Nên và không nên khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi support, 7/6/2013.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Hạn chế để bé nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế. Gối đầu nên dùng chất liệu tự nhiên mềm mại và thoáng mát, không dùng gối quá cao. Mỗi ngày xoa nhẹ vùng đầu bé để kích thích sự phát triển của não bộ.

    Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM cho rằng, được sinh ra đời đã là sự kiện quan trọng đối với bất kỳ đứa trẻ nào cho dù bé không hề ý thức việc này. Đó là bước chuyển từ bóng tối ra ánh sáng, từ môi trường ấm áp, ổn định trong bụng mẹ ra môi trường thường xuyên thay đổi của thiên nhiên, từ cuộc sống chung với mẹ sang cuộc sống độc lập của một cá nhân.

    Nếu không có người lớn nuôi dưỡng, đứa trẻ sơ sinh chỉ sống được trong một thời gian ngắn. Nhờ có sự chăm sóc, vỗ về của người thân mà đứa trẻ lớn lên khỏe mạnh và trưởng thành. Theo thạc sĩ Minh, để có thể chăm sóc trẻ đúng cách, cha mẹ cần hiểu rõ đặc điểm phát triển của trẻ ở từng giai đoạn, từ đó biết cách áp dụng các biện pháp chăm nuôi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn sơ sinh.

    [​IMG]
    Nên cho bé sơ sinh ngủ đúng tư thế như nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải, hạn chế để bé nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế.​

    Đặc điểm sinh lý thần kinh của trẻ sơ sinh

    Não bộ của trẻ lúc mới sinh nặng khoảng 400g, trong khi trọng lượng não của người lớn trung bình khoảng 1.400g. Khi trẻ mới sinh ra, lượng tế bào thần kinh khá đầy đủ nhưng các sợi dây thần kinh chỉ chứa ít myelin (chất béo giúp tế bào thần kinh truyền thông tin nhanh hơn). Vỏ não chưa được phát triển đầy đủ nên hoạt động của trẻ còn rất hạn chế, các cảm giác chưa phân hóa và thường gắn liền với xúc cảm.

    Để não bộ của bé phát triển tốt, lưu ý:

    - Cho bé ngủ đúng tư thế, có thể nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái hoặc bên phải, hạn chế để trẻ nằm sấp hay nằm lâu ở một tư thế. Gối của trẻ nên dùng chất liệu tự nhiên mềm mại và thoáng mát như vỏ đậu, bông gòn, không dùng gối quá cao. Mỗi ngày nên xoa nhẹ vùng đầu cho trẻ để kích thích sự phát triển của não bộ.

    - Trong thức ăn nên chứa nhiều chất béo để giúp trẻ sớm hoàn thiện tế bào não.

    - Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đặc biệt là sữa non. Sữa này chỉ có trong 2-3 ngày sau khi sinh, các loại sữa công thức không có sữa non. Sữa mẹ là thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, việc cho trẻ bú mẹ còn là sợi dây tình cảm gắn kết yêu thương, thắt chặt tình mẫu tử.

    Đặc điểm vận động của trẻ từ lúc mới sinh đến hết 2 tháng tuổi:

    - Ngón chân bé xòe ra khi cù nhẹ bàn chân ở khu vực từ gót đến ngón chân. Đây có thể là tàn dư của sự tiến hóa. Những đứa trẻ bị tổn thương cột sống không có phản xạ này.

    - Mắt bé nhắm khi quá sáng hoặc quá ồn. Vận động này nhằm bảo vệ mắt.

    - Bé duỗi thẳng cánh tay ra ngoài rồi sau đó hướng vào bên trong (như ôm) để phản ứng với tiếng ồn hoặc khi đầu bé cúi. Vận động này giúp bé bám chặt mẹ.

    - Bé nắm chặt đồ vật khi người khác đặt vào lòng bàn tay. Đây là dấu hiệu nắm bắt tự ý.

    - Phản xạ tìm kiếm: Khi lấy ngón tay khều nhẹ vào má trẻ, bé ngoảnh mặt sang bên má bị khều rồi há miệng. Vận động này giúp bé tìm vú mẹ.

    - Phản xạ bước: Bé được người lớn giữ thẳng người rồi sau đó bước về phía trước bắt đầu theo nhịp điệu. Đây là dấu hiệu bước đi tự ý.

    - Phản xạ bú: Bé bú "chùn chụt" khi người khác đưa đồ vật vào miệng. Đây là dấu hiệu cho phép nuôi ăn.

    - Phản xạ rút chân: Bé rút bàn chân khi lòng bàn chân bị người khác cù nhẹ. Cha mẹ nên bảo vệ bé để tránh các kích thích khó chịu.

    Từ lúc mới sinh đến hai tháng đầu, trẻ hình thành các phản xạ có điều kiện sau:

    - Phản xạ với tư thế nằm khi ăn (biểu hiện bằng cảm giác dễ chịu hay khó chịu).

    - Phản xạ định hướng: Từ 2 đến 3 tuần tuổi, trẻ bắt đầu có phản ứng với âm thanh, đặc biệt khi nghe giọng nói của người lớn. Từ 3 đến 5 tuần tuổi, trẻ bắt đầu đưa mắt dõi theo những đồ vật di động, rồi dừng lại khi vật đứng yên.

    - Phản xạ khi ngủ và khi thức: Càng lớn trẻ sẽ ngủ ít và thức nhiều hơn.

    Lưu ý: Các bậc cha mẹ nên chú ý các phản xạ trên của trẻ. Nếu thấy bé không có những phản xạ như trên, thì nên đưa đi khám sớm để phát hiện một số dị tật bẩm sinh (nếu có).

    Thi Trân
    Nguồn: VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


Chia sẻ trang này