, Cao Biền nhân dịp mới phát binh đánh được mấy trận, cho người đưa tin thắng trận về Kinh, nhưng mà đi đến Hải Môn, Lý Duy Chu giữ lại, không cho triều đình biết.

    Trong triều mãi không thấy tin tức gì, cho ra hỏi, thì Lý Duy Chu tâu dối rằng Cao Biền đóng quân ở Phong Châu không chịu đánh giặc. Vua nghe tin ấy, nổi giận sai Vương Án Quyền ra thay, và đòi Cao Biền về hỏi tội. Ngay tháng ấy Cao Biền phá quân Nam Chiếu và vây La Thành đã hơn 10 ngày rồi, chỉ nay mai thì lấy được, bỗng chốc được tin Vương Án Quyền và Lý Duy Chu sang thay. Cao Biền liền giao binh quyền cho Vi Trọng Tể, rồi cùng với mấy người thủ hạ về Bắc. Nhưng trước Cao Biền đã sai người lẻn về Kinh dâng biểu tâu rõ tình trạng. Vua nhà Đường biết rõ sự tình, mừng lắm, lại cho Cao Biền thăng trật và sai trở sang cầm quân đánh Nam Chiếu.

    Bọn Vương Án Quyền và Lý Duy Chu lười biếng không vây đánh gì cả, đến khi Cao Biền trở sang mới đốc quân binh đánh thành, giết được Đoàn Tù Thiên và người thổ làm hướng đạo là Chu Cổ Đạo. Còn những động Mán Thổ ở các nơi xin về hàng rất nhiều. Đất Giao Châu bị Nam Chiếu phá hại vừa 10 năm, đến bấy giờ Cao Biền lấy lại, đem về nội thuộc nhà Đường như cũ. Vua nhà Đường đổi An Nam làm Tĩnh Hải, phong cho Cao Biền làm Tiết Độ Sứ. Cao Biền chỉnh đốn mọi công việc, lập đồn ải ở mạn biên thùy để phòng giữ giặc giã, làm sổ sưu thuế để chi dụng việc công. Cao Biền trị dân có phép tắc cho nên ai cũng kính phục, bởi vậy mới gọi tôn lên là Cao Vương. Cao Biền đắp lại thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch. Thành ấy bốn mặt dài hơn 1982 trượng linh 5 thước, cao hai trượng linh 6 thước, đắp một đường đê bao bọc ở ngoài dài hơn 2125 trượng linh 8 thước, cao 1 trượng rưỡi, dày 2 thượng. Trong thành cho dân sự làm nhà hơn 40 vạn nóc. Năm Ất Vị (875) vua nhà Đường sai Cao Biền sang làm Tiết Độ Sứ ở Tây Xuyên (Tứ Xuyên). Biền dâng người cháu họ là Cao Tầm làm Tiết Độ Sứ ở giao Châu.

    Từ khi làm Tiết độ sứ, Cao Biền đã nghiên cứu địa hình và yểm các huyệt Long Mạch của nước Giao Chỉ. Đồng thời ông ta cũng đã ghi và ký họa lại tất cả những vị trí mà mình đã thực hiện. Tất cả những điều trên đều có trong ấu thư địa lý kiểu tự mang về trình vua Đường lúc bấy giờ là Đường Ý Tông. Nhưng có một việc mà vua Đường không biết là Cao Biền đã sao lại một bộ và giao cho người vợ mình lúc đó là bà Lã Thị Nga cất giữ.

    Bà Lã Thị Nga (Lã Đê nương), theo ông từ phương bắc sang Giao Chỉ. Bà không ở cùng Cao Biền trong thành mà ra ở bên ngoài, khu vực ngày nay là quận Hà Đông. Bà đã truyền nghề dệt lụa cho dân ở đây và trở thành bà tổ nghề dệt lụa Hà Đông. Sau khi Cao Biền về phương Bắc, bà ở lại không về. Sau nghe tin Cao Biền mất ở Trung Quốc, bà gieo mình xuống sông tự vẫn. Dân lập đền thờ bà ở bờ sông. (Ảnh bên là Miếu thờ A Lã Đê Nương - Bà Lã Thị Nga) ở làng Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội).

    Tuy nhiên, sau khi bà tự vẫn, những tấm bản đồ đó đã được một người hầu của bà là Lã Thị Nê cất giữ. Lã Thị Nê thực chất là ngươì vùng Phong Châu (Lập Thạch, Vĩnh Yên ngày nay). Sau khi bà Nga chết, người hầu này có trở về Phong Châu, không ở Hà Đông nữa. Đồng thời, bà cũng cầm theo những gì mà bà Lã Thị Nga để lại. Đấy chính là những tấm bản đồ và sơ đồ những nơi mà Cao Biền yểm Long Mạch. Tại đây bà Lã Thị Nê đã sinh sống và lập nghiệp. Nhưng có một sự trùng hợp đến lạ thường, nơi đấy chính là nơi mà cụ Đề Thám bị quân Pháp vây bắt ở những thời gian cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.

    Theo lịch sử viết lại thì vào cuối tháng 01-1909, Toàn quyền Đông Dương ra lệnh tấn công quy mô lớn vào các căn cứ của Đề Thám. Cuối tháng 03-1909, quân Pháp bao vây thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám ở Rừng Phe. Ngày 25-03-1909 Đề Thám quyết định phá vây để rút lên Tam Đảo, Cả Trọng hy sinh, Cả Huỳnh bị thương nặng, Cai Tề bị giặc bắt. Ngày 04-06-1909 toàn bộ các toán nghĩa quân Yên Thế đóng ở Vĩnh Yên, Phúc Yên tập trung về Vệ Linh để đón thủ lĩnh Đề Thám. Ngày 14-06-1909, Đề Thám vượt sông Cầu, qua Thủ Lâm để tới Vệ Linh để cùng 50 thủ lĩnh và nghĩa quân còn lại rút về căn cứ Núi Sáng ở huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Yên.

    Tại đây, cụ Đề Thám trong một lần đánh nhau với quân Pháp, lúc rút chạy được một người lính của mình giúp đỡ chạy thoát trận đánh đó. Cụ đã tình cờ phát hiện người lính đó là một trong những con cháu của bà Lã Thị Nê. Và người này có biết nơi cất giữ tấm bản đồ sơ họa những vùng mà Cao Biền đã trấn yểm. Mọi tài liệu quan trọng hầu hết đã thất lạc chỉ còn lại một tấm bản đồ. Điều kỳ thú đó là trong tấm bản đồ đó, Cao Biền có thể hiện rất rõ bốn vùng yểm được đặt tại bốn nơi mà nước Việt từ thời xưa đã cho là bốn vùng linh thiêng. Một bí ẩn đã được cụ Đề Thám phát hiện. Bí ẩn đó gắn liền về những giai thoại về Cao Biền. Chứng tỏ điều đó là có thật. Đó là Từ Sơn Bắc Ninh, Côn Sơn Kiếp Bạc, núi Tản Viên (Ba Vì ngày nay), vùng núi Yên Tử (Quảng Ninh). Kèm theo những bức họa đấy là những nhận xét của Cao Biền về thần nước Giao Chỉ, về những điều mà Cao Biền còn nghi ngại khi yểm Long Mạch. Trong đó có một nơi mà Cao Biền đã thất bại trong việc yểm Long Mạch Giao Chỉ. Đấy chính là Côn Sơn - Kiếp Bạc, nơi mà cụ Nguyễn Trãi đã về nghỉ khi cáo phó từ quan.

    Sau khi biết về những bí mật của Cao Biền và có trong tay những tấm bản đó, cái suy nghĩ của cụ Đề Thám nghĩ ra lúc đấy là muốn truyền lại cho con cháu để sau này biết và có cách xử lý. Nhưng nếu việc này thất lạc ra ngoài sẽ có thể tới tay của những người của triều đình nhà Thanh. Triều đình nhà Thanh từ lâu đã cử rất nhiều đội quân bí mật sang nước Việt ta để hòng tìm lại những gì mà trong những năm Bắc thuộc họ đã để lại không kịp mang về chính quốc. Trong đó cả có những bí mật về những chỗ yểm Long Mạch của Cao Biền. Tâm địa nhà Thanh lúc đấy cũng như muôn đời với dân tộc Việt Nam là luôn lấy mạch ức hiếp, luôn muốn thuần phục Giao Chỉ. Cái đấy đã đi vào tiềm thức của họ. Vì vậy, hết triều đại này đến triều đại khác, giặc phương Bắc luôn tìm mọi cách để khắc phục những điều mà họ còn chưa làm hết với dân tộc Việt. Nhưng bao lần đều thất bại. Tất cả những điều đó, cụ Đề Thám mình đều biết.

    Nhưng trong lúc lâm nguy thì việc để lọt những bí mật này vào tay của Lê Hoan thì quả thật là vô cùng nguy hiểm. Chính vì lẽ đó, cụ đã đặt trọn niềm tin vào bà Ba Cẩn là vợ ba của cụ. Nói đến bà Ba Cẩn, ai cũng biết bà là một vị tướng tài ba dưới thời của ông, là một trong những mưu sỹ giúp ông rất nhiều việc và điều quan trọng như chúng ta biết từ trước, bà là mẹ của bà Hoàng Thị Thế, người con gái duy nhất của cụ còn sống và cũng là nhân vật quan trọng liên quan đến những bí mật của Cao Biền. Nhưng tại thời điểm đó, tất cả nghĩa quân đều bị bao vây. Hầu như không một ai trong nghĩa quân có thể vượt khỏi vòng vây chứ đừng nói mang những tài liệu quan trọng này ra khỏi đây. Vì vậy, kế hoạch được vạch ra để cất giữ những tài liệu quan trọng đó đã hình thành. Kế hoạch đấy chỉ có hai người được biết đấy là cụ Đề Thám và bà Ba Cẩn. Tất cả những tài liệu mà cụ Đề Thám phát hiện đã thống nhất được giấu kín một nơi. Nơi đó chỉ có cụ và và bà Ba được biết. Còn sơ đồ để xác định vị trí nơi chôn dấu và cất giữ được bà Ba Cẩn thống nhất với cụ đề Thám vẽ lại kín đáo và được cất dấu ở một nơi mà không ai ngờ tới, đấy là may thành cái yếm, lót ở bên trong cái áo của người con gái bà ba Cẩn. Đó chính là bà Hoàng Thị Thế.

    Do lực lượng giảm sút, nhiều người bỏ trốn, Đề Thám phải nhờ đến Lương Tam Kỳ hỗ trợ. Tuy nhiên, ngày 10-02-1913, Đề Thám bị hai tên thủ hạ Lương Tam Kỳ giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2 km, nộp đầu cho Pháp lấy thưởng. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào khởi nghĩa Yên Thế. Đề Thám mới thoát khỏi vòng vây trở về Yên Thế vào tháng 11, thì lại bị quân Pháp kéo theo bao vây lần nữa. Đề Thám, bà Ba Cẩn cùng nghĩa quân ở đồn Phồn Xương đã đánh trả kịch liệt... Sáng 01 tháng 12 năm 1909, thì bà Ba Cẩn và con gái tên Hoàng Thị Thế bị đối phương bắt được. Bà Ba Cẩn đã nhảy xuống biển tự tử khi bắt về Pháp trên một con tàu với bà Hoàng Thị Thế.

    Vì vậy, mọi bí mật đều được giấu kín. Và điểm mấu chốt của bí mật đấy là bà Hoàng Thị Thế. Nhưng lúc đấy bà Hoàng Thị Thế chỉ có 6 đến 7 tuổi. Bà Thế chưa thể hiểu hết về những bí mật quan trọng đấy. Nếu như vậy thì lúc bà Hoàng Thị Thế đi sang Pháp, bà cũng không thể biết được trên mình có lưu trữ một tài liệu vô cùng quan trọng.

    Tôi tự nghĩ vậy nên cũng cố gắng tìm hiểu về bà Hoàng Thị Thế như thế nào? Nhưng có một điều tôi có thể khẳng định là bà Thế không hề biết về cái bí mật cũng như tấm bản đồ mà mẹ bà đã bí mật giấu kín ở cái yếm bà mặc. Vậy thì nếu có tấm bản đồ mà bà phát hiện ra thì chắc chắn với con người có lòng yêu nước như bà Thế, bà sẽ cung cấp ngay cho chính quyền lúc đó. Nhưng đến năm 1988 khi bà mất và hiện tại đến tận bây giờ thì những thông tin gì về điều đó cũng không hề có ai nhắc đến. Điều đó chứng tỏ con cháu bà hiện tại cũng không hề biết về những điều bí ẩn này.

    Câu chuyện đến đây đối với tôi trở nên bế tắc. Không có đầu mối tiếp theo để suy luận. Mọi sự việc cứ như đan xen lẫn nhau. Tôi gần như không thể hiểu được tất cả những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tiếp tục tìm kiếm hay bỏ cuộc. Nhưng với những gì cụ Đề Thám đã làm cho đất nước, cái để có thể làm cho lịch sử rõ hơn cũng một phần cái tự ái cá nhân của một người Việt Nam trước những điều mà giặc phương Bắc đã gây ra cho đất nước khiến tôi tiếp tục có phần khích lệ để tìm kiếm tiếp những điều bí ẩn đó.

    Nếu bà Thế về Pháp thì chắc chắn bà sẽ có mối liên hệ ở bên Pháp. Nơi ở của bà ấy sẽ còn lưu trữ một cái gì đó. Sự việc đã diễn ra khá lâu rồi nên tôi nghĩ có thể sẽ khó tìm được cái gì. Với những gì của bà Thế mang về Việt Nam không có cái yếm đấy. Tôi cũng đã xuống nơi bà Thế sống ở Yên Thế, Bắc Giang, tìm hiểu và cũng không thấy cái gì có thể là nguyên nhân tiếp theo. Có lẽ tôi nên phải bắt đầu từ nước Pháp.

    Một đầu mối tìm kiếm quá lớn. Đấy chính là nước Pháp. Tôi không có thời gian và tiền bạc để sang đấy mà tìm kiếm. Mà chưa chắc tôi tìm được cái gì. Nước Pháp quá lớn đối với tôi. Tôi lúc đấy gần như bất lực trước những điều mà tôi đang muốn tìm. Thôi vậy! Tôi tự nhủ đành phải nhờ ai đó học bên Pháp vậy. Đúng rồi! Tôi có thằng Hùng là bạn nối khố của tôi làm ở Tổng cục 2 - Bộ Quốc Phòng. Thằng này nó đã dịch tiếng Pháp quyển nhật ký kia sang tiếng Việt cho tôi, chắc kiểu gì nó cũng có biết đôi chút gì đó. Tôi nghĩ vậy và liền đến nhà nó nhờ hỏi hộ. Cũng may vừa đến nhà nó thì tôi biết nó cũng sắp phải sang Pháp theo đoàn tuỳ viên quân sự Việt Nam để phiên dịch.

    Thế thì tốt quá! Tôi như người chết đuối vớ được cọc. Tôi vội nhờ nó hỏi hộ một số thông tin về bà Hoàng Thị Thế ở bên đấy. Tôi cũng cung cấp cho nó một số những thông tin mà tôi thu lượm được để cho nó biết. Nó hứa với em sẽ giúp. Và may mắn đã mỉn cười với tôi. Một tháng sau nó mới về nước. Biết tin, việc đầu tiên là tôi sang nhà nó chơi. Nó kể lại là nó có đến Pháp, đến những nơi mà bà Hoàng Thị Thế đã từng sống và làm việc ở đấy. Nó có hỏi một số thông tin về bà Thế. Nhưng hầu như nó không thu lượm được điều gì mới hơn những điều tôi đã biết.

    Chỉ có một chi tiết mà tôi quan tâm chính là việc nó bảo tôi là nó đã qua nhà hát mà bà Thế đã từng làm diễn viên kịch ở đấy. Hỏi thăm ở đấy và nó chỉ được biết là bà Thế sau khi về Việt Nam thì không quay lại nữa. Những đồ dùng của bà Thế cũng cầm đi hết. Chỉ còn một số đồ đạc còn sót lại. Sau khi bà về Việt Nam được 2 tuần thì có một người đàn ông đến hỏi thăm bà Thế và mua lại những thứ còn lại của bà Thế về. Ông ấy chỉ nói mua về làm kỷ niệm. Vì ông ấy đang cần gặp bà thế có chút việc. Nhưng khi đến thì không kịp gặp. Tôi mừng quá hỏi lại nó:

    - Thế mày có hỏi người đàn ông đấy là ai không?

    Nó nói cho tôi một cái tên:

    - Ông ấy tên là Francois Bourge`s.

    Bí mật lại hoàn toàn là bí mật. Thế là tôi đành về mà không có gì hơn cả. Làm sao tôi có thể kiếm tìm được một người trên nước Pháp rộng lớn như vậy với chỉ một cái tên. Tôi cũng tự nhủ biết đâu những đồ vật lưu niệm của bà lại có cái bản đồ đấy thì sao? Tôi cảm thấy chán nản. Thôi vậy, tôi đành tạm gác lại chuyện này để khi khác tính sau. Thế là thời gian trôi đi, tôi cũng dần quên đi, không muốn tìm nữa. Nó quá khó với một cá nhân.

    Nhưng, một sự tình cờ đã đến với tôi và câu chuyện về bí mật của Cao Biền lại được bắt đầu. Đấy chính là ở khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội. Ở Hà Nội vừa rồi đã xảy ra một việc đây. Đấy là tại Sofitel Metropole Hà Nội đã phát hiện ra một cái hầm từ những năm xây khách sạn. Thật là tuyệt vời! Với những người yêu lịch sử thì việc đến thăm khách sạn này để được xem tận mắt cái hầm đấy quả thật may mắn. Tôi liền rủ thằng bạn tôi làm ở TC2-BQP đi cùng. Dù sao nó cũng làm phiên dịch hộ cho tiếng Pháp nếu như tôi không biết.

    Về căn hầm hầm này tôi cũng được biết nó đã bị chôn vùi từ lâu. Nó đóng vai trò trọng tâm trong dự án xây dựng Con đường Lịch sử của khách sạn Sofitel Legend Metropole. Căn hầm rộng 40 mét vuông hiện nay vẫn được bảo tồn nguyên trạng. Nó được phát hiện ra khi đội công nhân, trong quá trình thi công nền móng cải tạo Bamboo Bar của khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội, đã tình cờ chạm vào mái của một hầm trú ẩn bị chôn vùi đã lâu. Sau khi đào sâu hơn hai mét vào lòng đất và khối bê tông cốt thép kiên cố, đội thi công phải khoan qua trần bê tông dày 278 mm, từ đây mở ra một hành lang ngập nước, một vài căn phòng và cầu thang dẫn xuống hầm. Mặc dù khách sạn đã biết có một căn hầm trú ẩn ở phía cuối hồ bơi, song chỉ đến khi tiến hành xây dựng nền móng cho Bamboo Bar mới của khách sạn, vị trí căn hầm mới được xác định chính xác.

    Trong nhiều năm qua, mạch nước ngầm tràn vào các phòng và hành lang của căn hầm trú ẩn. Sau khi đội kỹ thuật của khách sạn tiến hành bơm hết nước, họ tìm thấy một vài vết tích - một chai rượu cũ đã cạn, một bóng đèn vẫn còn nguyên vẹn, lỗ thông hơi, cánh cửa sắt và dòng chữ khắc trên tường của Bob Devereaux. Sau khi cải tạo lại, khu trưng bày 110 năm bề dày lịch sử của khách sạn Metropole được tái hiện dọc theo 18 mét hành lang của khách sạn; bao gồm: 13 bảng triển lãm bao gồm những hình ảnh phục hồi của khách sạn từ những ngày đầu mở cửa, những dấu mốc thời gian giới thiệu hơn 300 vị khách nổi tiếng đã từng nghỉ tại khách sạn như vua hề Sác-lô (Charlie Chaplin), Jane Fonda, Joan Baez hay Angelina Jolie và một phần về hành trình du lịch. Đây cũng được coi là nơi tôn vinh những đóng góp của nhân viên khách sạn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, những người đã góp sức bảo đảm an toàn cho các vị khách quan trọng trong thời kỳ bom lửa từ giữa những năm 1960 đến mùa đông năm 1972.

    Đúng ngày 22-05-2012, tôi có mặt và được đến tham quan căn hầm đó. Đúng là một di tích thật tuyệt vời. Tôi cũng được biết thêm cả ông Bob Devereaux, một nhà ngoại giao Úc sẽ có mặt. Ông này chính là người khắc tên trên tường căn hầm đây. Với những người yêu lịch sử, yêu Hà Nội chắc hẳn không bỏ qua một cơ hội để tận mắt xem lại. Điều thú vị là được nói chuyện với những nhân vật mà đã ở trong căn hầm đó. Tôi và bạn tôi đến từ sớm đợi khi mở cửa là vào ngay.

    Nói chuyện với rất nhiều người, lúc đấy tôi rất tò mò muốn biết ông Bob Devereaux là ai. Gặp được ông, với vốn tiếng Anh sơ sơ, tôi cũng nói một vài câu chuyện. Nhưng trong câu chuyện ông có nhắc đến bà Jane Fonda. Hồi đấy bà nay hoạt động như một người yêu nước. Bà là người cổ vũ cho phong trào chống chiến tranh ở Việt Nam. Có lần bà ấy hỏi ông về cụ Đề Thám và bà Hoàng Thị Thế hiện lúc đó như thế nào. Tôi giật mình. Oh! Sao bà này lại hỏi cụ Đề Thám nhỉ? Chắc bà này có tý hâm mộ đây. Mà cũng dễ hiểu thôi vì bà này là diễn viên hay ca sỹ gì đó. Có khả năng bà này cũng biết bà Thế và hâm mộ bà Thế cũng nên. Tôi nghĩ vậy. Lúc đấy tôi cũng chỉ nghe qua về bà Jane Fonda. Bà này tên khai sinh là Lady Jayne Seymour Fonda hay còn được biết đến với cái tên: Jane Hà Nội; sinh ngày 21 tháng 12 năm 1937 là diễn viên người Mỹ kiêm nhà văn, nhà hoạt động xã hội, người mẫu thời trang và là vận động viên thể dục dụng cụ.

    Bà là một trong những diễn viên Mỹ tiên phong trong phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam do Chính quyền Mỹ phát động và từng có mặt tại Hà Nội để bày tỏ sự phản chiến trong giai đoạn Không quân Hoa Kỳ đang mở chiến dịch ném bom dữ dội vào thành phố này. Khi Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch ném bom, Jane Fonda đã một mình đến Việt Nam và lưu trú tại khách sạn Thống Nhất (nay là khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội). Hai tuần ở Việt Nam, Jane Fonde đã đi thăm Bệnh viện Bạch Mai, khu Trương Định, nhà trẻ 20-10, một số trận địa pháo của phía Việt Nam.

    Ông cũng nói thêm hồi đấy ông còn nhớ có lần bà đến đây, trú ở đây khi máy bay Mỹ ném bom Hà Nội. Bà cũng đã từng hát trong căn hầm đấy. Bà cũng đến thăm một số phi công Mỹ bị bắt làm tù binh. Ở đấy, bà nói chuyện rất lâu với một phi công. Sau cuộc nói chuyện đố, bà ấy có rủ tôi về Yên Thế, Bắc Giang để thăm mộ cụ Đề Thám nhưng tôi bận nên không đi được. Nghe đến đây, tôi có linh cảm gì đó đến việc bí mật về cái bản đồ. Tôi hỏi lại đứa bạn tôi về thông tin của bà này vì bạn tôi làm ở TC2-BQP mà. Bố nó ngày xưa cũng làm ở đấy. Nó bảo với tôi:

    - Làm sao tao biết được! Ngày đấy tao và mày còn chưa sinh ra mà. Có gì tao thử về hỏi ông già tao xem như thế nào. Vì tao nhớ hồi đấy, ông ấy cũng nằm trong bộ phận trao trả tù binh cho Mỹ mà!

