1) Cãi nhau về tiền bạc Hầu như các cặp vợ chồng nào cũng có lúc cãi nhau vì tiền nhưng đừng biến điều này ra làm thói quen và đặc biệt không được làm việc này trước mặt trẻ. Trẻ sẽ nghĩ rằng "đồng tiền rất cần thiết nhưng sẽ chả mang lại điều gì tốt đẹp và cuộc sống này thật ngặt nghèo để tôi có thể sống tốt". Theo đó, trẻ sẽ tự ti và lười nhác trong mọi công việc. Bí quyết của thành công là "hành động" và con bạn thì ko làm gì cả. Giải pháp: nhỏ tiếng nói chuyện với nhau khi con đang ngủ hoặc vào lúc sáng sớm khi con vẫn chưa ngủ dậy. Dù câu chuyện về tiền bạc có trở thành mối lo ngại hàng đầu cũng không nên to tiếng tranh cãi về nó. 2)So sánh với người khác Nếu có bạn bè hoặc người thân giàu có, hay có con học rất giỏi bạn cũng đừng thể hiện sự ghen tỵ khó chịu trước mặt trẻ hoặc so sánh trẻ với con bạn. Thái độ này không chỉ khiến con bạn đo lường thành công bằng vật chất mà còn luôn cố cạnh tranh để được hơn người. Ngoài kia trong mọi lĩnh vực luôn có những người siêu giỏi bởi vậy điều này được coi là 1 liều thuốc độc đưa con bạn xuống hố sâu. Giải pháp: không nên so sánh con với bất kỳ ai. Hãy rèn luyện đạo đức cho con bằng cách kể cho con những câu chuyện "tiểu sử" của người giàu có. 3) Tích cực gieo rắc vào đầu con những chuẩn mực lạc hậu: Hầu hết con chúng ta không quá giỏi mà sẽ thuộc vào mức khá trong xã hội. Bởi vậy, nhiều bà mẹ tâm lý thường nói rằng "Bố mẹ không yêu cầu nhiều chỉ cần con học thật giỏi để lớn lên có 1 cái nghề tốt kiếm tiền nuôi cả gia đình. Cơm ăn đủ 3 bữa, gđ hạnh phúc thế là đủ". Vâng, tưởng tượng ra thì đây là 1 viễn cảnh khá thơ mộng nhưng kỳ thực tiêu chuẩn này sẽ mang lại rất nhiều khó khăn cho trẻ sau này và trẻ rât skhos để vượt qua giới hạn bản thân. Trẻ sẽ nghĩ ngay "học tập thật mệt mỏi. Bố mẹ không yêu cầu nhiều thì thôi. Mình làm được vậy cũng là tốt rồi". Trong khi đó, muoiwf mấy năm sau, rất nhiều bạn bè của trẻ có được sự thành công, giàu có chỉ vì chúng có suy nghĩ "chưa đủ, như vậy đã là gì, mình cần phải hành động nhiều hơn nữa, mình phải làm được". Cách phòng tránh: luôn khuyến khích con học tập phát triển bản thân. Đừng quá áp đặt việc học hành vì các kỹ năng được dạy ở trường suốt 12 năm chỉ góp 3% cho sự thành công của trẻ. Thay vào đó hãy đưa cho con những động lực và những tầm nhìn mới mẻ để thay đổi bản thân. 4) Luôn trì "hoãn" thanh toán: Tôi tin rằng có rất nhiều bậc phụ huynh khi con nói"cha/mẹ ơi, hôm nay cô giáo bảo nộp tiền học". Sau đó bạn sẽ hỏi hạn nộp và nộp vào hạn chót. Hoặc việc trả tiền, điện nước, ngân hàng muộn cũng là biểu hiện của việc trì hoãn thanh toán. Điều này sẽ khiến con bạn rất kém về khoản hoạch toán tài chính mà còn gián tiếp nói với chúng rằng điều đó là không cần thiết. Cách tránh: Ấn định 1 ngày nhất định để thanh toán mọi hóa đơn(giờ đã có cách thanh toán hóa đơn qua ngân hàng). Chủ động hỏi tiền đóng học trước khi con xin tiền. 5) Tiêu xài tùy hướng: "Tùy hướng" là cách tiêu xài hoang phí khiến "két sắt" nhà bạn "sụt cân" nhanh chóng. Những bà mẹ hết mực yêu con thường mua cho con bất kỳ thứ gì con muốn và truyền tải cho con 1 thông điệp rằng "mình không nên trì hoãn sự thỏa mãn và chẳng cần phải kiên định với kế hoạch chi tiêu". Giải pháp: luôn cân nhắc khi mua 1 thứ gì đó. Nếu thực sự quan trọng thì hãy mua luôn. Còn nếu không hãy đợi khoảng 1 tuần nếu bạn vẫn nghĩ nó là cần thiết và không ảnh hưởng đến ngân sách gia đình thì hãy mua nó. 6) Người giàu là kẻ keo kiệt: Không ít các bậc cha mẹ cho rằng người giàu chả có gì tốt đẹp, học là những kẻ keo kiệt ki bo và có những tư tưởng lạc hậu. Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi chúng ta gieo vào đầu con mình những điều này chỉ bằng 1 câu nói ngẫu hứng với bạn bè "thằng cha kia giàu mà ki bo thế". Trẻ nghe được và hiểu rằng "người giàu là kẻ xấu, chẳng có gì tốt đẹp ở họ". Con bạn sẽ chẳng thể trở nên giàu có khi không có niềm tin vào người giàu có. Giải pháp: Luôn dạy con rằng người giàu rất tốt bụng. Thật khó để nói điều này nếu bạn đang có thành kiến với người giàu. Nhưng kỳ thực, người giàu học có quy tắc rất nghiêm ngặt, họ có quy tắc sống rất nghiêm ngặt, họ không tiêu tiền vào những chuyện vớ vẩn, những sẵn sàng bỏ 1 khoản tiền lớn để đầu tư hoặc làm từ thiện. Bởi vậy các quỹ từ thiện lớn trong chùa hoặc ủng hộ trẻ em mồ côi, người nghèo đều đến từ người giàu có. Nhưng nếu bạn mời họ đi ăn trưa với họ thì rất có thể bạn sẽ phải trả toàn bộ số tiền cho bữa trưa đó. P/S: Đang viết thì máy tính sập nguồn, chán quá!!!!! Các mẹ đăng bài thì hãy coppy luôn 1 bản vào word để phòng trường hợp này nhé. Nếu bài viết chiếm được cảm tình của mẹ thì hãy tham gia vào group facebook(group mới mở) này để tiếp tục nhận những chia sẻ từ mình: https://www.facebook.com/groups/300670667022591/