Kinh nghiệm: Nếu Không Ngủ Thì Cơ Thể Có Bị Ảnh Hưởng Gì Không?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi Linhchi2206, 12/11/2021.

  1. Linhchi2206

    Linhchi2206 Chúng ta sẽ hãy phúc theo cách của riêng mình.

    Tham gia:
    5/3/2021
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Nếu không ngủ thì cơ thể có bị ảnh hưởng gì không? Câu hỏi nguyên gốc từ trang Hoovada, nơi trao đổi và giải đáp các kiến thức xã hội cho mọi người.

    Bạn có biết? Kỷ lục thế giới về thời gian con người không ngủ lâu nhất là 264 giờ liên tục, tương đương với 11 ngày. Kỷ lục lạ lùng này do Randy Gardner, 17 tuổi, người Mỹ thiết lập trong điều kiện phòng thí nghiệm năm 1963.

    Để chuẩn bị cho cuộc thí nghiệm lạ kỳ đi vào lịch sử có một không hai này, Randy cần phải chuẩn bị tâm lý và có một sức khỏe ổn định. Randy là vận động viên nên cũng đảm bảo về điều kiện sức khỏe.

    Câu hỏi mà các nhà khoa học muốn tìm hiểu trong thí nghiệm với Randy là:
    • Cơ thể và bộ não con người ra sao nếu chúng ta không ngủ?
    • Randy có thể sống sót không?
    • Sau thí nghiệm Randy có gặp vấn đề gì về sức khỏe không?
    [​IMG]
    Ngày thí nghiệm không ngủ đầu tiên

    Randy cảm thấy uể oải, mệt mỏi, có nhiều biểu hiện cáu kỉnh. Cơ thể cảm thấy khá căng thẳng.

    Mặc dù không sử dụng rượu bia nhưng nồng độ cồn trong máu đã tăng lên ở mức 0,10 BAC. Trong khi nồng độ tối đa được phép lái xe trên đường ở mức 0,08 BAC.

    Các nhà khoa học nhận xét, cơ thể của Randy bắt đầu ở trong trạng thái “ngủ cục bộ”. Có nghĩa là, mặc dù trông Randy vẫn đang tỉnh táo nhưng một số bộ phận của não đã nghỉ ngơi.

    Ngày thí nghiệm không ngủ thứ 2

    Randy nhiều lúc đã ngủ thiếp đi trong vài giây rồi chợt tỉnh lại. Đây gọi là trạng thái "microsleep", là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Cơ thể đang gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng, nó đã quá mệt mỏi để cần phải đi ngủ, nghỉ ngơi rồi.

    Ngày thí nghiệm không ngủ thứ 3

    Việc không ngủ đã tác động nhiều lên bộ não khiến các giác quan mất đi sự nhạy bén. Randy mất hoàn toàn khả năng nếm, ngửi và quan sát các đồ vật thật chính xác.

    Randy bắt đầu thấy chán nản và thiếu đi động lực sống.

    Ngày thí nghiệm không ngủ thứ 4-11

    Mặc dù không nhắm mắt để ngủ nhưng Randy mất đi hoàn toàn cảm giác thực tế. Ảo giác xuất hiện rất nhiều và Randy dần trở nên bị hoang tưởng.

    Những ngày cuối bộ não chính thức ngừng hoạt động hẳn.

    Các chuyên gia y tế liên tục theo dõi các chỉ số sinh tồn để đảm bảo cơ thể của anh không suy nhược hoàn toàn.

    Sang ngày thứ 12 - sau cuộc thí nghiệm

    Randy chính thức gục ngã và chìm vào giấc ngủ sâu. Sau khi ngủ một mạch 14 tiếng, Randy thức giấc uống một chút nước rồi quay về giường ngủ tiếp.

    8 ngày sau cuộc thí nghiệm

    Cơ thể của Randy dần được phục hồi và quay lại nhịp sinh học bình thường.

    Sức khỏe sau đó

    Randy quay lại trường học, tham gia câu lạc bộ thể thao bình thường. Sức khỏe của Randy duy trì khỏe mạnh sau đó. Đến nay, đây vẫn là người giữ kỷ lục lâu nhất về số ngày không ngủ - 11 ngày.

    Câu hỏi của bạn Minh Chi - một thành viên của Hoovada. Các bạn có thể kết nối với Hoovada trên Facebook. Xem thêm những câu hỏi hay khác trên Hoovada.com:

    * Một số bài học khắc nghiệt trong cuộc sống mà chúng ta nên biết là gì?

    * Những "chuyên gia về kỹ năng sống" có những bí quyết sống gì?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Linhchi2206
    Đang tải...


Chia sẻ trang này