    Tôi dặn đi dặn lại là nhớ hỏi kỹ nhé. Không yên tâm về nó, vì vậy buổi tối hôm đấy tôi chủ động qua nhà nó chơi và hỏi bác Hòa - bố đứa bạn tôi. Tuy bác đã giải ngũ từ lâu nhưng trí nhớ của những người làm tình báo thì vô cùng tuyệt vời. Bác nói vơí tôi:

    - Ngày trước bà này có đến ở Việt Nam 2 tuần rồi đi một số nơi. Bộ quốc phòng của ta phải cho người đi bảo vệ đến tận lúc về Mỹ thì thôi. Nhưng chỉ có điều là gần đến lúc về Mỹ, bà có thăm những phi công bị bắt ở Hỏa Lò. Lúc đấy bà ấy có nói chuyện với một phi công rất lâu. Sau đó bà ấy đi đến Yên Thế rồi mới về Mỹ.

    Điều nghi ngờ của tôi chợt xuất hiện. Sao lạ lùng thế nhỉ? Đang đánh nhau ác liệt mà bà ấy lại đến tận Yên Thế làm gì? Mà người phi công ấy đã nói gì với bà? Nhiều câu hỏi đặt ra trong tôi. Tôi cứ quay cuồng trong những câu hỏi đó. Rồi sẽ xuất hiện những bí mật gì nữa đây? Đã đến lúc tìm thấy cái bản đồ chưa nhỉ? Mà ngươì phi công ấy là ai? Người ấy đã nói những điều gì mà bà ấy phải bỏ công sức vậy? Tôi bắt đầu tò mò tìm hiểu điều này. Và rồi điều nghi ngờ của tôi đã được giải đáp. Người phi công ấy có tên là Francois Bourge`s.Trời đất! Một sự trùng hợp lạ kỳ! Tôi reo lên. Tên người mua lại một số đồ của bà Hoàng Thị Thế ở Pháp cũng tên là Francois Bourge`s.

    Bí mật mà tôi đang tìm kiếm đã xuất hiện. Và điều kỳ lạ chính là bà Hoàng Thị Thế cũng đã lấy một ngươì chồng cũng tên là Robert Bourge`s vào năm 1930. Vậy thì cái tên của người phi công có liên hệ gì nhỉ? Có thể là họ hàng với người chồng của bà Hoàng Thị Thế thì sao? Chồng bà đấy tên là Robert Bourge`s, cùng họ với người đàn ông đấy mà. Suy nghĩ logic một lúc, tôi bắt đầu lục tung trong đầu những suy nghĩ về người đàn ông này. Nếu xét về mặt thời gian thì ông ấy cũng tầm tuổi từ 25 đến 40 tuổi. Vì theo tôi được biết quá tuổi này, sức nặng về tuổi tác khó có thể điều khiển phi cơ B52 của Mỹ hoặc các phi cơ chiến đấu khác. Vậy thì có thể suy luận rằng người phi công ấy lúc đấy có độ tuổi khoảng từ 25 đến 40. Nếu xét theo câu trả lời của người bảo vệ ở nhà hát kịch bên Pháp mà bạn tôi có hỏi thì khi người đàn ông ấy đến mua lại một số đồ của bà là vào khoảng năm 1965, trạc 30 tuổi. Đúng rồi! Tôi reo lên như một thằng điên. Bắt đầu có lý rồi. Năm 1965, bà Thế xin về nước, sống ở Hà Nội và mất ngày 9 tháng 12 năm 1988. Vậy thì từ năm 1965 đến 1972 là 07 năm. Trước hết, nó rất phù hợp với không gian và thời gian. Còn nếu đúng hai người đàn ông đấy là một thì có thể khẳng định là ông phi công mà bà Jane Fonda nói chuyện với người đã mua lại kỷ vật của bà Thế ở Pháp là một.

    Nhưng ông ấy là ai? Sao lại mua lại những kỷ vật của bà Thế? Và hiện tại ông ấy ở đâu? Tôi lại bị tắc ở điểm đấy. Nhiều câu hỏi bắt đầu đến với tôi. Nếu có thể hoặc có cơ hội chắc tôi sẽ tìm đến bà Jane Fonda để hỏi bà về người phi công ấy. Nhưng làm sao mà tôi hỏi được. Bà ấy là siêu sao điện ảnh Mỹ cơ mà. Vả lại hơi đâu mà tôi sang tận Mỹ để hỏi được. À, tôi quên mất, tôi có thể nhờ bố đứa bạn của tôi xem bác có thể cung cấp thông tin gì được không về người phi công ấy không. Chắc chắn là sẽ có vì kiểu gì cũng có danh sách bàn giao giữa hai chính phủ với nhau tại thời điểm đấy. Nhưng tôi nghĩ đấy là bí mật quốc gia, đâu đơn giản để tôi có thể được xem. Tôi cảm thấy càng tò mò bao nhiêu thì, muốn hiểu biết bao nhiêu càng thấy thất vọng bấy nhiêu. Những đầu mối câu chuyện lại càng thêm khó khăn. Bí mật của tôi đang tìm kiếm lại trở thành.....bí mật

    (tôi xin kể tiếp tục ở cmt sau)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hề chèo
    Đang tải...


  2. hề chèo

    hề chèo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/10/2012
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    Nhưng tôi tạm thời dẹp qua một bên những suy nghĩ đó. Tối hôm đấy, tôi đến nhà thằng bạn chơi. Đồng thời, tôi cũng hỏi xem bác ấy có giúp mình được gì không. Lúc đấy, lòng tôi như lửa đốt, chỉ mong sớm đến tối để có thể biết thêm thông tin gì đấy. Câu chuyện có vẻ hấp dẫn rồi. Thôi, chịu khó một tý đi. Tôi tự an ủi như vậy. Đúng 8h tối, tôi đến nhà bác chơi. Cũng may, ở nhà bác không có thằng bạn tôi ở đấy, chỉ có hai bác cháu. Thế là tôi tha hồ hỏi để thỏa mãn sự tò mò của mình. Bác cũng tận tình giúp đỡ và nói chuyện với tôi bằng những thông tin mà bác biết. Nhưng không có cái tên tôi cần tìm.

    Lúc đấy bác an ủi tôi, bác có nói:

    - Bác biết có ông Dan Cherry cũng là một phi công trong danh sách bàn giao đấy. Có một lần ông này có về Việt Nam làm một phóng sự về một người phi công đã bắn rơi máy bay của ông ấy năm 1973. Đó chính là phi công Nguyễn Hồng Mỹ. Ông này cũng đến thăm ngôi nhà nhỏ của cựu phi công MiG-21 Nguyễn Hồng Mỹ ở phố Cầu Đất (ngoài đê sông Hồng). Tròn một năm sau, vào tháng 04-2009, Dan Cherry đã tổ chức mời Nguyễn Hồng Mỹ sang thăm Hoa Kỳ. Ông Cherry này bay đã 185 phi vụ với chiến đấu cơ Phantom. Tuy nhiên, chiếc MiG này là chiếc chiến đấu cơ duy nhất của đối phương mà ông bắn rơi. Sau khi bàn giao về Mỹ năm 1973, Cherry trở về nước và được giao nhiệm vụ mới như là một sĩ quan hành quân ở căn cứ không quân MacDill ở Tampa, tiểu bang Florida. Về sau ông có được bổ nhiệm làm Phi đoàn trưởng Phi đoàn biểu diễn Thunderbirds của không quân Hoa Kỳ, đây là một sự bổ nhiệm rất danh dự cho một vai trò rất có thanh thế dành cho ông. Ông về hưu năm 1988 với cấp bậc sau cùng là Thiếu tướng và ông dọn về Bowling Green, tiểu bang Kentucky. Thỉnh thoảng, có người hỏi ông về trận không chiến năm xưa.

    Bác tiếp tục nói:

    - Bác chỉ biết về vụ này qua một số người bạn của bác làm bên không quân nói thôi. Ngày đấy hình như là ngày 19-01-1972, phi đội của Nguyễn Hồng Mỹ được lệnh xuất kích lúc 10h. Vừa lên tới độ cao 3.000 mét thì sở chỉ huy thông báo có địch, nên ông Mỹ đã chỉ huy số 2 của mình cùng bay về hướng 230 độ đón đánh địch từ Thái Lan vào. Đến vùng trời Hòa Bình, ông Mỹ phát hiện một tốp 8 chiếc F-4 bên trái khoảng 18km liền thông báo cho số 2 tiếp cận mục tiêu và đồng thời tăng tốc phát hiện thêm một chiếc F-4 đang cơ động phía trên. Ông Mỹ nói nhanh vào hộp thoại: "Số 2 cảnh giới cho tôi"! Rồi anh vào công kích luôn vì chiếc này gần hơn. Sau một loạt động tác cơ động, thì chiếc F-4 này lấy độ cao bay về hướng Thanh Hóa. Ông Mỹ không lấy độ cao ngay mà tăng tốc đuổi theo đến lúc cách mục tiêu còn khoảng 8km thì đèn trong buồng lái của anh báo dầu đỏ lên.

    Ông Mỹ báo cáo về Sở Chỉ huy tình hình của mình, nhưng Sở Chỉ huy lệnh cho ông quay về ngay. Tiếc vì mục tiêu đã gần mà nhiên liệu thì hết, ông phán đoán có thể tiếp cận địch nên tiếp tục công kích. Khi cự ly còn khoảng 4km ông kéo máy bay lên theo mục tiêu và khi cự ly còn 2.000 mét ông bóp cò, phóng một lúc hai quả tên lửa phụt lao thẳng vào mục tiêu, chiếc F-4 không kịp tránh bốc cháy và đứt làm hai phần, phần đuôi đánh sang trái, phần đầu, cánh lao xuống bên phải. Do cự ly quá gần, máy bay của ông lao vào vùng cháy, nên bị tắt máy cứ thế rơi tự do, xuống độ cao 3.500 mét ông mới bình tĩnh khởi động lại động cơ vừa lúc đèn báo dầu nhấp nháy liên hồi. Ông phải khẩn trương về hạ cánh ở sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa, nạp dầu xong mới bay về lại Nội Bài trong niềm vui chào đón của lãnh đạo Quân chủng và đồng đội. Sau trận không chiến đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Nguyên soái Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô Bachisky đã đến rút kinh nghiệm động viên và biểu dương Biên đội ông tại đơn vị. Ông còn được Chủ tịch nước tặng "Huy hiệu Bác Hồ" - phần thưởng chỉ dành riêng cho những phi công bắn rơi máy bay Mỹ.

    Chiếc F-4 mà ông Mỹ đã bắn rơi ngày 19 tháng 1 năm 1972, mãi tới năm 2008 ông mới biết rằng hai phi công lái chiếc máy bay đó đã kịp nhảy dù trước khi chiếc máy bay bị bốc cháy hoàn toàn và được trực thăng Mỹ kịp thời đến cứu. Và năm 2007, Tướng không quân Dan Cherry (Mỹ) sang thăm Việt Nam tìm gặp người phi công Việt Nam mà ông ta đã bắn trúng máy bay, khiến người phi công đó phải nhảy dù trong một trận không chiến giữa hai chiếc MiG 21 của Việt Nam với 24 chiếc F-4, F-105 của không lực Hoa Kỳ ngày 19-01-1972. Không ngờ người phi công Việt Nam đó chính là ông Mỹ. Năm 2009, rất nhiều báo chí Mỹ đã đưa tin, viết bài về người phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ năm 1972. Họ cho rằng năm đó người Mỹ đã rất tỉ mỉ công phu lập một kế hoạch lớn nhằm thôn tính Bắc Việt. Bộ Quốc phòng Mỹ đã rất tự tin và thường sử dụng một số lượng lớn máy bay hiện đại xuất kích, để hòng đàn áp vài chiếc MiG-21 nhỏ bé yếu thế của Việt Nam. Vậy mà chỉ trong vài trận đầu tiên của chiến dịch, không lực Hoa Kỳ đã bị tiêu diệt bởi ông Nguyễn Hồng Mỹ. Và việc Nguyễn Hồng Mỹ bắn rơi chiếc F-4 đầu tiên của chiến dịch, làm cho người Mỹ lúc đó vô cùng hoang mang, lo ngại không hiểu không quân Việt Nam có bí quyết gì? Điều đó đã khiến cho Lầu Năm Góc bất ngờ, lúng túng buộc họ phải đánh giá lại sức mạnh của không quân Việt Nam, thay đổi kế hoạch chiến dịch không kích đầu năm 1972. Đến đây bác chậm rãi lấy một điếu thuốc và châm hút. Có lẽ, khi nhắc những kỷ niệm về thời chiến tranh này, con người như bác không dấu nổi xúc động về một thời hào hùng của quân đội Việt Nam.

    Bác tiếp tục nói:

    Vì ngưỡng mộ về một con người xuất chúng như thế, tháng 04-2009, Tướng không quân Mỹ Dan Cherry đã mời bằng được ông Mỹ sang thăm Mỹ và dưới sự chứng kiến của hàng nghìn người dân bang Kentucky, đích thân Thống đốc bang đã trao quân hàm danh dự Đại tá cho cựu phi công Nguyễn Hồng Mỹ, cùng anh trồng cây lưu niệm trước tòa nhà Bowling Star - tòa nhà lớn nhất bang Kentucky. Rồi đích thân Tướng Dan Cherry, cựu phi công F-4, Giám đốc Bảo tàng Không quân của bang Kentucky đã mời Nguyễn Hồng Mỹ cắt băng khánh thành Bảo tàng Không quân của bang này. Hình ảnh của Nguyễn Hồng Mỹ đã được Bưu điện Mỹ sử dụng làm con tem và báo chí Mỹ nhắc đến nhiều lần.

    Tôi mừng quá và xin địa chỉ của bác Mỹ ở phố Cầu Đất, Hà Nội. May quá bác Mỹ cũng ở Hà Nội, chứ ở xa thì cũng khó khăn đấy. Trước khi về tôi cũng không quên cám ơn bác vì đã nói cho tôi biết những điều vô cùng giá trị về những cái mà tôi đang tìm kiếm.

    Đợi đến chủ nhật cuối tuần, tôi bố trí thời gian tìm đến ngôi nhà của bác Mỹ. Qua một số lời giới thiệu, bác Mỹ vui vẻ tiếp tôi. Sau màn chào hỏi, tôi vào đề luôn và có xin bác địa chỉ liên hệ với ông phi công kia để muốn tìm hiểu rõ một số vấn đề. Lúc đấy tôi tạm thời nói là mình là nhà báo của báo Quân đội nhân dân, bạn của bác. Bác nói với tôi rất nhiều chuyện và trước khi về bác có cho tôi địa chỉ, số điện thoại của người phi công mà bác đã bắn rơi hồi nào trên bầu trời Hà Nội. Tôi cẩn thận chép đầy đủ và cũng không quên cám ơn bác, một người phi công anh hùng.

    Về đến nhà, tôi chủ động liên hệ ngay với ông Dan Cherry. May quá, ông này nghe máy điện thoại. Thế là tôi nói chuyện rất lâu với ông. Tôi nói tôi là bạn bác Mỹ, đang viết một bài báo về bác ấy nên bác ấy cho cho tôi biết ông. Ông Dan Cherry vui vẻ trả lời những gì tôi hỏi. Tôi có hỏi ông ấy là có biết phi công tên là Francois Bourge`s không. May quá! Ông ấy bảo có còn nhớ và cho lại tôi địa chỉ, điện thoại liên hệ. Tôi tự nhủ, họ là những người cựu chiến binh có khác, tinh thần đồng đội đến phút cuối, hết cuộc chiến vẫn liên hệ với nhau. Tôi nghĩ cho dù lúc họ lái máy bay ném bom mình, làm dân mình tổn thương, nhưng họ cũng chỉ là những người lính, lỗi lầm không ở họ mà ở lịch sử, ở những quyết định lịch sử. Thôi, tôi không bàn về chính trị nữa vậy. Nói về điều đó mệt lắm. Với tôi, có thông tin là tốt rồi.

    Tôi đợi đến tối và chủ động liên hệ ngay với ông Francois Bourge`s. Oh! Hình như ông ấy nghe máy. Lúc đầu ông ấy hơi ngạc nhiên, sau đó khi hiểu ra vấn đề thì ông ấy hồ hởi nói chuyện vơí tôi. Và tôi cũng bắt đầu câu chuyện với ông ấy. Ông ấy kể lại:

    - Ông ấy là con của ông Robert Bourge's. Chính ông ấy là người con cùng cha khác mẹ với bà Nguyễn Thị Thế. Khi biết tin bà Thế về nước, ông ấy vội vàng đến Pháp tìm bà Thế nhưng không kịp. Lúc đó, ông ấy rất thất vọng, quay lại nơi bà ấy ở lại trước khi đi về Việt Nam là nhà hát đã gắn bó với bà Thế nhiều kỷ niệm. Ở đây, may quá ông ấy đã mau lại những vật mà bà Thế để lại về cho gia đình ông ấy ở bên Bỉ. Đến bây giờ vẫn còn giữ những kỷ vật đấy.

    Tôi hỏi tiếp ông ấy có thấy bà Thế để lại cái nào giống cái yếm không? Ông ấy nói là có và có chụp lại cho tôi cái yếm đấy theo yêu cầu của tôi. Ông ấy tả lại cái yếm đấy làm bằng lụa mỏng. Không có gì đặc biệt cả. Chỉ có 4 câu thơ chắc bằng chữ Hán được thêu rất gọn trên cái yếm đấy thôi. Sau đó ông cũng gửi vào mail cho tôi những ảnh chụp những kỷ vật mà bà Thế để lại. Sau đó, tôi cám ơn ông ấy và hẹn khi nào có điều kiện tôi sẽ sang chơi. Ông ấy rất mừng khi tôi nói điều đó và thầm cảm ơn tôi vì đã nói cho ông ấy biết một số thông tin của bà Thế.

    Sau khi xem ảnh chụp lại những gì mà ông Francois Bourge`s chụp lại về cái yếm. Tôi thấy không có gì đặc biệt cả. Quan sát cái yếm. Tôi thấy có 4 câu thơ được thêu bằng chữ Hán. Tôi cũng biết chữ Hán nên thử dịch ra xem như thế nào.

    Trời đất! Khi đọc xong 4 câu thơ đó, tôi đứng người lại. Sao trùng hợp vậy? Tôi trong đầu vẫn nghĩ bản đồ chắc sẽ ly kỳ như phim hành động mà tôi đã xem chứ đằng này lại đơn giản đến mức không ngờ. Sao lịch sử lại oái ăm vậy? Tôi luôn tự nhủ như thế. Điều mà tôi suy luận có phần đúng. Tấm bản đồ đó chắc chắn do bà Ba Cẩn tạo nên. Bà Ba Cẩn là một người có kiến thức uyên thâm mà (con nhà nho). cái bí mật về sơ đồ cất giữ tấm bản đồ đó lại được tả bằng 4 câu thơ.

    Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận.

    Hậu thế nghìn năm nào ai hay.

    Yên ngựa gửi thân nơi hồn đất.

    Thế sự Hoàng Hoa ai biết chăng?


    Bài thơ này trùng hợp một cách lạ kỳ với bài thơ mà đã phát hiện ở Yên Thế khi có một sự việc xảy ra ở đây. Vào cuối năm 2005, ở Yên Thế, người dân đã phát hiện ra một ngôi mộ ở gò Yên Ngựa, theo những người ở đấy nói là mộ của người hành khất. Có cụ già còn nói rõ hơn là mộ của ông ăn mày Trương Văn Nghĩa (đây là tên lúc nhỏ của cụ Đề ngày còn ở Hưng Yên). Ai cũng bảo ngôi mộ này rất thiêng. Mọi người đi qua, ai cũng lấy một ít đất rắc lên ngôi mộ. Thế nên dù sau này khi rừng thông bị chặt, ngôi mộ vẫn nổi rõ giữa khu đồi”. Ngôi mộ và đền hiện nay thuộc phần đất của gia đình anh Đàm Văn Đường và chị Ngô Thị Điều. Mọi người chỉ được biết là vào cuối năm 2005, hai đứa trẻ con anh Đường, chị Điều học lớp 3, lớp 4 khi vui chơi tại ngôi mộ đã nhìn thấy lộ ra hai dóng xương.

    Có thể nói, mọi chuyện lan rộng ra bên ngoài vào ngày 04-11-2005, khi lãnh đạo và cán bộ xã Mai Trung gồm: ông Ngô Văn Biển - Bí thư Đảng ủy xã, ông Ngô Thanh Chương – Phó Bí thư Đảng ủy xã, ông Nguyễn Đức Thành – Chủ tịch UBND xã, ông Triệu Văn Học – Chủ tịch UBMTTQ xã, ông Nguyễn Văn Dương – Bí thư Chi bộ xã, ông Ngô Văn Chiến – Trưởng công an xã, ông Nguyễn Văn Bình – cán bộ văn hóa xã đã tiến hành việc nhận bàn giao hiện vật lạ trong lòng ngôi mộ với ông Nguyễn Văn Sử và ông Nguyễn Văn Tiếp. Ông Sử kể; Ngày 27-09-2005, khi ông tiến hành đào một hố nhỏ để trồng cây đại sát cạnh ngôi mộ thì phát hiện thấy có một chiếc liễn sành úp ngược. Tuần tự xếp đặt như sau: Trên cùng là đáy liễn, lớp lá dầu đã khô; Hai tờ giấy bản (chỉ một tờ có chữ, một tờ không) được gấp lại.

    Hai tờ giấy này được đặt trong lòng chiếc đĩa con phượng (thời Lê) và ốp chặt vào đáy liễn. Lá chèn xung quanh. Tiếp đó là lớp cát khô, sau đó là lớp vữa (vôi + cát) chèn chặt lớp cát lại. Cuối cùng là 2 chiếc đĩa thời Nguyễn có ve lòng, một chiếc có hình 3 con cá chép, 1 chiếc có hình 4 con cá chép. Cả hai đều được trát vữa chặt để khỏi tuột. Khi phát hiện, ông Sử đã gọi thợ ảnh đến chụp ảnh hiện trường cùng một số nhân chứng. Trong biên bản bàn giao cho chính quyền xã, ghi: chiếc liễn sành hình trụ có kích cỡ: to nhất 17cm và chiều nhỏ là 16 cm; vòng tròn miệng là 50 cm; chiều cao liễn là 10 cm; độ dày liễn là 1 cm. Ba chiếc đĩa có đường kính 12,5cm và chu vi đường tròn là 38cm. Tờ giấy gió có chữ chiều dài là 37 cm, chiều rộng là 25 cm.

    Toàn bộ hiện vật này, UBND xã Mai Trung đã báo cáo và Bảo tàng tỉnh Bắc Giang đã cử cán bộ xuống địa phương đem về niêm phong trong kho bảo quản chuyên ngành. Dựa trên các bức ảnh chụp hiện vật và bản photo tờ giấy gió mà ông Sử trao lại, chúng tôi nhận thấy đây là một văn bản chữ Nôm. Toàn văn là một bài thơ bốn câu như sau:

    Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận

    Hậu thế nghìn năm ai biết không?

    Yên ngựa nghỉ vào nơi lòng đất

    Thế sự Hoàng Hoa ai rõ chăng?


    Đây chính là mật mã để có thể tìm ra cái vị trí cất giữ tấm bản đồ đó. Tôi cảm thấy mình run run khi nhận ra một việc mình đã làm được. Một việc có ích cho lịch sử. Và điều đó đang đến với tôi từ những sự tình cờ như sắp đặt.

