Nắm Ngay 8 Biện Pháp Phòng Ngừa Tiêu Chảy Ở Trẻ Em

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 29/5/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Tiêu chảy ở trẻ rất phổ biến. Nguyên nhân của tiêu chảy có thể do nhiễm virus Rota, các vi khuẩn (như E.coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter, vi khuẩn tả…). Do thuốc kháng sinh, hay chế độ ăn dặm không hợp lý… Trẻ bị tiêu chảy lâu ngày có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ. Thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Các mẹ hãy cùng đọc bài viết dưới đây để trang bị thêm các biện pháp hữu hiệu giúp con yêu tránh xa tình trạng này.
    1. Cho trẻ bú sữa mẹ phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả
    Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng tuổi có nguy cơ mắc tiêu chảy thấp hơn rất nhiều so với trẻ ko được bú mẹ hay trẻ được bú mẹ không hoàn toàn.

    Hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt. Vì vậy, nó rất dễ bị tác động của các yếu tố bất lợi. Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ được coi là cách tối ưu để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em.

    Các thành phần quan trọng trong sữa mẹ:
    • Chất béo trong sữa mẹ có chứa MHO – một axit béo chuỗi ngắn có khả năng đẩy chất thải và vi khuẩn ra khỏi ruột. Từ đó bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây tiêu chảy.
    • Chất đạm trong sữa mẹ chứa whey protein, chiếm 60% (gồm a-lactalbumin, lysozyne, lactoferrin, immunoglobulin…). Chúng giúp bảo vệ, đào thải chất dư thừa, cặn bã, chất độc, tế bào lạ ra ngoài cơ thể.
    • Các men tiêu hóa như lipase, amylase; có vai trò tăng sức khỏe của đường ruột.
    • Các kháng thể immunoglobulin như IgA, IgM, IgD, IgE, các tiểu thể (lysozyme), lactoferrin, các thành phần của hệ thống bổ thể, các peptide hoạt tính sinh học,…Các thành phần này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng trẻ.
    • Oligosaccharides: chiếm tỷ lệ nhiều thứ ba trong sữa mẹ sau đường lactose và chất béo. Oligosaccharides ngăn cản sự tác động của các tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa như E.coli, Salmonella,… Bên cạnh đó, nó còn thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giảm nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ em.
    Có thể thấy, sữa mẹ có ý nghĩa rất lớn trong việc phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ. Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cần ưu tiên cho bé bú mẹ, tăng tần suất bú của trẻ để phòng mất nước.

    2. Ăn dặm đúng cách ngừa tiêu chảy ở trẻ em
    Chế độ ăn dặm của trẻ thường bắt đầu sau 6 tháng tuổi. Lúc này, trẻ bắt đầu tiếp xúc với đồ ăn đặc hơn, các loại thực phẩm đa dạng hơn. Đây là giai đoạn mà cơ thể bé bắt đầu làm quen với chế độ ăn mới. Trẻ rất dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy trong giai đoạn này có thể do:

    • Hệ tiêu hóa của trẻ chưa thích nghi với sự thay đổi trong chế độ ăn
    • Do dị ứng thức ăn hay nhiễm khuẩn trong thức ăn.

    Vì vậy, để tránh bé gặp phải tình trạng này, các mẹ cần cho trẻ ăn dặm đúng cách:

    2.1 Trẻ nên bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi giảm tiêu chảy ở trẻ
    Đồng thời cho bé ăn theo nguyên tắc “loãng – đặc”. Nghĩa là thay đổi thức ăn có độ đặc tăng dần như bột rồi đến cháo, cơm nát, cơm,…Điều này giúp bé thích nghi dần với chế độ ăn mới.

    Do hệ tiêu hóa của trẻ đang quen với thức ăn ở dạng lỏng. Vì thế, tiêu hóa những thức ăn đặc hơn có thể tạo gánh nặng cho quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột hoạt động nhiều hơn, gây ra hiện tượng tiêu chảy ở trẻ.

    2.2 Chế độ ăn cân bằng giữa các nhóm chất hạn chế tiêu chảy ở trẻ
    Nhóm bột đường (như gạo, khoai lang, yến mạch,…), chất béo (như đậu phộng, phomai, dầu oliu,…), chất đạm (như thịt, cá, trứng,…), các vitamin và muối khoáng (trong rau củ, trái cây). Chế độ ăn này có vai trò quan trọng trong sự phát triển bình thường của trẻ. Trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Từ đó ngăn ngừa tiêu chảy.
    Xem them: Nắm ngay 8 biện pháp phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em - FHI
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này