"Ngộp thở" cuộc đua cho con vào lớp 1

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi lesonnamdong, 13/4/2011.

  1. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    "Ngộp thở" cuộc đua cho con vào lớp 1


    Thứ Tư, ngày 13/04/2011, 13:32
    (giao duc) - Để con cái mình có được khởi đầu "hanh thông" và "êm ái" nhất trong việc học, các phụ huynh đều cố gắng vận dụng tất cả các phương án, phương thức trong (và đôi khi) ngoài khả năng của mình: các diễn đàn trực tuyến, các mối quan hệ quen biết, từ người thân, bạn bè, cô giáo, hiệu trưởng và cả các cán bộ làm hộ khẩu…

    [​IMG]
    Cô giáo hướng dẫn học sinh vào lớp 1 ngày khai giảng.

    Gian nan trăm bề

    Trước khi mùa tuyển sinh viên vào “Đại học chữ to” (từ thường dùng để chỉ các bé vào lớp 1) bước vào giai đoạn "nước rút", các chủ đề chọn trường và cách "chạy trường" cho con lại được khuấy lên sôi nổi trên khắp các diễn đàn gia đình, trẻ em. Thông tin trường lớp, cô giáo, học phí nườm nượp đổ về. Các bậc phụ huynh phải dành ra lượng thời gian khá lớn để xử lý khối lượng thông tin đồ sộ và đi đến quyết định vô cùng quan trọng - ảnh hưởng tới cả việc chọn Đại học "chữ nhỏ" sau này của con mình.

    Chị Thu Anh, một cán bộ quản lý thị trường thở than khi năm nay, bé Bi nhà chị sẽ bước vào lớp 1: “Ôi trời, mấy năm trước thấy mấy cái topic (chủ đề) lớp 1, mình có bao giờ đọc kỹ đâu. Nhưng năm nay lo cho con, nhập cuộc với các mẹ, mình mới thấy thấm thía, hiểu được vì sao các mẹ cứ phải vào đây “buôn”. Đúng là toát cả mồ hôi hột!”.

    Chị Thu Anh cho biết: Việc chọn cho con trường tốt, đúng là chẳng kém đi chữa bệnh nan y, vái tứ phương. Mới đầu tháng 2, chị “ngụp lặn” trong 3, 4 diễn đàn dành cho bé, bố mẹ và dân công sở. Nhất là webtretho, lamchame, chị và mấy người bạn đã "xới tung" đến cả trăm trang bình luận, góp ý của các thành viên.

    “Đúng là đau hết cả đầu, căng thẳng lắm! Nếu đúng tuyến, con chị sẽ học ở Cầu Giấy, nhưng là trường làng, mình không thích hội phụ huynh ở đó. Tham khảo chán chê hết diễn đàn lại đến người thân, bạn bè, người quen trên Sở Giáo dục, chị quyết định xin cho con học trái tuyến ở trường trong quận Hoàn Kiếm.”- chị Thu Anh bày tỏ.

    Tuy vậy, chị Thu Anh chưa thuộc những trường hợp cầu kỳ khi chọn trường cho con. Chị Tuyết, cán bộ nhà đất ở quận Long Biên vừa trải qua một chiến dịch “săn” trường cho con khiến nhiều người không khỏi nể phục.

    Ban đầu, chị định cho con học trường Quốc tế, mất mấy ngày tham khảo trên mạng, ngoài đời, chị cũng chọn được một trường nổi tiếng. Nhưng khi được hiệu trưởng trường quốc tế tư vấn về việc, gia đình phải nâng cao Tiếng Việt cho con, chị mới thất vọng khi nghĩ đến con có nguy cơ “thành người Tây giữa lòng Hà Nội” .

    Lần thứ hai, chị đi tham quan mấy trường dân lập, nhưng rồi trường thì quá xa, trường thì chất lượng chưa làm chị yên tâm, chị lại bỏ. Mấy trường công lập cứ nhắc đến tên là lại khiến chị bủn rủn: “Nghĩ lại ngày xưa mình bị học nhồi nhét, học thuộc như vẹt là lại sợ, không muốn con phải “khổ” như mình.”

    Cuối cùng, qua một người quen giới thiệu, chiến dịch tìm trường cho con của chị Tuyết dừng ở một trường dân lập mới mở, sau khi trải qua những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, nhờ người chạy chọt. Chị nói: “Cũng không ngờ mình dám đưa con đi làm thí nghiệm!”

    Giờ con đã yên vị trong trường, chị mới nhận ra: Việc chọn trường cho con thực ra chỉ là tương đối. Quan trọng là nơi đó phù hợp với con, con yêu thầy, mến bạn.

    Phụ huynh rất chú ý đến trường tiểu học nổi tiếng, trường điểm. Tuy nhiên, với mỗi bậc cha mẹ lại có hàng loạt tiêu chí kèm theo với trường như gần nhà, tiện đưa đón, điều kiện bán trú, bệnh thành tích của trường đến đâu, sĩ số lớp thường thấy, lượng học sinh được tuyển, phương pháp giảng dạy, cách điều hành của hiệu trưởng ..v.v khiến cho
    việc chọn trường càng thêm gian nan.

    "Săn" trường, "săn" lớp, "săn" cả giáo viên

    Nỗi khiếp sợ đến ám ảnh của các bậc phụ huynh khi cho con đi học trường công là bệnh học nhồi nhét kiến thức quá nặng, khiến cho các bé cảm thấy mệt mỏi và không có hứng thú học hành. Chính điều này đã nuôi dưỡng một niềm khát khao mới của các cha mẹ: “săn" bằng được thầy/cô giáo giỏi.

    Chị Thu Anh kể lại: khi đi xin học cho con, chị biết hầu như trường nào cũng có một lớp rất tốt, con em giáo viên hay được ưu tiên, nhưng biết đó là lớp nào rất khó. "Khi xin vào trường, người ta còn căn cứ người bảo lãnh có chức vụ gì rồi mới xếp lớp theo thứ bậc từ cao xuống thấp của người đó".

    “Mình không với cao được. Con mình xin vào trường đó là tốt rồi nên người ta xếp vào lớp nào thì xếp!”- chị nói.

    Cuộc đua vào lớp 1 sau khi qua vòng trường sẽ quay đến vòng lớp. Cuộc đua vào lớp có cô giáo dạy tốt sẽ còn dữ dội hơn nữa bởi lâu nay, phụ huynh vẫn lưu truyền nhau lời khuyến dụ: Cấp 1 chọn cô, cấp 2 chọn lớp, cấp 3 chọn trường!

    Trên khắp các diễn đàn còn lưu lại khá nhiều “chiêu” để có thể được học đúng lớp có cô giáo giỏi như: nhờ cán bộ trong trường bảo lãnh, cho con học ở nhà cô trước rồi nhờ cô xin vào lớp luôn, nhờ cán bộ giáo dục “chuyển lời” giúp… “Chiêu” tận dụng triệt để các mối quan hệ thế này thường được dùng nhiều nhất.

    Một cô giáo dạy tiểu học nổi tiếng ở quận Hoàn Kiếm than thở: Cứ đến mùa tuyển sinh, không biết bằng cách nào, phụ huynh luôn có số của cô. Cứ thế, hết người này đến người khác đưa con đến học thêm, cậy nhờ cô ... nói vài tiếng để bé được học lớp cô chủ nhiệm.

    “Có phụ huynh không hiểu quy định là mình không được chọn học sinh, đến xin mình một lá thư đề nghị có chữ ký của mình khiến mình rất khó xử. Vào năm học, con không học ở lớp của mình thì lại tìm mình để thắc mắc, gây khó dễ. Vậy nên, mùa tuyển sinh nào mình cũng phải sang nhà chị họ trốn cả tối, không tiếp ai. Ban ngày thì khóa trái cửa lại và đi đâu đó mà tránh.”- Cô tâm sự.

    Thông tin rộng mở, lại có diễn đàn để chia sẻ tin tức nên cô giáo giỏi luôn được cập nhật để bố mẹ tìm cách dọn đường cho con. Chính vì thế, cuộc đua vào lớp đôi khi còn nóng bỏng hơn cả cuộc đua vào trường. Và tất nhiên, mọi cuộc đua sẽ chưa thể dừng lại cho tới chừng nào các phụ huynh "cán đích" con đường học hành, công danh đầy tham vọng cho con mình.

    Theo Nguyễn Hường (Vietnamnet)
    nguồn: www.24h.com.vn
    link : http://hn.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/ngop-tho-cuoc-dua-cho-con-vao-lop-1-c216a370933.html
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi lesonnamdong
    Đang tải...


  2. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Nghe hiệu trưởng 'vẽ đường' vào lớp 1

    Nghe hiệu trưởng 'vẽ đường' vào lớp 1


    Cập nhật lúc 16/04/2011 02:00:00 PM (GMT+7)

    Từ 14h, các khách mời đã có mặt tại tòa soạn báo VietNamNet tham gia trực tuyến giải đáp thắc mắc liên quan tới tuyển sinh vào lớp 1.


    Các khách mời tham gia gồm:
    1. Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội.
    2. Nhà giáo Nguyễn Thị Hiền - Hiệu trưởng Trường tiểu học DL Đoàn Thị Điểm, Hà Nội.
    3. Nhà giáo Phạm Thị Xuân Sinh - Hiệu trưởng Trưởng quốc tế Kinder World


    Dưới đây là nội dung buổi giao lưu trực tuyến.

    [​IMG]
    Các khách mời tham gia buổi giao lưu trực tuyến

    Có cần cho con đi học đọc, học viết trước không?

    Phan Thị Quế Hương, nữ, 39 tuổi

    Con trai tôi năm nay vào lớp 1. Hiện cháu vẫn đang học mẫu giáo, nhưng các bạn cháu đã đi học viết và học chữ tại lớp học thêm do các cô giáo dạy lớp 1 dạy. Tôi rất băn khoăn, có nên cho trẻ đi học sớm như vậy không? Nếu không đi học thêm, khi vào trường, cháu có theo kịp chương trình không, khi các bạn đã biết viết và đọc thành thạo? Thêm nữa, các trường công thường chú trọng việc học kiến thức, sĩ số học sinh rất đông - học phí vừa phải, còn các trường dân lập lại chú trọng việc khơi gợi sự sáng tạo của trẻ - nhưng học phí quá cao so với thu nhập trung bình. Vậy tôi nên cho trẻ học ở đâu để tốt nhất cho cháu? Xin cảm ơn.

