Viêm gan B sẽ biến chứng thành mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bên cạnh các liệu pháp điều trị từ bác sỹ thì bệnh nhân viêm gan mạn cũng cần có một chế độ dinh dưỡng đủ để kháng bệnh và duy trì tình trạng sức khỏe ổn định. Bệnh nhân khi mắc bệnh viêm gan B mãn tính có thể là lá gan đã bị tổn thương rất nhiều, chức năng gan suy giảm khiến cho khả năng đào thải các chất độc hại của gan bị kém đi, do đó, bệnh nhân cần cung cấp các chất cho cơ thể từ đó nâng cao sức đề kháng và hỗ trợ điều trị bệnh, phục hồi tế bào gan. Bệnh nhân viêm gan mạn ăn gì thì tốt? A-xít béo và omega-3 từ thực vật hay cá đều tốt cho gan và làm chậm quá trình ung thư hóa gan. Do đó, chất béo từ cá, đậu mè, trứng tốt cho gan. Điều cốt lõi là không dùng dư thừa. Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì nó dễ tiêu hóa. Trong sữa bò tươi hay sữa bột pha tương ứng có khoảng 3,7% chất đạm, 3,5% chất béo. Chất béo trong sữa bò thuộc hàng khó tiêu hóa nên người ta thường khuyên người yếu gan không nên uống nhiều sữa chứ không có nghĩa là kiêng sữa. Mỗi ngày nên uống 1 ly sữa Người mắc bệnh gan cần giảm các chất béo, kiêng ăn các món chiên rán chứ không phải kiêng hẳn chất béo. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều chất béo cùng với giảm bột đường và protein làm tăng quá trình xơ gan ở người viêm gan siêu vi C. Trong khi đó, một nghiên cứu khác chứng minh chất lecithin có nhiều trong đậu mè và lòng đỏ trứng gà, các loại chứa nhiều a-xít béo, omega-3 rất cần cho người bị bệnh viêm gan mạn tính kể cả viêm gan siêu vi A, B, C. Bệnh nhân cần dùng các thức ăn dễ tiêu như rau đậu, trái cây. Người bệnh cần phải: – Hạn chế ăn các chất dầu mỡ, nướng, rán, xào, đồ ăn nhanh hay các món chế biến nhiều dầu mỡ. – Không ăn các chất cay nóng như ớt, tiêu, tuyệt đối kiêng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… – Uống các loại thuốc cũng gây độc cho gan vì thế khi ốm cần sử dụng thuốc thì phải hỏi ý kiến thầy thuốc. – Phải giữ gìn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, khi bị ngộ độc thực phẩm gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, có thể đẩy nhanh thêm quá trình tổn thương ở gan. Chú ý: Ăn nhiều bữa, chia thành các bữa phụ để cơ thể hấp thu tốt. Cần chọn thực phẩm tươi ngon, tránh các thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, tôm, cua, ốc, tránh nấu nướng cầu kỳ.