3 tháng đầu: Mục Lục Các Bài Đáng Chú Ý Cho 3 Tháng Đầu Mang Thai

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi support, 17/11/2014.

  1. cunbong1305

    cunbong1305 Sơ mi pierre cardin Hàn Quốc thanh lý

    Tham gia:
    9/4/2015
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    có túi thai nhưng chưa có phôi à mn, mn khám ở đâu, nếu khám ở phòng khám tư rồi thì thử ra bệnh viện khám xem sao mn ạ, có thể máy móc ở bvien tốt hơn.
     
    Đang tải...


  2. kimthuongchv

    kimthuongchv

    Tham gia:
    15/8/2012
    Bài viết:
    27,592
    Đã được thích:
    4,664
    Điểm thành tích:
    2,113
    em khám ở phòng khám đa khoa hoàng long chị ajh, sang tuần e ra chỗ 125 thái thịnh khám xem thế nào, đứa đầu em toàn khám ở đó
     
  3. cindyvn

    cindyvn CubiMart- Make mum life easier

    Tham gia:
    24/11/2012
    Bài viết:
    5,069
    Đã được thích:
    1,000
    Điểm thành tích:
    823
    Cẩm nang đầy đủ chi tiết cho mẹ bầu , mn và đây xem cho kỹ nè!
     
  4. nhantranda196

    nhantranda196

    Tham gia:
    22/7/2013
    Bài viết:
    11,440
    Đã được thích:
    1,946
    Điểm thành tích:
    963
    M đõng góp thêm cho các mẹ bài viết tham khảo

    6 loại rau và 4 loại quả tăng nguy cơ sảy thai

    Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều các loại rau quả như mướp đắng, rau răm, ngải cứu, dứa… thì sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai.
    Trong thời kỳ mang thai, ăn uống là cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu, nguy cơ sảy thai là rất cao, vì vậy phụ nữ mang thai nên chú ý. Để tránh những rủi ro có thể xảy ra với em bé, các bà mẹ nên tránh ăn các loại rau củ quả sau đây.

    6 loại rau xanh bà bầu nên tránh

    1. Mướp đắng: Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khoẻ và cũng là một loại thảo dược chữa bệnh. Hàm lượng folate trong mướp đắng là rất cần thiết cho thai kỳ vì mục đích là để tránh khuyết tật về ống thần kinh cho trẻ sơ sinh. Mướp đắng có chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng cho phụ nữ mang thai và bảo vệ cơ thể bà bầu khỏi các chất độc. Hơn nữa, mướp đắng cũng giàu vitamin B, một số chất như sắt, kẽm, kali, mangan, magiê đóng một phần quan trọng trong việc giữ gìn sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi phát triển.

    [​IMG]
    Nếu phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp mạnh.

    Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai lạm dụng mướp đắng, nó sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường vì vị đắng của mướp đắng có thể làm cho dạ dày và dạ con co bóp. Điều này có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non cho những phụ nữ có nguy cơ cao như tử cung nghiêng, tử cung có sẹo…

    Mặc dù tất cả các nghiên cứu không cho kết quả rõ ràng rằng chất đắng trong mướp đắng có thể gây hại cho bào thai. Tuy nhiên, thử nghiệm với chuột cho thấy, việc sử dụng mướp đắng với liều cao có thể gây ra dị dạng bào thai chuột. Vì vậy, các nhà khoa học khuyên phụ nữ mang thai không nên ăn mướp đắng. Ngoài ra, chất Vicine trong hạt của mướp đắng có thể gây ngộ độc cho một số cơ quan nhạy cảm. Vì vậy, trẻ em và phụ nữ mang thai nên tránh ăn hạt của mướp đắng. Khi nấu, bạn nên loại bỏ hoàn toàn hạt mướp đắng.

    2. Rau sam: Rau sam là một loại rau dễ trồng, dễ chăm sóc và tìm vì chúng mọc hoang nhiều. Rau sam ngoài tác dụng là thảo dược chữa bệnh, nó còn là thực phẩm để ăn. Rau sam có tính hàn, lạnh. Thực tế cho thấy khi phụ nữ mang thai ăn nhiều rau sam, nó sẽ kích thích tử cung mạnh. Hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai.

