Chúng ta thường dạy trẻ theo kiểu áp đặt, nghĩa là: Tất cả những gì bố mẹ nói là chân lý và các con phải có nghĩa vụ nghe theo. Nhưng người lớn cũng nhiều lúc sai lầm lắm chứ! Trong một lớp tập huấn môn kỹ năng sống cho các giảng viên đại học chuyên ngành tâm lý, một giáo sư người Hà Lan có hỏi các học viên: “Anh chị đi đến đây bằng phương tiện gì?”. Rất nhiều người trả lời là đi ô tô. Vị giáo sư lại hỏi: “Thế ô tô của các vị giá bao nhiêu?”. Có người nói 300 triệu đồng, có người 500 triệu đồng, có người thì vài tỉ đồng. Vị giáo sư gật gù: “Thế mọi người có đi học lái xe không?”. Tất cả đều trả lời: “Tất nhiên là có rồi, học nhanh nhất là vài tháng và chậm nhất là hơn 1 năm”. Suy nghĩ một lát, giáo sư lại hỏi tiếp: “Mọi người ở đây đều đã có con cả chứ?”. Không ai hiểu ông giáo sư nước ngoài rút cuộc muốn nói điều gì nhưng vẫn gật đầu xác nhận. “Vậy con các vị đáng giá bao nhiêu ?” - giáo sư đưa mắt nhìn cả lớp. Mọi người cùng đồng thanh: “Con chúng tôi là vô giá”. Giáo sư cười cười: “Vậy các vị đã bao giờ đi học cách làm cha làm mẹ chưa?”. Không ai trả lời được câu hỏi hóc búa này. Thực tế đã cho thấy, nhiều bậc phụ huynh ngày nay chưa tìm được cho mình một phương pháp dạy con hợp lý và có hiệu quả. Chúng ta thường dạy trẻ theo kiểu áp đặt, nghĩa là: Tất cả những gì bố mẹ nói là chân lý và các con phải có nghĩa vụ nghe theo. Nhưng người lớn cũng nhiều lúc sai lầm lắm chứ! Con trai chị Lan (TP Bắc Giang) năm nay lên lớp 8, tự dưng lại đổi tính đổi nết. Trước đây cháu rất ngoan và nghe lời cha mẹ nhưng bây giờ, mẹ nói gì cãi nấy. Đau đầu nhất là vụ nó học mấy cậu choai choai lớp trên vuốt gel và nhuộm tóc đỏ hoe hoe, dựng đứng như lông nhím. Chị Lan vừa nhìn thấy đã nghiến răng ken két: “Trông có giống người không? Đua đòi lấc cấc!”, rồi lập tức lôi thằng bé ra cửa hàng nhuộm lại tóc. Nhưng chỉ được vài ngày, nó nhuộm lại màu khác. Cô giáo chủ nhiệm gọi điện phàn nàn, chị Lan cứ rát cổ bỏng họng nói con không được. Tuy nhiên, chị không hiểu rằng, trẻ trong độ tuổi dậy thì có xu hướng bắt chước và học theo các thần tượng của mình về đầu tóc, cách ăn mặc. Mặt khác, ở trẻ dần hình thành tâm lý muốn làm đẹp. Vì vậy, nếu dạy con mà cứ áp đặt suy nghĩ của người lớn: Hễ nhuộm tóc là xấu, là hư hỏng rồi tìm cách trừng phạt, cấm đoán trẻ thì con không cảm thấy nể phục, mà còn cố tình làm trái lại để chứng tỏ bản thân. Cũng ở trong tình cảnh giống chị Lan, nhưng chị Hà (quận Kiến An, TP Hải Phòng) lại có cách ứng xử thông minh hơn. Khi con khoe “quả đầu bốc lửa”, dù bực lắm nhưng hiểu con đang rất khoái chí, chẳng nghe phải quấy, chị cười tươi nhận xét: “Mẹ thấy kiểu tóc này cũng đẹp và hợp với con trai đấy. Nhưng mẹ nghĩ là khi nào được nghỉ hè, có thời gian đi chơi với các bạn, con hãy nhuộm tóc. Còn lúc tới trường, đầu tóc quần áo phải chỉn chu, thì mới phù hợp”. Con trai không bị hẫng, gật đầu đồng ý với mẹ. Thế là chỉ đến mùa hè, nó mới xin mẹ cho nhuộm tóc, gần vào năm học mới là cu cậu tự giác trả lại màu đen cho mái tóc. Câu chuyện tưởng như đơn giản và bình thường thế thôi, nhưng nhiều phụ huynh không biết cách ứng xử khéo léo, làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ con cái cứ ngày một căng thẳng, ức chế hơn. Muốn trẻ nghe theo mình thì cha mẹ cần hiểu con, nắm bắt được tâm lý của trẻ trong từng thời kỳ phát triển để có cách điều chỉnh phù hợp. Quan trọng nhất là đặt mình vào suy nghĩ của con để xem xét hành động của trẻ ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực, đừng vội áp đặt suy nghĩ của mình lên con trẻ!
