Thông tin: Nên Phê Bình Trẻ Thế Nào Để Không Làm Tổn Thương Lòng Tự Trọng Của Con

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Quỳnh đen, 3/3/2016.

  1. Quỳnh đen

    Quỳnh đen Tập tành kinh doanh

    Tham gia:
    3/3/2016
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Thưởng thức trẻ con không phải chỉ là tán thưởng những ưu điểm của trẻ, mà quan trọng hơn là nên nhìn nhận thế nào về những khuyết điểm của trẻ. Nếu bạn luôn nhìn trẻ bằng con mắt "giống hệt như Newton", thì trẻ sẽ ngày càng giống Newton thật ^^

    Nếu sợ con trẻ có cái gì đó suy nghĩ không được chu toàn, người lớn sẽ suy nghĩ thay cho trẻ, theo dõi sát sao trẻ, trước mắt sẽ thấy là giúp được con nhưng về lâu dài, điều đó chỉ gây phản tác dụng.Tất cả nững việc cần làm phải để trẻ tự suy nghĩ, tự mình làm, phạm phải nhiều sai lầm, đần dần mới học được cách làm cho thật tốt.

    Giống như việc cắt đứt tay sẽ cảm thấy đau, trẻ mắc một số lỗi nhỏ hoặc gây tai họa, không cần bạn phải nói, trẻ cũng sẽ cảm thấy ngại ngùng, cảm thấy hối hận và đau khổ.Lúc này nếu bố mẹ không chú ý đến tâm lý của trẻ, mặt mày căng thẳng nói những câu giáo huấn, nói những câu như đã nhắc nhở từ lâu, chỉ khiến trẻ cảm thấy mất thể diện, cảm thấy bực mình.Để bảo vẹ thể diện cho mình, thể hiện sự không hài lòng với lời càu nhàu của bạn, con trẻ có thể sẽ cố tình cãi lại hoặc làm ra vẻ không thèm quan tâm.

    Một số bậc phụ huynh thích dùng những câu như "tôi nóng tính" để biện bạch cho mình, để tạo sự cân bằng cho mình."Nóng tính" có thể chỉ là một khuyết điểm nhỏ của bố mẹ, nhưng nó lại đem lại hậu quả rất xấu cho con trẻ.Điều này khiến cho "lỗi nhỏ" của trẻ biến thành một cố tật.Hoặc biến thành người tính tình nóng nảy, tự ti cố chấp; hoặc là dạy dỗ nhiều lần nhưng không thay đổi, tái phạm hết lần này đến lần khác.

    "phạm sai lầm" là môn học bắt buộc phải có trong quá trình trưởng thành của trẻ, chỉ có học đủ một lượng "học phần" nhất định, trẻ mới có thể rèn được khả năng học một biết mười, tụ wminhf kiểm điểm bản thân, tự mình hoàn thiện. Phụ huynh phải hiểu được giá trị của "lỗi lầm", nhìn thấy trong quá trình trưởng thành của trẻ, "lỗi lầm" và "thành tích" có chức năng giáo dục như nhau.

    cách phê bình "giống hệt như Newton" biến một chuyện không hay, một chuyện đáng ra phải bực mình thành một câu đùa, vừa giúp trẻ biết mình đã sai ở đâu, vừa không gây tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ, qua đó còn thể hiện sự thấu hiểu trẻ, thậm chí còn bao hàm một lời khen đối với một tài năng nào đó của trẻ. Trẻ rất thích nghe những lời "phê bình" như thế.

    Tất cả những sai sót do không có kinh nghiệm hoặc không chuyên tâm, chỉ cần không liên quan đến vấn đề đạo đức, đều không nên chỉ trích, nổi cáu, thậm chí không cần nhắc đên, bản thân trẻ sẽ cảm nhận thấy sự bất tiện hoặc sự tổn thất trong quá trình này, biết về sau cần phải làm thế nào.
    nguồn: sưu tầm
     

    Attached Files:

    • 1.jpg
      1.jpg
      Kích thước file:
      6.4 KB
      Lượt xem:
      65
    • 2.jpg
      2.jpg
      Kích thước file:
      5.8 KB
      Lượt xem:
      60

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Quỳnh đen
    Đang tải...


Chia sẻ trang này