    [​IMG]
    Bà bầu ăn nhiều rau sam có thể dẫn đến sẩy thai.

    3. Rau ngải cứu: Ngải cứu là một loại thảo dược có tác dụng giảm đau cơ bắp, giúp lưu thông máu, giảm đau bụng và được bác sĩ sử dụng cho các trường hợp an thai, sảy thai liên tục. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu phụ nữ mang thai ăn ngải cứu trong 3 tháng đầu tiên thì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt tử cung. Hậu quả có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.

    Nếu các bà mẹ sử dụng ngải cứu với tác dụng an thai, bà mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, nếu người mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non, các bà mẹ không nên ăn nhiều ngải cứu.

    [​IMG]
    Nếu bà mẹ có tiền sử sẩy thai hoặc sinh non thì không nên ăn nhiều ngải cứu.

    4. Rau ngót: Rau ngót có thể gây ra hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy vì lá rau ngót có chứa chất Papaverin. Vì vậy, nếu bạn sử dụng hơn 30 gram lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai.

    [​IMG]
    Nếu bạn sử dụng trên 30 gam lá rau ngót tươi, bạn sẽ có nguy cơ cao bị sẩy thai.

    Do đó, nếu các bà mẹ có tiền sử sẩy thai liên tục, sinh non thì nên hạn chế ăn canh rau ngót. Và để giữ an toàn cho bào thai, các bà mẹ không nên ăn quá nhiều rau ngót, đặc biệt là nước ép của lá rau ngót sống.

    5. Rau chùm ngây (còn gọi là rau cải ngựa): Rau chùm ngây có tên khoa học là Moringa oleifera. Loại rau này được biết đến và sử dụng hàng ngàn năm nay ở Hy Lạp, Ấn Độ và Italia. Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa của chùm ngây có lượng vitamin C cao hơn 7 lần so với cam. Về canxi, chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với sữa; về protein, nó nhiều gấp hai lần sữa. Chùm ngây nhiều hơn 4 lần so với cà rốt về vitamin A, hơn 3 lần chuối về kali.

    Tuy nhiên, phụ nữ ở một số vùng trên thế giới dùng loại rau này để tránh thai vì chùm ngây có chứa alpha-sitosterol – chất tương tự như estrogen nên có tác dụng trong việc ngăn ngừa mang thai. Chất Alpha-sitosterol trong rau chùm ngây làm cho cơ trơn của tử cung co lại và sẽ dẫn đến sẩy thai. Vì vậy, các nhà khoa học nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên ăn chùm ngây.

    [​IMG]
    Các nhà khoa học nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên ăn rau chùm ngây.

    6. Rau răm: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm vì ăn rau răm nhiều sẽ dẫn đến thiếu máu. Ngoài ra, rau răm chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt và hậu quả là, nó sẽ dẫn đến sẩy thai. Do đó, phụ nữ mang thai không nên quá nhiều rau răm nhưng có thể ăn trứng vịt lộn với một vài cọng rau răm thì nó không gây ra bất kỳ vấn đề gì.



    [​IMG]
    Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm.

    4 loại quả bà bầu cần kiêng ăn
    Chúng ta biết rằng hầu hết các loại trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng phụ nữ mang thai cần có sự lựa chọn cẩn thận. Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai bị ốm nghén thường ăn trái cây để giảm các triệu chứng ốm nghén. Một số người cho rằng, ăn các loại quả như một cách để cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng. Tuy nhiên, các bà mẹ nên biết rằng một số loại trái cây mà bạn cung cấp cho cơ thể mỗi ngày có thể gây ra nguy cơ cao bị sẩy thai.