    Ông Phạm Xuân Tiến: Lời khuyên của tôi là bạn không nên cho con đi học trước. Việc chạy theo phong trào cho con đi học trước hiện nay có thể nói là "cá tính" của người Việt. Ví như, thời bao cấp thấy mọi người xếp hàng thì mình cũng xếp theo mặc dù không biết họ bán gì, đến lượt mới biết thứ họ bán mình không có nhu cầu nhưng vì đã mất công xếp hàng nên cứ mua thôi. Và nghĩ rằng tương lai thứ hàng đó sẽ hiếm.

    Việc học trước chương trình khi trẻ chưa đủ tuổi có nhiều hệ luỵ sau đó mà phụ huynh không lường hết được.. Cụ thể là về tâm lí, các cháu đang ở độ tuổi mầm non thì trẻ cần phải được vui chơi để phát triển tự nhiên mà cháu đã phải gò mình và tuân theo các quy định thì cháu sẽ mất đi sự hồn nhiên của trẻ.

    [​IMG]
    Ông Phạm Xuân Tiến - Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội.

    Về mặt sức khoẻ thì các khớp xương chưa ổn định mà các cháu phải cầm bút để viết theo quy định thì dẫn đến các khớp xương sẽ phát triển không bình thường.

    Khi các cháu biết đọc, biết viết trước các bạn thì hầu hết các cháu thường chủ quan, không tập trung chú ý nghe cô giảng nên các cháu tiếp thu bài không kỹ và chắc chắn như các bạn khác.

    Ngoài ra, khi dạy trước chương trình người dạy thường không dạy đúng quy trình dạy học vần và tập viết nên các cháu không đảm bảo về mặt kiến thức và kỹ năng cần thiết của HS khi bắt đầu học vần và tập viết. Ngành GD quy định tất cả giáo viên trong quá trình dạy học phải đảm bảo trình tự của các bước lên lớp, tuyệt đối không được cắt xén chương trình nên phụ huynh yên tâm không cần thiết phải cho con đi học trước.

    Nhận định của bạn về học phí giữa trường công - trường tư thì đúng. Còn việc nói trường công chú trọng việc học kiến thức còn trường tư khơi gợi sự sáng tạo thì chưa chuẩn vì tất cả các trường đều phải dạy và giáo dục HS theo mục tiêu Luật GD đề ra.

    Bạn hỏi học ở đâu tốt cho cháu thì tôi khuyên chọn trường gần nơi ở của gia đình mình nhất.

    Trịnh Thị Hồng, nữ, 32 tuổi


    Thưa cô Hiền. Tiêu chí để vào lớp 1 bây giờ quá cao. Việc này đòi hỏi phụ huynh phải có nhiều lựa chọn cho bé trước khi vào lớp 1. Việc đi học mẫu giáo là một vấn đề. Vậy mà trong khi đó phải đăng ký cho con đi học vì sợ vào lớp con sẽ không theo kịp các bạn. Vậy tiêu chí vào lớp 1 bây giờ cần những gì?

    Bà Nguyễn Thị Hiền: Chị căn cứ vào đâu để nói tiêu chí vào lớp 1 bây giờ quá cao? Học sinh đủ 6 tuổi, sinh năm 2005 đều đủ điều kiện vào lớp 1 ở bất cứ một trường nào.

    Nguyễn Thị Hòang Nhã , nữ, 34 tuổi

    Kính thưa cô Phạm Thị Xuân Sinh. Tôi có một bé trai chuẩn bị vào lớp 1, xin cô cho biết tôi cần chuẩn bị những gì trước khi bé vào lớp 1 để bé khỏi ngỡ ngàng trước sự khác biệt giữa môi trường mẫu giáo và môi trường phổ thông? Xin cô cho biết tôi có nên cho bé luyện chữ và làm quen trước chương trình học trong hè này để chuẩn bị cho bé vào lớp 1 không? Xin cho biết một số địa điểm luyện chữ viết đẹp ở Quận 2? Xin cảm ơn.

    Bà Phạm Thị Xuân Sinh: Trước hết, rất cảm ơn các vị phụ huynh đã quan tâm đến các cháu, các con chuẩn bị vào lớp 1. Đối với các cháu chuẩn bị vào lớp 1, các vị phụ huynh hãy cho các cháu hưởng chọn chương trình mẫu giáo, để tuổi thơ của các cháu được vui chơi, trong sáng. Việc chuẩn bị cho các cháu vào lớp 1, điều quan trọng là chuẩn bị tâm thế cho trẻ và phụ huynh cũng chuẩn bị tâm thế cho con. Tránh tình trạng, gây căng thẳng cho cả phụ huynh và trẻ. Trẻ con bước vào lớp 1, trẻ được học theo chương trình lớp 1 của bộ, vậy việc học trước, cũng không giải quyết được để cho các cháu tốt hơn, mà ngược lại có thể gây cho các cháu tâm lý căng thẳng, sợ học ngay từ đầu - là một điều còn phản tác dụng hơn. Còn phụ huynh hỏi về địa điểm và trung tâm luyện chữ, học đọc, học viết trước. Xin lỗi các vị, tôi cũng không quan tâm. Vì tôi không khuyến khích trẻ học trước khi vào lớp 1.

    Nhị Hà, nữ, 38 tuổi

    Kính chào ban biên tập báo Vietnamnet. Con tôi năm nay bắt đầu vào học lớp 1, tôi thực sự đau đầu về việc lựa chọn có cho con đi học trước lớp 1 hay không. Hiện tại tôi chưa cho cháu học trước. Ở lớp mẫu giáo cháu đang học ở Trung Phụng, nhà trường có tổ chức học trước lớp 1 nhưng tôi không cho cháu theo. Bố cháu cũng là giáo viên tiểu học nhưng ở tỉnh khác và kiên quyết không đồng ý cho cháu học trước. Tôi thấy tất cả các mẹ có con học lớp 1 năm nay đều đã cho con đi học và đã đọc thông viết thạo, trên mạng cũng đang có ý kiến là: "Đừng để con bạn thua thiệt ngay ở vạch xuất phát trong cuộc đua”. Bản thân tôi thấy bây giờ các cháu tiểu học phải học quá nặng, không có thời gian chơi, tôi muốn con tôi có một tuổi thơ ý nghĩa, mỗi ngày đến trường là một ngày vui... như tiêu chí của Bộ giáo dục đưa ra nhưng ... tôi vẫn băn khoăn nhiều lắm. Mong tòa soạn cho tôi lời khuyên.

    Bà Nguyễn Thị Hiền: Chào chị! Tôi rất đồng quan điểm với chồng chị, không cho con đi học chương trình lớp 1 trước khi vào lớp 1. Tôi là một hiệu trưởng, giáo viên trường tôi không bao giờ xúc phạm học sinh khi các con học kém hơn các bạn khác vì như vậy là phản giáo dục. Tôi nghĩ con bạn học ở đâu, bạn cũng cần phải dành thời gian để quan tâm đến việc học của con trong khoảng thời gian rất quan trọng là khi bắt đầu đi học này.

    Nguyễn Mỹ Anh, nữ, 30 tuổi

    Xin cho tôi hỏi con tôi năm nay cháu mới vào lớp 1 vậy cho hỏi trẻ học bao nhiêu tiếng trong 1 ngày là tốt nhất và trẻ nên học những môn nào, có nên cho cháu đi học thêm nhiều không. Trân trọng.

    Bà Phạm Thị Xuân Sinh: Bạn thân mến, bạn hỏi về thời lượng và thời gian học của trẻ lớp 1. Về học ở trường, thì chúng tôi thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD - ĐT. Học 1 buổi/ 1 ngày đối với những trường có chương trình học song ngữ hoặc 2 buổi/1 ngày đối với chương trình chỉ học chương trình Việt Nam. Từ lớp 1 đến lớp 3, học sinh được giải quyết phần bài tập ngay tại lớp là đã đạt yêu cầu, không có bài tập về nhà. Bởi thế, cho nên việc cho học sinh đi học thêm là không cần thiết. Theo kinh nghiệm của trường tôi, học sinh học song ngữ nên học chương trình Việt Nam chỉ 1 buổi/ ngày. Chúng tôi cũng không giao bài tập về nhà. Ở lớp 4 và lớp 5 chỉ giao 1 phần nhỏ bài tập về nhà, khi ở nhà chưa hoàn thành hết.

    Văn Vương, nam, 36 tuổi

    Thưa cô Hiền. Trước khi vào lớp 1, không cho cháu đi học chữ trước có ảnh hưởng đến kết quả học tập của cháu không? Thái độ của giáo viên khi tiếp nhận những cháu chưa được học trước như thế nào là đúng? Có hệ lụy gì không?

    Bà Nguyễn Thị Hiền: Chào anh! Tôi khẳng định việc không cho cháu đi học chữ trước không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của cháu. Cháu nội tôi hiện đang học lớp 1 tại trường Đoàn Thị Điểm. Tôi không hề dạy trước cho cháu mà chỉ cho cháu làm quen với các chữ cái và tôi hay đọc truyện cho cháu nghe. Chỉ đến cuối học kỳ I là cháu đã đọc thông viết thạo.

    Hiện nay, phương pháp dạy đọc và dạy viết của giáo của giáo viên tiểu học đã được đổi mới rất nhiều. Do vậy, việc dạy đọc và dạy viết cho các con không khó lắm. Chỉ cần từ 3-4 tháng là học sinh có thể đọc được và viết được. Nhiều học sinh ở trường tôi chưa biết chữ trước học tốt hơn học sinh trước đó đã biết đọc, biết viết. Vìì những học sinh này rất chú tâm và hứng thú với bài giảng của cô giáo. Nhưng những học sinh đã biết thường rất chủ quan và không chú ý trong giờ học.

    Nếu để tôi được chọn học sinh vào trường, tôi sẽ chọn những học sinh chưa biết đọc, biết viết vào trường Đoàn Thị Điểm.

    Trần Đức Thành, nam, 34 tuổi

    Kính chào Nhà giáo Nguyễn Thị Hiền: Bà vui lòng cho biết tiêu chuẩn cơ bản của con trẻ để có thể được học tại trường Đoàn Thị Điểm. Việc thi và và coi thi vào trường được kiểm soát ra sao để đảm bảo công bằng, nâng cao chất lượng đầu vào ? Năm nay nhà trường dự kiến tuyển sinh bao nhiêu lớp 1 và số lượng hoc sinh cần tuyển? Việc dạy và học thêm có được nhà trường khuyến khích đối với học sinh cấp 1.

