Nắm Ngay 8 Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Hệ Miễn Dịch Của Trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 20/5/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể trẻ luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh. Các yếu tố như: bệnh lý, rối loạn di truyền, thiếu ngủ,….là các yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. Chính vì vậy, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là cách tốt nhất đối với sự phát triển của trẻ.
    [​IMG]
    1. Hệ miễn dịch của trẻ là gì?
    Hệ miễn dịch là một hệ thống được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như: virus, vi khuẩn, kí sinh trùng,… nhận biết và trung hoà các chất độc hại từ môi trường, để chống lại những thay đổi gây bệnh cho cơ thể như tế bào ung thư.

    Hệ miễn dịch của mỗi người là khác nhau và nó tăng dần theo lứa tuổi, mạnh mẽ nhất khi trưởng thành. Vì lúc này cơ thể trẻ đã tiếp xúc nhiều mầm bệnh và phát triển khả năng miễn dịch nhiều hơn. Chính vì vậy, thanh thiếu niên và người lớn có xu hướng ít bị bệnh hơn so với trẻ em.

    Một khi kháng thể đã được tạo ra, chúng sẽ được ghi nhớ trong cơ thể. Chúng sẽ chờ kháng nguyên xuất hiện trở lại để tiêu diệt và có thể xử lý nhanh hơn. Cụ thể, khi trẻ bị thuỷ đậu cơ thể trẻ sẽ lưu trữ một kháng thể thuỷ đậu, chúng sẵn sàng chờ đợi và tiêu diệt nếu bệnh xuất hiện trở lại. Đây được gọi là miễn dịch.

    Hệ miễn dịch gồm có 3 loại:

    • Miễn dịch bẩm sinh
    Miễn dịch tự nhiên (hay miễn dịch bẩm sinh) có cơ chế đề kháng đã tồn tại trong cơ thể khi chưa nhiễm trùng và sẵn sàng đáp ứng rất nhanh khi vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Đây là phản ứng không đặc hiệu.

    • Miễn dịch chủ động
    Miễn dịch chủ động cần có sự tiếp xúc với kháng nguyên như: virus, vi khuẩn, nấm, độc tố, hay các tế bào bị lỗi hoặc chết và cơ thể sẽ tiết ra kháng thể để chống lại các mầm bệnh khác nhau. Đây là quá trình tạo bộ nhớ miễn dịch vì hệ miễn dịch có thể ghi nhớ được kẻ thù trước đó.

    [​IMG]

    Ví dụ: cho trẻ tiêm vacxin BCG (phòng bệnh lao), tính miễn dịch duy trì cao ở nhiều tháng, nhiều năm cho dù kháng thể suy giảm, nhưng cơ chế miễn dịch vẫn rất nhạy cảm, giúp cơ thể đáp nhanh khi tiếp xúc với mầm bệnh.

    • Miễn dịch thụ động
    Đây là miễn dịch tồn tại không lâu dài. Cụ thể như một em bé sinh ra sẽ được nhận kháng thể IgG từ mẹ qua rau thai trước khi sinh và qua sữa mẹ sau khi sinh. Khả năng miễn dịch thụ động này sẽ bảo vệ trẻ trong những năm đầu đời.

    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ
    Hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh, chống lại các mầm bệnh từ môi trường sống. Khi hệ thống bảo vệ không còn nữa, trẻ dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ như:

    2.1 Các yếu tố bên trong
    • Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện
    Khi mới sinh ra, hệ miễn dịch bẩm sinh của trẻ còn rất non yếu. Nên việc chống chọi lại virus, vi khuẩn gây bệnh nhờ vào kháng thể IgG nhận từ mẹ ở thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, sau đó là nguồn sữa non.

    Kháng thể IgG tồn tại vài tháng đầu sau sinh và suy giảm rất nhanh từ khi trẻ cai sữa nên khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu đi nên trẻ thường xuyên ốm vặt, mắc bệnh nhiễm khuẩn như: viêm amidan, viêm họng,…

    Trẻ sinh non có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với trẻ sinh thường vì hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt vì chưa có nhiều kháng thể truyền từ mẹ.

    • Bệnh lý
    Do trẻ mắc phải một số bệnh lý như:

    Đái tháo đường type 1 gây nên tình trạng tự miễn dịch do hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công nhầm và phá huỷ tế bào beta của đảo tụy, gây ra các tổn thương vĩnh viễn.

    Bệnh u hạt mạn tính (CGD) là một tình trạng rối loạn suy giảm miễn dịch, đặc trưng bởi bạch cầu không thể sản xuất hợp chất hoạt hóa oxy và chức năng thực bào dẫn tới nhiễm khuẩn tái phát ở da, hạch bạch huyết và ở các tạng.

    Ngoài ra, còn có các bệnh lý khác như: bệnh miễn dịch phức tạp (như viêm gan virus), HIV, ung thư hệ thống bạch cầu (như bệnh bạch cầu),…làm cho chức năng hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm.

    • Do rối loạn di truyền
    Trẻ được di truyền những bất thường trong bộ gen từ cha hoặc mẹ có suy giảm miễn dịch, điều này khiến trẻ dễ mắc nhiễm trùng hơn so với những đứa trẻ được sinh ra từ cha mẹ bình thường.
    Xem thêm: Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ (imiale.com)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


Chia sẻ trang này