"Ngày đèn đỏ" đầu tiên của con gái

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi pheuyeu, 3/2/2012.

  1. pheuyeu

    pheuyeu Thành viên tích cực

    Tham gia:
    9/10/2009
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    178
    Điểm thành tích:
    83
    Khi con gái gặp trận 'đại hồng thủy' đầu tiên trong đời, cha mẹ sẽ phải cùng con đương đầu với 'sự kiện' này.


    Bối rối khi gặp "đèn đỏ"

    Đang học ở trường, thấy đau bụng rồi ra máu, Nga, 10 tuổi (trường Lê Quý Đôn, Q.3, Tp.HCM), sợ quá khóc thét lên, kêu sắp chết và đòi gọi điện cho bố mẹ. Khi được cô giáo đưa lên phòng y tế chăm sóc, cô bé vẫn khóc như mưa như gió dù đã được cô giải thích hết lời. Sau mấy ngày nghỉ học, khi “hiện tượng đó” đã qua đi rồi cô bé vẫn ngại ngần khi phải đến trường vì đủ thứ lo: lo bạn trêu, lo nhỡ đang học lại “bị”, lo cô giáo mắng…

    Những phản ứng mà các cô bé dậy thì sớm này bộc lộ trong kỳ kinh đầu tiên có thể khiến bố mẹ và thầy cô dở khóc dở cười, mỗi đứa một cách: khóc lóc, lo lắng vì tưởng mình mắc bệnh nan y, xấu hổ, mất ngủ vì căng thẳng, lảng tránh người lớn, sợ đến trường… Và khi đã qua được cái bỡ ngỡ của kỳ kinh đầu tiên rồi thì nhiều em lại khiến người lớn đỏ mặt vì sự vô tư, hồn nhiên quá đỗi của các em khi “đến tháng”. Có em hồn nhiên nhảy ùm xuống bể bơi. Có em trầm uất tưởng mình mắc bệnh gì vì đến ngày mà vẫn chưa thấy. Nhiều bố mẹ cũng từng phát ngượng khi con gái cứ oang oang nói về chuyện “hết ngày”, “đang ngày” hay thích loại băng vệ sinh nào…giữa chốn đông người.

    Mẹ nên làm gì?

    Khi gặp tình huống như bé Nga, người mẹ cần giải thích cho con hiểu kinh nguyệt là sinh lý bình thường, không phải là bệnh lý. Mỗi bé gái sẽ dậy thì ở độ tuổi khác nhau, có người sớm, có người muộn. Còn máu mà bé nhìn thấy là từ tử cung ra, mỗi tháng một lần, mỗi lần máu ra khoảng 3 -7 ngày, thường sẽ nhiều vào ngày thứ nhất và thứ hai. Mẹ nên làm người bạn lớn cùng con tỉ tê tâm sự với con gái để bé biết rằng kể từ đây con có thể làm mẹ bắt đắc dĩ nếu có quan hệ tình dục không an toàn nhằm giúp con hiểu hơn về cơ thể biết cách bảo vệ mình.

    Khi con gái dậy thì cũng là lúc bé cần được mẹ hướng dẫn giữ gìn vệ sinh cơ thể hơn bất kỳ lúc nào. Hãy dạy con nhận biết những dấu hiệu cơ thể cho thấy bé sắp có kinh nguyệt. Và hãy hướng dẫn con cách đóng băng vệ sinh. Dặn con thay băng 3-4 tiếng một lần. Mỗi lần thay băng, cần rửa sạch bộ phận sinh dục bên ngoài bằng nước sạch, không được xịt nước vào bên trong cửa mình hoặc cho ngón tay vào rửa trong đó. Nên dùng vòi tia nước hay gáo dội, không nên rửa bằng cách ngâm trong chậu. Sau khi rửa dùng khăn sạch thấm khô rồi mới đóng khăn vệ sinh mới.

    Dấu hiệu bé dậy thì

    - Ngực phát triển

    - Có lông mu, lông nách và lông mặt

    - Mụn trứng cá xuất hiện

    - Thay đổi giọng nói, quầng vú và cơ quan sinh dục sậm màu.

    - Trẻ cao lớn nhanh khác thường....

    - Xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng


    Dạy con tuổi dậy thì là thử thách lớn nhất đối với các bậc cha mẹ. Vì đến độ tuổi 'ẩm ương' trẻ thường 'trái tính, trái nết' và ương bướng khiến những 'đấng sinh thành' không khỏi đau lòng. Dạy con tuổi dậy thì sao đây để nhẹ lòng mẹ, thỏa lòng con?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi pheuyeu
    Đang tải...


Chia sẻ trang này