    Bà Nguyễn Thị Hiền: Tiêu chuẩn vào lớp 1 của trường Đoàn Thị Điểm (ĐTĐ) cũng giống như các trường công lập và dân lập khác. HS phải đủ 6 tuổi, sinh trước năm 2005, có sức khỏe, trí tuệ phát triển bình thường đều có khả năng học tốt tại trường ĐTĐ. Không nên coi việc dự tuyển vào trường ĐTĐ là một kỳ thi để làm ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh. Dự tuyển vào trường là việc kiểm tra trắc nghiệm trí tuệ bình thường, chỉ là cuộc nói chuyện giữa giáo viên và học sinh.

    Vì thế, các con cần được làm quen với các bài tập trí tuệ, có trong các quyển sách về phát triển IQ có bán ở các hiệu sách. Do nhu cầu vào trường ĐTĐ của HS rất đông. Nhà trường không đáp ứng được hết nên phải dự tuyển để lựa chọn và có như vậy mới bảo đảm công bằng với học sinh.

    Năm nay, ĐTĐ tuyển gần 400 HS. Chúng tôi không khuyến khích HS học trước khi vào lớp 1 trường tôi.

    Bùi Tuyết Nhung, nữ, 32 tuổi

    Con em năm nay vào lớp 1. Hiện nay em đang cho cháu đi luyện chữ đẹp và học lớp toán tư duy UC max. Như vậy có nên hay không?

    Bà Nguyễn Thị Hiền: Chào chị! Theo tôi, chị nên dừng việc cho cháu đi luyện chữ đẹp ngay. Đây là việc làm không khoa học lắm. Vì bàn tay và ngón tay của các bé chưa đi học lớp 1 chưa đủ độ cứng cáp để luyện chữ đẹp. Còn về việc học toán tư duy UCmax, chúng tôi chưa nghiên cứu kỹ về vấn đề này cho nên chưa thể trả lời chị là có kết quả hay không. Trường tôi cũng có một số học sinh theo học từ lớp 1.

    Nguyễn Thị Linh, nữ, 42 tuổi

    Xin chào cô Hiền. Năm nay được biết Bộ GD-ĐT có quy định mở cho các cháu được học trước tuổi, học vượt lớp. Tại trường của cô từ trước tới nay các trường hợp học "vượt" như thế này có phổ biến không? Trẻ đi học sớm hơn tuổi sẽ có lợi thế gì?

    Bà Nguyễn Thị Hiền: Chào chị! Chúng tôi được biết, Bộ GD có quy định mở cho học sinh học vượt lớp chứ không phải học sinh học trước tuổi. Học sinh vào lớp 1 phải đủ 6 tuổi.Trường tôi chưa có hiện tượng học trước tuổi và học vượt lớp. Theo tôi, học sinh học trước tuổi không hề có lợi. Đôi khi còn ảnh hưởng đến kết quả học tập vì lúc nào học sinh đó cũng bị mặc cảm là mình kém tuổi các bạn. Đôi khi bị các bạn cùng lớp gọi là "em".

    Tạ Xuân Mạnh, nam, 35 tuổi

    Xin chào các khách mời. Anh, chị tôi đang có cháu học tại lớp tiền tiểu học trường Đoàn Thị Điểm. Vậy xin được đặt câu hỏi với các anh chị như sau: Liệu với thời gian khoảng 3 tháng học lớp tiền tiểu học như vậy, sẽ có những điểm gì tốt cho cháu? Cháu học như vậy có đáp ứng các kỹ năng của nhà trường không? Ngoài học tiền tiểu học, có cần học kỹ năng như viết chữ, tập đọc. Chân thành cảm ơn các anh chị.

    Bà Nguyễn Thị Hiền: Cảm ơn anh đã quan tâm đến Câu lạc bộ Tuổi thơ của trường Đoàn Thị Điểm. Đây mới là cách gọi chính xác về bản chất của chương trình này. Đây không phải là lớp tiền tiểu học như anh nghĩ vì chúng tôi không hề dạy các con đọc và viết. Việc mở CLB Tuổi thơ của trường là tạo cơ hội để các con làm quen với các hoạt động của trường tiểu học, tạo tâm thế cho các con trước khi đi học. Đây là một hoạt động rất tốt vì khi đi học thực sự ở bất cứ một trường tiểu học nào, các cháu không bị lạ lẫm để thực sự mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Tôi xin khẳng định một lần nữa là trước khi vào trường Đoàn Thị Điểm, các cháu không phải học viết chữ và tập đọc.


    Quy định nào của ngành nên thay đổi?


    Lê Huy, nam, 33 tuổi

    Gửi ông Phạm Xuân Tiến: Xin ông vui lòng cho biết rõ các quy định về việc tuyển sinh vào lớp 1 theo quy định của Bộ GDĐT (liên quan đến vấn đề cùng tuyến/trái tuyến). Xin cảm ơn.

    Ông Phạm Xuân Tiến: Theo Quy định của Bộ GD - ĐT tuổi tính theo năm, trẻ 6 tuổi được tuyển sinh lớp 1. Ví dụ, học lớp 1 năm học 2011-2012 là trẻ sinh từ 1/1/2005 đến 31/12/2005 thì đủ điều kiện. Ở Hà Nội việc tuyển sinh TP giao cho các quận, huyện chịu nhiệm phân tuyến tuyển sinh cho các trường công lập. HS trên địa bàn phân tuyến (có hộ khẩu thường trú) được gọi đúng tuyến. HS ngoài địa bàn phân tuyến thì gọi là trái tuyến.

    Nguyễn Thị Phúc, nữ, 34 tuổi

    Tôi có hai cháu, một cháu đang học lớp 3 và một cháu đang học lớp 1 ở một trường quốc tế, nhưng vì kinh tế gặp khó khăn nên tôi muốn chuyển 2 cháu sang học trường công lập,cháu học lớp 3 hiện nay thì đã học lớp 1 và 2 tại một trường dân lập, nhưng sang lớp 3 thì cháu học quốc tế 100%. Vậy nếu con tôi được học trường công thì khi cháu tốt nghiêp tiểu học có vướng mắc gì không vì cháu không có học bạ tiểu học lớp 3.


    [​IMG]
    Bà Phạm Thị Xuân Sinh - Hiệu trưởng Trưởng quốc tế Kinder World

    Bà Phạm Thị Xuân Sinh: Con bạn học 1 năm lớp 3, chương trình hoàn toàn quốc tế. Vậy con bạn không học chương trình lớp 3 của Việt Nam. Trong trường hợp con bạn muốn trở lại học tại trường công lập của Việt Nam thì con bạn phải học lại từ đầu lớp 3 chương trình Việt Nam. Trường công lập của Việt Nam không được phép cho cháu nhảy 1 lớp để vào lớp 4.

    Nguyễn Công Dân, nam, 35 tuổi

    Xin hỏi ông Phạm Xuân Tiến, hiện nay việc học của trẻ em được phân theo hộ khẩu thường trú. Tuy nhiên do địa điểm làm việc của phụ huynh thường không đúng với địa chỉ nơi cư trú. Do đó việc đưa đón các cháu rất khó thực hiện, các cháu tiểu học thường nghỉ học sớm (4 giờ chiều), khi đó rất khó cho phụ huynh trong việc đón con. Tại sao không giải quyết việc cho các cháu nhập học theo địa điểm nơi làm việc của phụ huynh cho tiện việc đưa, đón các cháu. Xin ông cho lời khuyên về việc này.

    Ông Phạm Xuân Tiến: Mong muốn của bạn là rất khó vì việc điều tra và nắm bắt số liệu để phân tuyến tuyển sinh cho các trường thông thường phải làm trước đó 1 năm và xây dựng chiến lược phát triển giáo dục của các nhà trường phải chuẩn bị trước từ 5-10 năm. Xong ý kiến của bạn cũng rất hay - là vấn đề chúng tôi sẽ phải nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội.

    Do The Tuan, nam, 40 tuổi

    Xin hỏi ông Phạm Xuân Tiến: Học sinh khi đủ 6 tuổi sẽ đăng ký vào lớp 1. Vậy xin ông cho biết, khi vào lớp 1, học sinh có phải thi tuyển không? Hiện nay phụ huynh có con đi học tiểu học, kể cả công lập và tư thục đều rất lo lắng về thời gian học của các cháu. Thường thường tan học vào 4h15 đến 4h30 mà vẫn phải đưa đón cho an toàn. Việc tan học sớm như vậy sẽ ảnh hưởng tới thời gian làm việc của phụ huynh. Vậy xin hỏi ông, Nhà trường có kế hoạch gì để các cháu tận dụng giờ làm việc của cha mẹ để công tác đưa đón thuận lợi? Kế hoạch và biện pháp đồng bộ trong tất cả các trường giáo dục hay chưa?

    Ông Phạm Xuân Tiến: Tại sao bạn chỉ quan tâm đến công việc của mình mà bắt con phải ở trường từ 7h30 đến tối, bạn có biết là đến 4h chiều là con bạn mong bạn đến đón lắm rồi?

    Trinh Thi Hong, nữ, 32 tuổi

    Tại sao Bộ GD không cho dạy chữ ở trẻ học mẫu giáo nhưng lại đưa chương trình học tiếng Anh vào mẫu giáo. Thời gian nào để trẻ học, trong khi đó lại sử dụng thời gian đến lớp của bé để dạy thêm. Con tôi đang học tại lớp mẫu giáo của trường được gọi là đạt chuẩn quốc gia. Học phí cao mà không được học mấy. Vậy có đủ chuẩn vào lớp 1 không?

    Ông Phạm Xuân Tiến: Con bạn đã học mẫu giáo và đủ 6 tuổi thì hoàn toàn đủ chuẩn vào lớp 1 không cần phải biết đọc, biết viết.

    Khong hoc them, nam, 31 tuổi

    Con tôi đang học lớp 1, học cả ngày ở trường rồi, vậy tối về nhà cô giáo lại nhắn đến nhà cô dạy thêm. Tôi không muốn cho đi nhưng e cô "quan tâm quá" nên vẫn phải cho đi. Có một thời gian tôi cho cháu nghỉ, thì kết quả điểm của cháu kém hẳn nên lại cho đi. Cho hỏi bây giờ tôi phải làm thế nào? có quy định nào cấm dạy thêm tại nhà không?

    Ông Phạm Xuân Tiến: Việc dạy thêm của giáo viên như vậy là trái với quy định. Bạn nên tìm hiểu và trao đổi với giáo viên xem cháu yếu về vấn đề gì để có thể giúp cháu khắc phục những hạn chế.

    Tôi nên chọn trường nào cho con?