    Phụ nữ mang thai không nên ăn các loại trái cây sau đây để tránh rủi ro cho thai nhi:

    1. Trái dứa: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn và không nên uống nước dứa tươi hoặc nước ép dứa lon vì loại trái cây có thể gây co thắt tử cung và dẫn đến sẩy thai, tiêu chảy hoặc dị ứng cho phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa Bromelain có thể làm cho tử cung trở nên mềm và tạo ra các chất có thể tiêu diệt bào thai.

    [​IMG]
    Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai không nên ăn và uống dứa tươi hoặc nước ép dứa đóng hộp.

    Tuy nhiên, nếu bạn đang quá ngày sinh dự kiến, dứa có thể hữu ích cho bạn. Dù vậy, điều này không có nghĩa là sử dụng dứa để kích thích sinh con vì mỗi trái dứa tươi chỉ chứa một lượng nhỏ Bromelain. Nếu bạn ăn 7 quả dứa mỗi ngày, bạn có thể thấy các cơn co thắt của tử cung.

    2. Nhãn: Theo đông y, nhãn có vị ngọt. Nhiều người thích ăn nhãn nhưng phụ nữ mang thai không nên ăn loại trái cây này nhiều. Lý do là phụ nữ mang thai ăn nhiều nhãn thường có hiện tượng nóng trong, động thai, chảy máu và đau bụng, thậm chí có thể gây hại cho thai nhi và tăng nguy cơ sẩy thai.

    [​IMG]
    Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều nhãn.

    3. Quả táo mèo (quả sơn tra): Táo mèo có vị ngọt, chát, vị chua, vì vậy nó rất phù hợp với phụ nữ có thai đang nghén. Tuy nhiên, loại trái cây này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo kết quả của nhiều tài liệu, táo mèo có tác dụng trong việc kích thích tử cung, cải thiện tử cung co giãn theo nhịp nhưng hậu quả là có thể dẫn đến sẩy thai và sinh non.

    [​IMG]
    Táo mèo không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai.

    4. Đu đủ xanh: Nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc đu đủ còn ương, chưa hoàn toàn chín có chứa rất nhiều enzymes và mủ. Chúng có thể làm tử cung co thắt có và sẽ gây ra sẩy thai.

    Hơn nữa, đu đủ xanh có chứa prostaglandin và oxytocin cần thiết cho cơ thể sau sinh. Vì vậy, nếu bạn thích ăn đu đủ xanh, bạn hãy chờ tới thời gian sau khi bạn sinh con, chứ không phải lúc bạn đang mang thai.

    Khác với đu đủ xanh, đu đủ chín rất tốt cho phụ nữ mang thai. Vì vậy, các bà mẹ không nên kiêng ăn đu đủ chín như đu đủ xanh.

    [​IMG]
    Đu đủ xanh có thể làm hại cho phụ nữ mang thai vì nguy cơ sẩy thai.

    Ghi chú dành cho phụ nữ mang thai khi ăn trái cây
    Phụ nữ mang thai không nên ăn một trong số các loại trái cây được liệt kê ở trên. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần chú ý đến việc ăn các loại trái cây khác để đảm bảo an toàn và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể:

    Không sử dụng trái cây để thay thế cho các bữa ăn chính: Nhiều phụ nữ mang thai sử dụng trái cây để thay thế bữa ăn chính. Đây là thói quen ăn uống phản khoa học. Nguồn chất dinh dưỡng trong trái cây là rất cao nhưng nó không thể thay thế cho thịt, cá và cơm.

    Nếu phụ nữ mang thai chỉ nên ăn các loại trái cây, họ sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể vì trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ cần rất nhiều chất dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi. Ngoài ra, hàm lượng vitamin trong trái cây lại không nhiều như trong các loại rau xanh.

    Bà bầu bị nghén không nên ăn nhiều trái cây: Trong thời gian đầu của thai kỳ, nhiều bà bầu bị nghén và không muốn ăn bất kỳ thực phẩm nào, vì vậy họ thường ăn nhiều trái cây để thay thế. Tuy nhiên, các loại trái cây có chứa hàm lượng đường có thể gây tăng glucose bất thường trong thai kỳ và gây ra bệnh tiểu đường khi mang thai.

