Toàn quốc: Ngày 10/10 Là Ngày Gì? Tại Sao Gọi Là Sự Kiện Quan Trọng?

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi Hà Ngọc Châu, 2/10/2020.

  1. Hà Ngọc Châu

    Hà Ngọc Châu Thành viên tích cực

    Tham gia:
    6/6/2020
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Một năm có rất nhiều ngày lễ, sự kiện khác nhau diễn ra trên dải đất hình chữ S như ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/03, ngày 30/4 chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 1/05 quốc tế Lao Động, ngày Quốc Khách 2/09,... Trong đó, ngày 10/10 cũng là ngày lễ, sự kiện quan trọng của dân tộc ta nhưng có nhiều người chưa biết. Hiểu được điều đó, Đồ Đồng Quang Hà xin gửi tới bạn những kiến thức bổ ích về ngày 10/10 là ngày gì qua bài viết dưới đây.

    Ngày 10/10 là ngày gì

    Ngày 10/10 - Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam


    [​IMG]



    Ngày 10/10 là ngày gì, đó là ngày truyền thống Luật sư. Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành sắc lệnh số 46/SL về tổ chức đoàn thể luật sư. Từ đó đến nay các thế hệ luật sư Việt Nam đã có những đóng góp to lớn quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước phát triển.

    Ngày 14/1/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 149/QĐ-TTg lấy ngày mùng 10/10 hàng năm là ngày truyền thống của luật sư Việt Nam. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của đội ngũ luật sư và nghề luật sư ở nước ta.

    Ngày Tết trùng thập 10/10


    [​IMG]

    Tết mừng cơm mới​



    Ngày mùng 10/10 là ngày gì, theo sách Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch, là ngày lành, tháng tốt cây thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời trở nên tốt nhất. Vì vậy, các thầy thuốc rất coi trọng tết này.

    Nói chung Tết này là Tết các ông Đồng, bà Cốt, các vị thầy thuốc, họ thường làm cỗ bàn linh đình.

    Mỗi một vùng địa phương lại đón Tết Trùng thập 10/10 với phong tục và ý nghĩa khác nhau.



    [​IMG]



    Đối với một số vùng nông thôn gọi Tết Trùng Thập nôm na là tết Cơm mới, tết Thường tân. Vào dịp này, các nhà lấy gạo mới làm bánh dày, thổi cơm và luộc gà dâng cúng gia tiên và thần, Phật mừng được mùa và cầu mong mưa thuận gió hòa. Người ta cũng thường làm bánh giầy, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân.

    Ngày 10/10 là ngày gì, ở các vùng đồng bằng sông hồng, sông cửu long, dân gian đều cho rằng đây là tết mừng cơm mới. Vì đây là dịp mùa màng đã thu hoạch, làm lễ cảm tạ thần linh đã phù hộ.



    [​IMG]



    Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở rừng Việt Bắc hay trên cao nguyên Tây nguyên, Ngày 10/10 là ngày gì, khi ngô lúa ngoài nương rẫy đã thu hoạch xong, cái ăn đã chắc chắn trong nhà, thế là cả bản, cả buôn ăn tết được mùa. Niềm vui của Tết được mùa luân lưu khắp các nhà trong xóm kéo dài suốt tháng, đến khi ngoài trời có mưa mới, lại bắt đầu vào mùa mới.

    Ngày 10/10 là ngày gì, còn được hiểu là ngày dân làng tỏ lòng biết ơn tới thần linh, đất trời đã mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã có từ ngàn đời xưa.

    Ngày 10/10 ngày giải phóng thủ đô
    Ngày Giải phóng thủ đô Hà Nội, hay ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội từ tay Thực dân Pháp sau Chiến tranh Đông Dương, ngày 10 tháng 10 năm 1954.

    Giải phóng thủ đô ngày 10/10 - Niềm tự hào dân tộc Việt

    Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ về đình chiến ở Đông Dương được ký kết. Qua nhiều ngày đấu tranh sôi nổi, các hiệp định về việc chuyển giao Hà Nội được ký kết vào ngày 30/9/1954 và ngày 2/10/1954 tại Ủy ban Liên hợp đình chiến Trung ương. Ngay sau đó, Chính Phủ đã phái các đội công an, trật tự cảnh vệ, hành chính tiến vào Hà Nội để chuẩn bị việc tiếp quản thành phố.

    Theo nghị quyết ngày 17/9/1954 của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban quân chính thành phố Hà Nội được thành lập do thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh sư đoàn Quân Tiên phong làm Chủ tịch và bác sĩ Trần Duy Hưng làm Phó Chủ tịch.