    Lua, nữ, 33 tuổi

    Xin quý Thầy, Cô tư vấn giùm: Có nên cho bé lớp 1 học trường xa nhà( cách trường khoảng 12km) không ạ? (Đi xe tuyến của Nhà trường). Có nên cho bé học Tiếng Anh khi bé chưa biết tiếng Việt không ạ?

    Bà Phạm Thị Xuân Sinh: Khoảng cách từ nhà đến trường là điều rất quan trọng để phụ huynh đưa đón, ngành giáo dục các địa phương đã quy hoạch, các trường nằm trong các địa phương là hợp lý. Tại sao lại phải chọn trường quá xa đối với con, đó là một điều trở ngại khi giao thông ở Việt Nam cũng chưa đảm bảo. Mỗi phường có một trường thì phụ huynh nên lựa chọn cho hợp lý. Vì ngành Giáo dục đã quy hoạch mạng lưới các trường tiểu học ở trong địa phương để học sinh không phải đi học xa. Theo tôi, bạn nên chọn trường trong địa phương bạn, để trẻ không gặp phải trở ngại vì quãng đường đi học quá xa.

    Tiếng Anh đối với trẻ càng tiếp xúc từ nhỏ thì điều kiện phát âm của trẻ và trí nhớ càng tốt. Theo kinh nghiệm của trường tôi, học sinh học song ngữ từ lớp 1, trẻ phát âm và nhớ từ rất tốt, khả năng giao tiếp của trẻ trở thành bền vững. Bạn yên tâm trẻ không ảnh hưởng đến việc học tiếng việt cùng lớp 1.

    Nguyen Thu Hoai, nữ, 26 tuổi

    Gửi cô Sinh. Xin cô cho biết trên địa bàn Hà Nội, trường của cô và các trường quốc tế khác có những đặc điểm gì khác biệt?

    Bà Phạm Thị Xuân Sinh: Trường quốc tế Singapore ở Việt Nam tại Hà Nội, có 2 hệ.

    Thứ nhất, hệ học quốc tế hoàn toàn dành cho học sinh bố mẹ là người nước ngoài và một trong 2 bố mẹ là người nước ngoài, hoặc trẻ sinh ra và ở lâu nước ngoài. Hệ này học hoàn toàn chương trình quốc tế Singapore.

    Thứ hai, hệ song ngữ, một nửa thời gian trong ngày học chương trình quốc tế(chương trình giáo dục Singapore) một nửa thời gian học chương trình của bộ giáo dục Việt Nam.

    Ở đây, điều khác biệt đó là quy định tối đa một lớp học có 25 học sinh. Cô giáo chủ nhiệm dạy chương trình Việt Nam, đồng thời là giáo viên trợ giảng của chương trình quốc tế. Tất cả các hoạt động trong trường thì giáo viên Việt Nam và giáo viên quốc tế cùng phối hợp thực hiện. Đặc điểm của mỗi học sinh trong trường rất tự tin và có kỹ năng sống từ bé. Để có được kết quả này thì 2 chương trình đã phối hợp với nhau để cân bằng giữa học và chơi. Chú trọng những giờ thực hành.

    Nguyen Thu Hoai, nữ, 26 tuổi

    Tại sao chất lượng các trường không đồng đều nhau? Dẫn đến trình độ dạy học khác nhau?

    Ông Phạm Xuân Tiến: Chất lượng các trường tiểu học nhìn chung đồng đều. Tuy nhiên, chất lương ở một số trường có khác nhau vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố quan trọng phụ thuộc nhiều vào mặt bằng dân trí ở khu vực.

    Nguyễn Văn Minh, nam, 41 tuổi

    [​IMG]
    Bà Nguyễn Thị Hiền - Hiệu trưởng Trường tiểu học DL Đoàn Thị Điểm, Hà Nội.

    Bà Nguyễn Thị Hiền: Chào anh Minh! Rất cảm ơn anh đã trao đổi ý kiến của mình về việc tự học của con ở nhà. Tôi sẽ tìm hiểu lại vấn đề này. Nếu đúng như anh phản ánh, chúng tôi sẽ phải rút kinh nghiệm ngay. Là một hiệu trưởng, tôi chưa bao giờ tạo áp lực về thành tích cho giáo viên, không cho phép giáo viên được cho quá nhiều bài tập về nhà cho học sinh, để tạo thói quen tự học cho các con. Giáo viên chỉ cần yêu cầu học sinh lớp 1, 2 làm việc 30 phút ở nhà vào các buổi tối. HS lớp 4-5 làm việc ở nhà không quá một giờ. Giáo viên chỉ nên cho phiếu bài tập vào cuối tuần.

    Nhân đây tôi cũng muốn nói để anh hiểu thêm: một ngày ở trường của các con không quá căng thẳng và vất vả vì xen kẽ vào những tiết học đòi hỏi phải tập trung trí tuệ cao như Toán và Tiếng Việt là những tiết học thư giãn như Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc, Tiếng Anh ..v..v. Tôi sẽ trao đổi trực tiếp với anh qua điện thoại.

    Bui Thi Van Quynh, nữ, 27 tuổi

    Chào các thầy cô. Năm nay tôi có con gái đầu lòng vào lớp 1. Cũng như bao vị phụ huynh khác, tâm trạng rất lo âu, không biết cho con vào trường nào tốt, con gái mình học thế nào. Tôi có cho con đi học thêm cũng gần năm nay rồi, nhưng tôi vẫn lo. Nếu đúng tuyến, con tôi vào trường gần nhà. Nhưng ở trường học đó rất đông, có tới 60 em trong một lớp. Còn xin trường khác phải mất thời gian và tiền bạc. Tôi và ông xã đều không có thời gian. Nếu tôi cho cháu vào học trường đó thì liệu cháu có học được tốt không với lớp có 60 học sinh?

    Bà Nguyễn Thị Hiền: Chào chị! Tôi rất hiểu tâm trạng của chị trong việc lựa chọn trường cho con. Theo tôi, chị nên cho cháu học gần nhà để bảo đảm sức khỏe cho cháu và không mất thời gian đi lại nhiều. Để khắc phục tình trạng lớp đông, chị nên quan tâm đến việc học của con ở nhà, thường xuyên trao đổi và hướng dẫn con học để con có thể nắm được những bài học ở trên lớp. Sự kết hợp giữa cha mẹ học sinh và cô giáo là vô cùng quan trọng. Đặc biệt khi con mới vào lớp 1. Trong thực tế thì có nhiều học sinh học trong lớp 60 học sinh vãn học tốt. Quan trọng là học sinh phải tập trung chú ý ở trong giờ học.

    Le Thi Quynh Trang, nữ, 30 tuổi

    Thưa thầy Phạm Xuân Tiến. Em xin được phép hỏi thầy một số câu hỏi liên quan đến việc tuyể sinh lớp 1. Năm học này, tháng 9 tới, con em bắt đầu vào lớp 1. Thực tế vợ chồng em ban đầu cũng xác định tìm trường tốt để con vào học dù mất nhiều tiền. Nhưng sau đó, được bạn bè và nhiều người bảo với vợ chồng em rằng, vấn đề của HS tiểu học không phải là ở trường nào, mà là học đâu cũng được, miễn là chọn được lớp và cô dạy tốt. Theo ý thầy có đúng không? Thầy cho vợ chồng em một lời khuyên nhé. Em xin cảm ơn.

    Ông Phạm Xuân Tiến: Chọn trường gần nhà cho con là phương án tối ưu nhất. Bạn cũng không nên quá nặng nề vào việc chọn cô, chọn lớp vì các cô trong một khối đều thực phải thực hiện đầy đủ chương trình theo quy định. Bạn nên quan tâm đến con hàng ngày hỏi xem con học gì, con thích điều gì khi cô giảng, có điều gì con chưa hiểu...bạn sẽ giúp con tiến bộ nhanh.

    Tran Thi Phuong Hoa, nữ, 33 tuổi

    Thưa cô Sinh, tôi đang phân vân không biết nên cho con học tại trường công lập, dân lập hay quốc tế. Trường công lập thì chương trình học quá tải. Trường dân lập và quốc tế thì chất lượng không biết có đảm bảo?

    Bà Phạm Thị Xuân Sinh: Theo tôi, tất cả các trường công lập, hay dân lập đều đảm bảo chất lượng. Vì trường nào cũng thực hiện nghiêm túc quy định. Và hàng năm đều được kiểm định chất lượng của ngành Giáo dục. Bạn yên tâm.

    Còn lựa chọn cho con học trường quốc tế đương nhiên là rất tốt, con bạn không những học được tiếng Anh tốt và chương trình Việt Nam cơ bản, mà còn rèn luyện cho học sinh đức tính tự tin, tự lập kỹ năng sống. Nhưng các bạn hãy cân nhắc điều kiện tài chính của mình trong suốt quá trình học tập của con, trong các bậc học.

    Lương Đức Thành, nam, 35 tuổi

    Hiện nay con tôi chuẩn bị vào lớp 1, kính mong các thầy cô giải đáp giúp tôi một số băn khoăn sau: 1. Hiện đã có chuẩn đánh giá xếp hạng các trường cấp 1 trên địa bàn Hà nội chưa? Nếu có tôi xin để tham khảo, nếu chưa xin các thầy cô đưa ra vài nhận xét về vấn đề này. 2. Lên lớp 1,các cháu hầu hết đều học trước, chắc là áp lực của các thầy cô quá lớn. Vậy liệu năm nay có xóa triệt để được áp lực đó không, có xóa học thêm không???!!! 3. Học trái tuyến có bất cập gì, tại sao nhiều khi quy định khắt khe quá, do hộ khẩu và nơi ở nhiều khi khác nhau.! Trân trọng cảm ơn.

    Ông Phạm Xuân Tiến
    : Hiện nay Hà Nội đã thực hiện việc kiểm định chất lượng GD của các nhà trường theo quy định của Bộ GD-ĐT.

    Ý thứ hai bạn hỏi có thể tham khảo câu trả lời trước. Khi phân tuyến tuyển sinh cho các nhà trường thì các quận, huyện căn cứ vào số lượng HS trên địa bàn nên nếu tuyển sinh trái tuyến sẽ phát sinh số lượng của các trường so với quy định.

    Tran Thi Phuong Hoa, nữ, 33 tuổi

    Thưa các khách mời. Gia đình tôi đang băn khoăn lựa chọn một trường quốc tế cho cháu học. Trường Việt Úc và trường Kinder World có sự khác nhau ra sao? Tôi muốn hỏi cô Sinh một chút là các cháu học ở trường quốc tế liệu khi gia nhập đời sống của cộng đồng chung có bị thiên lệch gì về văn hóa hay không?

