Muốn trẻ có đam mê, hãy tôn trọng chúng

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi webmaster, 17/2/2010.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Nếu muốn những đứa con tìm ra niềm đam mê đối với âm nhạc, thể thao, học thuật hay các lĩnh vực khác, cha mẹ chỉ cần làm một việc duy nhất: không can thiệp vào quyết định của chúng.

    [​IMG]
    Trẻ sẽ tìm thấy niềm đam mê một cách dễ dàng nếu cha mẹ tôn trọng ý kiến của chúng. Ảnh: Telegraph.

    “Niềm đam mê xuất phát từ sự tùy hứng của con người đối với một hoạt động nào đó. Bạn không thể tạo ra đam mê cho người khác. Mỗi người phải tự tìm ra niềm đam mê cho bản thân”, Geneviève Mageau, giáo sư tâm lý của Đại học Montreal, Canada, phát biểu với Livescience.

    Livescience cho biết, Mageau và các đồng nghiệp theo dõi 196 học sinh trung học cơ sở học chơi nhạc cụ lần đầu tiên. Sau 5 tháng, họ nhận thấy niềm đam mê âm nhạc chỉ xuất hiện ở học sinh khi cha mẹ để các em tự lập ra thời gian biểu cho việc tập luyện. Những học sinh thích tập luyện nói rằng chúng có quyền tự chủ cao và cha mẹ luôn để chúng tự quyết định.

    Quyền tự chủ là một nhu cầu cơ bản của con người, theo đó chúng ta được làm những việc mà bản thân chúng ta thích, chứ không phải theo ý muốn của người khác.

    Sau đó nhóm Mageau tìm hiểu hàng trăm vận động viên bơi, nhảy dù và nhạc sĩ ở tầm quốc gia. Nhóm chuyên gia đặt nhiều câu hỏi cho các đối tượng nghiên cứu nhằm tìm hiểu mức độ đam mê của họ - chẳng hạn như họ tập đàn bao nhiều lần mỗi ngày hay họ yêu bóng đá tới mức nào.

    Kết quả cho thấy quyền tự chủ của những người này ở thời thơ ấu cao hơn hẳn so với người bình thường. Mức độ tự chủ càng lớn thì niềm đam mê của họ càng cao.

    Nhóm nghiên cứu cho rằng, nếu để trẻ tự khám phá các hoạt động, cha mẹ không chỉ giúp chúng xác định thú vui phù hợp với chúng nhất, mà họ còn ngăn chặn được tình trạng trẻ bị ám ảnh nặng nề bởi một hoạt động nào đó.

    Sự áp đặt của cha mẹ chẳng những khiến trẻ không phát hiện được sở thích thực sự, mà còn có thể bào mòn sự tự tin của chúng. Theo các chuyên gia, trẻ có quyền tự chủ thấp thường khó giữ được sự cân bằng trong cảm xúc. Chẳng hạn, nếu các em đánh đàn mà không sai một nốt nhạc nào, chúng sẽ cảm thấy cực kỳ vui sướng. Nhưng trong trường hợp các em đánh sai hoặc bỏ sót một nốt nhạc, chúng rất dễ rơi vào trạng thái chán nản.

    Nhiều trẻ có quyền tự chủ thấp nhưng vẫn có đam mê đối với một hoạt động nào đó. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nhận thấy khả năng thành công những trẻ thuộc diện này thấp hơn nhiều so với trẻ có quyền tự chủ cao.

    Nhưng Mageau cho rằng cha mẹ không nên bỏ mặc con hoàn toàn.

    “Tôi không nói rằng cha mẹ nên để trẻ làm bất cứ thứ gì chúng muốn. Điều quan trọng nhất là người lớn nên chú ý tới những sở thích của trẻ chứ không nên áp đặt sở thích của chúng ta đối với các em”, Mageau nói.

    Minh Long
    Nguồn: VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Đọc thì gật gù khen hay, ý thức thì biết rằng phải tôn trọng sở thích của con...Thế nhưng, cái tâm lý trong vô thức luôn nhắc rằng " con cái là tài sản của cha mẹ" và cái niềm tự hào " Ơn sinh thành dưỡng dục như trời biển" đã khiến cho hầu hết các bậc cha mẹ muốn con có những sở thích theo "niềm đam mê" của ...họ !
    Lúc trẻ còn bé, thì "bé đã biết gì " thôi thì mình cứ cho nó tập đàn, tập vẽ, tập múa, tập hát tập...cả vi tính, cả tiếng Anh, tiếng Em cho ...hơn con hàng xóm - Cho đến khi trẻ "lỡ dại" bộc lộ một vài sở thích nào đó, nếu chẳng may đó không giống với sở thích của bố mẹ thì coi như xong - Trẻ buộc phải "chiều theo nhu cầu người lớn" để được làm một đứa con ngoan, bằng cách xếp xó cái sở thích của mình mà trở thành một "cánh tay nối dài" cho sự mong muốn của mẹ cha !
    Đến khi lớn hơn chút nữa thì " con ơi, cứ ngành nào, nghề nào kiếm được nhiều tiền thì học nhé !" Hay ngành nào có cơ hội đi du học, làm việc cho công ty nước ngoài thì tập trung vào con ạ ! Còn sở thích à - khi nào kiếm ra khối tiền rồi thì tha hồ -
    Đến khi lớn hơn chút nữa - thì ngay cả chuyện "yêu theo sở thích" cũng không xong - con mà lấy nó là mẹ ...chết ngay cho vừa lòng con nhé !
    Và khi các người con sống theo sở thích ...của bố mẹ có gia đình, có con cái thì : mai sau con tớ chỉ có làm bác sĩ thôi nhé, vì vậy tớ phải kiếm cho được loại sữa thông minh nhất để đầu tư ngay từ bây giờ , còn sở thích của nó à ? Đừng có mơ - từ bé đến giờ, tớ đâu có bao giờ được sống theo sở thích đâu ? mà có hề gì thì tại sao con tớ lại phải sống theo sở thích nhỉ ? Vâng, trẻ sống theo sở thích thì có sự tự tin rất cao - nhưng đó là trẻ con ...ở chỗ khác !
     
    tomyeucuame thích bài này.
  3. nguyetha05

    nguyetha05 Thành viên mới

    Tham gia:
    9/3/2010
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    Nền tảng của gđ có tác động đến ý tưởng và đam mê của con
     
  4. Rosa

    Rosa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    6/11/2009
    Bài viết:
    271
    Đã được thích:
    31
    Điểm thành tích:
    28
    Cứ để bé phát triển tự nhiên thì sẽ tốt hơn, bé sẽ biết mình thích gì và đam mê cái gì
     
  5. phuongedu

    phuongedu

    Tham gia:
    5/4/2010
    Bài viết:
    21,134
    Đã được thích:
    7,441
    Điểm thành tích:
    3,063
    Tôi tôn trọng sở thích của con tôi và không quá kỳ vọng vào con, để trẻ không bị áp lực, tôi sợ nhất ông bà quá kỳ vọng vào con tôi để khi chưa đạt được, cháu bị chê là dốt, tôi thương lắm khi bé hỏi tôi điều này lúc hơn 2 tuổi, nhỏ xíu vì còi mà hỏi mẹ, tại sao ông lại bảo con dốt hả mẹ ( ông bực mình chê cháu vì lần tập xe 3 bánh đầu tiên cháu chưa biết đạp - buồn :-()
     

Chia sẻ trang này