Nấm ngọc cẩu thần dược “hồi sinh tuổi xuân, tăng cường sinh lực”

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Vân Anh gems, 28/11/2014.

  1. Vân Anh gems

    Vân Anh gems Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/7/2014
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    104
    Điểm thành tích:
    83
    Thời gian gần đây, thông tin về Nấm Ngọc cẩu (Nấm của quý, nấm “tan cửa nát nhà”, nấm dái chó, nấm Xin Xao) – một loại nấm cổ quái từ cái tên đến công dụng kỳ diệu trong trị sinh lý yếu, suy nhược cơ thể và vô số căn bệnh khác khiến dư luận xôn xao.

    Nấm ngọc cẩu

    Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm, không có lá. Thân có màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bới cán hoa lớn, mang hoa dày đặc, có bao bọc bằng mo màu tím.

    [​IMG]

    Sở dĩ có cái tên kì dị trên là do hình dạng Nấm ngọc cẩu không khác gì của quý của loài chó. Nấm có mùi hôi đặc trưng. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá. Hoa đực và hoa cái phân biệt rõ ràng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm. Ruột hoa nấm giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột.
    Những củ nấm non màu đỏ tươi, trông không khác gì “dái mít” mọc ngược, trồi lên khỏi mặt đất thành cụm. Lúc chúng mới nhú, hình thù chả khác gì của quý đàn ông.
    Những củ nấm già hơn thì mọc hoa màu trắng và trước khi kết thúc vòng đời, chúng như bắp ngô thu nhỏ. Nấm ngọc cẩu mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới lùm cây bụi. Nấm ngọc cẩu có mặt ở các tỉnh miền núi phía bắc, gồm Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang…
    [​IMG]

    Nấm ngọc cẩu có giá trị dược liệu cao khi sinh trưởng ở độ cao trên 1.500m. Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi thu hái tự nhiên ở độ cao trên 2.000 như đỉnh Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ.
    Loài nấm này thường mọc vào mùa mưa và bắt đầu từ tháng 9 thì thân to bằng ngón chân cái, hoặc cổ tay, là lúc thu hoạch được. Đến hết tháng 10, thì củ nấm lụi tàn, biến mất trên mặt đất, và sang năm, thì lại mọc lên.

    Công dụng của nấm ngọc cẩu

    Nấm ngọc cẩu được sử dụng trong các bài thuốc làm bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, thông tiểu, chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương, đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh…
    Người Dao đỏ dùng củ nấm này để chữa hậu sản. Những phụ nữ sau khi sinh, sức khỏe suy kiệt, chỉ cần dùng củ nấm này sắc nước uống vài lần là khỏe như thường, lại leo núi, lên nương phăm phăm. Theo các lang y người Dao, ngoài việc tăng cường sức khỏe, thì củ nấm còn làm mất cả nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành trong cơ thể. Sở dĩ có được tác dụng thần kì đó là do củ nấm có tác dụng mạnh trong tăng cường nội tiết tố estrogen. Nội tiết tố chính là “nhựa sống” giúp duy trì sức sống cho chị em phụ nữ. Phụ nữ lớn tuổi, hàm lượng nội tiết tố được sinh ra càng ít đi, vì thế, bệnh tật sinh ra, và đặc biệt là ham muốn chuyện vợ chồng cũng giảm.
    Không chỉ phụ nữ, với đàn ông, loài nấm này chính là thần dược. Loài nấm này có tác dụng bổ dương cực mạnh. Thậm chí, nhiều người hỏng hẳn chức năng sinh lý, sử dụng nấm này bồi bổ, vẫn có thể trở lại cường tráng như xưa.

    Cách sử dụng Nấm ngọc cẩu rất đơn giản, chỉ cần sắc ngọc cẩu với nước rồi uống trực tiếp. Sau khi sắc sẽ cho thứ nước ấy có màu đen thẫm, vị hơi chát. Đàn ông sinh lý yếu, ngoài việc sắc uống, có thể chế biến với các món ngọc dê, ngọc cẩu, ngọc kê, ngọc bò…
    Một vị thuốc cực quý, cách sử dụng đơn giản nhưng để tìm được và bảo tồn vào nguồn dược liệu quốc gia lại là một câu chuyện không hề đơn giản.
    Trước đây, thứ nấm này có mặt khá phổ biến ở núi Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, qua một giai đoạn người Trung Quốc thu mua cạn kiệt, bây giờ kể cả những người Dao đi rừng giỏi nhất đi cả ngày cũng khó tìm thấy một cây nấm nào.

    Kết
    Dân gian ta có câu: “Chết trên đống thuốc”, ngẫm ra chẳng sai. Rừng vàng biển bạc Việt Nam vẫn còn vô vàn những bí mật cần chúng ta khám phá. Vẫn biết nấm luôn là một thực phẩm cũng như một vị thuốc cực kì tốt cho sức khoẻ nhưng những loài nấm như Nấm ngọc cẩu quả thực khiến chúng ta bất ngờ và thích thú.
    Thiết nghĩ các nhà khoa học Việt Nam nên lưu tâm về vấn đề này.
    Một mặt kết hợp với người dân và chính quyền địa phương để có biện pháp bảo tồn, tránh khai thác bừa bãi, tận thu và “tận diệt” các nguồn tài nguyên trên cả nước. Một mặt đi sâu vào nghiên cứu, bào chế thành thuốc và công bố rộng rãi cho người dân có một sự hiểu biết chính xác.
    Câu chuyện phát triển bền vững vẫn luôn là một câu chuyện dài cần sự chung tay của rất nhiều con người. Từ nhà khoa học, doanh nghiệp đến những người dân.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Vân Anh gems
    Đang tải...


Chia sẻ trang này