    Bà Phạm Thị Xuân Sinh: Hai trường Việt Úc và trường Kinder World tôi nghĩ cũng rất tốt.

    Con bạn đang học ở trường quốc tế, khi gia nhập đời sống cộng đồng các cháu có bản lĩnh, sự tự tin, sự hiểu biết tự nhiên- xã hội xung quanh, làm cho cháu vững tin trong cuộc sống. Ví dụ: Khi gặp trường hợp phát sinh trong sinh hoạt hàng ngày các cháu biết tự giải quyết. Bố mẹ đến đón muộn tự vào văn phòng nhà trường gọi điện cho gia đình đến đón...

    Phạm Thị Thoa, nữ, 31 tuổi

    Năm nay, em muốn nộp đơn cho con thi tuyển vào học tại trường Đoàn Thị Điểm nhưng em không biết năm nay mức học phí và các khoản đóng góp của trường mình là bao nhiêu? Em rất mong có được thông tin chính xác và cụ thể từ cô. Cảm ơn cô nhiều.

    Bà Nguyễn Thị Hiền: Chào chị! Chúng tôi đã thong báo nội dung tuyển sinh và kinh phí đóng góp cho năm học mới tại văn phòng nhà trường. Tuy nhiên, tôi xin trả lời chị: học phí ở lớp chất lượng cao: 3 triệu/tháng/học sinh, tiền bán trú là 1,2 triệu /tháng gồm ăn sáng, ăn trưa và bữa phụ giữa buồi chiều. Tiền ô tô là hai mức: 600 nghìn và 700 nghìn, tùy thuộc vào khoảng cách từ nhà đến trường. Ngoài ra, tiền hỗ trợ cho xây dựng cơ sở vật chất của trường là 1 triệu. Tiền để tổ chức các họat động trong và ngoài nhà trường là 500 nghìn/1 năm học. Tiền đồng phục sẽ được chúng tôi thông báo cho phụ huynh sau.

    Lò Thị Lèng, nam, 49 tuổi

    Tình trạng chạy trường hiện nay ra sao?

    Bà Phạm Thị Xuân Sinh: Theo tôi, việc chạy trường cho con là không cần thiết, bạn hãy yên tâm về chất lượng giáo dục của mỗi trường. Bởi vì, mặt bằng trình độ của giáo viên các trường đều tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm hoặc Đại học sư phạm tiểu học. Môi trường giáo dục của tất cả các trường đều được cải thiện từ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và cách bồi dưỡng chuyên môn của ngành giáo dục đều quan tâm đến chất lượng của học sinh.

    Phạm Kim Quý, nữ, 28 tuổi

    Chào ông Phạm Xuân Tiến,xin phép cho tôi hỏi sang năm là cháu lớn nhà tôi vào lớp một nhưng cháu lại chưa có hộ khẩu tại hà nội do điều kiện bố mẹ cùng công tác trên Hà Nội nên phải cho cháu theo học trên này, Vậy liệu cháu có được học ở đây không và nếu học thì cháu được học ở những trường nào và thủ tục ra sao ạ. Xin chân thành cảm ơn ông

    Ông Phạm Xuân Tiến: Tại sao cả hai vợ chồng cùng làm tại Hà Nội mà chưa đăng ký hộ khẩu? Bạn có thể đặt vấn đề xin học tại trường nơi bạn cư trú.

    Ánh Hoàng, nam, 34 tuổi

    Tôi muốn hỏi, gia đình với 2 vợ chồng, thu nhập của mỗi người là 12 triệu đồng mỗi tháng, đã có nhà riêng và một con. Vậy khả năng theo học trường của cô hoặc trường quốc tế trong hệ thống giáo dục quốc tế ở Hà Nội có quá khả năng không?

    Bà Phạm Thị Xuân Sinh:
    Theo tôi nghĩ, 2 vợ chồng bạn có khoản thu nhập như vậy thì bạn phải dành số lương của một người cho con nếu con bạn muốn vào một trong các trường quốc tế.

    Nguyễn Anh Hà, nam, 19 tuổi

    Trường công và trường tư có dạy cùng chương trình của bộ GD & ĐT không? Tại sao áp lực học hành ở trường công rất lớn trong khi HS trường tư rất thoải mái, HS được vui học hơn, trong HS trường công bù đầu việc học, kề cả giáo viên?

    Bà Nguyễn Thị Hiền: Chào bạn! Chương trình học của trường công và trường tư hoàn toàn giống nhau, đều là chương trình của Bộ GD- ĐT Việt Nam. Sở dĩ các trường tư học thoải mái hơn vì không bị áp lực của bệnh thành tích và phương pháp dạy học luôn luôn được đổi mới, tạo sự hứng thú cho học sinh để phát triển trí tuệ. Ở bậc học tiểu học, có nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp bổ sung cho chương trình học chính khóa nên các con có cảm giác là thoải mái.

    Tran Anh Minh , nam, 35 tuổi

    Tôi hiện đang ở khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà nội. Tôi muốn hỏi quanh khu vực Xa La có trường tiểu học nào tốt.

    Bà Phạm Thị Xuân Sinh: Nên chọn trường gần nhà cho các con để không gặp khó khăn về đưa đón.Bởi vì, mặt bằng các trường bây giờ yên tâm vì rất đồng đều.

    Nghiêm Thị Thiều Hoa, nữ, 35 tuổi

    Có người nói cấp 1 học ở đâu cũng được, chưa cần phải chọn trường cho con, nhưng vì lên cấp 2 cũng tuyển theo tuyến nên việc chọn trường ở cấp 1 để tạo điều kiện vào cấp 2 dễ hơn.Vậy phụ huynh như chúng tôi suy nghĩ vậy đã sát vấn đề chưa?

    Bà Nguyễn Thị Hiền: Chào chị! Ở cấp I, học ở đâu cũng được. Chị nên chọn trường gần nhà sẽ thuận lợi hơn. Địa bàn nào cũng có đủ trường cấp I và cấp II, bạn nên cho con học đúng tuyến sẽ không gặp khó khăn gì. Mặt bằng chất lượng các trường hiện nay đều như nhau vì đều được đầu tư về mọi mặt.

    Mai Thi Hong, nam, 35 tuổi

    Tại sao không thể nâng cao chất lượng đào tạo cũng như cơ sở vật chất của những trường thường thường bằng với các trường điểm để tránh tình trạng phụ huynh phải chen chân vào trường điểm. Lớp 1 là thế hệ tương lai của một đất nước bao giờ các em mới có được sự quan tâm và đầu tư đúng chuẩn cho một thế hệ tương lai ngang tầm với các nước trong khối ASIA( tôi không dám mơ sánh với thế giới) Nếu quý vị là chúng tôi, quý vị có chạy trường cho con em của mình không? Quý vị có bất lực nhìn tương lai xa xăm của con em mình hay không? Xin cảm ơn

    Ông Phạm Xuân Tiến: Thực ra không có trường điểm mà trường điểm là do phụ huynh tự đặt. Việc xin học trái tuyến có nhiều lí do, song phụ huynh nên chọn trường gần với gia đình mình nhất để cháu không phải chịu áp lực khi tham gia giao thông và không mất nhiều thời gian đi tới trường.

    Bạn yên tâm cho con vào lớp 1 của trường đúng tuyến cháu sẽ được học đầy đủ các kiến thức và kỹ năng theo quy định và tương lai cháu sẽ trở thành công dân ưu tú. Bạn có thể lấy chính bạn làm ví dụ. Tôi muốn hỏi bạn, ngày trước bạn có đi học trái tuyến không? Chương trình của Việt Nam bạn đã học có ảnh hưởng đến công việc của bạn hiện nay không? Tôi chắc là không, nên bạn cứ yên tâm nghe theo lời khuyên của tôi.

    Ban Giáo dục
    link : http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/16596/nghe-hieu-truong--ve-duong--vao-lop-1.html
     
  3. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Ngôi trường mầm non toàn đồ chơi làm từ phế thải

    Ngôi trường mầm non toàn đồ chơi làm từ phế thải


    Thứ tư, 20/4/2011, 08:31 GMT+7

    Vào bất cứ phòng nào của trường mầm non Thủy Dương (Thừa Thiên Huế) cũng dễ dàng bắt gặp những đồ chơi hết sức bắt mắt và sinh động được làm từ phế thải, như: con công từ chai dầu gội, lật đật làm từ hai quả bóng, búp bê từ quả cầu lông hay hộp sữa…

    [​IMG]
    Qua bàn tay khéo léo của các cô giáo ở trường mầm non Thủy Dương (Phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy), những vật dụng bỏ đi như chai nước, hộp sữa, con ghẹ bỗng trở thành những đồ dùng học tập sinh động, bắt mắt.

    [​IMG]
    Búp bê làm từ hộp sữa được trưng bày trên cửa sổ của lớp lá 2. “Việc tận dụng phế thải đã tạo ra nhiều đồ dùng học tập, giúp các cháu mầm non học cách tiết kiệm và bảo vệ môi trường. Nhiều bé khi uống sữa, uống nước xong biết giữ lại vỏ chai để nộp cho nhà trường”, cô Hồ Thị Kim Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp Lá 2 tâm sự.

    [​IMG]
    Ngoài việc dùng trong các giờ học toán, học về thế giới động vật, học vẽ…, đồ chơi phế thải còn minh hoạ cho các con vật, nhân vật trong các câu chuyện cổ tích của cô giáo, giúp trẻ hứng thú tiếp thu.

    [​IMG]
    Chú thỏ làm từ phế thải. Cô Lê Thị Chanh, phó hiệu trưởng cho biết: “Hàng năm nhà trường luôn tổ chức các cuộc thi sáng tạo dụng cụ học tập để cô trò có cơ hội thể hiện khả năng khéo tay của mình”.

    [​IMG]
    Mô hình 11 cô gái sông Hương được làm bằng hộp sữa và những phế phẩm khác.

    Nguyễn Đông
    nguồn : vnexpress.net
    link : http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/04/ngoi-truong-mam-non-toan-do-choi-lam-tu-phe-thai/
     
  4. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Hà Nội: 20% lớp mầm non tư thục thiếu giấy phép

    Hà Nội: 20% lớp mầm non tư thục thiếu giấy phép


    Thứ Sáu, 29/04/2011 - 11:31

    Theo thống kê sơ bộ của Sở GD-ĐT Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có khoảng 361.000 trẻ từ 3-5 tuổi được chăm sóc, giáo dục trong các cơ sở giáo dục mầm non, tăng 32.000 trẻ so với cùng kỳ năm học trước, 15% trong số này học ở các cơ sở ngoài công lập.

    Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 20% trong số hơn 11.000 nhóm, lớp tư thục đang hoạt động chưa được cấp phép.

    Để đáp ứng nhu cầu của người dân, thành phố Hà Nội khuyến khích phát triển các loại hình trường ngoài công lập, nhưng hạn chế tổ chức các nhóm, lớp nhỏ lẻ (dưới 60 trẻ); đồng thời tăng cường quản lý các cơ sở mầm non ngoài công lập.

    Tại Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành ngày 30/12/2010, Bộ GD-ĐT cũng đã phân cấp quản lý rất rõ ràng. Phòng GD-ĐT các quận, huyện chịu trách nhiệm cấp phép hoạt động cho các cơ sở này. Như vậy, sau khi được chính quyền sở tại cấp phép thành lập, cơ sở giáo dục phải được phòng giáo dục-đào tạo thẩm định mới được hoạt động.

    Nhưng trên thực tế không phải nơi nào cũng nhận thức rõ điều ấy để làm tới nơi tới chốn. Việc thẩm định cấp phép chỉ làm cho có và nhiều người không mấy quan tâm đến những tiềm ẩn rủi ro như phòng học, nhà vệ sinh hoặc không được kiểm tra thường xuyên nên không kịp thời phát hiện những thiếu sót trong việc thực hiện quy chế chuyên môn của cơ sở.

    Theo TTXVN/Vietnam+
    nguồn : dantri.com.vn
    link : http://dantri.com.vn/c25/s25-477176/ha-noi-20-lop-mam-non-tu-thuc-thieu-giay-phep.htm
     
  5. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Đừng bắt con mình phải giỏi hơn con nhà khác ......

    Đừng bắt con mình phải giỏi hơn con nhà khác


    Cập nhật lúc 04/05/2011 07:00:00 AM (GMT+7)

    Ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) nói, trong khi ngành giáo dục tìm cách giảm sức ép cho trẻ bằng cách bỏ thi tiểu học thì các bậc phụ huynh vẫn bắt con đi học sớm để vào lớp 1. Theo ông, "nét chữ đi trước không phải nét chữ khôn, phụ huynh đừng bắt con mình phải giỏi hơn con người khác vì mỗi trẻ có một khả năng".

    [​IMG]
    Vụ trưởng Lê Tiến Thành

    Học trước vào lớp 1 là sai

    - Thưa ông, trước mỗi mùa tuyển sinh vào lớp 1, số đông phụ huynh đều chung suy nghĩ, phải cho con đi học trước mới theo kịp chương trình, mới không bị tụt hậu…Ông lý giải điều này thế nào?

    Vụ trưởng Lê Tiến Thành: Chương trình học ở Việt Nam có chỗ nặng, có chỗ không nặng, nhưng giờ có hiện tượng là ai cũng nói chương trình nặng. Chính vì nghĩ nặng nên mới cho con đi học trước.

    Vừa rồi Bộ GD-ĐT đã ban hành điều lệ trường tiểu học, trường trung học. Trong Luật quy định trẻ đi học tiểu học thì học lớp 1 bắt đầu từ 6 tuổi – đấy là quy định cứng. Ai làm không đúng là làm sai Luật.

    - Có phụ huynh thắc mắc khi trong Luật quy định “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định trường hợp có thể học trước tuổi, học sớm học vượt lớp…”. Điều này rất dễ khiến phụ huynh hiểu lầm, ông giải thích thế nào?

    Đúng là trong Luật có quy định mở như vậy với bậc học phổ thông để tạo điều kiện cho những em khuyết tật học chậm thì có thể cho đi học trước…Và với học sinh phát triển thì Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định trường hợp được học trước tuổi, học sớm học vượt cấp. Và chỗ này đang gây thắc mắc.

    Nhưng văn bản dưới luật là Điều lệ trường tiểu học đã ban hành, trong đó có quy định độ tuổi vào học lớp 1 là sáu tuổi và tiểu học không cho học trước tuổi. Vậy ai có con đến tuổi vào lớp 1 phải thực hiện theo quy định này.

    Còn khi học sinh đang học lớp 5 mà có khả năng học lớp 6 thì Luật không cấm...

    Nét chữ đi trước không phải nét chữ "khôn"

    - Ông có cho rằng, Luật quy định một đằng nhưng vào cuộc sống lại thực thi nẻo khác vì các "lò luyện chữ" vào lớp 1 ngày càng nhiều, còn phụ huynh thì không thể không đưa con đến lò luyện?

    Chuyện tìm "lò", tìm thầy là việc của mỗi phụ huynh. Vì con em hay con tôi, cháu tôi thì đúng hơn cũng muốn tìm chỗ học tốt. Tâm lý mong muốn như vậy vì đa số phụ huynh không có điều kiện để dạy.

    Còn với cháu 3 tuổi tôi thường dạy cháu theo cách đưa ra yêu cầu “cháu đếm cho ông từ 1 đến 10, rồi dạy cộng trong phạm vi 10”. Hay ra vườn hoa thì hỏi tên các loài hoa để cháu nhận biết được hoa hồng, hoa bưởi, hoa cam...

    Nhưng nhiều người không có thời gian dạy con kiểu đó thì phải tìm cô. Và việc tìm cô cũng là lẽ bình thường, nhưng có một điều người ta không hiểu được là tôi dạy cháu tôi một cách tự nhiên, không đọc, không viết gì cả....Tôi áp dụng cách dạy tự nhiên và học cũng tự nhiên.

    Còn người khác không biết cách dạy nên "tống" đến nhà cô. Khi cô dạy cho 30 cháu thì là học trước… Bắt trẻ đi học trước là sai lầm tệ hại cực kỳ quan trọng.

    - Căn cứ vào những lý do gì khi ông khẳng định cho trẻ học sớm là sai lầm?

    Ngành giáo dục đã nghiên cứu, trước sáu tuổi là mầm non nên trẻ phải được vui chơi là chủ yếu.

    Cách tôi dạy cháu tôi học trong khi chơi, vì yêu cầu cháu đến đếm hoa thì chỉ chơi thôi. Nhưng đã đến lò, đến tay các cô giáo thì lại cư xử khác. Con phải học chữ, làm tính trước – như vậy không chỉ rất tệ hại mà còn sai với Luật Giáo dục.

    Khi đã có nghiên cứu rồi thì hãy để trẻ phát triển tự nhiên. Sự phát triển tâm lý thế nào thì giáo dục cũng phải học ở trình độ tương xứng như vậy. Đừng bắt cháu phải giỏi ngay khi mới đi học, đừng bắt con mình phải giỏi hơn con người khác vì mỗi trẻ có một khả năng.

    - Đã có phụ huynh làm đúng theo Luật và ngã ngửa khi than phiền ‘biết thế thì cho con đi học trước’ vì con bị ‘đối xử’ giống như các bạn đã biết đọc, biết viết...

    Tôi khẳng định lại làm như vậy là sai vì quy định trẻ trước khi vào lớp 1 là chơi. Tính theo tuổi thì trẻ từ 1-5 tuổi là được chơi, khi vào phổ thông (từ tiểu học đến THPT) thì học là chính.

    Từ mầm non lên tiểu học thì quy định không được học trước. Nhưng ở phổ thông có phần chuyển cấp học, ví dụ một HS 10 tuổi đang học lớp 5 nhưng có thể học lớp 6 được. Còn 5 tuổi dứt khoát không sang học lớp 1 được.

    Ngành quy định như vậy để bảo vệ tất cả trẻ em, bảo vệ cả một thế hệ và lợi ích lâu dài của mỗi trẻ.

    Ngành Giáo dục không chấp nhận bắt trẻ đi học sớm, vì vi phạm quyền được chơi của trẻ.

    Lát cắt giữa chơi và học đã được thể chế hóa trong Luật và mầm non là trẻ được chơi. Và nếu bắt trẻ đi học sớm là phạm luật và phải xử theo Luật.

    Trẻ khổ vì thành tích và sĩ diện của bố mẹ

    - Ngành giáo dục có truyền thống ‘giơ cao đánh khẽ’. Vậy nếu làm sai thì ai sẽ quyết định và có biện pháp xử lý theo Luật như ông vừa nói ?

    Xử thế nào không phải việc của tôi. Tôi chỉ ngăn chặn, nhắc nhở các trường tiểu học phải thực hiện theo Luật. Còn người nào làm sai thì quản lý cấp cơ sở, thanh tra Bộ sẽ kiểm tra và có biện pháp xử lý.

    "Thực tế, việc cho đi học trước và có sự phân biệt là sai, nhưng Bộ đã bảo vệ HS bằng quy định trong Luật. Các bậc cha mẹ phải bảo vệ các cháu chứ nếu đồng lõa bắt các cháu đi học thì Bộ cũng chịu"- Vụ trưởng Lê Tiến Thành

    Thanh tra Bộ kiểm tra nếu có sai phạm sẽ có văn bản đề nghị cấp cơ sở kỷ luật... Bộ không có quyền xử lý họ vì luật đã phân cấp.

    Bộ chỉ quản lý vĩ mô chứ không thể chạy đến từng trường, chạy đến từng nhà được...

    Cho nên phụ huynh phải giám sát quyền đó: khi con vào tiểu học chưa biết chứ thì phải được học từ đầu.

    Nhưng tôi tin trong 7 triệu học trò chỉ có một bộ phận nhỏ cho con đi học sớm vì họ quá lo và rất khó sửa. Chắc chắn là nông thôn, miền núi không cho con đi học sớm...

    - Như ông phân tích thì số phụ huynh cho con đi học sớm không nhiều. Vậy trẻ đi học sớm thì có hơn gì trẻ không đi học trước hay không, thưa ông?

    Đi học trước ban đầu có hơn một chút vì được tiếp xúc trước nên tưởng là được tốt hơn và có cảm nhận được xuất phát trước chứ không phải giỏi.

    Nhưng về lâu dài thì rất nguy hiểm vì trẻ bị quá sức, ảnh hưởng đến tâm lí và hại sức khỏe...Nếu kéo dài sẽ nguy hại ở chỗ dở biết, dở không. Vì cô dạy thì cứ nghĩ mình biết rồi , đến một lúc nào đó hết vốn trẻ vẫn đinh đinh biết rồi thì dễ chủ quan.

    Hiện có thực tế, phụ huynh cho con học tốt ở mầm non đi để vào lớp 1 - việc này đã là không nên rồi. Một số phụ huynh khác lại cho con học lớp 6 khi con mới đang học lớp 5, việc này càng không nên.