Ðề: Nghĩ cho con Hic - nếu là giảng viên đại học chuyên ngành tâm lý mà lại chưa hề biết hay học qua những kỹ năng làm cha mẹ thì ..chí nguy ! Bởi vì khi học về tâm lý, chắc chắn phải biết qua về tâm lý lứa tuổi - tâm lý giao tiếp, ứng xử và tâm lý gia đình ! Vì thế có lẽ nên cho các bậc tri thức này học về thiết kế máy móc hay quản trị kinh doanh nghe đỡ...tủi hơn. Ngoài ra - không phải là khi chưa tìm ra cách dạy con hợp lý và hiệu quả thì các bậc bố mẹ thường lôi cách dạy áp đặt ra mà nếu nói một cách đúng đắn thì đây lại là chuyện của ngành ...giáo dục ! Chuyện dạy HS và ngay cả SV theo lối áp đặt : Thày cô luôn luôn đúng - nội dung sách giáo khoa không bao giờ sai - thày đọc thì trò cứ ghi, thày nói thì trò phải nhớ - cấm cãi đã là truyền thống từ thủa nào rồi, vậy phải chăng là vì ngành giáo dục chưa tìm ra cách dạy HS hợp lý và hiệu quả nên phải áp đặt chăng ? Tuy nhiên, nếu trở lại cái ví dụ của ông GS Hà Lan kia khi hỏi về giá trị chiếc xe hơi và giá trị đứa con - về việc muốn có bằng lái, hay ít ra là biết lái thì phải học và không thể chỉ học trong vài ngày, vài tuần mà phải cả tháng - còn chuyện dạy con là chuyện quan trọng cho cả cha mẹ lẫn đứa con thì chỉ thích ai chỉ cho mình vài chiêu...kiểu mì ăn liền để đối phó với những trò, những thói quen sai trái của trẻ. Và khi đối phó với trẻ cũng chỉ thích đụng đâu...chữa đó theo kiểu vá xe đạp - con nhõng nhẽo thì đi kiếm cách nào cho con khỏi nhõng nhẽo, con nóng nảy thì kiếm thuốc chữa cho hết nóng nảy. Thậm chí ngay cả người dạy khi đưa ra các chiêu cũng hùng hồn tuyên bố : chiêu của tôi dạy trẻ từ 0 - 10 tuổi, tuổi nào dạy cũng được, trẻ nào cũng là ..trẻ thôi ! Ngay cả chuyện lái xe, chúng ta cũng phải biết phân biệt cái xe du lịch với cái xe tải - lái xe buýt phải khác với lái xe ...công nông ! chứ đâu phải cứ ngồi trước vô lăng là thỏi mái nhấn ga ! Thậm chí ngay cả dòng xe du lịch, nếu chúng ta chạy quen một chiếc nào thì ắt là phải hiểu nó cũng có những cái ...tật riêng, một người lạ nhảy lên lái cũng có khi không biết. Còn khi đã quen rồi thì mới có khả năng trở thành tay lái ...lụa ! Điều quan trọng hơn hết, việc sử dụng chiếc xe đâu chỉ là ...ngồi lái, và chỉ học cách nhấn ga, sang số - mà còn phải biết luật đi đường, phải biết khi đi trên đường trơn, đường cao tốc có chừng 500 cái ổ gà ổ voi, đường đông người, đường chật hẹp thì như thế nào và cuối cùng cũng phải biết chút đĩnh về máy móc, biết sửa một số hỏng hóc thông thường v.vv. và chúng ta đều biết rằng mỗi loại xe đều có điều khiển khác nhau. Trong khi đó, dạy con được xem như một...nghệ thuật nhưng lại chỉ thích biết thật nhanh, thật ngắn những kiến thức dạy con của ...người khác và mang về áp dụng cho con mình, khi áp dụng không xong thì lại cho rằng cái chiêu đó...dở quá chứ không nghĩ là tại mình không có tay nghề hay không phù hợp với con mình!