    Tôi nhớ lại câu chuyện với ông Francois Bourge's đã nói với tôi: Ông chính là người họ hàng với bà Hoàng Thị Thế. Sau khi ông nội mình làm toàn quyền Đông Dương hồi đấy là Antony Wladislas Klobukowski trở lại Pháp. Khi đã chia tay với người vợ đầu tiên, trong một lần về Bỉ chơi (Bỉ cũng nói tiếng Pháp mà), ông ấy đã phải lòng bà Anna Bougre's. Bà là con gái rượu của dòng họ Bougre's. Dòng họ nhà bà từ lâu đã có truyền thống làm rượu vang nổi tiếng ở Bỉ. Vì dòng họ nhà bà Anna Bougre's rất cần có một người con cháu trai để nối dõi dòng họ khi dòng họ muốn làm một cơ sở ở Mỹ nên có yêu cầu và đề nghị ông ấy được giữ họ Mẹ. Vì thế ông ấy lấy theo họ mẹ. Đến đây, tôi nói vui:

    - Khi nào ông tặng tôi một sản phẩm của dòng họ ông nhé!

    Ông vui vẻ mời tôi nếu có điều kiện sang Mỹ thì ông sẽ dẫn tôi đi xem cơ sở sản xuất rượu vang của nhà ông ở đây. Tôi cũng hy vọng một ngày nào đó, khi có điều kiện tôi sẽ được sang cho biết đây biết đó, nhưng chắc còn lâu lắm. Nói chuyện với ông Francois Bourge's tôi biết thêm nhiều điều thú vị.

    Ông tiếp tục nói:

    - Sau khi tìm hiểu gia phả nhà ông thì ông cũng biết về cụ Đề Thám. Chính bà Hoàng Thị Thế là con dâu của dòng họ nhà ông.

    Ly kỳ thật! Tôi cảm thấy những điều tôi khám pháp ra thật bổ ích. Biết đâu về sau tôi làm nhà văn cũng nên. Mặc dù cái nghề của tôi bây giờ nó chả ăn nhập gì với văn học cả.

    Ông kể tiếp:

    - Sau khi bà Hoàng Thị Thế chuẩn bị về Việt Nam, khi ấy gia đình nhà ông đã quyết định đến Paris để nói chuyện với bà Thế và có yêu cầu bà Thế ở lại, về Bỉ để gặp lại dòng họ của mình. Nhưng khi đến Paris thì tôi không kịp gặp lại bà ấy. Quay lại cái nhà hát mà bà ấy đã từng diễn ở đấy, tôi mua lại tất cả những kỷ vậy của bà ấy mang về Bỉ. Hiện tại, toàn bộ hiện vật đấy đang được lưu trữ ở trang trại của gia đình ông ấy. Nói đến đây, ông ấy lấy làm tự hào vì đã làm được một việc mà cụ nội ông ấy đã căn dặn trước lúc nhắm mắt. Ông ấy cũng giải thích là tại sao bây giờ ông ấy lại sang Mỹ ở vì gia đình ông ấy mở một cơ sở sản xuất ở bên Mỹ để phân phối rượu vang. Ông theo gia đình sang để kinh doanh khi còn nhỏ. Sau đó, ông đi học và tham gia vào Không quân Hoa Kỳ. Hiện tại ông có hai con. Hồi còn trẻ, ông làm phi công là cả một điều hãnh diện với dòng họ. Lúc đó những ai từng làm phi công đều được phụ nữ ngưỡng mộ. Khi tham gia chiến tranh Việt Nam, ông không hiểu nhiều về những gì mà chính phủ Mỹ đã làm. Ông được đưa đến sân bay Utapao ở Thái lan. Utapao là căn cứ không quân rất lớn của Mỹ tại Thái Lan hồi đó, và đây cũng là cũng là sân bay duy nhất ở Đông Nam Á mà máy bay chiến lược B.52 có thể hạ, cất cánh. Máy bay B.52 của Mỹ thường xuất phát từ nơi đây và đảo Guam để ném bom miền Bắc nước ta. Nên việc ném bom miền Bắc cũng chỉ được biết trước khi thực hiện nhiệm vụ một thời gian chỉ để đủ hút một điếu thuốc mà thôi.

    Sau khi biết là bay đến ném bom đánh phá miền Bắc, ông ấy rất ân hận, không có cách nào để thực hiện huỷ công việc đấy cả. Nhưng may sao khi bay đến vùng trời Việt Nam, ông bị bắn rơi ở Hải Phòng bằng tên lửa SAM-2 của phòng không của mình. Sau đó, ông bị đưa về Hỏa Lò, Hà Nội cùng rất nhiều phi công khác trong đó có cả một người sau này rất nổi tiếng, đã từng tham gia tranh cử Mỹ là thượng nghị sỹ John McCain.

    Hay quá nhỉ! Đây là lần đầu tiên tôi được nói chuyện với một người lính Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam. Trong cuộc nói chuyện, tôi cũng hỏi lại tại sao ông lại nói chuyện với bà Jane Fonda.

    Ông ấy nói:

    - Lúc đấy, ông biết bà này đang ở Hà Nội nên có nhờ bà ấy trở về Yên Thế, xem bà Thế còn ở đấy không. Và ông ấy cũng nói qua cho bà Jane Fonda là ông ấy có họ hàng với bà Thế, nhờ bà Jane Fonda tìm kiếm giúp. Đồng thời ông cũng muốn xem những ai còn sống là con cháu của cụ Đề Thám.

    Câu chuyện đến đây thật ly kỳ. Sự việc này đâu có nói trong những trang lịch sử mà em đã đọc. Không ai ngờ cụ Đề Thám lại chính là người về sau có họ hàng với toàn quyền Đông Dương. Một bí mật động trời đây. Tôi cũng đem việc thắc mắc của tôi về tôi có được quyển sách mà có tên ông cụ nhà ông trong đấy khi em nhặt được ở Côn Sơn. Về việc này, ông ấy cũng nói đấy chính là hồi ký của bố của ông. Cuốn hồi ký đấy đã từng được lưu lại trong gia phả. Trong hồi ký đó, còn có nhiều điều mà ông cụ chú thích về những mối liên hệ của cụ Đề Thám. Mà những mối nghi ngờ đấy được ông cụ đánh dấu và viết rất rõ trong hồi ký.

    Tôi có mở lại quyển sách mà tôi đã tìm thấy, gửi mail qua cho ông, ông ấy cảm thấy mừng vô cùng vì ngày trước ông ấy đã thất lạc quyển sách này khi chia tay với bà vợ thứ nhất. Quyển sách thực chất chỉ có những lời tự sự của bố ông ấy. Nội dung là viết lại những cái mà bố ông đã nhìn thấy ở Việt Nam. Trong quyển hồi ký đó có nhiều dòng chữ có nêu đến địa danh Yên Thế, những cái nghi hoặc về cái chết của cụ Đề Thám, những điều mà cụ Đề Thám trước khi mất còn chưa yên tâm....

    Hay quá! Thế là tôi biết thêm được một sự việc. Tôi cũng bảo với ông ấy là tôi xin trả lại cuốn hồi ký này để ông mang về lưu trữ tại bảo tàng riêng của gia đình ông. Ông vô cùng biết ơn tôi và hẹn một ngày gần nhất ông ấy sẽ đến Việt Nam để gặp tôi. Tôi cũng cảm thấy vui vui khi mình dã làm được một việc có ý nghĩa. Có thể con người ai cũng có một hoài bão lớn, muốn làm được một việc lớn, có ích cho xã hội. Nhưng đối với tôi, cuốn nhật ký đó đã trở thành một việc mà tôi tự hào nhất.

    Tôi nghĩ ở cuộc sống này, mỗi con nguời Việt Nam đều nên hiểu lịch sử Việt Nam, đều muốn con cháu mình sẽ noi gương các thế hệ cha ông đã đổ bao nhiêu sương máu để bảo vệ đất nước, độc lập thì mình hãy nên tự hào về mình là người Việt Nam. Chứ đừng trở thành những công cụ của những kẻ chỉ biết bòn rút nền kinh tế Viêt Nam, tham nhũng, tham ô làm cho Việt Nam tụt hậu với thế giới, luôn mồn nói học và làm việc theo gương Hồ Chủ tịch mà đâu có làm theo... Tôi lại nói về chính trị rồi. Thôi! Mệt lắm. Tôi cũng chỉ hy vọng đất nước mình sẽ có những thay đổi để cuộc sống thoải mái hơn.

    Nói chuyện nhiều với ông, tôi cũng thấy thú vị. Nhưng có một chi tiết ông ấy nói ra khi chia tay với bà vợ cả cũng là lúc cuốn hồi ký của ông cụ bị mất. Tôi có hỏi bà ấy là người nào thì Ông ấy nói:

    - Ngày trước ông lấy bà ấy là do biết bà ấy là một diễn viên Châu Á, sống ở khu người Hoa. Là người Mỹ gốc Hoa, tên là Hoàng Á Lệ. Chính bà ấy đã đề nghị ông ấy được về Việt Nam để tìm kiếm lại những người trong gia đình cụ Đề Thám. Lúc đấy, ông ấy đồng ý vì lý do là bà ấy là người gốc Hoa. Dù sao về Trung Quốc rồi sang Việt Nam cũng tiện lợi. Chứ người Mỹ làm sao mà sang Việt Nam được. Ông cũng thầm cảm ơn bà ấy vì việc đấy. Nhưng sau khi về Trung Quốc thì bà ấy không quay lại Mỹ nữa. Điều ngạc nhiên là hôm bà ấy ra đi cũng là hôm mà gia đình ông ấy không thấy cuốn hồi ký nữa.

    Lại một tình tiết mới bắt đầu xuất hiện, ly kỳ đây. Có mối liên hệ gì giữa bà này và Trung Quốc không nhỉ? Sao bà này lại không quay trở lại? Mà tại sao bà ấy lại trùng hợp với việc mất cuốn nhật ký đó? Hay bà ấy cố tình? Tôi bắt đầu đặt nhiều câu hỏi? Tạm thời tôi nghĩ mình thử làm thám tử bất đắc dĩ một tý. Nhưng tôi biết từ đâu đây? Nhiều thông tin quá! Mà đầu mối nghi ngờ duy nhất của tôi thì chỉ có mỗi cái tên. Tức thật! Tôi tạm thời gác lại chuyện này và không suy nghĩ nữa. Mục đích chính của tôi là đang giải mã tấm bản đồ, chứ không phải truy tìm bà gì đó.

    Sự việc này có phần càng thêm hấp dẫn khi tôi cứ tưởng là có bản đồ là như một hình vẽ để đi tìm chứ lại mã hóa kiểu này thì khó quá. Em đâu có phải nhà khảo cổ đâu mà có kiến thức được. Mà em cũng như mù tịt với những thông tin này. Thế là em bắt đầu tìm kiếm thông tin về sự kiện này. Tra sách báo, tài liệu... thì em mới được biết có hàng nghìn chi tiết còn chưa được rõ về cái chết của cụ Hoàng Hoa Thám. Phức tạp quá. Nhưng tập hợp tất cả thì em chỉ xoay quanh một thông tin chi tiết hết sức quan trọng, đấy là thông tin có gắn liền với bài thơ trên áo bà Thế để lại bên Pháp.

    “Cờ nghĩa bao năm đành lỡ vận.

    Hậu thế nghìn năm nào ai hay.

    Yên ngựa gửi thân nơi hồn đất.

    Thế sự Hoàng Hoa ai biết chăng?”.

    Các câu thơ rất trùng với nhau. Nhưng những hiện vật trên đều đang lưu trữ tại bảo tàng Bắc Giang. Tôi có lẽ sẽ làm một chuyến đến Bắc Giang vậy. Hay! Tham quan lại những gì mình đã tìm kiếm. Và sự thật bắt đầu xuất hiện với tôi.

    Khó nhỉ? Tôi tự nhủ, với những gì mà có trong tay hiện tại chỉ là những chi tiết gần như chưa chứng minh được nguyên nhân tìm cái mật mã đấy. Tại sao lại cuộn giấy chứa đựng bài thơ lại để trong hai cái đĩa cổ nhỉ? Mỗi cái đĩa cổ có bốn hình con cá bơi bốn góc. Úp 2 bát vào nhau và ở giữa là tờ giấy viết bài thơ, có ý nghĩa gì nhỉ?

    Bắt đầu tôi cảm thấy khó rồi. Tôi tự nhủ mà những hiện vật đấy tại sao lại tìm được ở ngôi mộ của ông ăn mày? Có phải mộ cụ Đề Thám không? Tôi có xuống Bắc Giang và cũng qua tìm hiểu thông qua những người ở khu vực đấy, cũng có hỏi đôi chút về mộ cụ Đề Thám thì tôi nhận được rất nhiều ý kiến khác nhau, câu trả lời khác nhau. Ly kỳ và huyền bí hơn đi tìm mộ Khổng Minh. Còn nhiều người nói rằng có cả bí mật về kho báu của cụ Đề Thám để lại nữa. Ôi! Giữa hàng trăm những chi tiết, hàng trăm cái để có thể tìm hiểu, để logic thì làm sao tôi biết được có cái gì. Ngay cả ở Yên Thế bây giờ, đã qua bao nhiêu năm chiến tranh tàn khốc, mảnh đất này có còn được nguyên vện như trước nữa đâu mà có thể tìm lại được. Tôi chỉ có chắc chắn một điều, kiểu gì vị trí cất giữ chỉ quanh quẩnh ở Yên Thế này, chứ không thể đi đâu xa được. Tôi còn được biết có cả thông tin nói là cụ Đề Thám không bị giết như trong lịch sử nói. Chết mất! Nếu thế cụ cũng có thể mang đi cất đâu đấy thì sao. Đến lúc này, tôi gần như đi vào ngõ cụt.

    Đã gần đến đích tìm kiếm rồi, tưởng chừng như cái bản đồ đã trong tầm tay tôi rồi, ấy vậy mà nó lại làm tôi còn cảm thấy bí hiểm hơn lúc chưa tìm thấy nó. Nếu bài thơ này được bà Ba Cẩn thêu lại trên áo của bà Thế thì những nơi cất giấu, cũng như những cách thức mà bà Ba Cẩn tạo ra là dựa trên những hiểu biết, kiến thức uyên thâm của bà thì chắc chắn phải liên quan đến Nho giáo, đạo phật chứ không thể cất giấu ở những nơi khác được. Thậm trí có thể nó ở những nơi linh thiêng như đình, đền, chùa, miếu cũng nên ý chứ. Hồi cụ Đề Thám còn, bà Ba là người mưu sỹ mà có lẽ những tướng lĩnh của Pháp bấy giờ còn phải kiêng nể. Nếu như vậy thì bây giờ tôi biết bắt đầu tư đâu? Tư liệu về bà Ba Cẩn cũng chỉ đơn thuần là một cái tên. Hết. Thậm trí nó còn không đầy đủ. Đến lúc này, tôi cảm thấy mệt mỏi. Thôi! Tôi nghĩ thôi thì tạm thời nghỉ vậy, nghiên cứu sau.

    Thế là cũng bẵng một thời gian, tôi chợt nhớ còn một điều bí mật mà tôi chưa tìm kiếm được. Tôi cố lật lại những điều mà còn thắc mắc. Có một chi tiết mà tôi đã bỏ qua không để ý đến đấy là trong lúc nói chuyện với ông phi công Francois, ông ấy có nhắc đến tình tiết mà tôi còn đặt một dấu hỏi đấy chính là người vợ gốc Hoa của ông ấy. Tại sao lại mất tích? Không quay lại? Mà trùng hợp với lúc mất quyển hồi ký kia? Tôi tự nhủ thế.

    Cái này cần phải xem nó như thế nào đã. Có khả năng bà này lấy quyển hồi ký đấy. Mà quyển hồi ký đấy có gì quan trọng mà bà ấy lấy nhỉ? Mà trong lúc nói chuyện với ông ấy, tôi cũng không thấy ông ấy nói là đã đến Việt Nam. Mà cuốn nhật ký đấy tôi lại vô tình tìm thấy ở Côn Sơn. Bí mật bắt đầu xuất hiện và tôi bắt đầu tìm kiếm. Tình tiết này hoàn toàn có tính chất quan trọng. Có thể có một cái bí mật về người đàn bà vợ ông phi công tên là Hoàng Á Lệ này. Gốc Hoa à? Cũng có giả thiết bà này có mối liên hệ với chính phủ Trung Quốc. Bởi từ lâu Trung Quốc luôn có chính sách cho người Hoa di cư đi khắp thế giới thành những cộng đồng để từ đấy phát triển để nhằm mục đích thu nhập thông tin phục vụ chính quyền Trung Quốc. Chính sách này đã có từ lâu, được các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn thực hiện mà nước ta là một điển hình. Ở đâu cũng có dấu của người Trung Quốc.

    Ngày trước có nhiều giai thoại, câu chuyện liên quan đến người Trung Quốc lấy cắp những bí mật của Việt Nam, hay những câu chuyện tìm kiếm kho báu của chế độ đô hộ cũ để lại chưa kịp chuyển về. Bắt đầu tôi cảm thấy có mối liên hệ nào đấy giữ việc này và những việc tôi đang khám phá. Hoàn toàn có cơ sở. Đúng rồi, tôi được biết trước năm 1979 khi chiến tranh Trung - Việt chưa xảy ra, bên cạnh Côn Sơn có những làng, xóm người Hoa rất nhiều ở đấy. Nếu cuốn nhật ký chỉ có một bản thì chắc chắn khả năng là bà Á Lệ này là người đã đến Côn Sơn để tìm kiếm một cái gì đấy và đã đánh mất cuốn nhật ký này. Và tình cờ tôi là người tìm thấy ở Côn Sơn. Tôi tự cho cái suy luận đấy của tôi là đúng. Tôi lại đến Côn Sơn một lần nữa, biết đâu có ai có thể cung cấp thêm một cái gì đấy thì sao?

    Lần này là lần thứ hai tôi đến Côn Sơn. Từ quốc lộ 18, rẽ vào mấy cây số, tôi đã đến dưới chân núi. Ở đấy có đền thờ Nguyễn Trãi. Trước núi có hồ Côn Sơn. Ở đây cảnh đẹp thật. Dừng chân ở ngoài cổng đền thờ Nguyễn Trãi, tôi ngồi uống nước và có bắt chuyện với một bà bán nước. Bà cũng đã già, khoảng 60 tuổi, nhưng bà vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Nói chuyện với bà, tôi được biết ở đây sau khi chiến tranh Việt Nam - Trung Quốc, toàn bộ người Hoa ở đây đều chuyển đi hết về Trung Quốc, ngay cả nhà, cửa, làng mạc họ để lại hết. Cụ tiếp tục nói: Ở đây, khi Trung Quốc đánh mình, người Hoa ở đây di tản hết. Ngày trước, có khoảng 500 người còn bây giờ hết rồi. Người Hoa ở đây cũng một phần là công nhân đến đây xây dựng cho Việt Nam mình hệ thống hầm hào ở núi này.

    Sau đó một phần về, một phần ở lại lập ấp, lập làng để sinh sống. Nhưng bây giờ thì hết rồi. Tôi hỏi thế bà có biết ai là tên là Hoàng Á Lệ không? Theo bản năng tôi cho bà ấy xem hình của bà Lệ chụp với ông Francois vì ông này có gửi một bức ảnh gia đình cho tôi làm kỷ niệm qua mail mà. Nhìn một lúc bà ấy bảo:

    - Bà không nhớ nhiều lắm, chỉ nhớ vào khoảng 1995 gì đấy, có người phụ nữ cũng đến đây, thăm đền Nguyễn Trãi, có nét hao hao giống bà Hoàng Á Lệ trong ảnh, rồi bà ấy cũng vào cái hang này, sau đó không trở lại. Bộ đội ta cũng vào tìm kiếm. Lúc đấy, họ không cho bất kỳ ai là người lạ vào cả. Sau đó bà chỉ thấy bộ đội ra thôi, không biết có gì mang theo, người dân ở đây chỉ nhìn thấy như vậy.

    Thầm cám ơn bà ấy, tôi đã bắt đầu có manh mối để tìm kiếm rồi. Bà Hoàng Á Lệ này chính là người phụ nữ đã vào hang và quyển sách tôi tình cờ tìm thấy chính là của bà ấy. Nhưng bà ấy tìm gì ở đây? Câu hỏi này còn thấy khó hơn và dịch cái mật mã kia. Nhưng không sao, tôi cũng đã có một giải mã khác, đầu mối khác về tấm màn bí ẩn của Cao Biền. Chắc chắn bà này cũng có gì đó có mối quan hệ với những cái tôi đang tìm kiếm. Nếu vậy, thì chỉ có những ai làm trong quân đội mới có thể biết được. Nói đến đây tôi mới nhớ ra bố đứa bạn tôi - Bác Hòa. Kiểu gì mà bác chả biết thông tin về vụ này.

    Về Hà Nội, tôi lao luôn đến chỗ bác đấy để hỏi. Thấy tôi đến vội vàng, bác cười như đoán ra sự việc nào đấy. Tôi có hỏi bác về việc này,Bác trả lời:

    - Do hồi đấy bác có làm việc với Quân khu 3, nên bác cũng có biết chút ít về đường hầm ở núi Côn Sơn. Nói ra thì dài lắm, nhưng bác nói tóm tắt như sau: Trung Quốc đã giúp ta xây dựng hệ thống hầm hào để chứa đạn dược tại đây. Trong khi ta đề nghị họ giúp ta xây dựng ở chỗ khác, nhưng nhất quyết họ bảo là phải ở đây. Hồi đấy còn khó khăn, được thế là tốt rồi. Họ đặt tên cho kế hoạch xây dựng khu vực bí mật đấy là Cảnh Long Đồng Khánh. Và khi xây dựng xong, họ bàn giao lại cho ta. Trong khi đào núi làm hầm, chỉ có xe quân sự của họ chở ra, chở vào. Những người của họ kiểm soát hết, mình cũng chỉ biết vậy thôi. Người đứng đầu kế hoạch đấy có tên là Hoàng Á Lệ, một phụ nữ.

    Tôi đi hết đến bất ngờ này đến bất ngờ khác, điểm mấu chốt mà tôi đã tìm ra đấy chính là bà Hoàng Á Lệ, vợ ông phi công Francois lại là một quân nhân của Trung Quốc. Bà này chắc có chức vụ to là đằng khác và là người đã chỉ huy xây dựng con đường hầm này. Hấp dẫn rồi đây! Tôi cũng suy nghĩ có thể bà này chính là người của Hoa Nam Tình báo Trung Quốc ý chứ. Tổ chức này luôn tìm kiến những thông tin bí mật của Việt Nam. Mọi sơ đồ của các triều đại Trung Quốc qua từng thời kỳ, tính bí mật của nó đều được lấy ra nghiên cứu. Nên thảo nào Việt Nam mình cũng mất cơ số những cái quý báu. Tôi bắt đầu thấy căng thẳng. Nhưng tôi đặt ra câu hỏi tại sao cái kế hoạch xây dựng đường hầm cho mình lại lấy tên là Cảnh Long Đồng Khánh? Nó na ná giống cái tên ở Việt Nam nào đấy, nghe quen lắm. Để nghiên cứu sau.

    À đúng rồi, tôi phát hiện ra Cảnh Long Đồng Khánh chính là tên của chùa Dạm ở Bắc Ninh. Chùa này còn có tên chữ là Đại Lãm Thần Quang tự, hay còn gọi là chùa Bà Tấm, chùa Cao, chùa Trăm Gian (vì ngày xưa chùa có 100 gian nhưng không phải chùa Trăm Gian thuộc địa phận Hà Nội. Cũng được gọi là chùa Lãm Sơn, theo tên núi. Chùa dựa vào núi Dạm, nhìn về phía sông Đuống, ngày xưa thuộc xã Lãm Sơn Trung, tổng Lãm Sơn Nam, huyện Quế Dương, nay là xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, là đại danh lam từ thời Lý và là một di tích quan trọng của tỉnh Bắc Ninh ngày nay với lịch sử gần 1.000 năm.