    Có thể thấy, trẻ hiện nay rất khổ khi phải học vì thành tích và sĩ diện của bố mẹ. Cộng thêm thành tích của cô giáo nữa dẫn đến việc học của trẻ là "bị học" chứ không phải "được học".

    Ngành giáo dục rất thương các cháu và ngành chỉ đang dẹp bệnh thành tích.

    Và tại sao giáo dục tiểu học bỏ thi tiểu học, THCS bỏ thi tốt nghiệp THCS là để giảm sức ép cho trẻ, thế mà phụ huynh bắt con đi học sớm để vào lớp 1?

    - Cảm ơn ông !

    Kiều Oanh (thực hiện)
    nguồn : vietnamnet.vn
    link : http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/19166/dung-bat-con-minh-phai-gioi-hon-con-nha-khac.html
     
  6. me_pe_chit

    me_pe_chit Mẹ của Xuka

    Tham gia:
    15/4/2011
    Bài viết:
    19,072
    Đã được thích:
    4,100
    Điểm thành tích:
    2,113
    Ðề: "Ngộp thở" cuộc đua cho con vào lớp 1

    Tình trạng chung, năm nào cũng thế nhất là các trường điểm chị ạ :( ko bít tới lúc pé chít nhà em vào lớp 1 thì thế nào nữa
     
  7. huecapetown

    huecapetown Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    14/10/2008
    Bài viết:
    7,326
    Đã được thích:
    1,466
    Điểm thành tích:
    913
    Ðề: "Ngộp thở" cuộc đua cho con vào lớp 1

    Nói thì hay thế thôi nhưng thực tế ko phải vậy đâu, trẻ con nó đồn '' nói vậy mà ko phải vậy ''.......đó là thực tế GD ở VN, có tiền thì cho con học trường QT đỡ phải lo ba cái vụ chạy trường, chạy lớp, chạy thầy....
     
    thanh77lesonnamdong thích.
  8. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Chớ coi thường khi trẻ vào lớp 6...

    Chớ coi thường khi trẻ vào lớp 6


    Thứ Ba, 10/05/2011 - 06:15

    (Dân trí) - Đối với học sinh lớp 5, việc chuyển tiếp từ bậc tiểu học lên bậc THCS được coi là bước ngoặt trong cuộc đời. Các em bắt đầu một môi trường học tập mới với nhiều mối quan hệ mới, do vậy nhiều phụ huynh chớ nên coi thường lứa tuổi này.

    Đó là lời khuyên của Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Minh Hải, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội với hàng trăm phụ huynh tại hội thảo “Hành trang vào lớp 6” do Trường THCS Ban Mai (Hà Nội) tổ chức ngày 8/5.

    Lứa tuổi thích "nổi loạn"

    Phân tích tâm lý của lứa tuổi 11-14, theo tiến sĩ Nguyễn Minh Hải, lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ phát triển của trẻ em, thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành nên phụ huynh chớ nên “coi thường” bởi đây là giai đoạn dậy thì.

    Lứa tuổi này, các em có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần. Các em đang tập khẳng định mình nên không phải lời khuyên, dạy bảo nào của bố mẹ các em cũng muốn nghe. Các em muốn được đối xử như người lớn chứ không phải bảo sao nghe vậy.

    Các em bảo vệ lời nói của mình bằng cả lời nói và hành động. Điều đó đòi hỏi người lớn cần biết cách tôn trọng tính độc lập và quyển bình đẳng của thiếu niên, cần gương mẫu, khéo léo, tế nhị trong mọi vấn đề.

    Cha mẹ cần chuẩn bị cho con tâm thế bước vào học THCS như việc học tập ở nhà, TS Hải khuyên các phụ huynh nên theo dõi, động viên các em vì nội dung học ở trung học khác với tiểu học. Cha mẹ nên quan tâm tới con trong việc học tập, tránh tối đa việc xỉ vả, mắng nhiếc khi con không hoàn thành yêu cầu của thầy cô và của bố mẹ vì ở tuổi này, các em rất dễ bị tự ái.

    Lứa tuổi này đang ở thời điểm dậy thì nên thoắt vui, thoắt buồn, ương bướng. Do vậy, bố mẹ nên dạy theo phương pháp “lạt mềm buộc chặt”.

    Gia đình người Việt Nam hay có thói quen áp đặt, lứa tuổi thiếu niên đang trong thời kỳ muốn nổi loạn, có nhiều biểu hiện như bố mẹ không muốn cho con chơi với con của một người khác nhưng càng cấm, các em càng chơi. Những trường hợp này các cha mẹ phải động viên an ủi con theo cách: nên chọn bạn mà chơi như chọn sách mà đọc.
    Đối với việc khuyên giải, phụ huynh không nên khuyên giải các em trước đám đông, trước tập thể gia đình mà nên khuyên giải theo cách riêng tư.

    Kỹ năng sống cần thiết dành cho học sinh lớp 6

    Sự thay đổi về nội dung học: các em được tiếp xúc với nhiều môn học khác nhau, nội dung trừu tượng, phong phú sâu sắc hơn, đòi hỏi các em có sự thay đổi về phương pháp học.

    Sự thay đổi về phương pháp dạy học và hình thức học tập, ở mỗi môn học có một giáo viên giảng dạy, vì vậy các em được học với nhiều thầy cô. Mỗi thầy, cô có cách trình bày, phương pháp dạy học của mình. Nên cách dạy và nhân cách của người thầy sẽ tác động vào việc hình thành và phát triển trí tuệ, cách lập luận, nhân cách của học sinh.

    Đối với học sinh THCS, lứa tuổi 11-14 là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Với ý thức muốn làm người lớn, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội trong khi các bậc cha mẹ, thầy cô vẫn coi các con là trẻ con. Vì vậy, bậc làm cha mẹ và các thầy cô giáo cần động viên, dìu dắt quan tâm giúp đỡ các con trong giai đoạn này, giáo dục các con những kỹ năng sống cần trang bị cho lứa tuổi thiếu niên.

    Theo các nhà tâm lý giáo dục, cần trang bị cho học sinh THCS những kỹ năng sống cần thiết để phát huy sự tự tin, năng động, sáng tạo của các con với những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, Kỹ năng tự phục vụ bản thân, Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời, Kỹ năng giao tiếp và ứng xử, Kỹ năng đánh giá và phân biệt hành vi, Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông, Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống, Kỹ năng hợp tác, chia sẻ, Kỹ năng nhận tự thức và đánh giá bản thân.
    Những học sinh năng động, tự tin mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình thường có mức yêu cầu cao đối với bản thân. Để giáo dục cho học sinh rèn luyện và hình thành những kỹ năng sống cần có sự nỗ lực từ nhiều phía: Gia đình, nhà trường, xã hội và chính bản thân học sinh.

    Hồng Hạnh
    nguồn : dantri.com.vn
    link : http://dantri.com.vn/c25/s25-479733/cho-coi-thuong-khi-tre-vao-lop-6.htm
     
  9. nhimcoibexinh

    nhimcoibexinh Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    5/12/2010
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: "Ngộp thở" cuộc đua cho con vào lớp 1

    các trường điểm thì không có chỗ chen chân luôn ý chứ híc khổ thế
     
  10. thanh77

    thanh77 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    21/9/2010
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    70
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: "Ngộp thở" cuộc đua cho con vào lớp 1

    Uh ai cũng muốn cho con vào trường điểm còn trường không điểm thì ai học đây........ đúng là phong trào mà,Ở quê chẳng có trường nào là điểm cả mà cứ đến tuổi đi học là đi thôi chứ học thêm nhiều như ở tp đâu mà sao tỷ lệ thi đỗ ĐH ở quê vẫn nhiều hơn TP.Cu Bill nhà mình sang năm học lớp 1 mà muốn cho con vào trường gần nhà đúng tuyến hẳn hoi nghe nói cũng phải mất 10tr đấy, hic khổ thật
     
  11. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    tình hình chung : Cha mẹ Trung Quốc thức đêm xin cho con đi mẫu giáo


    Cha mẹ Trung Quốc thức đêm xin cho con đi mẫu giáo


    Thứ ba, 17/5/2011, 07:30 GMT+7

    Cứ vào thời gian này hàng năm, các ông bố bà mẹ Trung Quốc có con đến tuổi đi mẫu giáo lại lo lắng nộp đơn xin học cho con. Rất nhiều phụ huynh ở Quảng Châu thậm chí còn thức cả đêm để "xí chỗ".

    Theo CNTV.cn, các bậc cha mẹ thức xếp hàng suốt đêm trước khi trường tiểu học đầu tiên tuyển sinh tại Quảng Châu. Họ đã làm mọi thứ để thời gian trôi nhanh hơn.

    Khi buổi sáng đến, họ chạy vội vào trường để hoàn tất quy trình nộp đơn phức tạp. Nếu thất bại trong việc xin vào trường yêu thích, việc học tập của bé sẽ khó khăn hơn. Một bậc phụ huynh cho biết "Tôi lo lắng. Đây là lựa chọn cuối cùng của chúng tôi, nếu không chúng tôi sẽ phải trở về xin học tại quận nhà. Nhưng chúng tôi đã lỡ mất thời gian tốt nhất để nộp đơn vào đó. Và quá trình phỏng vấn quá phức tạp".

    Câu chuyện y hệt cũng xảy ra ở các trường mẫu giáo.

    [​IMG]
    Cảnh tượng xếp hàng trước cửa một trường mẫu giáo trước giờ mở cửa tuyển sinh ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: CCTV.

    [​IMG]
    Các ông bố bà mẹ vừa tìm cách tiêu khiển để giết thời gian ở cổng trường mẫu giáo vào đêm trước ngày trường mở cửa nhận đơn tuyển sinh. Ảnh: CCTV.

    [​IMG]
    Và đoàn người xếp hàng trước cổng vào buổi sáng quan trọng đó. Ảnh: Xinhuanet.

    [​IMG]
    Các bậc cha mẹ ào vào khi cổng trường được mở. Ảnh: CCTV.

    [​IMG]
    Ai cũng nhanh chân để tìm chỗ tốt cho con cháu mình. Ảnh: Xinhuanet.

    [​IMG]
    Các em bé đã bị buộc phải cạnh tranh với những bé khác trong cuộc phỏng vấn. Ảnh: CCTV.

    [​IMG]
    Các nhân viên nhà trẻ cho biết quỹ tình nguyện được xem là một yếu tố xét đến các ứng cử viên đăng ký vào trường. Ảnh: CCTV.

    [​IMG]
    Người mẹ này cho biết chi phí để vào trường là không nhỏ, và "càng nhiều tiền thì khả năng vào trường càng lớn". Ảnh: CCTV.