    Phụ nữ mang thai không nên ăn chuối khi đói: Chuối chứa nhiều magiê. Nếu phụ nữ mang thai ăn loại trái cây này khi đói, nó sẽ phá hủy sự cân bằng của magiê và canxi trong máu và hậu quả sẽ có tác động xấu đến tim.

    Linh Giang (Theo Womensworld)Mecon.vn
    http://mecon.vn/me-bau/6-loai-rau-va-4-loai-qua-tang-nguy-co-say-thai/

     
  5. gia1612

    gia1612

    Tham gia:
    7/10/2013
    Bài viết:
    13,549
    Đã được thích:
    2,378
    Điểm thành tích:
    863
    3 tháng đầu rất quan trọng, các m chú ý nhé
     
  6. keziashop

    keziashop Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    8
    cảm ơn bạn, thông tin thật hữu ích
     
  7. thanhhuyen3214

    thanhhuyen3214 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/6/2015
    Bài viết:
    345
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Oánh dấu..................
     
  8. mekutit.8x

    mekutit.8x Thành viên tích cực

    Tham gia:
    26/6/2015
    Bài viết:
    504
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
    quá tuyệt vời ông mắt trời
     
  9. nhantranda196

    nhantranda196

    Tham gia:
    22/7/2013
    Bài viết:
    11,440
    Đã được thích:
    1,946
    Điểm thành tích:
    963
    8 hành động gây hại thai nhi của bà bầu

    Nếu trạng thái tâm lý của bà bầu không tốt hoặc chịu những sự kích thích không lành mạnh khác, em bé trong bụng cũng cảm nhận được và bị ảnh hưởng không tốt.
    Tâm trạng bà bầu không tốt, thai nhi ảnh hưởng lớn


    Bà bầu và thai nhi cùng một thể, trạng thái của bà bầu trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển sức khỏe của thai nhi. Trong đó, trạng thái của mẹ được phân là trạng thái cơ thể và trạng thái tinh thần.

    1. Khi cơ thể bà bầu không mạnh khỏe

    Nguy hại: Nếu bà bầu mắc bệnh huyết áp cao và tiểu đường trong suốt thai kỳ, sẽ gây ra nhiều bất thường cho thai nhi, thậm chí nguy cơ tử vong cao. Kể cả bà bầu không có bệnh gì đặc biệt, nhưng nếu có những thói quen sinh hoạt không tốt như thức đêm, không vận động, mệt mỏi quá sức, những điều này thai nhi đều cảm nhận được hết.

    [​IMG]
    Bà bầu cần đi khám thai hằng tháng để lường trước mọi vấn đề

    Khuyến nghị: Khi bà bầu ốm, nên cẩn thận đi khám để kịp thời khống chế bệnh tình, ổn định tình trạng sức khỏe của mẹ, giảm bớt nguy hại dẫn đến các biến chứng khác. Bà bầu không được quên uống thuốc hoặc uống không theo đúng quy định của bác sỹ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.

    2. Khi tinh thần bà bầu không mạnh khỏe

    Nguy hại: Trong thời gian mang thai, bà bầu khó tránh được những nguyên nhân như lo lắng cho sức khỏe thai nhi, không thích ứng với vai trò thay đổi của mình nên tâm trạng không tốt, người nặng còn bị trầm cảm. Nếu trong thời gian dài mẹ bầu chịu áp lực quá lớn, tâm trạng, tinh thần không tốt, có thể làm cho thai nhi phát triển chậm. Sau khi chào đời, trẻ dễ bị nóng tính, dễ tức giận, hay khóc v.v…

    Khuyến nghị: Trong thời gian mang bầu, mẹ bầu nên giữ tâm trạng vui vẻ, người nhà nên quan tâm, chăm sóc, thương yêu bà bầu nhiều hơn, làm cho bà bầu cảm nhận được không khí được mọi người xung quanh yêu mến. Đặc biệt, với những bà bầu có tính cách nội tâm thì cần quan tâm nhiều hơn đến tâm trạng của mình, khi cần thiết nên tìm gặp bác sỹ tâm lý để giảm nguy hại xuống mức thấp nhất.

