Ước tính khoảng 30% bệnh nhân ung thư phải đối mặt với vấn đề nấm miệng. Trên những người bệnh bị ung thư vùng đầu và cổ, tỷ lệ này còn lên tới 70%. Nấm miệng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được xử lý đúng cách. Mục lục bài viết [Hiện] 1. Tại sao bệnh nhân ung thư thường bị nấm miệng Hình ảnh minh họa Nấm miệng là bệnh ít xảy ra trên người lớn khỏe mạnh. Ở điều kiện bình thường, nấm Candida vẫn ký sinh trong khoang miệng, chung sống hòa bình với hàng triệu vi sinh vật khác. Chúng không gây bệnh vì bị kìm hãm lẫn nhau và chịu tác động của hệ miễn dịch. Khi bị ung thư, người bệnh thường phải điều trị bằng những phương pháp như hóa trị, xạ trị. Hóa trị là quá trình tiêu diệt hoặc kìm hãm các tế bào ung thư bằng thuốc. Các thuốc dùng trong hóa trị có nhược điểm chung là gây suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Hậu quả là bạch cầu – chiến binh dũng mãnh nhất của hệ miễn dịch bị giảm đáng kể về số lượng. Cơ thể không còn khả năng tự bảo vệ khỏi những tác nhân gây bệnh thông thường như nấm. Khi hóa trị kết hợp với xạ trị cho bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ, nguy cơ nấm miệng càng tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là bởi xạ trị gây hoại tử da và tổn thương các tế bào niêm mạc miệng. Nó tạo điều kiện cho nấm xâm nhập làm ổ và gây bệnh. 2. Dấu hiệu nhận biết nấm miệng ở bệnh nhân ung thư Khi mới xuất hiện, nấm miệng có thể chưa biểu hiện triệu chứng cụ thể. Sau khi đã phát triển đến mức độ lớn hơn, người bệnh mới nhận ra nấm nhờ các dấu hiệu: Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt giống phô mai ở lưỡi, má, amidan, lợi hoặc môi. Chảy máu khi bị cào xước hoặc chà sát nhẹ, đặc biệt khi ăn những thức ăn quá cứng. Đau nhức hoặc nóng rát khoang miệng. Cảm giác như ngậm bông trong miệng. Khô da, nứt nẻ khóe miệng. Mất vị giác, ăn không ngon, vị giác bị thay đổi, không còn cảm nhận được mùi vị đích thực. Nấm miệng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn Do hệ miễn dịch đã suy yếu, nấm miệng ở người bệnh ung thư rất dễ lan xuống thực quản. Nó gây đau họng, khó nuốt hoặc cảm giác thức ăn bị kẹt trong cổ họng. Nếu không xử lý kịp thời, nấm miệng còn có thể lên tới cả các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, gan, tim. Những biến chứng trên các cơ quan này vô cùng nghiêm trọng và khó chữa lành. 3. Biện pháp xử lý nấm miệng cho bệnh nhân ung thư 3.1. Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn là giải pháp đơn giản nhất để xử lý nấm miệng. Do bệnh nhân ung thư thường có loét miệng nên cần chọn sản phẩm không cồn, pH trung tính để tránh gây xót. Dung dịch này cũng cần đảm bảo không độc trên vết loét hở, tránh làm loét lâu khỏi hơn. Dung dịch Dizigone Lựa chọn phù hợp nhất để súc miệng trị nấm cho bệnh nhân ung thư là Dizigone. Hiện nay, Dizigone được sử dụng tại nhiều bệnh viện, phòng khám nha khoa nhờ các ưu điểm. Tiêu diệt được nấm Candida và cả các vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng. Giúp phòng ngừa và giảm các triệu chứng do nấm miệng gây ra. Diệt nấm với hiệu suất 100% chỉ trong vòng 30s. Người bệnh ngay lập tức cảm thấy dễ chịu hơn sau khi súc miệng với Dizigone. Không xót, không kích ứng niêm mạc miệng. Dizigone có pH trung tính và cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên không hề độc hại. Không làm tổn thương các tế bào trên vết loét hở, không ảnh hưởng đến quá trình lành vết loét tự nhiên của người bệnh. Được kiểm chứng chất lượng và cấp phép lưu hành. Cách dùng Dizigone cho người nấm miệng: Súc miệng 2-3 lần/ngày, giữ dung dịch trong khoang miệng tối thiểu 30s. Không cần súc lại bằng nước. 3.2. Dùng thuốc kháng nấm Hình ảnh minh hoa thuốc kháng nấm Do hệ miễn dịch suy yếu nên nấm miệng ở người bệnh ung thư có thể nặng hơn những đối tượng khác. Nếu sau 3-4 ngày súc miệng mà tình trạng nấm không cải thiện nhiều, người bệnh nên gặp bác sĩ để được tư vấn kê thuốc kháng nấm phù hợp. Trong và sau thời gian sử dụng thuốc kháng nấm, vẫn phải súc miệng hàng ngày bằng dung dịch kháng khuẩn để tăng hiệu quả điều trị và ngừa nấm quay trở lại. 3.3. Các biện pháp hỗ trợ Bổ sung lợi khuẩn để thiết lập cân bằng hệ vi sinh Khi hệ vi sinh trong cơ thể được cân bằng, những lợi khuẩn sẽ ức chế sự phát triển của nấm. Nhờ đó, nấm không còn khả năng “bành trướng” và gây bệnh trên diện rộng. Phô mai là nguồn bổ sung lợi khuẩn dồi dào Để bổ sung lợi khuẩn, người bệnh nên ăn những thực phẩm lên men tự nhiên như: Sữa chua, dưa muối, phô mai… Tăng cường dinh dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh Chế độ dinh dưỡng đầy đủ là nền tảng để xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Nhờ đó, người bệnh có sức chống chọi mạnh mẽ hơn với những tác nhân gây bệnh. Tập thể dục để tăng cường sức khỏe Bên cạnh bổ sung dinh dưỡng, người bệnh nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Bỏ hoàn toàn những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ngủ muộn…. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… giúp tăng cường sức đề kháng.