    Theo thư tịch, sử sách như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí thì vào năm Quảng Hựu thứ nhất (1085), Nguyên phinhà Lý Ỷ Lan khi dạo chơi Đại Lãm Sơn có ý định xây chùa. Năm 1086, triều đình nhà Lý ra lệnh xây dựng chùa. Năm sau, 1087, vua Lý Nhân Tông đến thăm ngôi chùa đang xây, mở tiệc, làm thơ "Lãm Sơn dạ yến". Sau mười năm xây dựng, năm 1097 chùa Dạm mới hoàn thành, được vua ban tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh, ban 300 mẫu ruộng tự điền (ruộng thuộc nhà chùa) để chùa có hoa lợi hương khói và bảy gia đình ở mé dưới núi được giao việc chuyên đóng - mở cửa chùa. Năm 1105, lại xây ba tháp đá ở chùa Lãm Sơn.

    Chùa Dạm được xây sau, và đã học hỏi kinh nghiệm từ chùa Phật Tích. Chùa chiếm diện tích trên hai mẫu Bắc Bộ (khoảng 7.200 m2), với bốn cấp cao dần kéo một trục dài 120 m bám theo triền dốc của núi Dạm, chiều rộng mặt nền 70 mét. Các cấp nền chùa đều có xếp đá chống xói lở, chân hơi choãi, chếch khoảng 70 độ và cao 5-6 m, đường xuống mỗi cấp của chùa gồm 25 bậc đá. Đá xếp đều khai thác tại chỗ, đẽo gọt vuông vắn như viên gạch dài rộng chừng 50 cm - 60 cm. Nối các tầng nền với nhau là các bậc thềm lát đá. Trên các tầng nền có gạch ngói thời Lý, hoa văn hình rồng, phượng, sen dây, cúc dây. Những chân cột bằng đá 0,75 m x 0,75 m chạm nổi những cánh sen rất nghệ thuật.

    Lên lớp nền thứ hai có ba lối hẹp hơn, tầng bậc thấp hơn. Lên lớp nền thứ ba và thứ tư đều chỉ có hai lối hẹp. Kè đá ở cấp nền thứ hai là nền chùa chính. Trên đá xây có chạm hoa văn sóng nước, nét hoa văn to nổi khối, do chạm sâu. Trên nền tầng này, ở khoảng giữa ba lối cửa, bên phải chùa có khu đất vuông, cạnh 7 m, cao 2 m, kè đá chạm văn sóng nước thời Lý.

    Trên nền thứ hai khu đất này có dựng một tấm bia trên lưng rùa. Thân bia cao 1,5 m, rộng 1 m. Cả mặt bia đều mòn mờ, chỉ còn đọc được hai chữ "tín thi" to, sâu ở mặt hậu. Diềm bia có hoa văn dây leo có lẽ được khắc sau này, quãng thế kỷ 16. Đối diện với khu đất vuông này qua lối cửa giữa, bên trái cũng có một khu đất nổi, nhưng hình tròn đường kính khoảng 4,5 m, cao 1 m, cũng kè đá chạm hoa văn sóng nước Lý.

    Phần trên khu đất tròn này, dựng một cột đá lớn nguyên khối, không kể phần chôn sâu chìm, tất cả cao gần 5 m. Cấu trúc cột làm hai thớt khối, cũng lấy tượng hình vuông tròn trời đất. Khối gốc như hộp vuông tiết diện, cạnh 1,4 m và 1,6 m. Khối hình trụ đặt ở trên khối vuông, đường kính khoảng 1,3 m. Đoạn dưới phần trụ tròn này chạm nổi đôi rồngphong cách thời Lý đầu vươn cao chầu vào viên ngọc tỏa sáng, thân quấn quanh cột, đuôi ngoắc vào nhau. Hình dáng rồng giống dạng rồng rắn thời Lý với mào bốc lửa, bờmthành búi như cờ đuôi nheo bay lướt, thân tròn lẳn uốn khúc thoăn thoắt, chân chim năm móng. Đôi rồng nổi bật giữa các hoa văn phụ hình hoa dây móc, tinh xảo. Thân rồng to, mập uốn khúc quanh cột. Hai chân phía trước của rồng có móng sắc, nhọn, giơ cao nâng viên ngọc dưới cằm.

    Tìm hiểu về chùa Dạm xong, tôi mới nhớ đến bốn câu thơ mà đã thêu ở cái yếm của bà Hoàng Thị Thế. Nếu để lấy bốn chữ đầu câu thơ sẽ tạo thành Cờ Hậu Yên Thế. Đây có thể là một hình thức chơi chữ chăng? Vậy có thể chỗ cất giữ nằm ở phía sau Yên Thế cũng nên. Câu thơ đầu tiên có thể nói về cuộc đời chinh chiến của Đề Thám, chưa gặp thời. Câu thơ thứ hai có thể nhắc đến những bí mật mà muốn con cháu sau này hiểu được ý nguyện để Đề Thám về vị trí tìm tấm bản đồ đang được cất giữ. Câu thứ ba có thể là nơi nào đó liên quan đến Yên Ngựa hay đại loại như vậy. Còn câu cuối là lời ai oán của cụ Đề Thám? Tôi bắt đầu ghép nối những thông tin mà tôi lượm nhặt.

    Một sự tình cờ đến bất ngờ. Tôi đã tìm ra đáp áp rồi. Nơi cất giữ chính là chùa Dạm hay gọi là Cảnh Long Đồng Khánh. Đúng! Không tự dưng Trung Quốc đặt tên cái kế hoạch của họ là Cảnh Long Đồng Khánh. Nó có thể được lấy ra từ những tài liệu của Cao Biền đã mang về nước. Chính xác rồi. Đấy chính là ở núi Đại Lãm, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, nơi đấy có chùa Dạm. Đúng quá. Quả núi nằm ở phía sau Yên Thế, hình yên ngựa. Đúng là tôi đã tìm ra rồi. Bí mật của Cao Biền nằm ở đây. Chùa Dạm. Bắt đầu tìm kiến thông tin, tôi càng có cơ sở khẳng định cái mình suy luận là đúng.

    Tôi được biết theo truyền thuyết, người phương Bắc đã trấn yểm linh hồn Cao Biền ở quả núi Dạm. Vì muốn xâm lược nước ta, nên tìm cách khiến Cao Biền sống dậy. Họ đã mang 100 nén hương đến nhờ một người dân trong vùng đốt ở núi này. Khi đốt xong nén hương cuối cùng, Cao Biền sẽ sống dậy và nhà Lý sẽ sụp đổ, nước Nam sẽ về tay phương Bắc. Biết ý đồ xấu của họ, nên một người dân ở nơi này đã đốt luôn 100 nén cùng lúc, khiến Cao Biền không sống lại được. Cột đá được dựng lên vừa để tưởng nhớ người dân anh dũng kia, vừa là trấn yểm và là biểu tượng của sự vững bền

    Tôi sướng quá vì đã phát hiện ra điều đấy. Có lẽ mình giải mã được rồi. Vậy bản đồ được cất giữ ở chính chùa Dạm. Một điều tuyệt vời. Lấy độc trị độc. Quá hay! Nơi Cao Biền trấn yểm cũng là nơi phá yểm và cũng là nơi giấu bí mật thì còn gì mà không tuyệt vời hơn bí mật này. Ngay hôm đấy, tôi đi thẳng lên Chùa Dạm. Lên đúng ngôi chùa mà tôi thấy ở những trang tìm kiếm tôi đã đọc. Khi lên đến chùa cũng là lúc 9h tối. Mọi vật xung quanh cũng đã im lặng hết. Quang cảnh ở đấy tĩnh mịch. Cảm giác hơi lành lạnh đến với tôi. Nhưng làm sao tôi biết được nơi cất giữ tấm bản đồ?

    À, còn một chi tiết mà tôi quên không để ý, đấy chính là tờ giấy viết bài thơ đấy được giấu trong 2 cái bát úp. Bát cổ này được chứng minh tồn tại từ thời Lý. Đúng quá! Chùa này cũng được xây từ thời Lý. Bát hình tròn, bốn góc có bốn con cá. Cái tượng chưng cho hình vuông. Tôi bắt đầu hình dung ra sự thật camr thấy mừng thầm. Đây rồi, chỗ cất dấu tấm bản đồ đây rồi. Chính nó được dấu ở dưới chân cột đá. Vì cột đá đấy có đáy hình vuông, trụ tròn. Tương truyền rất thiêng, bao đời nay, hễ ai mà động đến là sét đánh ngay, nên chính vì thế không một ai động đến cột đá đấy cả. Hai cái bát úp hình tròn tượng trưng cho cái trụ đá này

    Tôi sướng quá đến ngay cái trụ đá di tích đó. Đi quanh, tôi nhận thấy dưới chân có một viên đá lát có vẻ không liền. Tôi cúi xuống, ôi, nó giống một cái lẫy, đá mạnh vào thì viên đá ấy tụt xuống tạo ra một cái hốc, tôi mừng thầm cho tay vào lấy ra, một hộp làm bằng gốm màu đen. Tôi cảm thấy như mình đã được sinh ra lần thứ hai vậy. Tôi khẽ mở cái nắp hộp ra. Tất cả những bí mật của tôi đã tìm kiếm bao lâu nay hiện ra trước mắt tôi. Đúng! Đây chính là tấm bản đồ mà Cao Biền để lại, được bà vợ chép lại vào một tấm lụa. Nó được cuộn tròn để trong hộp gốm.

    Tôi thầm cám ơn cụ Đề Thám, cám ơn bà Ba Cẩn, những người đã giữ lại cho Nam một tài liệu quý giá. Một phần về bí mật Cao Biền của tôi kể lại xin tạm dừng ở đây. Những bí mật vẫn còn ở phía trước. Câu chuyện của tôi tiếp theo tôi sẽ tiếp tục kể những gì tôi đã gặp khi tìm hiểu về tấm bản đồ được tôi tìm thấy...
     
    Sửa lần cuối: 19/10/2012
  3. hề chèo

    hề chèo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/10/2012
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    Khi đấy, trên tay tôi là tấm bản đồ mà cụ Đề Thám đã cất giấu. Tôi hồi hộp quá, tim đập mạnh. Nhìn tất cả những cái mà tôi đã tìm được, tôi thầm cám ơn cụ Đề Thám, bà Ba Cẩn, những người đã có công giữ lại những tài liệu quan trọng này. Lúc đấy là gần 21h. Trời cũng đã tối. Tôi vội vàng về Hà Nội kẻo muộn. Vừa lái xe, vừa suy nghĩ không biết sẽ xử lý như thế nào đối với tấm bản đồ mà tôi đã tìm thấy. Hay là giao cho chính quyền? Nhưng mà nói ra thì ai tin mình không? Hay họ lại cho mình là người vẽ ra chuyện này? Tất cả những suy nghĩ của tôi đều bắt đầu hình thành. Cuối cùng tôi quyết định trước khi giao cho những nhà sử học thì tôi sẽ thử tìm hiểu nó xem như thế nào. Biết đâu ở tấm bản đồ đấy có nhiều cái hay mà tôi chưa được biết. Lịch sử không bao giờ quay trở lại. Chỉ có con người dần dần bị lịch sử cuốn đi mà thôi. Nghĩ vậy nên tôi quyết định phải tìm hiểu bí mật này.

    Hôm sau, tôi cẩn thận sao lại một bộ. Phần những chữ Hán được viết trên mặt sau của tấm bản đồ tôi nhờ người bạn tôi làm ở Viện Hán Nôm dịch hộ. Tất nhiên, mình chỉ đưa bản sao photo thôi và tôi cũng không nói cho biết là cái gì. Tôi chỉ nói là muốn để tham khảo một chút. Từ lúc đấy, tôi bắt đầu cuốn hút về những bí mật còn chưa được giải mã ở tấm bản đồ đó. Tôi cũng muốn đưa ra ánh sáng để tất cả mọi người Việt Nam được biết. Lịch sử là văn hóa chứ nó mãi trong bóng tối thì mệt lắm. Hai hôm sau tôi đã có bản dịch ở trong tay. Cầm bản dịch trong tay, tôi đọc hết một lượt thì cũng chỉ thấy những thông tin ghi chép lại của Cao Biền về phong tục, tập quán của những người Giao Chỉ lúc bấy giờ, về những hiện tượng mà trong quá trình làm Tiết độ sứ ở đây, ông ta nhìn thấy. À mà còn tấm bản đồ nữa. Cái này tôi không cho ai xem cả. Tôi tò mò quan sát những hình vẽ trên tấm lụa đấy. Có lẽ bà Lã Thị Nga đã rất cẩn thận khi chép lại. Bà này là tổ nghề lụa mà. Bà ấy đã nghĩ ra và chuyền lại nghề làm lụa ở Vạn Phúc - Hà Đông mà. Cũng có công đấy. Tôi nghĩ vậy và tiếp tục quan sát. Không có gì, ngoài một hình lục giác có 6 cạnh được đánh dấu ở bốn điểm chính giữa. Góc trái của bản đồ là một bà thơ của Cao Biền viết chăng?

    安南送曹別敕歸朝

    雲水蒼茫日欲收,
    野煙深處鷓鴣愁。
    知君萬里朝天去,
    為說征南已五秋。
    Tạm dịch là:
    An Nam tống Tào Biệt Sắc quy triều

    Vân thuỷ thương mang nhật dục thu,
    Dã yên thâm xứ giá cô sầu.
    Tri quân vạn lý triều thiên khứ,
    Vị thuyết chinh nam dĩ ngũ thu.


    Bản dịch tiếng Việt:
    Tiễn Tào Biệt Sắc từ An Nam trở về triều

    Mây nước mênh mang, ngày sắp tàn
    Khói đồng mờ mịt, giá cô than
    Biết anh muôn dặm chầu thiên đế
    Tâu giúp: năm năm tôi phía nam



    Bài thơ này được viết ngay ngắn bên trái trên cùng của tấm bản đồ. Cũng kỳ lạ nhỉ? Tôi tò mò vì những gì mình tự phát hiện ra. Ngoài hình vẽ trên thì không có gì đặc biệt. Bản dịch tôi nhờ dịch hộ có nội dung như sau:

    Giao Chỉ có linh thần rất mạnh. Vì vậy việc trấn yểm Long mạch Giao Chỉ của thần gặp vô cùng khó khăn. Những nơi đấy thường được tụ hội bởi sinh khí của Giao Chỉ, với sức của thần thì thần rất khó hóa giải được. Có bốn nơi mà thần chưa thể hóa giải được được cho là bốn vùng đất linh thiêng, liên quan đến việt phát triển và tồn vong của Giao Chỉ là Tản Viên, Từ Sơn, Côn Sơn, Yên Tử, những nơi tụ hội bởi tất cả những tinh hoa, sinh khí của Giao Chỉ. Nếu chế ngự được bốn nơi đấy, thì thần xin cam đoan rằng Giao Chỉ sẽ về tay của chúng ta.

    1, Tản Viên có sinh khí của Thánh linh. Từ bao đời nay người dân giao chỉ luân tôn thờ họ là Thánh. Nơi đây là nơi mọi sinh khí của Giao chỉ đều hội tụ. Thần đã xem và phát hiện có hai chỗ có thể phá Long Mạch của Giao Chỉ, chính là chân núi Tản, nơi là bãi chông chà, dấu tích của những trận chiến dữ dội giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thời tiền sử. Tuy nhiên tất cả những làn thần làm đều thất bại do thánh Tản Viên đã cho người phá hết. Đến 1000 năm sau, theo quy luật chỗ đấy sẽ có thánh nhân của Giao Chỉ về đấy cư trú mà viên tịch ở đấy.

    2, Khi đắp thành Đại La, thần phát hiện một nơi khí vượng, rất dễ sinh vương, hội tụ nhiều yếu tổ để có thể chống lại nhà Đường. Đấy là con sông Điềm và những ao Phù Chẩn tại Cổ Pháp làng Diên Uẩn. Nhưng việc yểm Long Mạch ở đây sẽ bị giải mã bởi một thiền sư. Khả năng sẽ có thánh nhân xuất hiện sau 100 năm nữa và có thể là một triều đại mới của Giao Chỉ hình thành.

    3, Khi qua dãy Đông Triều, nhìn về phương Bắc, thần trộm nghĩ mảnh đất Giao Chỉ này linh thần, khí vượng, đất đai trù phú, con người bất khuất khó có thể thuần phục. Theo cái nhìn nhận của thần thì dãy Đông Triều là một nơi hội tụ đủ những điều kiện để linh khí Giao Chỉ tồn tại. Nó vừa là nơi che chắn cho Giao Chỉ khi quân ta tấn công lại dễ bề phòng thủ. Nếu phá được thế đất, không cho linh khí hội tụ sẽ giảm bớt sự hưng thịnh của Giao Chỉ. Có điều ở đây đất vượng không kém gì Tây Tạng sinh khí nhà Phật rất lớn. Thần cho khoảng 400 năm sau sẽ có một vị thánh của Giao Chỉ an tọa ở đây mà thành phật. Nếu vậy thần e rằng triều đình ta sẽ không bao giờ có thể lấy Giao Chỉ được. Nơi đấy chính là nơi Vị thánh đấy tịnh lạc, về cõi vĩnh hằng. Vị trí đấy sẽ nhìn về hướng Bắc nước ta nhằm như canh giữa, trấn ải cho Giao Chỉ.

    4, Dãy Kỳ Lân, Ngũ Nhạc - Hải Dương
    Tại dãy Kỳ Lân này có địa thế đắc địa. Phía trước là dãy Yên Tử, nằm cạnh ngã ba con song Kinh Thầy. Vị trí này khí vượng, nơi sinh khí có thể ra một triều đại lớn, là nỗi e sợ của triều đình ta. Tại đây chính dãy Kỳ Lân là nơi chứa đựng sinh khí, long mạch, đất này tụ nghiệp đế vương. Nơi đây chắc chắn sẽ có kỳ tài xuất chúng của Giao Chỉ, có thể điều binh, khiển tướng, văn võ song toàn. Là mối đe dọa của bệ hạ. Như thế đất khó thoát nghiệp chướng. Với những tính toán của thần phải tới 600 năm sau, khí vận này mới phát. Thế đất như vậy có khác chi lăng tẩm ở Tứ Xuyên của các bậc Đế Vương. Đỉnh Kỳ Lân chính là nơi trọng yếu, từ đây có thể bao quát mọt việc, tiến xuôi khi điều binh khiển tướng. Và sẽ có bậc cao nhân của Giao Chỉ phá yểm của thần, Nhưng nếu là bậc đế vương thì Long Mạch hàn được, nếu không là bậc đế vương thì gánh lấy hậu họa sau này.
    Tất cả những nơi đấy, thần đã yểm bằng cách chọn 40 vạn lượng vàng, 40 vạn lượng bạc, 40 vạn lượng đồng. Tất cả đều được chôn sâu ba tấc đất hình bát giác. Sau khi thần về nước, tấu trình hoàng thượng nói lại với người tiếp theo của thần những vị trí trên để có thể tiếp tục nghiệp của thần.

    Đến đây thì tôi đã hiểu phần nào kế hoạch của Cao Biền. Có thể là Cao Biền đã chọn những nơi mà linh thần Giao Chỉ rất mạnh để yểm long mạch. Tất cả các lần làm phép bùa của Cao biền đều thất bại. Vì vậy để có thể yểm được thì Cao biền phải phá được những cái mà người Giao Chỉ tạo ra. Tôi bắt đầu hào hứng với cuộc tìm kiếm này rồi. Nhưng bây giời tôi nên bắt đầu từ đâu cho thuận tiện đây? Thế là cái tên đầu tiên hiện trong suy nghĩ của tôi chính là Ba Vì.


    Cả khu vực Ba Vì này rộng lớn là vậy, cây cối bạt ngàn, đền thờ miếu mạo rất nhiều. Quanh khu vực núi đếm ra cũng gần đến 100 ngôi đền, chùa… Vậy bây giờ tôi biết tìm ở đâu? Qua những suy luận đấy thì việc Cao Biền yểm Long mạch ở núi Tản Viên, Ba Vì là có thật. Nhưng những việc Cao Biền làm đều thất bại. Vậy thì chỗ thất bại đấy có thể nằm ở đâu đây quanh núi. Tôi bắt đầu thấy hấp dẫn rồi. Tìm được kho báu này có lẽ tôi sẽ giàu to. Tự nhủ thế cho vui chứ tôi nếu tìm được thì cũng bàn giao ngay cho chính quyền thôi. Thật buồn cười! Tôi nghĩ vậy. Tìm kiếm chỗ Cao Biền yểm Long Mạch thành ra tôi lại đi tìm kiếm kho báu thế này.

    Bia ghi địa danh Đá Chông, K9 ở Ba VìTheo cách miêu tả của Cao Biền chỗ đó là: Chính là chân núi Tản, nơi là bãi chông chà, dấu tích của những trận chiến dữ dội giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thời tiền sử. Vậy tôi có thể kết luận vị trí đấy có thể là Đá Chông. Đúng rồi! Theo sự tích thì Đá Chông được hình thành từ bãi chông chà và là nơi Sơn Tinh, Thủy Tinh giao chiến. Đá Chông! Tôi có thể khẳng định theo suy đoán của mình. Nhưng địa danh Đá Chông thì theo tôi được biết là khu An toàn khu (ATK), nơi Bác Hồ đã làm việc ở đấy và trước khi Bác mất 03 tháng là Bác nằm ở đây. Hiện tại, Bộ tư lệnh lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh đang quản lý mà.

    Nói về Đá Chông, theo tôi được biết thì từ cổ xưa, các địa danh Đá Chông nằm trong dãy núi Ba Vì (hay còn gọi là Tản Viên), có diện tích 234 ha nằm trên quả đồi lớn gọi là U Rồng, giáp địa giới hành chính của ba xã Minh Quang, Ba Trại, Thuần Mỹ và huyện Ba Vì , tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội. Xưa kia, đây là khu đồi thông yên tĩnh, xen kẽ với các loài cây gỗ lớn, lá rộng, tạo thành khu rừng nguyên sinh đầy sức quyến rũ. Trên đồi có những tảng đá đứng lô nhô, sắc nhọn như những mũi chông lớn nên gọi là Đá Chông. Truyền thuyết kể lại rằng đây là bãi chông chà, dấu tích của những trận chiến dữ dội giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thời tiền sử. Địa danh này có một đặc điểm rất kỳ lạ là Sông Đà qua Lai Châu về Hòa Bình chảy xuôi qua đằng Khê Thượng, đến đây đột ngột chuyển dòng ngược về hướng Bắc, tạo thành một khúc gầy, đến ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì) gặp sông Hồng, sông Thao để rồi cùng chầu về Đền Hùng, đất Tổ. Ba Vì là một trong những ngọn núi cổ của nước ta và là ngọn núi của tâm linh, nơi ngự trị muôn đời của Đức Thánh Tản Viên – Sơn Tinh, vị thần tối linh trong “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

    Truyền thuyết kể rằng núi Ba Vì do Sơn Tinh dùng sách ước nâng núi lên cao, ngăn nước lũ chiến thắng giặc Thủy Tinh. Vùng núi Ba Vì với nhiều tên đất tên làng, tên vạt đồi, khe suối, đồng nội, đầm hồ, bờ bãi, đình đền, miếu mạo… còn in đậm trong sự tích và chuyện kể dân gian của xứ Đoài gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh. Những giai thoại dân gian về cuộc giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh, chứng tỏ tổ tiên ta đã bắt đầu cuộc trị thủy mở mang bờ cõi từ hạ lưu sông Đà, sông Tích để tạo ra một vùng núi Ba Vì trù phú như ngày nay. Núi Ba Vì như một đầu rồng hùng mạnh, còn thân rồng chạy suốt tới phương Nam (dãy Trường Sơn).