    [​IMG]
    Thai nhi rất nhạy cảm và dễ bị tác động nên mẹ bầu đừng coi thường

    Sự cố từ thế giới bên ngoài làm thai nhi sợ hãi
    1. Đâm, ngã mạnh

    Nguy hại: Đâm,ngã mạnh dễ làm cho bà bầu sinh non, vỡ nước ối, bong đứt nhau thai, vỡ tử cung v.v… Kể cả lực đâm không quá mạnh nhưng thai nhi trong bụng cũng cảm nhận được sự va chạm đột nhiên đó và sẽ có phản ứng sợ hãi.

    Khuyến nghị: Sau khi có thai, bà bầu nên hạn chế đi xe đạp, xe máy, đi đường nên đi giày chống trơn, lên xuống cầu thang nên chú ý, đề phòng sàn nhà trơn, hạn chế gây ra thương tổn cho thai nhi.

    2. Môi trường sinh sống ồn ào

    Nguy cơ: Khi thai nhi 6 tháng đã nghe được âm thanh từ bên ngoài, nếu mẹ sống ở nơi quá ồn ào dễ làm cho thai nhi mất đi độ nhạy cảm của thính giác trước khi sinh ra. Âm thanh ồn ào cũng làm cho cơ thể bà bầu bất an, tâm trạng không ổn định, ảnh hưởng đến giấc ngủ, mẹ không nghỉ ngơi tốt, thai nhi là người chịu hại trực tiếp nhất.

    Khuyến nghị: Trong thời gian mang thai, bà bầu cần đảm bảo ngủ đầy đủ và có môi trường sinh sống tốt. Nếu môi trường bà bầu sinh sống quá ồn ào, có thể đến nhà người thân trong gia đình hoặc ra ở vùng ngoại ô, rời xa môi trường ồn ào và nên nghe nhiều những âm nhạc nhẹ nhàng, vui tai hoặc giao hưởng để thai nhi phát triển mạnh khỏe.

    Sinh hoạt của bà bầu không hợp lý làm thai nhi không mạnh khỏe
    1. Dinh dưỡng không đủ

    Nguy hại: Một khi bà bầu có dinh dưỡng không tốt hoặc quá béo có thể dẫn đến trẻ hấp thụ dinh dưỡng không đủ, gây tổn thương trí tuệ hoặc có chướng ngại khi phát triển. Có bà bầu lại quá kén chọn thức ăn nên thai nhi cũng thiếu dinh dưỡng, sau khi sinh ra trẻ cũng chỉ ăn một số món yêu thích.

    Khuyến nghị: Các bà bầu nên duy trì đảm bảo thói quen ăn uống cân bằng, tuyệt đối không được tùy tiện giảm béo, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, dung nạp đủ lượng vitamin, canxi, acid folic và các chất dinh dưỡng khác, kiên trì mỗi ngày một cốc sữa để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.

    2. Bà bầu bị lây nhiễm

    Nguy hại: Rất nhiều bà bầu trước khi mang thai thường nuôi động vật trong nhà. Sau khi mang thai vì muốn tiêu khiển nên vẫn tiếp tục nuôi. Có thể các bà bầu chưa biết, trong khi tiếp xúc mật thiết với những con vật nhỏ này, bà bầu đã bị lây nhiễm. Ví dụ như trong phân mèo có một loại “khuẩn hình cung”, nếu bà bầu bị lây nhiễm loại khuẩn này sẽ làm cho thai nhi dị tật, não phát triển chậm chạp v.v…

    Khuyến nghị: Trong thời gian mang thai, bà bầu không nên nuôi bất cứ động vật nào hoặc tạm thời gửi nuôi ở chỗ khác. Tuy nhiên bà bầu cũng có thể nuôi dưỡng nhưng nên công việc lau dọn nên giao cho người khác, trong sinh hoạt gia đình cũng chú ý giữ vệ sinh hai tay tránh lây nhiễm từ các nguồn khác.