    [​IMG]



    Theo kế hoạch đã định, sáng 8/10/1954 các đơn vị quân đội ta chia nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Đếu 16 giờ30 thì tiến đến đường đê La Thành, Vĩnh Tuy, Bạch Mai, Ngã Tư Sở, Ô Cầu Giấy và Nhật Tân. Đến 6 giờ sáng ngày 9/10/1954, quân đội lại theo nhiều đường từ ngoại thành tiến vào nội thành chia làm nhiều cánh quân tiến vào 5 cửa ô chính rồi từ đó tỏa đi các nơi. Đến 16giờ30, quân đội ta hoàn toàn kiểm soát thành phố Hà Nội, tiếp thu thành phố gọn gàng và trật tự.

    Bộ đội ta tiến đến đâu, nhân dân, đồng bào đổ ra hai bên đường, phất cờ tung hoa, reo mừng tới đó. Cổng chào, khẩu hiệu dựng lên khắp các đường phố, cờ đỏ sao vàng rực rỡ phất phới khắp nơi.

    Ngày 10/10 là ngày gì - Ngày thủ đô Hà Nội sạch bóng quân thù


    [​IMG]

    Tượng Bác Hồ đúc thủ công bằng 100% đồng nguyên chất, thân thái chân thực​



    5 giờ: Toàn bộ nhân dân thủ đô quần áo chỉnh tề cầm cờ tổ quốc, ảnh Bác Hồ, hoa tươi, xếp thành đội ngũ trật tự theo từng công sở, xí nghiệp, trường học, khu phố..., kéo tới những con đường đã được thông báo trước là bộ đội hành quân qua.



    [​IMG]



    Đoàn xe đầu tiên do thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính và bác sĩ Trần Duy Hưng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân chính dẫn đầu đi qua phố Hàng Đường, Hàng Đào và trung tâm thành phố.

    8 giờ: Cánh quân phía Tây xuất phát từ Quần Ngựa, đó là những chiến sĩ bộ binh của Trung đoàn Thủ đô. Các chiến sĩ diễu binh qua Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông, Hàng Đào,…, đến 9 giờ 45 tiến vào Cửa Đông thành Hà Nội.

    8 giờ 45: Cánh quân phía Nam xuất phát từ Việt Nam học xá tiến qua Bạch Mai, phố Huế, vòng quanh hồ Gươm rồi vòng lại chiếm lĩnh toàn bộ khu vực Đồn Thủy và Đấu Xảo.

    9 giờ 30: Đoàn cơ giới và pháo binh xuất phát từ Bạch Mai, qua phố Bạch Mai, phố Huế, 10 giờ 5 đến Bờ Hồ, qua Hàng Đào, Hàng Ngang, chợ Đồng Xuân, rẽ sang đường Cửa Bắc tiến vào thành lúc 10 giờ 45.



    [​IMG]



    15 giờ: Còi Nhà hát Lớn thành phố nổi lên một hồi dài, mấy chục vạn nhân dân Hà Nội đã trang nghiêm dự lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ với sự tham gia của các đơn vị quân đội. Sau lễ chào cờ, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ trân trọng đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nhân dân Thủ đô nhân ngày giải phóng.

    Ngày 10/10/1954, Hà Nội sạch bóng quân thù, hân hoan đón mừng những người những con kiên cường bất khuất đã giành chiến thắng trở về thủ đô. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt to lớn, là niềm tự hào của mỗi người con Việt Nam. Mở ra một thời kỳ mới, hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Thủ đô ta hoàn toàn thoát ách thống trị, là bước đệm quan trọng để giải phóng đất nước, Bắc - Nam thống nhất một nhà. Nhân dân lao động vĩnh viễn xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình và phấn khởi đi vào xây dựng xã hội mới, mở đầu sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.

    Ngày 10/10 là ngày gì - là một ngày lễ, sự kiện vô cùng quan trọng, quyết định nên độc lập cho dân tộc Việt Nam

    Đảng và Nhà nước ta đã ba lần tặng thưởng cho Thủ đô Hà Nội Huân chương Sao Vàng vào các năm 1994, 2004, 2010 và danh hiệu thành phố Anh hùng vào năm 2000.

    Nguồn: http://dongmynghe.com.vn/ngay-10/10-la-ngay-gi-tai-sao-goi-la-su-kien-quan-trong
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hà Ngọc Châu

Chia sẻ trang này