    Ngoài ra tôi cũng nghe nói thời Bắc thuộc, để nước Nam không thể “phát vương”, vua đời Đường đã cử Cao Biền, vị tướng kiêm phù thủy dùng pháp thuật đào trăm giếng quanh chân núi Ba Vì để trấn yểm, triệt long mạch nước ta. Nhưng giếng nào cũng vậy, cứ đào gần xong thì lại bị sập. Và cuối cùng Cao Biền đành phải bỏ cuộc ở đây. Đến đây tôi bắt đầu thấy có lý về học thuyết của Cao Biền. Vậy là có mối liên hệ với Cao Biền rồi. Nhưng ở đâu trên Đá Chông bây giờ? Khu vực Đá Chông rộng thế cơ mà?

    Cứ đến thử Đá Chông đã rồi tính sau. Nghĩ vậy nên tôi sắp xếp thời gian để lên Đá Chông. Trước khi tôi đi, tôi có qua nhà bác Hòa để nhờ bác cung cấp cho ít thông tin về địa danh này và được bác cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích. Bác ấy nói:

    - Năm 1957, trong một lần Bác Hồ cùng các đồng chí quân uỷ Trung ương đi kiểm tra diễn tập của Sư đoàn 308, khi dừng chân tại địa điểm này, bác thấy phong cảnh ở đây sơn thủy, hữu tình, khí hậu ôn hòa mát mẻ. Phía đông có dãy núi Tản Viên, có sông Đà liền kề. Phía tây có dãy núi Thiết Sơn (Lưỡi hái), thế đất có dáng hình “phong thuỷ" lại lợi nhiều về mặt quân sự, Bác đã quyết định chọn vị trí này là “Khu căn cứ địa" để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước lâu dài. Thể theo nguyện vọng của Bác, ngôi nhà sàn do chính Bác sửa thiết kế và cắm hương đã được khởi công xây dựng tháng 5 năm 1958 và hoàn thành tháng 3 năm 1960.

    Nhà Bác nhìn về hướng Nam, phía trước có hòn non bộ "thiên tạo", có nhiều cây cổ thụ xung quanh nên rất mát mẻ. Tiếp đến là các nhà làm việc của Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ được lần lượt xây dựng. Địa danh Đá Chông còn có tên khác là K9, K84 (địa danh mật) do Bộ Chính trị và Ban Bí thư quy định. Gần 9 năm làm việc ở đây (1960 - 1969) Bác đã tiếp hai người khách nước ngoài, đó là anh hùng phi công vũ trụ Giéc man Titốp (Liên xô) Và phu nhân của Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Chu Ân Lai là bà Đặng Dĩnh Siêu. Hai người khách này đã trồng lưu niệm hai cây Vàng Anh trước ngôi nhà làm việc của Bác. Ngày nay, hai cây Vàng Anh vẫn tỏa cành xanh biếc như để lại dấu ấn mối tình hữu nghị của hai dân tộc Trung – Xô với Việt Nam đời đời bền vững.

    Năm 1969 Bác Hồ qua đời, khu Đá Chông lại được chọn là nơi giữ gìn thi hài của Bác những năm kháng chiến chống Mỹ (Từ ngày 23/12/1969 đến ngày18/7/1975). Còn tại sao Bác chọn Đá Chông làm nơi Bác bảo là cũng có lý do của nó đấy là vào năm 1949, cuộc chiến tranh Việt – Pháp đang thời kỳ khốc liệt, chúng ta chuẩn bị bước vào thời kỳ phản công. Một lần Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy: “ Cụ đi nhiều nơi thế, có thấy chỗ nào độ 50 mẫu đất tốt và cảnh đẹp không…” và nhà văn hóa cho biết: “Gần đây, sau núi Tản bên sông Đà, cảnh đẹp tuyệt trần…”. Hòa bình lập lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm đến nơi đây và thành lập ra khu K9, Đá Chông. Có lần, Bộ Chính trị cũng đã đề nghị Bác là nên chuyển thủ đô Kháng chiến về Vĩnh Phúc nhưng Bác đã gạt đi và nói: Nếu các chú muốn chuyển thì cứ chuyển, Bác không đi đâu cả, chỉ ở đây. Thế là việc đấy đành bỏ dở. Chứng tỏ Bác là người biết rất rõ giá trị của khu vực núi tản Viên này. Người đã trở về với vùng đất linh thiêng núi Tản Viên và không quên dặn dò các chiến sĩ bảo vệ không được chặt cây, giữ nguyên các khối trụ đá quần tụ và rải sỏi trên đường đi để sớm phát hiện, không để kẻ xấu, bọn tà đạo vào phá hoại.

    Tôi nghe đến đây mới thấy hết cái tầm nhận thức vĩ đại của Bác Hồ về non song lịch sử Việt Nam, về những nơi địa linh nhân kiệt của đất nước mình. Mỗi triều đại, mỗi thời kỳ thì việc bảo tồn những nơi quý giá như thế này cũng góp phần cho con cháu chúng ta ngày sau được hiểu về nguồn gốc lịch sử củ đất nước, để nhận thức mình cần làm gì, sống như thế nào cho xứng đáng với những gì cha ông ta đã tạo dựng, chứ không để những người làm hoen ố đi những giá trị lịch sử, phá hỏng những cái thành quả mà biết bao xương máu của những anh hùng đã ngã xuống. Tôi ngồi nghe bác nói cũng cảm thấy mình cần phải biết thêm về lịch sử mình, về những gì Việt Nam đã phải trải qua trong hơn 4000 dựng nước.

    Đúng thật, có lẽ chỉ có những con người đã cầm cây súng, đã vào sinh ra tử, đã đi qua hai cuộc chiến tranh, giữ trọn độc lập mới thấy giá trị của sự tự do, giá trị của tinh thần dân tộc Việt Nam. Còn tôi hay các cụ thế hệ con cháu cũng chỉ nghe qua câu chuyện, sách báo, đã có ai từng chứng kiến đâu. Còn những kẻ miệng ngoài chỉ biết khoe mẽ, nhưng tham nhũng, tham ô, lũng đoạn đất nước, lợi dụng chức vụ, lợi dụng lòng tin tưởng của nhân dân để mưu lợi cá nhân thì thực sự họ nghĩ gì khi đến một ngày nào đó họ cũng trở về cát bụi để gặp lại tiên tổ. Họ có nghĩ khi mất đi rồi, người đời nhìn họ như thế nào. Tôi mới thấy thấm thía câu nó của bác bảo tôi:

    Giá trị của con người không phải họ là ai, làm gì, ở cương vị nào mà giá trị ở chỗ họ đã làm gì cho lịch sử dân tộc, điều đó quan trọng hơn. Nói đến đây, bác lặng lẽ quay đi. Có lẽ tôi hiểu, bác đã từng là người lính, một người đã hy sinh một bên chân khi tham gia trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968. Bác đứng dậy nhìn ra cửa sổ nhìn về phía xa, trầm ngâm không nói. Cái chân giả làm cái dáng bác khập khễnh. Nhưng cái chân đó với tôi nó còn quý hơn những cái chân lành lặnh mà không biết tìm chỗ đứng của mình trong xã hội. Tôi cảm thấy có cái gì nghẹn ở cổ họng. Rồi những dọt nước mắt tứ từ từ…. Tôi tự nhủ với lòng mình, hãy cố gắng tìm lại những gì lịch sử đã có, đã mất, đã thất lạc cho dù chỉ để chứng minh với riêng mình cũng được. Tôi cám ơn bác và ra về.

    Sau cuộc nói chuyện đấy, tôi càng quyết tâm để tìm hiểu về những bí mật tôi đang có. Sáng hôm sau, tôi lên Đá Chông. Đến nơi, tôi đi tham quan mọi di tích ở đó, thấy hiểu hơn về những gì Bác Hồ đã từng ở. Nhưng bãi yểm Long Mạch của Cao Biền ở đâu? Tôi vẫn mày mò tìm kiếm. Ngồi nghỉ ở khu vực K9, tôi thấy cũng nhiều đoàn khách tham qua chỗ này. Cả dãy Tản Viên rộng bao la bát ngát thế này thì làm sao phát hiện được ở chỗ nào.

    Tôi đành ngồi tạm ở một chỗ giải khát để uống nước. Suy nghĩ trong đầu tôi bây giờ là cố gắng tìm bằng được nơi Cao Biền đã cho yểm long mạch ở dãy Tản Viên này. Miên man một lúc, tôi có hỏi bà bán nước ở gần đấy. Chính những nơi này, cái tinh thần học hỏi, những chi tiết lịch sử hay người Việt Nam mình gọi bằng một cái tên là văn hóa dân gian truyền miệng. Đúng! Cái văn hóa đó đã góp lên bao nhiêu những cao dao, tục ngữ hay cho văn học Việt Nam. Chắc biết tôi đến lần đầu nên bà cụ đon đả mời tôi nước. Ngồi uống, tôi bắt chuyện làm quen và có hỏi bà ấy, ở đây có những nơi nào mà từ ngày xưa các cụ nhà ta gọi là linh thiêng nhất và huyền bí nhất không?

    Cụ già cười và đáp:
    - Ở đây, ai cũng biết hết những chi tiết, giai thoại lịch sử về thần Tản Viên, Sơn Tinh - Thủy Tinh. Họ truyền tai nhau về những giai thoại khi còn là đứa trẻ. Nào thì chuyện quanh núi Ba Vì nhiều tên đất, tên làng, tên vạt đồi đồng nội, tên dòng sông, khe suối, địa danh, địa hình, địa vật, đầm hồ, bờ bãi, đình, đền, miếu mạo và những con người còn in đậm trong sự tích và chuyện kể dân gian xứ Đoài gắn liền với truyền thống Sơn Tinh. Nào thì chuyện những quả đồi Mòm, dẫy gò Choi thuộc vùng Tòng Lệnh, ở phía Bắc núi Ba Vì; những trái núi ở vùng Sụ Đá, La Phù và Thạch Khoán; những hòn núi Chẹ và dãy nũi đá Chèm ở phía Tây thuộc mạn Sông Đà; những dãy đồi Máng Sòng, Đồi Giếng ở phía Đông núi Ba Vì là những chiến tích của Sơn Tinh, ngày đêm gánh đất để lập thành phòng tuyến chống lại Thủy Tinh. Về sự tích” Đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt”. Chuyện xưa kể lại rằng đồi Vai cao nhất ở xã Kim Sơn là tảng đá rơi vì sọt thủng, còn dãy đồi Đùm san sát kéo dài ở xã Xuân Sơn là do đứt quang, đất đổ ra nhiều trên dọc con đường Sơn Tinh gánh đất. Chuyện cắm chông chà ở bãi Đá Chông, thả rong rào, chăng lưới ở vùng suối Cái, cho quân gieo hạt mây thành rừng quanh núi U bò, ném lạt tre tạo thành lũy tre dày ở vùng ngòi lặt, lao gỗ đá từ trên núi xuống tạo thành mười sáu ngả ở vùng Đầm Đượng v.v… là những phương kế của Sơn Tinh.

    Tôi nghe mà lòng thấy vui vui. Giá như trong những bài học lịch sử, giá như những cô cậu học trò mà bị điểm không về lịch sử như báo chí đã nói sẽ nghĩ gì khi họ đến đây. Ngượng thay cho những người Việt Nam lớn lên mà không biết sử Việt Nam. Tôi hỏi tiếp:
    - Thế cụ có nghe nói ngày xưa tướng Cao Biền yểm Long Mạch của nước Việt mình ở đây không?
    Cụ cười và đáp:
    - Nhiều lắm, nhưng đến bây giờ thì có những cái nó thật thật hư hư, không ai biết được đâu.

    Tôi vừa ngồi vừa suy nghĩ. Bây giờ ở đây thì biết ở chỗ nào nhỉ? Nếu theo Cao Biền nhận xét thì chỗ đã chính là nơi có vị thánh Giao Chỉ sẽ viên tịch. Vậy thì chỉ có thể là nơi Bác Hồ đã làm việc và chữa bệnh ở đấy. Chính xác rồi! Vậy có thể khẳng định chỗ Bác Hồ chọn nơi để làm nơi làm việc trong những năm kháng chiến là chỗ Cao Biền yểm Long Mạch. Nếu việc yểm Long Mạch mà thất bại, thì chỗ đấy là nơi vượng khí. Đúng. Khu bãi yểm Long Mạch chính là Đá Chông. Thế là tôi có thể xách định được một nơi mà Cao Biền đã yểm Long Mạch nước ta nhưng thất bại chính là địa danh Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội. Tôi vui mừng vì đã giải mã được một nơi. Sau đó tôi về nhà và định bụng sẽ bắt đầu tiếp theo là Từ Sơn, Bắc Ninh.

    Có lẽ địa danh này ở gần Hà Nội nhất. Mà đúng thôi, đất Bắc Ninh là cái nôi của triều đại Lý mà. Hàng ngàn câu chuyện, di tích lịch sử trên đất Bắc Ninh này. Nhưng với những gì Cao Biền viết thì mình phải tự tìm hiểu xem là ở chỗ nào đã. Theo những gì Cao Biền để lại thì việc Cao Biền trấn yểm ở Bắc Ninh thì nhiều vô kể và có nhiều giai thoại kể lại, mỗi một giai thoại có những tình tiết khác nhau. Khi Cao Biền phát hiện ra đất Bắc Ninh sẽ phát Vương, khí vượng nên đã yểm hết những vị trí mà Cao Biền nghiên cứu nhằm giảm sinh khí long mạch của Giao Chỉ. Vậy thì có lẽ địa điểm này sẽ đơn giản hơn cho việc tìm kiếm rồi.

    Tìm hiểu từ nhiều nguồn thông tin tôi được biết địa điểm đấy bây giờ làm gì còn con sông Điềm nữa. Trong quá trình tìm kiếm các pho sử Việt Nam thì tại Thiền uyển tập anh có một chi tiết làm tôi nghi ngờ: Theo sách Thiền uyển tập anh, cây gạo do thiền sư Đinh La Qúy trồng ở chùa Châu Minh, làng Diên Uẩn thuộc hương Cổ Pháp (Bắc Ninh ngày nay) vào năm 936 thời Tiết độ sứ Dương Đình Nghệ
    Nguyên do việc trồng cây gạo, theo lời sư Đinh La Quý trước khi mất (năm 936), vì vào giữa thế kỷ thứ 9, Biền đắp thành Tô Lịch, biết đất Cổ Pháp có khí tượng đế vương, nên đã đào đứt con sông Điềm và những ao Phù Chẩn đến 19 chỗ để trấn yểm. Sư Đinh La Quý đã khuyên Khúc Lãm lấp lại như xưa. Đồng thời, ông có trồng một cây gạo tại chùa Châu Minh, làng Diên Uẩn - tức là làng Dương Lôi sau này - để trấn chỗ bị đứt. Theo lời thiền sư Đinh La Quý, việc trồng cây gạo của ông nhằm khôi phục lại long mạch bị Cao Biền phá gãy, ngoài mục đích sinh ra chân mạng đế vương, chấn hưng đất nước còn vì bậc đế vương đó có thể phò dựng Chính pháp làm hưng thịnh Phật giáo

    À, vậy thì có khả năng tại chỗ trồng cây gạo, nơi mà thiền sư Đinh La Quý đã hóa giải. Tôi xuống luôn Bắc Ninh. Qua nhiều thông tin của người dân đang sống ở đấy tôi được biết; Cây gạo làng Diên Uẩn (hay làng Dương Lôi, Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam) được xem là sinh vật gắn liền với một số sự kiện lịch sử Việt Nam thế kỷ 10, thế kỷ 11 và tồn tại hơn 1000 năm tuổi. Năm 1009, sau 73 năm tồn tại, cây gạo làng Diên Uẩn bị sét đánh nhưng không chết. Theo ghi chép của sử sách (Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án, Khâm định Việt sử thông giám cương mục), tại chỗ sét đánh trên thân cây có bài thơ sấm mà có ý kiến cho rằng tác giả chính là sư Vạn Hạnh. Bài thơ được giải mã mang nội dung tiên đoán việc nhà Lý nối nghiệp nhà Tiền Lê, cũng như tên các triều đại kế tục tiếp theo trong lịch sử Việt Nam như nhà Trần, nhà Hậu Lê, nhà Mạc, chúa Trịnh. Vì sự kiện cây gạo bị sét đánh, làng Diên Uẩn còn được mang tên là làng Dương Lôi hay Đình Sấm. Làng Diên Uẩn chính là nơi sinh ra Lý Công Uẩn. Không lâu sau khi bài thơ sấm xuất hiện, Lý Công Uẩn lên ngôi vua thay thế nhà Tiền Lê, tức là vua Lý Thái Tổ. Cây gạo làng Diên Uẩn tồn tại suốt chiều dài lịch sử cho tới thế kỷ 20. Năm 1966, trong một trận bão lớn đổ bộ vào miền Bắc Việt Nam, cây gạo già yếu quá bị đổ. Tính từ khi được sư Đinh La Quý trồng tới khi chết, cây gạo tồn tại 1030 năm. Tại chỗ cây gạo xưa, người ta trồng vào một cây đa. Cây có 8 cành, tượng trưng cho 8 vị vua đời Lý.

    Nếu theo lịch sử ghi lại thì Lý Thái Tổ húy là Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng Hai năm Giáp Tuất (tức 8 tháng 5 năm Mậu Thìn âm lịch, 6 tháng 6 năm 974 dương lịch), là người ở hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay ở xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đền thờ) . Mẹ là người họ Phạm. Khi lên 3 tuổi, mẹ ông đem ông cho sư Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến 7 tuổi, ông được cha nuôi gửi cho một người bạn là thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh dạy dỗ. Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, ông vào kinh đô Hoa Lư làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền Chỉ huy sứ. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Vậy thì đúng như những gì Cao Biền dự tính hơn 100 năm sau sẽ có thánh nhân đưuợc sinh ra ỏ đây mà chính là vua Lý Công Uẩn. Cũng như những gì còn hiện hữu, dưới gốc cây đa chính là vị trí thứ 2 trong việc trấn yểm Long Mạch Giao Chỉ của Cao Biền.

    Xong được 2 vị trí giải mã, tôi bắt đầu nghiên cứ vị trí thứ 3. Nên bắt đầu từ đâu đây Côn Sơn hay Yên Tử. Có lẽ tôi sẽ về Yên Tử trước, đất của Phật. Tôi nghĩ vậy. Còn Côn Sơn sẽ đến sau cùng, không đi đâu mà vội vì Côn Sơn tôi cũng đã đến khi tìm hiểu về bà Hoàng Á Lệ rồi, nên chọn đến sau cùng cho có nhiều thời gian tìm hiểu hơn. Ngày hôm sau tôi lên Yên Tử. Nhưng tại sao Cao Biền lại chọn Yên Tử là chỗ có Long Mạch?

    Núi Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn. Theo Đại Nam nhất thống chí, bộ quốc sử thời Nguyễn, Yên Tử là “Tổ sơn” của toàn bộ khu vực núi non vùng Hải Đông (tức toàn bộ phía Đông đồng bằng châu thổ Bắc Bộ thời Trần, trong đó có Hải Dương, Quảng Ninh ngày nay) và vùng Đông Triều thuộc khu vực sườn nam dãy núi Yên Tử là nơi phát tích của nhà Trần, không phải là vùng Tức Mặc-Long Hưng-Thiên Trường.

    Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng “nhà Trần là dân đánh cá, vốn là người Đãn, một cư dân sống dọc theo biển từ Phúc Kiến trở xuống, di cư đến Việt Nam và trở thành một thế lực vào lúc Lý mạt”. Đông Triều có thể là nơi định cư đầu tiên của nhà Trần sau cuộc di cư về Nam ấy. Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Trước kia tổ tiên vua (Trần Cảnh – Trần Thái Tông) là người đất Mân”. An Nam chí lược của phản thần Lê Tắc là một trong số những bộ sử được coi là sớm nhất ở nước ta còn lại đến ngày nay ghi chép khá rõ về Yên Tử: “Núi Yên Tử gọi là Yên Sơn hoặc Tượng Sơn, bề cao lên quá tầng mây. Đầu niên hiệu Hoàng Hựu, nhà Tống (1049-1053), triều đình lại ban tên Tử Y Đông Uyên. Đại sư là Lý Tự Thông có dâng lên vua hải nhạc danh sơn đồ và vịnh thơ tán:

    Phúc Địa thứ tư tại Giao Châu là Yên Tử sơn.
    Tân kỳ chóp núi nêu vài nụ,
    Yểu điệu hình khe trổ một ngành.
    Tiên cỡi loan qua ngồi cảnh Tịnh,
    Người xem rồng xuống giỡn đầm xanh”.

    Như vậy, Yên Tử là phúc địa thứ tư trong bốn vùng đất được coi là “phúc địa của Giao Châu”. “Đã có một loại quy hoạch tâm linh” nào đó ít nhất tồn tại dưới thời Lý, thời Trần về bốn ngọn núi ở Bắc Bộ. Không phải vô cớ khi chính Trần Nhân Tông lại chọn Yên Tử làm nơi tu tập của mình, bởi vì Ngài không thể không biết đó là phúc địa (đất phúc). Đại Nam nhất thống chí viết: “Núi Yên Tử ở cách huyện Đông Triều 35 dặm về phía đông bắc, có tên nữa là Tượng sơn… Năm Tự Đức thứ 3 liệt vào hàng danh sơn, chép trong điển thờ. Xét: núi này các vua triều Trần cho là đất danh thắng nên dùng làm chỗ tham thiền…”. Cho nên, việc Điều ngự Giác hoàng không tìm về nơi khác mà lại chọn Yên Tử làm nơi tu hành không phải là vô căn. Thứ ba, Yên Tử có đủ những điều kiện để giúp cho những bậc tu hành đắc đạo, không kém gì xứ sở Phật-đà-già-la (NairanJana) của đức Phật Thích-ca. Đức Phật Tổ Thích-ca-mâu-ni đắc đạo thành Phật là nhờ vào phép tu thiền định dưới gốc cây Bồ-đề. Vua Trần cũng tu thiền, lấy pháp tu thiền để đạt đạo. Người tu theo pháp môn thiền định rất cần tới một nơi yên tĩnh, thanh tịnh để ngồi thiền. Núi rừng Yên Tử cách biệt với phàm trần là một nơi lý tưởng để tu thiền.

    Không bàn tới yếu tố tĩnh mịch, linh thiêng hay yếu tố phong thủy của núi này mà xét tới tính khoa học của vấn đề, các nhà nghiên cứu cho rằng: những quả núi lâu đời như Yên Tử, Hy Mã Lạp Sơn (Tây Tạng) Phú Sỹ (Nhật Bản)… đều có lực từ trường khá lớn. Những luồng điện này sẽ làm tăng thêm lực cho dòng lưu nhân điện trong thân thể những người ngồi thiền nơi núi đó. Đức Phật Thích-ca-mâu-ni đã từng nhập định và thành đạo dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, cạnh núi Tượng Đầu. Sau khi đắc đạo, Ngài vẫn thường cùng với các đệ tử ngồi thiền định trên non Linh Thứ. Người ngồi thiền mặt quay về hướng nam, lưng xây về hướng bắc là tốt nhất. khi ngồi, tư thế lưng phải thật thẳng đứng để cho cho luồng hỏa hầu của cơ thể lưu chuyển dễ dàng trong cột sống. Muốn vậy, người ta phải kê gối ngồi thiền (bồ đoàn) hay tận dụng mặt bằng có độ dốc hơn nghiêng về phía trước.

    Vị trí ngồi thiền phải ở nơi thanh tịnh, thoáng khí trong lành, môi trường ô nhiễm sẽ làm cho khí prana trong cơ thể (được tạo ra trong khi tọa thiền) sẽ không được tinh khiết, bất lợi cho việc tạo luồng hỏa hầu trong cơ thể. Vạt núi sườn nam của Yên Tử hợp cách rất tự nhiên giúp cho người tu thiền có được các điều kiện ngoại cảnh đó. Núi rừng Yên Tử đã từng được coi là núi Linh Thứu bên Tây Trúc qua áng thơ của đệ tam tổ Huyền Quang:

    Tây Trúc đường vào
    Nam Châu có mấy.
    Non Linh Thứu ai đem về đây,
    Cảnh Phi Lai mặt đà thấy đáy.
    Vào chung cõi thánh thênh thênh,
    Thoát rẽ lòng phàm phây phấy

    Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng ThiềnTrúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258-1308). Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương (, 1284-1330), vị tổ thứ hai của dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như Chùa Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa còn.

    Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi, tôi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sông Bạch Đằng. Yên Tử đúng là đất Tứ Linh của Giao Chỉ. Đúng là nơi mà Cao Biền đã phát hiện ra. Nếu nói về Yên Tử thì đúng là nhiều vô kể. Có lẽ ở đây sẽ là nơi mà khó khăn nhất trong việc tìm kiến đây. Cao Biền định sẽ yểm ở đâu? Ở đâu là Long Mạch? Tôi cũng có chút tò mò rồi. Nếu theo những cái mà Cao Biền nói về Yên Tử thì đấy là nơi có vị thánh của Giao Chỉ viên tịch mà thành phật. Khó nhỉ? Theo các dữ liệu sử sách ghi lại thì có một nơi mà khả năng là tương ứng với những gì Cao Biền đoán đấy chính là Am Ngọa Vân.

    Am Ngoạ Vân (hay Chùa Ngoạ Vân) nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều, Quảng Ninh. Chùa nằm ở sườn Nam của ngọn núi cao thuộc dãy núi Yên Tử, núi có tên chữ là Bảo Đài Sơn hay núi Vảy Rồng hoặc Vây Rồng như cách gọi của nhân dân địa phương ngày nay. Chùa nằm ở độ cao khoảng 600m so với mặt nước biển. Theo ghi chép của các nguồn sử liệu thì: Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép “Mùa đông tháng 11, …ngày mồng 3 thượng hoàng (Trần Nhân Tông - TG) băng ở Am Ngoạ Vân Núi Yên Tử” , như vậy việc Trần Nhân Tông mất tại Ngoạ Vân Am là việc có thể khẳng định và được chính sử ghi chép rõ ràng. Sách Tam tổ thực lục ghi chép kỹ hơn “Ngày 18 ngài lại đi bộ đến chùa Tú Lâm ở ngọn núi Kỳ Đặc, Ngài thấy rức đầu. Ngài gọi hai vị tì kheo là Tử Danh và Hoàn Trung lại bảo: ta muốn lên núi Ngoạ Vân mà chân không thể đi được thì phải làm thế nào? Hai vị tỳ kheo bạch rằng hai đệ tử chúng tôi có thể đỡ đại đức lên được, khi lên đến núi ngài cảm ơn hai vị tỷ kheo và bảo các ngươi xuống núi tu hành, đừng lấy sự sinh tử làm nhàm sự. Ngày 19 ngài sai thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu ở núi Yên Tử giục Bảo Sát đến ngay núi Ngoạ Vân….. Ngày 21, Bảo Sát đến núi Ngoạ Vân, Ngài thấy Bảo Sát đến mỉm cười nói rằng ta sắp đi đây, sao ngươi đến muộn thế?” Văn bia Trùng tu Ngoạ Vân tự năm Đinh Hợi niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 3 (1707) hiện còn lưu giữ tại chùa có đoạn “Nay thấy chùa Ngoạ Vân, xã An Sinh, huyện Đông Triều , phủ Kinh Môn, đạo Hải Dương thực là nơi cổ tích danh lam”

    Như vậy, qua những ghi chép trên cho ta biết rõ hai điều, thư nhất khẳng định Ngoạ Vân là nơi đức Trần Nhân Tông hoá, thứ hai vị trí của chùa Ngoạ Vân vốn xưa thuộc xã An Sinh, trong khi đó khu vực Yên Tử ngày nay thì chưa bao giờ thuộc về xã An Sinh cả. Trên thực tế, hiện nay quần thể di tích Ngoạ Vân thuộc địa bàn hành chính của 2 xã Bình Khê và An Sinh. Kết hợp với những gì Cao Biền nói thì có thể khẳng định Am Tọa Vân là nơi Cao Biền yểm Long Mạch nhưng đã thất bại. Và hính nơi này, để hóa giải yểm củ Cao Biền mà đức thánh Trần Nhân Tông viên tịch tại đây, để người dân sao này lập thành Am thờ ngài nhằm hóa giải những yểm của Cao Biền.

    Và phần cuối cùng là Côn Sơn. Nếu để nói Về Côn Sơn thì có nhiều sách vở nói. Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề, là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm vào thời Trần (Côn Sơn-Yên Tử-Quỳnh Lâm); Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn-Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng và núi Rùa (phía tây bắc), tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hóa đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn-Kiếp Bạc-Phượng Hoàng với sông núi huyện Chí Linh.

    Tại đây, hội nước bốn dòng sông từ thượng nguồn dồn về, chảy vào sông Thái Bình và sông Kinh Thầy, mang phù sa màu mỡ tốt tươi về xuôi bồi đắp. Bốn dòng sông ấy, ngoài các tên quen thuộc, đều có thêm một tên Hán tự có chữ "đức" đứng sau như sông Đuống (Thiên Đức), sông Cầu tức sông Như Nguyệt (Nguyệt Đức), sông Thương (Minh Đức), Sông Lục Nam (Nhật Đức); dòng chính về xuôi thì có tên là sông Thái Bình. Vì người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ mang thái bình tức là mang yên ổn thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân.

    Ở Kiếp Bạc có đường thủy, đường bộ rất thuận tiện. Từ Kiếp Bạc có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, "quyết chiến điểm" mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh
    Đúng thật Cao Biền quả là có con mắt và cái nhìn tinh tế của một nhà địa lý. Với những suy đóan như vậy thì em có thể khẳng định một điều, khả năng Nguyễn Trãi là phù hợp với những tiên đoán của Cao Biền.

    Vậy thì đâu sẽ là nơi yểm Long Mạch của Cao Biền? Xét về mặt logic, nếu ở dãy Côn Sơn thì tại đỉnh Côn Sơn như miêu tả của Cao Biền có thể là nơi mà Cao Biền có nhắc đến. Đỉnh Kỳ Lân chính là dãy Côn Sơn. Trên đỉnh có bàn thờ đá hình bát giác. Tương truyền Nguyễn Trãi Tại Bàn Cờ Tiên trên đỉnh núi Côn Sơn, nơi đây ngày xưa có một am nhỏ hình chữ Công (I), tám mái chảy, có lan can xung quanh. Am này có tên là Am Bạch Vân.

    Sau những năm tham gia triều chính, Nguyễn Trãi lui về Côn Sơn và sống cuộc dời ẩn dật và cho làm bàn cờ tiên để tọa thiền nghe thời chính sự. Bàn cờ tiên được làm chính đỉnh núi. Có thể nơi Cao Biền trấn yểm là đây chăng? Có thể Nguyễn Trãi đã biết và cho phá thế yểm của Cao Biền? Để như lời tiên đoán của Cao Biền là có nhân tài kiệt xuất 600 năm mới phát. Đúng! Có thể lắm chứ! Và chính Nguyễn Trãi đã phá thế trận yểm này. Hoàn toàn có cơ sở. Cũng chính vì vậy mà mấy năm sau Nguyễn Trãi dính họa án Lệ Chi Viên.

    Ngày mai tôi sẽ lên Côn Sơn. Sáng hôm sau tôi bắt đầu đi. Đến Côn Sơn lần này là lần thứ 3. Kể ra cũng kỳ lạ thật đối với tôi. Có lẽ tôi có duyên với mảnh đất này. Leo 600 bậc, tôi đến đỉnh. Hôm nay đi là ngày thường nên hầu như không có ai đến vãn cảnh. Phong cảnh ở đây đẹp tuyệt vời. Đúng thật với những con người như Nguyễn Trãi thì đây chính là nơi nghĩ mưu đồ chính sự hay nhất, gần gũi với thiên nhiên. Tôi đi đến cái bàn cờ. Gọi là bàn cờ tiên vì ở đỉnh Côn Sơn là một khu đất bằng phẳng, tại đây có một phiến đá khá rộng, tục gọi là Bàn Cờ Tiên. Hiện nay Bàn Cờ Tiên có dựng nhà bia theo kiểu Vọng Lâu đình, hai tầng cổ các tám mái.

    Thế đâu là bãi yểm của Cao Biền. Chắc chính nơi đặt bàn cờ? Tôi thấy trên khu đất, phiến đã có vẻ bong, chắc do nhiều người chạm vào. Tâm nguyện cuối cùng của tôi đã được trọn vẹn. Tôi đã tìm ra những nơi gọi là những nơi trấn yểm của Cao Biền. Cho dù cái suy luận logic của tôi có thể chưa chọn vẹn, nhưng cũng là cái mà tôi có thể làm được vào lúc này. Tôi ngồi đấy rất lâu, ngắm xung quanh. Chợt tôi nhìn lên phiến đá. Lúc đấy tôi không tin vào mắt mình nữa. Có lẽ cái cảm giác lúc này của tôi chỉ như một người ........ Ngạc nhiên thật. Hình vẽ trên tấm đá đó giống như đúng cái hình vẽ của Cao Biền. Một sự việc mới bắt đầu xuất hiện. Sao lại thế được nhỉ? Cao Biền đã chết cách năm Nguyễn trãi về đây là 600 năm cơ mà…
    Lúc đấy tôi đã thấy những bí ẩn lạ kỳ ở hòn đá tại Bàn Cờ Tiên. Nhiều cái bất ngờ đến với tôi mà tôi không liệu được đấy là do định mệnh hay là sự sắp đặt. Tại sao có những sự việc trùng hợp như vậy, ở phần tiếp theo tôi sẽ kể rõ hơn cho mọi người nghe.
     
    Sửa lần cuối: 19/10/2012
  4. lethuy8868

    lethuy8868 No pain. No gain.

    Tham gia:
    2/3/2012
    Bài viết:
    18,001
    Đã được thích:
    5,157
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    Cái này là chuyện của chủ top hay là bài viết trên mạng vậy? Nhiều chữ quá :rolleyes: Thức đêm hoa cả mắt e vẫn chưa đọc hết
     
  5. phuongttt

    phuongttt

    Tham gia:
    15/11/2010
    Bài viết:
    22,640
    Đã được thích:
    6,259
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    Như đang đọc lịch sử í... ríu mắt rồi.. em đi ngủ đây...........
     
  6. hề chèo

    hề chèo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/10/2012
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    câu chuyện của mình, chứ trên mạng không có.
     
  7. nhakhoadaiviet

    nhakhoadaiviet Thành viên mới

    Tham gia:
    8/10/2012
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    nếu còn giữ quyển sách ấy thì Mang câu chuyện này đi xuẩt bản đi chủ top :)
     
  8. trangvicland

    trangvicland Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    12/10/2012
    Bài viết:
    107
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    xin 1 slot hihihihihihihihihihiihihhihi
     
  9. visahochieunhanh.com

    visahochieunhanh.com Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/10/2012
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    Bac oi pót tiếp phần 2 đi, đến phần hồi hộp mà bác dừng lại thế này sốt ruột quá. Thời điểm này mọi việc đang clear dần, emm thì đang muốn xem hết chuyện cuả bác để còn về nghiên cứu những bài thơ của trạng trình, em thấy hấp dẫn vì có vẻ mọi thứ đều liên quan với nhau hết, việc này quan trọng lắm bác ạ
     
  10. visahochieunhanh.com

    visahochieunhanh.com Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/10/2012
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    Bác hề chèo ơi, bác chụp hình phiến đá bàn cờ tiên và pót cho chúng em xem với, ngạc nhiên và ngưỡng mộ người xưa việt nam bác ạ,
     
  11. hề chèo

    hề chèo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/10/2012
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    mọi hình ảnh em xinoposst đầy đủ khi kết thúc câu chuyện, bg em xin kể tiếp nhé
     
  12. hề chèo

    hề chèo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/10/2012
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    Có lẽ khi tôi nhận ra nơi đặt Bàn Tiên ở Côn Sơn cũng chính là nơi mà Cao Biền đã yểm Long Mạch nước ta là lúc tôi cảm thấy mình như đã được chạm vào lịch sử thực sự. Thứ lịch sử mà không phải ai cũng được có cơ hội tận mắt nhìn thấy. Nó không phải lịch sử trên những trang giấy, không phải lịch sử trên những lời giáo huấn thông thường, nó là hiện thực, là tâm hồn của người Việt Nam. Một con người muốn hiểu lịch sử của mình trước hết phải hiểu lịch sử dân tộc mình. Có vậy, mình mới hiểu giá trị của chính mình.

    Bàn Cờ Tiên trên đỉnh Côn Sơn, nơi đây xưa có một am nhỏ hình chữ Công, tám mái chảy, có lan can xung quanh, am này có tên gọi là Am Bạch Vân. Câu chuyện người xa kể còn lưu truyền rằng: Vào một chiều thu có một số danh nhân vùng Kinh Bắc về thăm Côn Sơn, sau khi thắp hương, làm lễ, vãn cảnh, các cụ nghỉ tại chùa để ngày mai lên núi uống rượu, đánh cờ. Sáng sớm hôm sau, núi rừng Côn Sơn mây trắng bao phủ, các danh nhân lần theo lối mòn trong mây mù lên núi, tới gần đỉnh núi, nghe có tiếng cười nói, các cụ cho rằng đêm qua có người nghỉ tại am. Khi đến nơi mọi người đều ngạc nhiên thấy trong am không một bóng người, chỉ thấy bàn cờ đang đánh dở, suy nghĩ hồi lâu các cụ cho rằng trên đỉnh Côn Sơn đêm qua trời đất nối liền bằng mây mù, sương phủ, các tiên ông trên trời đã cưỡi mây xuống đánh cờ, thấy có người đến, các tiên ông bay về trời. Am Bạch Vân và bàn Cờ Tiên có tên là thế.

    Khi đấy tôi cảm thấy rất tự hào. Chắc tâm trạng ai cũng giống tôi trong giây phút ấy. Được đứng trên đỉnh núi cao nhất, nơi linh thiêng nhất, nơi mà chính danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã đứng ở đây. Nơi đã có bao sự kiện lịch sử đã xảy ra ở đây. Nên không phải tự dưng Nguyễn Trãi chọn nơi này làm nơi nghỉ dưỡng, nghe luận bàn chính sự. Có lẽ những ai đã đến Côn Sơn thì sẽ có cảm nhận giống tôi về điều đó. Bác Hồ của chúng ta cũng đã từng đến đây vào ngày ngày 15 tháng 2 năm 1965. Người từng in dấu chân khắc năm châu, bốn biển cũng đã đến thăm Côn Sơn. Người tìm đọc văn bia, lên chùa thăm hỏi các tăng ny, lội suối lên Thạch Bàn, nơi Nguyễn Trãi thường ngồi suy tư về việc nước vào những năm tháng cuối đời.

    Thỏa mãn bao nhiêu, sung sướng bao nhiêu thì khi tôi nhìn thấy hình vẽ tấm bản đồ ở khối đá Bàn Cờ Tiên đấy thì những cái cảm giác trong tôi bây giờ là sự kinh ngạc và lạnh hết cả tóc gáy. Nói chung lúc đấy suy nghĩ của tôi cứ như ma làm vậy. Chỉ tiếc bây giờ, chẳng hiểu sao chính quyền lại cho phá cái đấy đi mà thay bằng cái nhà trông chẳng ra đâu vào đâu. Đúng là những ngươì không biết tôn trọng giá trị lịch sử của chính mình. Cái sự trách móc đấy tôi dành cho những nhà quản lý.

    Nhưng lúc nhìn vào hòn đá có Bàn Cờ Tiên thì hình vẽ ở trên thân hòn đá giống không khác gì hình vẽ mà tôi đã thấy ở tấm bản đồ do Cao Biền phác họa mà tôi đã tìm thấy ở dưới cột đá trên Chùa Dạm, Bắc Ninh. Lúc đấy tôi đứng người một lúc. Không hiểu vì lý do gì mà có những điều lại lùng vậy.

    Tại sao nhỉ? Tại sao có sự trùng hợp như vậy? Ai đã vẽ? Nếu tính thời gian mà Cao Biền chết đến khi Nguyễn Trãi mất cách nhau đến hơn 600 năm cơ mà? Tôi lục tất cả những gì có thể để tìm hiểu, gắn kết nó với một thông tin nào đó nhưng nó gần như vô hiệu. Từ trước đến giờ chưa có một tài liệu nào về lịch sử nói lên điều đấy. Một sự trùng hợp đến ngạc nhiên. Tôi cẩn thận cầm bản sao của tấm bản đồ đó để so sánh hai hình vẽ với nhau. Trùng hợp từng nét, không thừa, không thiếu. Chỉ có chi tiết khác là tấm bản đồ đó có bài thơ Cao Biền viết bên góc trái. Còn ở hòn đá thì không có.

    Những bí ẩn về những gì Cao Biền đã làm ở nước ta khi là Tiết độ sứ thì tôi đã cố gắng tìm kiếm và đã có thông tin rồi. Nhưng đến chi tiết này thì tôi hoàn toàn bất ngờ. Từ trước tôi đã từng nghe nói đến nhiều về những danh nhân văn hóa của Việt Nam có những lời tiên tri mà mang tính như sấm truyền vậy. Như cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với những lời sấm truyền mà đến tận bây giờ vẫn thấy đúng. Đến nỗi các nhà khoa học cũng không thể giải thích được. Rồi Thiền sư Vạn Hạnh với lời sấm truyền ở Cây Gạo để nói về quá trình hình thành lên nhà Lý. Nhưng thực sự tôi chưa nghe nói bao giờ Cao Biền có những khả năng tiên tri như vậy. Đúng thật! Chỉ khi tôi đọc những lời mà Cao Biền viết đằng sau tấm bản đồ tìm được thì tôi mới thấy mình có nhận xét khách quan hơn về Cao Biền.

    Lúc này tôi cũng đoán phần nào là Cao Biền cũng rất giỏi về khả năng tiên đoán. Nhưng mà những lời tiên đoán mà có cả hình vẽ khớp đến từng chi tiết qua 600 năm như thế này thì quả thật lịch sử chưa từng nói đến. Hay Cao Biền vẽ vào đấy? Cũng có khả năng chứ. Nhưng điều đó tôi có thể loại bỏ ngay vì Cao Biền đã họa sơ đồ rồi thì vẽ vào đấy làm gì. Mà nguyên tắc khi yểm Long Mạch ai lại vẽ vào đấy bao giờ. Nên tôi gạt bỏ cái suy luận đấy. Hay thật đấy! Một sự tìm kiếm mới chăng hay một phát hiện trùng hợp với chi tiết nào có trong lịch sử? Tôi cũng thấy thích thú khi nghiên cứu điều này. Nhưng tại sao lại có tấm bản đồ ở đây? Câu hỏi đấy với tôi vẫn chưa có câu trả lời.

    Tôi lái xe về Hà Nội mà trên đường đi không khỏi hết những thắc mắc đó. Đầu óc suy nghĩ lung tung. Cái cảm giác lái xe của tôi không vững nữa. Cũng may là tôi đã về gần đến nhà. Lúc đó đã gần 23h30. Mọi người trong gia đình cũng đã đi ngủ hết. Nằm trên giường, tôi cứ trằn trọc mà không ngủ được. Khi mình còn thắc mắc một điều gì đó mà chưa có đáp án thì làm sao ngủ được. Thế là bỏ mặc vợ một mình với hai đứa con, tôi ra phòng làm việc và bắt đầu công việc của tôi như thường lệ, đấy là tìm kiế và tìm kiếm....

    Nếu theo lời nói của Cao Biền, thì ở Đá Chông sẽ ứng với Bác Hồ, ở Bắc Ninh sẽ ứng với vua Lý Thánh Tông, ở Yên Tử ứng với vua Trần Nhân Tông và ở Côn Sơn sẽ ứng với Nguyễn Trãi. Nếu theo suy luận logic thì tất cả 4 vị đều tương ứng với 4 danh nhân văn hóa nổi tiếng của dân tộc ta. Tuy nhiên chỉ có cụ Nguyễn Trãi là quan triều đình mà không phải là Vua (tôi tạm gọi Bác Hồ là thế vì chức vụ Chủ tịch nước nếu hiểu cũng coi như một vị vua). Mà cụ Nguyễn Trãi thì ai cũng biết về cụ rồi. Nỗi oan của cụ đến bây giờ còn là điều bí mật. Theo sử sách thì cụ bị án tru di ba họ vì vướng và kỳ án Lệ Chi Viên. Theo những gì Cao Biền viết lại ở cuốn sách thì còn có rất nhiều vàng, bạc, đồng ở chỗ yểm rồi mà? Có thể đấy là cả một kho báu đấy chứ. Quả này tôi sẽ giàu to rồi nếu tìm ra được chỗ cất giấu đấy.Tự nghĩ như vậy để động viên an ủi cho tôi.

    Bắt đầu từ đâu đây? Có lẽ tôi sẽ bắt đầu từ những thắc mắc đã. Nếu có kho báu thì đã tìm thấy chưa? Hiện tại những kho báu đấy còn không? Sao đến bây giờ mà chưa ai nói gì? Liệu còn ai biết không?
    Nếu để hiểu một cách logic thì:
    - Thứ nhất ở Đá Chông - K9, khi làm nơi đấy cho Bác Hồ làm việc, khả năng đã được phát hiện do chính phủ ta phải làm nhà, đào móng, rất có thể đã phát hiện ra. Nhưng là khu bí mật nên thông tin được bảo quản với mức độ tối mật.
    - Thứ hai, ở Am Ngoạ Vân là nơi đức vua Trần Nhân Tông viên tịch thì người dân đã dân lập đền tại vị trí đấy, cũng có khả năng đã phát hiện khi xây dựng Am Ngọa Vân. Chính vì vậy khi dự án trùng tu khu di tích thắng cảnh Yên Tử thì các đơn vị thi công cũng không phát hiện ra gì cả. Nếu có, thì chắc chắn báo chí cũng sẽ biết điều đó. Nhưng theo tôi biết đến tận giờ thì chưa có một thông tin gì về kho báu ở đấy.
    - Thứ ba, ở gốc cây đa bây giờ mà ngày trước là Cây gạo làng Diên Uẩn (hay làng Dương Lôi, Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Việt Nam) cũng có khả năng đã được phát hiện khi người dân lập đền thờ và trồng cây đa ở đấy. Tất cả những điều đó, nếu tồn tại kho báu thì cũng chắc chắn không còn nữa. hoàn toàn có thể phát hiện được vì Cao Biền chỉ chôn sâu 3 tấc. Nếu chúng ta chỉ đào sâu một chút thì là tìm thấy ngay. Vì vậy việc phát hiện ra kho báu cũng là chuyện bình thường. Theo tôi thì cái hay của Cao Biền là chọn những nơi tâm linh của người Giao Chỉ như đền, đình, miếu hay những nơi linh thiêng để cất giữ kho báu. Như vậy sẽ là một cách an toàn nhất vì ông này đã nghiên cứu rất kỹ tập tục, phong tục tập quán của Việt Nam rồi. Vậy chỉ còn vị trí duy nhất là nơi có Bàn Cờ Tiên? Tôi bắt đầu hồi hộp tìm kiếm. Đỉnh Côn Sơn.

    Tại đây, từ trước đến nay chưa có ai khai quật gì cả. Nếu để ở trong núi Kỳ Lân (Côn Sơn) thì ai có thể đến đấy mà lấy được. Đỉnh Kỳ Lân là nơi mà truyền thuyết của Giao Chỉ đã từng nói: Đấy là nơi giao thoa giữa trời và đất là nơi người âm dương có thể nói chuyện và là nơi thần thánh có thể hội tụ. Vậy chắc chắn sẽ vẫn còn kho báu ở đỉnh Côn Sơn. Tôi khấp khởi mừng thầm. Vậy phải tìm kiếm thôi! Tôi tự đặt câu hỏi cho chính mình như vậy và đấy cũng là sự quyết tâm của tôi. Nhưng cụ Nguyễn Trãi thì có liên hệ gì ở đây không nhỉ? Cụ là người thường xuyên ở đây đàm đạo chính sự những lúc cuối đời mà? Nếu thế chắc chắn cụ sẽ phát hiện ra ngay. Vậy có lẽ phải bắt đầu từ cụ Nguyễn Trãi vậy.