    Bà bầu không kiểm tra sức khỏe làm thai nhi ở trong trạng thái nguy hiểm
    1. Bà bầu không kiểm tra sức khỏe định kỳ

    Nguy hại: Thai nhi ở trong bụng mẹ, chúng ta đều không thể biết thai nhi có bình thường hay không. Định kỳ kiểm tra sức khỏe giúp phòng chống sinh non, biến chứng, nhau thai tách ly sớm hay không. Nếu bà bầu không kiểm tra định kỳ hàng tháng, không thể kịp thời biết được những bất thường của thai nhi, nghiêm trọng có thể làm thai nhi tử vong.

    Khuyến nghị: Định kỳ kiểm tra là cách duy trì sức khỏe tốt nhất cho thai nhi.

    2. Bà bầu tùy tiện kiểm tra bằng tia

    Nguy hại: Các tia phóng xạ không thích hợp chiếu vào ví dụ như kiểm tra X quang, chụp cắt lớp vi tính… có khả năng làm sẩy thai, thai dị tật hoặc nguy cơ tim não phát triển chậm. Lượng tia phóng xạ càng cao càng gần với thai nhi, tính nguy hiểm sẽ càng cao.

    Khuyến nghị: Trước khi kiểm tra X quang nhất định phải xác định có mang bầu hay không. Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu phải kiểm tra X quang và các chữa trị bằng tia khác, bà bầu phải kịp thời nói cho bác sỹ biết thời gian mình mang bầu, bác sỹ sẽ lựa chọn phương thức an toàn nhất, xác định lượng thuốc phóng xạ và bộ phận cần chiếu.

    http://mecon.vn/me-bau/8-hanh-dong-gay-hai-thai-nhi-cua-ba-bau/

     
  10. thaole94

    thaole94 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/6/2015
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
  11. cunbong1305

    cunbong1305 Sơ mi pierre cardin Hàn Quốc thanh lý

    Tham gia:
    9/4/2015
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    15
    Điểm thành tích:
    18
    Mn đi khám thử xem, chắc giờ có rồi ý. mn đừng lo lắng nhé
     
  12. hoanghoa9991

    hoanghoa9991 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    2/7/2015
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    3 tháng đầu nên thoải mái tư tưởng
     
  13. huongntt128

    huongntt128 hàng việt giá rẻ

    Tham gia:
    12/10/2011
    Bài viết:
    3,252
    Đã được thích:
    335
    Điểm thành tích:
    273
    Chi tiết quá.
     
  14. ayd

    ayd Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/12/2014
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Giai đoạn nghén kinh khủng
     
  15. Phuongchull

    Phuongchull Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/6/2015
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    các mẹ có ai nghén mà thèm ăn sấu dầm nước mắm k ah? Hôm rồi em chén 1 lúc gần 10 quả dầm nươc mắm.
    Ngon đáo để. hihi
     
  16. Phuongchull

    Phuongchull Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/6/2015
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    bầu bí mà em thấy mệt quá các mẹ ạ . :) ngán ăn lắm.
     
    kiem3g thích bài này.
  17. kiem3g

    kiem3g Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/10/2013
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Mình cũng đang thời kỳ 3 tháng đầu, nghén ngán ngẩm lắm các mẹ ạ, mong sớm qua thời kỳ này để ăn uống được, bồi bổ cho con.
     
  18. kiem3g

    kiem3g Thành viên chính thức

    Tham gia:
    23/10/2013
    Bài viết:
    148
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Mình thì chỉ ăn được cơm với gói bột sup mì tôm thôi. Hi. Còn lại cứ ăn cái gì là nôn ra cái ấy. hic hic.
     
  19. nijarua_311

    nijarua_311 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/6/2015
    Bài viết:
    347
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    May cho mình vì mình ko bị ngén, chúc các mẹ và các con luôn khỏe
     
  20. Phuongchull

    Phuongchull Thành viên chính thức

    Tham gia:
    25/6/2015
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Mong là nhanh hết 3 tháng , k thì mình mệt lắm ạ.
     
    kiem3g thích bài này.

Chia sẻ trang này