Ðề: Nghĩ cho con Tên bài này là "nghĩ cho con" rất hay. Tức là mình đặt mình vào vị trí của bị phán xét để phán xét cho công bằng. Mình chỉ nghĩ đơn giản là "bạn có muốn ý kiến của bạn được người khác tôn trọng không?" Câu trả lời luôn là "có" thì con của mình cũng thế. Từ khi nó biết phân biệt, biết nhận ra bố mẹ, người thân tức là nó đã bắt đầu có ý thức và trở thành thực thể độc lập. Nó cũng có nhu cầu được tôn trọng như chính bạn. Ai hành động, suy nghĩ như thế nào cũng có cái lý do của hành động đó dù hành động là sai hay đúng. Sai hay đúng là do nhận thức đối với môi trường xung quanh. Tôn trọng con thì cứ thử nhìn xem bạn bè xung quanh nó thế nào. Thời của bạn và thời của con là hai thế hệ cách nhau rất xa nên những chuẩn mực, sở thích cũng khác nhau. Chắc chỉ có suy nghĩ tôn trọng con, coi con như người bạn và cũng tùy tâm lý hiếu thắng, chưa chín chắn của trẻ mà mình nên dịu dàng với con, ko nên áp đặt. Tuy nhiên, không phải lúc nào dịu dàng chia sẻ lũ trẻ cũng nghe, hiihi.... nên đôi khi vẫn phải áp đặt, dùng biện pháp cứng rắn cho trẻ con vào khuôn khổ thông qua kỷ luật. Mình áp dụng tất cả các biện pháp. Nhưng khi nó lớn chút thì chắc là tinh thần tôn trọng, bình đẳng chia sẻ phải nâng cao hơn, phải không nhà tâm lý trẻ em lê Khanh
Ðề: Nghĩ cho con Tuy nhiên, không phải lúc nào dịu dàng chia sẻ lũ trẻ cũng nghe, hiihi.... nên đôi khi vẫn phải áp đặt, dùng biện pháp cứng rắn cho trẻ con vào khuôn khổ thông qua kỷ luật. Mình áp dụng tất cả các biện pháp. Nhưng khi nó lớn chút thì chắc là tinh thần tôn trọng, bình đẳng chia sẻ phải nâng cao hơn, phải không nhà tâm lý trẻ em lê Khanh Đúng là không phải lúc nào cũng dịu dàng hay lúc nào cũng cứng rắn - mà TÙY ( như lái xe thôi ) vấn đề ở chỗ là chúng ta nên : Dịu dàng một cách cương quyết - Cứng rắn một cách điềm đạm ! Đó mới là nghệ thuật ! Và cũng tùy theo tính cách của trẻ : Trẻ nhút nhát, thiếu tự tin thì có cứng rắn hay áp đặt ( miễn là hợp lý ) một chút cũng không sao - còn trẻ có cá tính mạnh, hay nóng tính mà lại cứng rắn một cách nghiêm khắc thì sẽ đưa đến chống đối, bất mãn. Còn nói về tinh thần tôn trọng trẻ em - thì không phải đợi trẻ lớn mới bắt đầu nâng cao ( tỏ ra tôn trọng nhiều hơn ) mà đúng ra thì mỗi một lứa tuổi ( từ sơ sinh cho đến hết tuổi trẻ em) đều cần phải có sự tôn trọng - chỉ có điều là cách tôn trọng và lĩnh vực tôn trọng có khác nhau thôi ( trẻ nhỏ cần tôn trọng trong dinh dưỡng , còn trẻ lớn cần tôn trọng trong ứng xử , trẻ nhỏ cần tôn trọng qua hành vi - trẻ lớn cần tôn trọng qua ngôn ngữ ) Cần phân biệt tôn trọng khác với chiều chuộng, cả nể hay nhượng bộ ( trẻ con bắt nạt người lớn ) và không phải là tôn trọng có nghĩa là không được trừng phạt - Chúng ta có thể phạt ( kể cả cho vài roi ) là phạt Cái sai, cái lỗi của trẻ chứ không phạt bản thân trẻ ( vì thế không vi phạm tinh thần tôn trọng ).