    Các thông tin về cụ Nguyễn Trãi tràn ngập trong cái đầu bé tý của tôi. Chắc tôi nổ tung mất. Cụ là một danh nhân văn hóa Việt Nam và thế giới. Cụ sinh 1930 và mất ngày 19-09-1442, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời đến làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thương Phúc (nay thuộc xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc nay là huyện Thường Tín, Hà Nội. Cụ là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của danh nhân Trần Nguyên Hãn.

    Cụ thi đỗ thái học sinh năm 1400 và đã từng làm quan dưới triều Hồ Qúy Ly. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, cụ Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Đồng thời cụ cũng là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình cụ Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.

    Số cụ khổ quá nhỉ? Tôi tự nhẩm như vậy. Nhưng tại sao cụ Nguyễn Trãi lại về Côn Sơn? Câu hỏi này tôi vẫn chưa có lời giải. Câu trả lời chính là:

    Tháng 2 năm 1437, vua Lê Thái Tông lại sai Nguyễn Trãi cùng với hoạn quan Lương Đăng sửa định nhã nhạc và qui chế lễ nghi trong triều đình. Đây vốn là công việc mà Nguyễn Trãi được Lê Thái Tổ sai làm từ trước, nhưng chưa kịp thi hành. Ngay tháng ấy, cụ Nguyễn Trãi đã dâng lên bản vẽ khánh đá và biểu thất trảm sớ nổi tiếng lúc đó. Tuy nhiên, vì bất đồng ý kiến gay gắt với Lương Đăng, chỉ bốn tháng sau, cụ Nguyễn Trãi xin rút lui khỏi công việc này. Tháng 12 năm 1437, vua Lê Thái Tông cho ban bố các nghi thức lễ đại triều do Lương Đăng soạn định với triều đình, cụ Nguyễn Trãi cầm đầu một nhóm văn thần như Đào Công Soạn, Nguyễn Văn Huyến, Nguyễn Liễu, Nguyễn Truyền dâng sớ phản đối.

    Kết quả, Nguyễn Liễu bị đày ra viễn châu do có lời phỉ báng hoạn quan trước mặt vua.Không chỉ thất bại trong công tác chế định nhã nhạc, Nguyễn Trãi còn chịu nhiều định kiến từ các nhân vật nắm giữ quyền hành thời bấy giờ như Lê Sát, Phạm Vấn... Năm 1434, triều đình bận rộn với chuyến đi sứ sang nhà Minh, xin cầu phong cho vua Lê Thái Tông. Tờ biểu văn cầu phong do cụ Nguyễn Trãi soạn, quan ở Nội mật viện là Nguyễn Thúc Huệ và Học sĩ Lê Cảnh Xước muốn sửa đối vài chữ. Nguyễn Trãi không cho, giận dữ mắng hai viên quan ấy là tham lam vơ vét, dẫn đến nạn hạn hán đang hoành hành lúc bấy giờ. Nguyễn Thúc Huệ đem nói việc đó với Lê Sát và Phạm Vấn, khiến hai người tức tối, trách mắng lại cụ Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi từ tạ nhưng Lê Sát vẫn giận không nguôi. Mâu thuẫn rắc rối đến độ, trong vụ án bảy tên trộm vào tháng 3 năm 1435, các quan đại thần đá việc và mắng xéo lẫn nhau .

    Số là bảy tên tội phạm này đều còn ít tuổi, đi ăn trộm chiếu luật đáng xử trảm, nhưng các quan còn ngần ngại vì phải giết nhiều người quá. Khi được vua Lê Thái Tông hỏi về cách xử lý, cụ Nguyễn Trãi đã khuyên vua nên thi hành nhân nghĩa. Nhân lời tâu của Nguyễn Trãi, Lê Sát, Lê Ngân mỉa mai ông là có nhân nghĩa, có thể cảm hoá được kẻ ác thành người thiện, rồi yêu cầu cụ Nguyễn Trãi nhận và giải quyết mấy tên tù ấy. Cụ Nguyễn Trãi bối rối từ chối, tự nhận rằng "Những kẻ ấy là hạng trẻ con ranh mãnh, ương ngạnh, pháp luật của triều đình còn không thể trừng giới được, huống chi bọn tôi ít đức thì cảm hoá thế nào được ?". Hồi lâu sau mới quyết định trảm hai tên, còn thì xử lưu đày.
    Vì vậy, khoảng cuối năm 1437, đầu năm 1438, Nguyễn Trãi xin về cáo phó từ quan về Côn Sơn, nơi trước kia từng là thái ấp của ông ngoại ông. Ông chỉ thỉnh thoảng mới vâng mệnh vào chầu vua

    Đây rồi! Đây chính là nguyên nhân chính của sự việc. Có thể có mối liên hệ gì ở đây? Vậy mai, có lẽ tôi sẽ bỏ chút thời gian về nơi đền thờ cụ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn để tìm hiểu xem sao? Lúc đấy tôi nghĩ như vậy và quyết tâm sẽ đến tìm ra được một nguyên nhân nào đấy. Còn bây giờ thì tôi phải đi ngủ đã kẻo vợ lại không cho nằm cạnh nữa vì lúc đó cũng đã khuya rồi.

    Lần thứ 4 tôi trở lại Côn Sơn. Sau gần một tuần tìm hiểu, tôi đến đến thăm đền thờ Nguyễn Trãi đúng 9h sáng. Lần này đến Côn Sơn tôi có cảm giác lạ lắm. Cái cảm giác đó vừa hưng phấn xen lẫn với tò mò. Đồng thời, cũng nhân tiện một chuyến đi, tôi cũng muốn xem nơi mà cụ Nguyễn Trãi yên nghỉ hiện đang như thế nào. Tôi cũng muốn thắp hương tưởng nhớ cụ cho tỏ lòng nhớ ơn một con người vì dân, vì nước.

    Đền Nguyễn Trãi quả thật là đẹp, được trải nằm trên khuôn viên đất rộng gần 10.000m2, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần thị Thái, thân mẫu của cụ Nguyễn Trãi. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền. Sau khi thắp hương tưởng nhớ cụ, tôi cũng cầu mong cụ chỉ giáo cho cách tìm kho báu. Sau đó, tôi ra khỏi cổng đền và vào ngay quán nước trà đá mà lần trước tôi đã đến. Lần này, bà bán hàng nhớ mặt tôi nên bà hỏi tôi ngay. Tôi cũng bắt đầu câu chuyện luôn. Chính ra cứ đi đến đâu, có lẽ những thông tin về giai thoại dân gian truyền miệng nên hỏi từ những người già. Các cụ có những thông tin mà các nhà sử học không thể có được. Đó là văn hóa mà. Văn hoá truyền miệng đã đi vào truyền thống của văn hóa Việt Nam. Sử sách cũng chỉ là những tờ giấy chép lại. Văn hóa Việt Nam hấp dẫn ở chỗ đấy. Tôi có hỏi nhiều về cụ Nguyễn Trãi. Có nhiều thông tin bổ ích thật. Nhưng có một chi tiết mà tôi quan tâm nhất, cụ kể lại:

    - Ngày trước nghe các cụ kể lại, cụ Nguyễn Trãi oan khuất lắm. Sau vụ án Lệ Chi Viên, nhà cụ bị tru di 3 họ. Bà cứ nghĩ đến mà buồn. Cũng may, cuối cùng còn có một người con còn sống sót. Về sau được vua khôi phục lại và cho làm quan triều đình. Tôi tìm hiểu mới thấy. Vụ án Lệ Chi Viên quả thật là một vụ án mà đến sử sách bây giờ còn nhiều tranh cãi.

    - Vào ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm Tuấn (1442), vua Lê Thánh Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương, Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của Nguyễn Trãi. Ngày 4 tháng 8 (âm lịch) vua về đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh). Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi khi ấy đã vào tuổi 40, được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua. Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ông mới 20 tuổi. Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang. Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua. Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này. Đến tháng 7 (âm lịch) năm Giáp Thân (1464), vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người cháu còn sống sót của ông là Nguyễn Anh Vũ.

    Ồh, thế cụ còn một người con nối dõi. Thế là cũng may rồi. Tôi nghĩ vậy. Rồi bà kể tiếp:
    - Bà còn nghe nói trước khi cụ Nguyễn Trãi bị giết, ngay sau khi bà Nguyễn Thị Lộ bị đưa về triều đình, cụ còn để lại nhiều bí mật lắm về một cái gì đó ở đỉnh Côn Sơn, nhưng chưa kịp nói gì. Ở đây, cái giai thoại này đến bây giờ vẫn còn nhiều cụ trong làng bàn tán lắm. Bà chỉ biết rằng lúc đấy cụ chưa kịp nói với ai. Vì lúc đấy quan lại triều đình đến đây còn đông hơn người dân ở đây để bắt bớ con cháu nhà cụ. Thảm thiết lắm! Lúc đấy, ở trong nhà cụ có một người hầu nữ may mắn thoát ra, chạy lên đỉnh Côn Sơn. Sau đó thấy thắt cổ tự tự ở gần cái Bàn Cờ Tiên. Khi chết thấy các cụ trong làng bảo hình như người ấy cầm theo một di trỉ naò đấy của cụ Nguyễn Trãi về một bí mật. Nhưng sau khi chết, họ hàng ly tán không còn ai. Mọi thứ đều thất lạc hết, nên mọi cái đều trở thành truyền thuyết thôi.

    Đến đây tôi thấy linh cảm như có gì đó liên quan đến kho báu ở đỉnh Côn Sơn. Tôi hỏi tiếp:
    - Thế người hầu đấy tên gì hả bà?
    Bà bảo:
    - Bà chỉ biết đấy là người nhà bà Nguyễn Thị Lộ tên là Hoàng Thị Gái.
    Thế là tôi đã có thêm một đầu mối nữa để tôi bắt đầu tìm kiếm. Nhưng cái tên Hoàng Thị Gái có ý nghĩa gì nhỉ? Lúc cụ Nguyễn Trãi bị bắt thì để lại cái gì? Tại sao bà này lại chạy và tự tử ở trên núi Côn Sơn? Mà lại tự tử ngay cạnh Bàn Cờ Tiên? Đúng thật là kỳ lạ. Mọi bí mật cứ dồn dập đến với tôi. Có lẽ tôi phải cần một cái gì đó để giảm bớt căng thẳng. Nghĩ vậy nên tôi đến một nơi mà có thể giúp mình rất nhiều về thông tin. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở Bác Cổ, Hà Nội.

    Khi rời Côn Sơn và Hà Nội, trên đường đi tôi vẫn chưa hết thắc mắc. Lúc này sao những đầu mối tìm kiếm của tôi khó thế? Hết sự việc này đến sự việc khác làm tôi quay cuồng. Có thể cái mình muốn nó chưa đến ngay. Thôi cứ từ từ vậy. Còn đấy, kho báu có mất đâu mà lo.Tôi nghĩ vậy và phóng thẳng đến Bảo tàng lịch sử Hà Nội.

    Ở bảo tàng lịch sử Bác Cổ, quả thật con người trở thành nhỏ bé trước những giá trị văn hóa đang được trưng bày ở đấy. Không khí ở đây tĩnh lặng, vì tôi đi vào ngày thường mà. Ở đây cũng vắng, chỉ có một ít người khách nước ngoài đang xem những tư liệu ở ngoài sân. Vậy thì tôi tha hồ tìm kiếm. Tôi hỏi cô hướng dẫn viên một số việc, coi như tôi là khách du lịch. Tôi được giới thiệu nhiều điều về lịch sử. Có điều tôi biết, có điều tôi không biết. Nhưng tôi chú tâm vào những thông tin liên quan chủ yếu đến Nguyễn Trãi. Vì đầu mối tìm kiếm của tôi đang tập trung ở đấy. Bỗng có đoạn tôi cảm thấy chú ý và lắng tai nghe. Hay quá! Đúng thông tin mình tìm đây rồi.

    Cô hướng dẫn có nói một đoạn:
    - Trải qua Đường Tống đến đời nhà Minh có Trương Phô, Mộc Thạch và Hoàng Phúc là ba danh tướng Trung Hoa được Minh đế cho kéo quân sang Việt nam bề ngoài với danh nghĩa phò hậu Trần diệt Hồ nhưng bên trong có mang một kế hoạch diệt chủng người Việt và đổi nước ta thành quận huyện của Trung Quốc. Kế hoạch này tỉ mỉ và thâm độc hơn những kế hoạch tương tự mà người Hán đã làm từ xưa đến giờ.Trong số 3 danh tướng Trung Hoa này thì Hoàng Phúc là người rất giỏi địa lý có mang theo “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” sang duyệt xét lại và yểm nốt những đất kết lớn nào còn sót lại cho Việt nam không thể còn có những thế hệ thịnh trị sản sinh ra được những nhân tài xuất chúng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đã làm khó khăn cho Trung Quốc như trong thời đại Lý và Trần vừa qua. May thay Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã khôn khéo và kiên trì lãnh đạo cuộc kháng Minh đến thành công sau 10 năm gian khổ. Khi bắt sống được Hoàng Phúc ta thu được toàn bộ tài liệu của kế hoạch nêu trên trong đó có cả tập “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự”.

    Thật bất ngờ! Cụ Nguyễn Trãi chính là người đã có bản “Cao Biền tấu thư địa ký kiều tự”. Đúng là tôi vớ được vàng rồi. Tôi vội vàng rời khỏi bảo tàng và lao thẳng về nhà. Lật tung những hồ sơ, những quyển sách sử, những tài liệu lịch sử mà tôi có. Sao mình không nhận ra nhỉ? Sao ngu thế! Tôi thầm nhủ vậy. Chính cụ Nguyễn Trãi là người đã có toàn bộ hồ sơ của Cao Biền. Vậy chính là cụ rồi! Không thể sai được! Với con người như cụ Nguyễn Trãi thì tài liệu đó sẽ được cụ nghiên cứu ngay. Tôi quả thật không ngờ. Lúc này tôi như trút được gánh nặng trên vai. Mọi bất ngờ này đến bất ngờ khác đến với tôi như một sự sắp đặt. Vậy thì có thể kết luận rằng cụ Nguyễn Trãi đã biết vị trí mà Cao Biền yểm Long mạch không thành và cũng là cụ biết rõ nhất vị trí cất giữ kho báu của Cao Biền. Đây quả là một thông tin nóng hổi. Tôi mừng thầm.

    Kết hợp một số thông tin tôi có thể kết luận: Chính cụ Nguyễn Trãi đã biết vị trí cất giữ kho báu. Trước khi chết, cụ chưa kịp nói với ai. Tôi nhớ lại chi tiết mà bà cụ bán nước kể sáng nay là có một người hầu nữ chạy lên đỉnh Côn Sơn, chết ở gần Bàn Cờ Tiên. Vậy thì đúng rồi! Có thể chính cô hầu gái này là người đã khắc họa tấm bản đồ cất giữ kho báu ở ngay thân hòn đá đấy. Cụ Nguyễn Trãi đã nói với cô hầu gái làm việc đó. Quả thật, không thể ai ngờ được điều này. Ô, nhưng người con gái ấy đã chết rồi, cụ cũng đã chết, vậy còn ai sẽ biết được vị trí đây? Tôi lại bắt đầu từ đâu đây? Bây giờ, mọi cảnh vật ở đấy gần như đã thay đổi hết. Mà cũng đúng thôi, đã hơn 600 năm rồi kể từ khi cụ Nguyễn Trãi mất. Vậy thì tôi phải bắt đầu từ đâu đây? Lúc này, tôi tưởng chừng kho báu đã ở trong tay tôi rồi. Bây giờ lại trở thành bí mật đối với tôi. Có lẽ số tôi phải long đong lật đật mãi như thế này mất. Thôi! Tôi mệt lắm rồi, nghỉ ngơi đã, coi như tôi đã có một đầu mối.

    Tôi về đến nhà. Ấy vậy mà từ khi tôi biết điều đấy đên nay cũng bẵng đi gần 2 tuần. Nhưng có một sự kiện mà đã làm thay đổi tôi khi tôi tìm kiếm đấy là khi tôi đọc được một thông tin trên báo chí. Có lẽ ai cũng nghĩ bình thường. Nhưng đối với tôi, cái gì cũng có thể là một đầu mối tìm kiếm. Chắc tôi bị mắc bệnh nghề nghiệp rồi.

    Khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vừa thành lập, sản lượng sản xuất vàng của nước này chỉ đạt mức 4 tấn/năm. Trong bối cảnh đó, Vương Chấn, một thượng tướng khai quốc công thần của quân đội Trung Quốc đã đề xuất bí mật thành lập một đơn vị quân đội chuyên tìm kiếm và khai thác vàng. Đơn vị đặc biệt này được thành lập năm 1979 với tên gọi Bộ chỉ huy Lực lượng đào vàng gồm 12 chi đội, đặt dưới sự quản lý, chỉ huy của Tư lệnh Cảnh sát vũ trang Trung Quốc. Từ đó, đơn vị đặc biệt này đã đi khắp các vùng cao nguyên, rừng núi, hoang mạc để tìm kiếm, khai thác vàng.Năm 1995, sản lượng vàng của Trung Quốc lần đầu tiên cán mốc 100 tấn/năm, đứng vị trí thứ 8 trên thế giới, trong đó hơn 1 nửa sản lượng này do lực lượng đào vàng quân đội Trung Quốc đem về. Tám năm sau, sản lượng vàng của Trung Quốc tăng lên 200 tấn/năm. Gần 30 năm qua, đội quân đào vàng chuyên nghiệp của quân đội Trung Quốc đã mang về tổng cộng hơn 1.800 tấn quặng vàng.

    Trung Quốc đã dùng lực lượng này tìm kiếm rất nhiều nơi. Tất cả những nơi có thể, những nơi được cho là cất giấu vàng của các triều đại để lại. Lúc đấy tôi chợt nhớ về việc Trung Quốc giúp mình xây dựng đường hầm ở Côn Sơn vào những năm 70 của thập kỷ này. Có thể họ biết gì đấy nên đã nghĩ ra phương án này. Điều đó cũng có lý chứ! Mà còn một việc nữa là bà Hoàng Á Lệ là ai thì đến bây giờ tôi cũng chưa tìm hiểu được. Những cái tên Hoàng Á Lệ – Nguyễn Trãi - Cao Biền – đường hầm Côn Sơn - đội quân đào vàng của Trung Quốc liệu có mối liên hệ gì ở đây không?

    Tại sao khi xây dựng đường hầm đấy bà Hoàng Á Lệ lại là người chỉ huy? Tại sao kế hoạch đấy lại lấy tên Cảnh Long Đồng Khánh? Tại sao khi chính phủ mình yêu cầu xây dựng ở chỗ khác vì chỗ đấy là nơi linh thiêng của dân tộc mà chính phủ Trung Quốc vẫn xây ở đấy? Tại sao cuốn nhật ký của ông Antony Wladislas Klobukowski lại bị bà Hoàng Á Lệ lấy đi? Tại sao sau bao năm xây dựng bà Hoàng Á Lệ quay lại Việt Nam để vào lại con đường hầm đấy? Tại sao và tại sao? Những câu hỏi làm tôi quay cuồng. Tôi thự sự mệt mỏi vì chuyện này. Nó đã ngốn của tôi rất nhiều thời gian. Nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa thấy được cái mình cần tìm. Kho báu của Cao Biền.

    Việc đầu tiên tôi nghĩ lúc này là đến nhà bạn tôi để gặp bác Hòa. Bác ấy chính là người cho tôi rất nhiều thông tin bổ ích. Tôi nghĩ thế và đến luôn. Lúc đấy tôi nhìn đồng hồ thì đã là 21h rồi. Ngại không nhỉ? Nhưng cái kho vàng quan trọng lắm.! Kệ! Đêm hôm cũng phải đi! Tôi nghĩ thế và quyết tâm.

    Tôi bấm chuông. May quá! Bác chưa đi ngủ. Ngồi uống nước với bác, tôi chưa định hỏi bác đã hỏi tôi rồi:
    - Lại chuyện đường hầm Côn Sơn hả? Bác đoán cháu sẽ đến hỏi lần nữa. Cháu ham lịch sử thì kiểu gì sẽ phải tìm bằng được câu trả lời chứ không như thằng con bác. Suốt ngày nó chỉ lo đi, đi cả ngày, chả bao giờ bác gặp nó được lâu quán 2 tiếng đồng hồ.

    Ngồi uống nước với bác, tôi có hỏi về việc tại sao Trung Quốc lại xây dựng đường hầm ở đấy. Bác nói:
    - Những thông tin chính thống mà cháu cầu lấy thì bác không thể cung cấp gì được vì hiện tại các tài liệu đều lưu trữ ở kho lưu trữ của Cục 12, Tổng cục 2, Bộ Quốc Phòng rồi. Nếu để vào đấy mà lấy được thông tin chính thống thì khó lắm. Bác chỉ biết một số thông tin sơ sơ thôi. Nêu cháu chịu khó phân tích mà tìm hiểu nhé. Bác chỉ giúp được đến như thế.
    Thế là tôi mừng lắm rồi. Được thế còn gì bằng và tôi và bác bắt đầu câu chuyện:
    Bác kể lại:
    - Ngày trước, vào những năm 60, nước bạn có viện trợ cho mình một kế hoạch mang tên Cảnh Long Đồng Khánh. Chỉ huy chính của kế hoạch là bà Hoàng Á Lệ. Mà bác cũng không hiểu tại sao nó đặt tên là như vậy, vừa dài dòng mà cũng na ná giống tên Việt Nam. Lúc đấy, đất nước ta còn nghèo, được bạn viện trợ xây dựng một hệ thống hầm, hào chứa vũ khí thì tốt quá nên nhận lời ngay. Thực chất khi đấy, bên mình yêu cầu họ làm hầm ngầm ở dưới đất cho tiện công tác tác chiến. Cũng vì một phần, dãy Côn Sơn ở đấy là một trong những dãy núi linh thiêng của nước ta, nên việc đào bới ở đấy thì không hay lắm. Nhưng phía họ không nghe. Nhất quyết họ bảo phải ở đấy. Lúc đấy đang chiến tranh nên mình chưa nghĩ gì nhiều, mọi việc đều cần tập chung cho miền Nam. Chính vì lý do đó bên mình mới đồng ý. Đến bây giờ thì mới biết có nhiều điều thiệt thòi. Nghe đến đây, tôi cũng bắt đầu thấy hình dung ra những sự việc gần như suy luận logic của tôi rồi.
     
    Sửa lần cuối: 19/10/2012
    smchil, bơ_shopmechaubong thích.
  13. hề chèo

    hề chèo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/10/2012
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    Bác tiếp tục kể:
    - Hồi đấy, toàn bộ công việc bình thường đều là bộ đội và người mình làm. Nhưng đến công đoạn nào quan trọng là người bên họ đảm nhận chứ không để kỹ sư mình làm đâu. Toàn bộ xe chở đất, phế thải đều được chở đi bằng xe họ cả. Mọi cái đều được niêm phong. Hầu hết khi mình đưa vào sử dụng cũng là đã xong rồi. Nhưng có một hôm, khi gần hoàn thiện xong phần đổ bê tông cuối, bỗng có tiếng nổ rất lớn. Lúc đấy có một góc hầm bị sụt, có nhiều người của họ ở bên trong hầm. Bộ đội mình vào ứng cứu nhưng người của họ canh bên ngoài không cho vào. Mọi người cũng không hiểu tại sao. Lúc đấy có rất nhiều xe ô tô của họ chờ ở phía dưới. Khi ấy, bác là cán bộ phiên dịch tiếng Trung, được phép ở hiện trường phía ngoài. Sau khi toàn bộ xe họ vào chở đất đi, có một chiến sỹ ta khi nghe thấy tiếng nổ vào hầm trước bị mắc kẹt ở trong đấy. Bác có vào luôn xem như thế nào. Sau khi chở về trạm xá để cứu chữa, lúc đấy bác là người đi cùng. Khi thay quầy áo mới thấy, toàn bộ quần áo của người đấy phủ một lớp như vàng tấm. Kiểm tra lại thì đúng là Vàng. Bác liền điện thoại cho thủ trưởng. Lúc đấy là Cục quân báo của mình trực thuộc Bộ tổng Tham mưu (bây giờ là Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng). Xuống hiện trường mới phát hiện hầm toàn bộ là một lớp vàng. Lúc đấy, toàn bộ xe chở đất của Trung Quốc đang hướng đi về Hà Giang, qua đường cửa khẩu Thanh Thủy thuộc địa phận xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang bây giờ 22km về phía Tây Bắc, đối diện với cửa khẩu Thiên Bảo (Tianbao) của họ. Từ khi phát hiện đến lúc xe quân sự của Trung Quốc đi hết cũng gần 2 ngày. Toàn bộ khu vực niêm phong. Khi ấy, có nhiều lý do nên mãi sau 2 ngày mình mới vào kiểm tra được.

    Vì vậy, có khả năng theo bác nhận biết là trong lòng núi có một kho vàng. Còn nguồn gốc từ đâu thì bác không biết. Sau khi biết rõ, mình đã yêu cầu chặn các cửa khẩu, kiểm tra nghiêm ngặt. Ngoài người Trung Quốc được về thì không có bất cứ một phương tiện cơ giới ra khỏi lãnh thổ. Lúc đấy, chính phủ Trung Quốc với mình đang hữu hảo, nên toàn bộ thông tin mình biết cũng như phát hiện đều nằm trong bí mật. Những người Trung Quốc ở đấy chưa về đều được ở lại Việt Nam. Sau này họ thành lập luôn một cái làng toàn người Trung Quốc. Mãi khi xảy ra chiến tranh biên giới Việt – Trung thì những người này mới chủ động trở về Trung Quốc. Đến bây giờ, ở nơi đấy chỉ còn dấu tích thôi. Phần còn lại đường hầm khi Trung Quốc chưa xây xong, mình hoàn thiện nốt. Chỗ đấy cũng chả còn bao nhiêu cả.

    Tôi hỏi tiếp:
    - Thế những xe họ chở về Trung Quốc hết à bác?
    Bác trả lời tôi:
    - Theo bác được biết thì chưa một xe nào về qua được cửa khẩu cả. Mà có qua, lúc đấy mình kiểm tra rất kỹ. Về sau gần một tuần, có đoàn xe của Trung Quốc về, nhưng trên xe không có hàng. Lúc đấy, chính xác là đoàn xe đã xuất phát từ Côn Sơn. Bác cũng xuống kiểm tra. Vì thấy không có gì nên mới cho qua. Toàn bộ đoàn xe đều được bắt gặp từ Xí Mần, Hà Giang đi ra. Lúc đấy họ chưa qua cửa khẩu. Mình kiểm tra lại hết toàn bộ trên xe. Tuy nhiên không thấy gì cả. Lúc chuẩn bị cho đi, bác phát hiện ra một điều là có một người lính Trung Quốc ăn mặc hơi khác. Bác quay lại kiểm tra, nhận thấy trên lưng người đấy vẽ nhằng nhịn một số hình thù như kiểu những ký hiệu nào đó bằng mực. Sau đó họ mặc áo vào để che đi, nhưng bị ngấm ra ngoài. Bác kiểm tra, sau đó chụp lại những bức hình đó và yêu cầu xoá toàn bộ đi. Hình như lúc đấy bác cũng linh cảm đến điều gì đấy nên gọi ngay thủ trưởng. Thực hiện xong nhiệm vụ, bác mới cho đi. Bức ảnh đấy bây giờ còn lưu ở hồ sơ lưu trữ của Cục 12. Sau này khi hòa bình lập lại, tháng 06-1995, lúc đấy mình và Trung Quốc cũng đã bình thường hóa quan hệ, bà Hoàng Á Lệ có quay lại thăm Côn Sơn. Thăm lại nơi đường hầm bà ấy ngày xưa đã làm. Nhưng không hiểu sao hôm bà ấy đến đường hầm đấy thì xảy ra việc bà ấy bị mất tích ở trong đường hầm. Bộ đội mình tìm kiếm mãi mà không thấy. Đến bây giờ cũng không ai hiểu nguyên nhân.

    Tôi ngạc nhiên, thắc mắc: Có lẽ nào họ không mang vàng được về Trung Quốc? Hay họ cất giữ ở đâu? Mà tại sao bà Hoàng Á Lệ lại vào đấy nhỉ? Lại còn bị mất tích? Có gì đó không ổn ở đây. Tôi hỏi tiếp:
    - Thế kế hoạch lúc đấy ở Trung Quốc ai là người lập hả bác? Mà bà Hoàng Á Lệ sau đó về nước luôn à?
    Nghe tôi hỏi câu này, bác trầm ngâm một lúc. Có lẽ có những điều mà theo nguyên tắc tình báo, bác không được nói cho dù đã giải ngũ. Tôi biết nên cũng không hy vọng bác trả lời, nên tôi chuyển chủ đề câu chuyện sang chuyện khác cho vui. Sau một hồi ở nhà bác, tôi xin phép bác ra về. Trước khi tiễn tôi xuống gác, bác nói câu cuối với tôi và bảo tôi:
    - Có lẽ cháu nên nghiên cứu kỹ trước khi tiếp tục tìm hiểu. Vì những cái cháu đang tìm hiểu thì cũng rất nhiều đối tượng đang tìm hiểu.
    Tôi liền bảo:
    - Cháu muốn tìm những cái mà lịch sử mình cần phải có, chứ không hẳn vì sự tò mò.
    Bác im lặng và ngập ngừng nói câu cuối cùng:
    - Kế hoạch đấy do ông Vương Chấn, nguyên phó thủ tướng TQ chỉ đạo. Bà Hoàng Á Lệ là một cán bộ cao cấp của Cục 2 mang tên là Cục các chiến dịch hải ngoại thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (trực thuộc Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc) và cũng chính là chỉ huy chính của lực lượng làm hầm này

    Tôi cám ơn bác và ra về. Lúc này cái suy nghĩ đầu tiên đến với tôi là chắc chắn kho báu đã bị Trung Quốc lấy và mang đi. Nhưng do bị lộ nên chưa thể mang ra khỏi Việt Nam. Mà có thể trên đường đi họ cất giữ và chôn giấu ở đâu đấy ở khu vực nào đó. Tôi chợt nhớ ra một chi tiết bác có nói về một hình vẽ mà một người lính Trung Quốc đã vẽ lên lưng mình và bác đã chụp lại. Nhưng bức ảnh đấy lại đang lưu ở Bộ Quốc Phòng mất rồi. Mà vào đó thì tôi chịu, không thể vào được. Đâu phải ai cũng vào được đấy. Mà bây giờ, những thông tin bác cung cấp cho tôi thì tôi có ba đầu sáu tay cũng không thể mò ra được đầu mối này. Điều này cực kỳ khó khăn.

    Về đến nhà, tôi nằm mà không ngủ được. Những gì bác ấy nói làm tôi tò mò thêm. Nếu thế thì làm sao tôi có thể biết được thêm gì nữa. Ngủ đã! Tôi đành tạm thời gác lại chuyện về bà Hoàng Á Lệ. Hôm sau, tôi tiếp tục những cái mình tìm kiếm. Có lẽ bây giờ, tôi thích tìm kiếm những thứ đã mất hơn là làm việc. Công việc ở cơ quan gần như tôi làm chả được bao nhiêu. Mục tiêu của tôi là phải tìm ra sự thật cho dù bằng mọi giá. Cứ coi đấy là một quyết tâm đi. Dù sao con người ai cũng có một mục đích cho riêng mình. Một lẽ sống riêng mà không nên dập khuôn theo kiểu chủ nghĩa cổ điển.

    Sau khi tắc tịt ở việc tìm kiếm bà Hoàng Á Lệ là ai, tôi xem lại những tài liệu lịch sử về Cao Biền vậy. Tôi nghĩ thế. Xem tại sao ông ấy lại làm những việc đấy đối với Giao Chỉ. Ồ có một thông tin tôi quan tâm hơn cả, đấy là:

    Về già, Cao Biền trở nên tin vào phép thuật thần tiên, trọng dụng thuật sĩ làm lòng người ly tán, tướng cai quản Hoài-Nam là Tất Sư Đạc rất lo sợ, năm Trung Hòa thứ năm (885) Cao Biền tạo phản, nhà Đường cử Tuyên Châu quan sát sứ là Tần Ngạn trợ chiến với Tất Sư Đạc. Năm Quang Khải thứ ba (887), Tất Sư Đạc xuất quân từ Cao Bưu, hợp cùng các tướng khác tấn công Dương Châu. Cao Biền phái người đi cầu cứu Dương Mật Hành , nhưng người của Cao Biền chưa tới nơi thì thành Dương Châu đã bị phá, Cao Biền bị bắt làm tù nhân, một thời gian sau bị Tần Ngạn, Tất Sư Đạc giết chết.

    Đến đây, tôi nhận ra và có linh cảm có gì đó đã gắn kết điều này và cố lục hết các tài liệu có thể mà tôi đang có, kết hợp với nhiều thông tin, tìm hiểu cái chết của Cao Biền. Lật lại từng trang sử, theo gia phả của Cao Biền hiện tại còn lưu trữ quê quán, Ông người gốc Bột Hải (Mãn Châu), sau ngụ U Châu. Đây rồi, điều tôi cần tìm đây rồi:

    Cao Biền có một tâm phúc là Cao Đạt và nhận Cao Đạt làm con nuôi. Chính Cao Đạt là người đã cùng Cao Biền, theo chân Cao Biền để phục vụ công tác trấn yểm Long Mạch của Giao Chỉ. Cao Đạt sau khi nhật được mật lệnh của Cao Biền về nước cầu cứu Dương Hành Mật, nhưng trên đường đến Ải Nam Quan thì nghe tin Cao Biền bị bắt làm tù binh liền quay lại luôn, không về chính quốc do lo sợ Tần Ngạn và Tất Sư Đạt giết. Sau đó Cao Đạt quay lại làng Hải Hồ (sau đổi là làng Hải Triều, tục gọi làng Hới), tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Sau đó ông đổi họ, đổi tên là Hoàng Đạt. Từ nhỏ Cao Đạt đã theo Cao Biền. Ông có nghề đông y gia gia truyền rất giỏi. Khi Cao Biền tham gia các trận chiến, Cao Đạt cũng chính là người chữa chạy cho binh lính khi bị thương. Vì thế Cao Biền rất tin dùng. Cũng chính Cao Đạt là người mà luôn theo Cao Biền phá Long Mạch Giao Chỉ.

    Cao Đạt biết về Đông y, bắt mạch nên chính vì thế tại đây Cao Đạt làm thuê cho dòng họ Nguyễn ở đấy có nghề bốc thuốc. Sau đó Cao Đạt được ông gả cho người con gái là Nguyễn Thị Nga. Từ đó Cao Đạt vừa sinh sống và lập nghiệp ở đó nên thoát chết. Đến nay đã trải qua 24 đời. Năm 1950, có một người là Hoàng Đại Minh cùng 2 người con, một trai, một gái còn nhỏ tuổi về nhận họ Cao bên Trung Quốc. Sau khi nhận họ, thì tên thật của người đó là Hoàng Đại Minh thực chất là Cao Hùng, con trai Hoàng Đại Thành thực chất là Cao Thiên và người con gái Hoàng Á Lệ thực chất là Cao Thị Hoa. Trời ơi! Bà Hoàng Á Lệ! Bây giờ tôi mới giật mình. Thì ra bà Hoàng Á Lệ thực chất là cháu 24 đời của Cao Biền. Và cũng hiểu tại sao bà Hoàng Á Lệ lại quay về Côn Sơn. Bất ngờ đến không tưởng.

    Tạm thời gác lại chuyện về bà Hoàng Á Lệ, tôi tìm hiểu thêm và thấy có một điều trùng hợp, đấy là:
    Bà Nguyễn Thị Lộ, vợ của cụ Nguyễn Trãi, sinh tại làng Hải Hồ (sau đổi là làng Hải Triều, tục gọi làng Hới), tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng (nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Cha bà là Nguyễn Mỗ, làm nghề thầy thuốc. Nhờ tư chất thông minh, lại được cha cho đi học, nên bà sớm thông hiểu các kinh sách và lại biết làm thơ. Ngoài ra, bà còn nổi tiếng là một người xinh đẹp. Có sự trùng hợp lạ kỳ là Cao Đại cũng sống ở làng Hải Hồ (sau đổi là làng Hải Triều, tục gọi làng Hới), tổng Thanh Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tân Hưng. Đúng rồi, ông lấy con gái của dòng họ Nguyễn. Mà dòng họ Nguyễn ở làng đấy là của nhà bà Nguyễn Thị Lộ. Ngạc nhiên thật! Tôi bất ngờ khi biết được điều đó. Cô hầu gái mà đã tự vẫn ở Bà Cờ Tiên là Hoàng Thị Gái, họ hàng nhà bà Nguyễn Thị Lộ. Vậy thì chắc chắn có mối liên hệ gì đó ở đây.

    Chính xác! Tôi reo lên! Vậy ra Cao Đạt có liên hệ họ hàng với bà Nguyễn Thị Lộ rồi. Trong đầu tôi như lửa đốt. Vì từ những nguyên nhân trên thì có thể kết luận Cao Đạt đã lấy bà Nguyễn Thị Nga, thuộc dòng họ Nguyễn mà bà Nguyễn Thị Lộ là cháu của dòng họ này. Hết bất ngờ này đến bất ngờ khác đã hiện lên trong tôi. Đúng thật như là định mệnh, từ một cuốn nhật ký mà tôi tình cờ nhặt được đã làm tôi phải lao tâm khổ tứ, để bây giờ hàng loạt các bí mật bắt đầu xuất hiện trong tôi. Ly kỳ quá! tôi cảm thấy mình như có động lực để làm tiếp.

    Vậy thì có khả năng bà Hoàng Thị Gái đã tự tử trước khi chết. Nhưng trước khi chết bà ấy đã kịp dặn dò lại con cháu dòng họ nhà bà về cái bí mật kho báu. Vì vậy đến bây giờ, bà Hoàng Á Lệ chính là truyền nhân nhiều đời của Cao Đạt và là người thực hiện di nguyện này của dòng họ nhà bà nhưng không thành công. Mà bây giờ, bà Hoàng Á Lệ mất tích rồi thì tôi làm sao mà biết được những điều tiếp theo đây.

    Đến đây tôi cũng đỡ phần nào rồi. Bao công sức tìm kiếm dù sao tôi cũng thu lượm được một ít kết quả. Có thể nói bà Hoàng Á Lệ chính là con cháu nhiều đời của Cao Đạt và là họ hàng với Cao Biền. Mà bà còn có họ với bà Nguyễn Thị Lộ nữa. Chính cụ Nguyễn Trãi đã để lại di mệnh là tấm bản đồ tìm kho báu này. Cái mà cụ đã phát hiện và tìm thấy khi bắt được tướng nhà Minh là Hoàng Phúc. Và cũng chính là tấm bản đồ mà Cụ Đề Thám và bà Ba Cẩn bí mật chôn cất. Thật là tuyệt vời! Cái tấm bản đồ đó được chính phủ Trung Quốc tìm thấy từ những gì Cao Biền viết. Và sau bao năm, họ lại quay lại Việt Nam với mục đích tìm lại kho báu của Cao Biền. Kết cục quả là có hậu. Nhưng bây giờ tấm bản đồ đó không còn ở ngoài. Chắc chắn ở trong kho lưu trữ của Bộ Quốc Phòng, tại Cục 12, Tổng cục 2.

    Thực sự đến đây, tôi hoàn toàn cảm thấy thỏa mãn với những gì mình đã tìm được. Cái quý nhất của con người là tìm được những giá trị lịch sử của dân tộc mình, của chính mình. Tôi có thể chưa tìm thấy kho báu như những gì tôi đã khám phá cũng mang lại cho tôi nhiều điều hấp dẫn và bổ ích. Biết đâu về sau tôi còn có cái còn kể cho con cháu nghe là: ngày xưa bố đã từng .... Nghĩ đến đấy tôi cũng được an ủi rồi. Còn tấm bản đồ, có thể tôi không bao giờ tìm thấy hoặc không bao giờ được thấy. Nhưng dù sao kho báu vẫn là của Việt Nam. Biết đâu một ngày nào đó, con cháu mình sẽ tìm được. Cái gì huyền thoại cũng nên để nó là huyền thoại, để sau này mình có một niềm tin vào tương lai.

    Tôi ra về. Hôm nay tôi rất vui và cảm thấy mãn nguyện. Nhưng thật sự như trời định, số tôi khổ, chẳng được yên bao giờ, cuộc sống luôn phải tìm kiếm.Đấy là vào một hôm....
    Hôm đấy, cơ hội ngàn năm có một, tôi được tiếp kiến một người. Bác là một người lính. Bác hiện đang công tác tại Viện chiến lược, Bộ Tổng Tham mưu - Bộ Quốc Phòng. Hôm đấy là hôm có cuộc họp hội đồng hương. Bác ấy lại là đồng hương với tôi. Thế là tôi bắt chuyện ngay. May quá, bác ấy biết bố tôi. Ngày trước cùng chiến đấu với nhau ở cùng một đơn vị thuộc sư đoàn 325, Quân đoàn 2. Sau đó một thời gian, bác chuyển về Hà Nội và công tác tại Cục 12, Tổng Cục 2, Bộ Quốc Phòng. Lúc đấy, nghe bác nói như vậy, tôi chợt nhớ đến cái việc mà tôi còn để ngỏ về kho báu. Tôi tế nhị hỏi bác về những thông tin đấy. Tất nhiên, tôi hỏi tế nhị thôi. Bác cười, không nói gì. Tôi cũng nghĩ chắc tôi không thể có thể khai thác thêm được gì. Nhưng một lúc sau, bác quay lại và nói với tôi. Bác ấy nói là bác biết chuyện đấy. Ngày trước, bác thuộc Cục quân báo. Khi nhận được tin đấy thì Bộ Tổng Tham mưu cử bác đến xác minh. Chính bác là người cầm lại cái máy ảnh chụp được mà bố đứa bạn tôi chụp. Tôi gợi cho bác một số ý tò mò. Bác có vẻ thích lịch sử. Đúng sở trường của tôi rồi. Nói chuyện với bác, bác mê quá liền nói:
    - Tôi còn lưu lại một tấm ảnh. Tặng câu vì dù sao cậu có lòng ham mê lịch sử. Cái này tôi có bức thứ hai. Nhưng lâu rồi, không biết còn lưu ở nhà không?

    Tôi như mở cờ trong bụng. Xong bữa họp đồng hương đấy, tôi đến nhà bác chơi. Nhà bác hiện đang ở khu tập thể của Tổng cục 2 tại đường Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội. Bác đã tìm thấy bức ảnh và đưa cho tôi. Tôi nhìn bức ảnh và không tin vào mắt tôi nữa. Sao lại kỳ lạ nhỉ? Cuộc sống đến với tôi như một cuộc tìm kiếm. Tôi biết chỗ này, nhìn hình chụp tôi đã đoán ra.
    Mình phải bắt đầu tìm kiếm thôi, tôi nghĩ vậy. Có lẽ kho báu đã bắt đầu xuất hiện

    Tôi xin tạm dừng câu chuyện ở đây. Câu chuyện của tôi vẫn còn dài và tôi vẫn còn nhiều điều thắc mắc khi nhìn thấy bức ảnh đấy. Lúc đấy tôi không thể biết rằng một sự việc làm tôi thay đổi cả một số phận sẽ đến với tôi. Tôi xin kể tiếp ở phần tiếp theo
     
    Sửa lần cuối: 19/10/2012
    bơ_shopmechaubong thích.
  14. hề chèo

    hề chèo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/10/2012
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    Thế bác cũng thích đọc và nghiên cứu Sấm Trạng TRình hả? Bác đã đọc hết chưa? Bạch Vân quốc ngữ thi tập của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm...
     
  15. đào lan hương

    đào lan hương ước mơ đến bao giờ

    Tham gia:
    13/10/2011
    Bài viết:
    3,337
    Đã được thích:
    589
    Điểm thành tích:
    823
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    đánh dấu, phải in ra đọc thôi. Côn sơn Kiếp bạc là quê mình đấy.
     
  16. hề chèo

    hề chèo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/10/2012
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    Bác ở Côn Sơn Kiếp Bạc hả? Bác đã vào đường hầm ở núi Côn Sơn chưa?
     
  17. mainguyen.gt

    mainguyen.gt Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    13/8/2011
    Bài viết:
    6,547
    Đã được thích:
    1,694
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    ôi đọc được mấy dòng mà buồn ngủ quá, nhiều chữ quá mà chữ lại nhỏ,
     
  18. menguyenminh

    menguyenminh Thành viên tích cực

    Tham gia:
    9/7/2011
    Bài viết:
    791
    Đã được thích:
    207
    Điểm thành tích:
    83
    Re: Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P

    Chủ top viết hay quá, lôi cuốn nữa, có lẽ vì xuất phát từ chính những điều và những tâm trạng mà chủ top đã trải qua thời gian qua. Chúc chủ top tiếp tục khám phá ra nhiều điều mới nữa, và khi có điều mới nhớ chia sẻ với mọi người trên diễn đàn với nhé. Hồi hộp chờ thông tin mới của chủ top
     
  19. hề chèo

    hề chèo Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    11/10/2012
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Re: Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ l

    em không phải nhà văn, nên văn vẻ cũng hơi lủng củng, có gì các bác cứ bổ xung cho em, câu chuyện của em còn tiếp, nhiều cái bí ẩn là kỳ lạ, đến bg em cũng không hiểu tại sao nó lại như vậy.
     
  20. visahochieunhanh.com

    visahochieunhanh.com Thành viên tập sự

    Tham gia:
    15/10/2012
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Ðề: Một việc bí ẩn có thật đã xảy ra với tôi, để từ đó khám phá ra những điều kỳ lạ (P1)

    Chào bác, câu chuyện của bác quả thật là như trong phim Mỹ ấy bác ah, từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, nhưng em tin là có thật.
    vâng em thích xem tài liệu của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, tài liệu của cụ thì nhiều nhưng em e là tam sao thất bản, và chủ yếu là tài liệu dịch thơ theo ý diễn giải của người dịch nên độ chính xác ko cao. mà tìm kiếm bản gốc thì em chưa tìm được vì theo tìm hiểu cũng thấy bảo bị sao chép và sửa lệch đi mất ít nhiều rồi, nên thấy cũng nản.
    em học tiếng Trung trường SPNN Hà nội, giá mà có bản gốc thì sẽ nghiên cứu kỹ xem thế nào. Lịch sủ Việt Nam có nhiều điều cần phải làm rõ về mức độ hào hùng và bi tráng của nó. em có đọc tài liệu nói về từ thời vua Hùng đã đạt đến trình độ hiểu biết về vũ trụ và các kiến thức về tiên tri Kinh Dịch uyên thâm, Việt nam mới là nơi xuất phát của văn minh . kể cả sử sách của Trung Quốc và VN đều bị sửa đổi. Lịch sử việt nam đẹp và hào hùng như vậy nhưng tài liệu và sách lưu giữ còn quá ít đặc biệt là qua những lần đốt sách chôn nho... và do quá nhiều lý do.
     

Chia sẻ trang này