    T. An
    nguồn : vnexpress.net
    link :http://vnexpress.net/gl/doi-song/2011/05/cha-me-trung-quoc-thuc-dem-xin-cho-con-di-mau-giao-1/
     
  12. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    'Cảm ơn cô đã đuổi học em...'

    'Cảm ơn cô đã đuổi học em...'


    Cập nhật lúc 17/05/2011 01:45:00 PM (GMT+7)

    - “Những dòng lưu bút, lời tri ân của học trò có thể nhiều năm sau mình mới nhận được từ các học trò. Nhưng đó thực sự là tấm lòng chân thành nhất, xúc động nhất, là vinh dự, tự hào nhất cũng là niềm động viên lớn lao để những giáo viên như mình gắn bó với nghề” – Cô Trần Thị Hải Yến, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm (Hà Nội) tâm sự.

    [​IMG]
    Cô Trần Thị Hải Yến

    Thời nào cũng vậy, theo cô Hải Yến, chia tay học trò nào cũng bịn rịn, lưu luyến. Tình cảm gắn bó ấy là không bao giờ đổi thay. “Chỉ có điều khác là hiện nay các em có thêm công nghệ thông tin, điều kiện để lưu giữ các kỉ niệm thông qua công nghệ thôi”.

    Nhân chuyện lưu bút thưở học trò, cô Hải Yến bùi ngùi nhớ lại và sẻ chia hai câu chuyện “mãi không thể quên” về những lời tri ân các học trò đã dành cho mình.

    “Lời tri ân gần đây nhất mình nhận được là của học sinh tôi dạy hồi mới ra trường (năm 1993). Tôi dạy Hóa và chủ nhiệm lớp em học sinh trên.

    Đầu năm nay các em họp lớp, em đã ra ôm lấy tôi, hỏi tôi còn nhớ tên không. Tôi nói đúng tên em. Và cậu ấy xúc động nói: “Cô ơi, hôm nay em phải nói với cô, giờ học vị của em là hơn cô rồi. (bạn ấy đã là Tiến sĩ) nhưng em sẽ không bao giờ trưởng thành được như ngày hôm nay nếu không có cô.

    Cô làm cho em một thứ mà cô không làm cho những người khác. Cô đã đóng tiền học phí cho em suốt 3 năm, dạy thêm cho em mà không hề lấy tiền. Nhà em nghèo lắm, không có cô em có lẽ đã không tới trường được”.

    Cô Hải Yến nhớ lại: “Nhưng đâu phải mình chỉ làm giúp em. Với nhiều em khác thời đó, hoàn cảnh gia đình khó khăn mà học giỏi trường đều làm vậy. Ngoài ra, mỗi thầy cô khi đó lại nhận đỡ đầu thêm các em khác nữa. Em học trò kia hiện đã là giảng viên một trường ĐH”.

    Mang điều đó ra nói với con, cô Hải Yến thấy thực sự xúc động. Ôm lấy con, cô bồi hồi: “Nghề nhà giáo nghèo nhưng mẹ nguyện theo và nếu không có nó có lẽ đã không dạy được các con thành người như hiện nay, con ạ”.

    Sự hối hận ngọt ngào

    “Ví dụ thứ hai cũng là thời điểm tôi vừa ra trường. Tôi chủ nhiệm một lớp có em học sinh cá biệt đến nỗi mà gia đình, nhà trường đã gần như bó tay, không thể khuyên bảo, bất lực. Em vào lớp tôi và cá nhân tôi đã làm rất nhiều biện pháp để giáo dục em nhưng vô nghĩa” – Cô Hải Yến nhớ lại.

    [​IMG]
    Những dòng lưu bút trong cuốn kỉ yếu
    của học sinh khối lớp 12 tặng các thầy cô
    Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm, Hà Nội

    “Dù đau lòng nhưng mình bắt buộc phải đề nghị Hội đồng kỉ luật nhà trường kỉ luật em với hình thức đình chỉ học một năm. Bạn có biết không, em là con một gia đình vừa có tiền vừa có thế lực. Việc đuổi học rất khó. Song, tôi cương quyết không thể để em trong lớp vì có thể làm hỏng tất cả các em học sinh còn lại.

    Tôi nói với các thầy cô trong hội đồng rằng em ấy cũng giống như em trai của tôi vì lúc đó tôi còn trẻ nhưng tôi thiết tha chấp nhận lời đề nghị của tôi. Em được gia đình quá chiều chuộng, chưa có vấp ngã nào để em nhận ra chính mình, để biết và học cách đứng dậy.

    Sau nhiều bàn bạc hội đồng kỉ luật của nhà trường đã chấp nhận đề nghị. Hồi đó em không nhìn mặt tôi. Và em ấy nói nếu có điều kiện em sẽ trả thù tôi. Mình cũng sợ vì có lúc em đã cắm phập dao trước mặt bàn nói nếu đuổi em thì cô sẽ không sống được nữa.

    Lúc ấy, tôi chỉ nói nhẹ nhàng với em, 'em cao hơn cô, em lớn hơn cô thế thì em cứ nghe cô nói, cô phân tích, đến lúc đó em muốn làm điều đó vẫn có thể làm được'. Sau đó em khóc, không nói gì nữa. Tôi nói 'thôi bây giờ em cứ đi về đã'. Thời điểm ấy, gia đình em học sinh cũng hận tôi lắm nhưng không nói gì và cũng không làm gì với tôi nữa.

    Thời gian trôi đi, cách đây 6-7 năm, tôi gặp lại em, em đã trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân. Em có nói với tôi: “Bây giờ em không như các bạn, có học vị này, bằng cấp kia. Nhưng em cảm ơn cô, nếu cô không đuổi học em, chắc chắn em không được như bây giờ. Chính cô cho em ngã rồi em tự đứng dậy và nhận ra không thể mãi dựa vào người khác. Sau đó, em đã đi học lại bổ túc".

    "Và bạn biết không nhà của tôi bây giờ chính em là người cung cấp vật liệu xây dựng cho đó. Em giờ rất quý cô. Điều đó thực sự làm mình xúc động” - cô Hải Yến bùi ngùi.

    Văn Chung (Ghi)

    Nhắn tin: Cảm ơn các bạn học sinh Trường THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm (Hà Nội), THPT Hùng Vương (Đắc Nông), THPT Chuyên Tự Nhiên (Hà Nội) đã chia sẻ những trang lưu bút.
    Mời các bạn chia sẻ hình ảnh, bài viết, clip và những trang lưu bút lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ của 3 năm học phổ thông theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn. ​


    nguồn : http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/21287/-cam-on-co-da-duoi-hoc-em----.html
     
  13. ngoctrui

    ngoctrui Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/5/2011
    Bài viết:
    426
    Đã được thích:
    99
    Điểm thành tích:
    43
    Ðề: "Ngộp thở" cuộc đua cho con vào lớp 1

    Nói chung học hành ra sao và như nào là do chính mình mà thôi TT^TT
     
    lesonnamdong thích bài này.
  14. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Kỳ công rèn con tự lập như Tây .

    Kỳ công rèn con tự lập như Tây .


    Cập nhật lúc 21/05/2011 06:00:00 AM (GMT+7)

    - Tôi vẫn nhớ mãi lần xem một bộ phim của Mỹ. Người bố vì có việc phải đi xa, trước khi đi đã dặn cậu con trai 10 tuổi ở nhà một câu như sau: “Giờ con là người đàn ông duy nhất trong gia đình, con phải là trụ cột cho mẹ và em. Con có hứa với bố là sẽ thay bố chăm sóc tốt họ không?”. Cả tôi và chồng đều bàng hoàng.

    [​IMG]
    Hình minh hoạ.
    Nguồn ảnh: dinhduong


    Câu đó, nếu được phát ra từ một ông bố, bà mẹ Việt thì hẳn phải là: "Con ở nhà phải ngoan, nghe lời mẹ biết chưa?”.

    Một điều dễ dàng nhận thấy là phụ huynh Tây dạy con tự lập từ rất sớm. Các bé được học cách tự chăm sóc chính bản thân mình và đầy đủ các kỹ năng để tự làm mọi việc.

    Phụ huynh Tây không bao giờ coi con họ là "trẻ ranh", chẳng biết gì, mà luôn lắng nghe con trẻ và tôn trọng chúng như người lớn.

    Chị họ tôi kể rằng, một khi đã hứa gì với hai đứa nhà chị, bố mẹ đều phải cố gắng thực hiện để không mang tiếng “hứa lèo” với con, dẫn đến việc lâu dần chúng không tin những gì bố mẹ nói. Những hôm đã trót hứa mà không đưa con đi chơi được, bố mẹ đều phải “công khai xin lỗi” hai đứa. Tương tự, để cho công bằng, nếu con đã hứa gì với bố mẹ thì cũng phải thực hiện cho được.

    Ở nhà, tôi rất hay “nhờ vả” con làm việc này việc kia, và con bé dường như rất vui khi được “sai vặt” như vậy. Ăn kẹo xong phải tự giác vứt giấy gói vào thùng rác, ăn cơm xong thì bê bát đũa bỏ vào chậu rửa chờ sẵn, nếu với không tới thì bắc ghế cho tới....

    Đi siêu thị, mẹ cũng nhờ con “xách” hộ túi đồ và con cứ thế khệ nệ xách về nhà nhưng vẻ mặt rất "hãnh diện". Thay vì ôm hết mọi việc vào người và nghĩ trẻ con không biết làm gì, hai vợ chồng tôi rất “tranh thủ tạo công ăn việc làm” cho con, nhất là khi nấu bếp, dọn nhà.

    Việc đó không chỉ giúp con tự lập mà còn tạo cho con ý thức trách nhiệm với gia đình và tạo không khí gắn bó hơn giữa các thành viên.

    Tất nhiên, một yếu tố quan trọng giúp vợ chồng tôi dạy con kiểu Tây thành công là vì chúng tôi được... ở riêng. Rất nhiều bạn bè tôi, dù cũng cố gắng tham khảo tài liệu giáo dục nước ngoài, nhưng cuối cùng đều bó tay chịu trói vì phải ở chung với ông bà.

    Thay đổi tư duy giáo dục và chăm sóc con trẻ của cả một thế hệ người đi trước thực sự là việc nan giải, và nếu không có sự quyết tâm, kiên trì thậm chí là phản kháng mãnh liệt của bố mẹ trước “ông bà”, nhiều em bé Việt sẽ tiếp tục lớn lên với thảm cảnh bị ép ăn, bị nuông chiều quá mức thành ra "cớm nắng", "em chã".

    Trọng Cầm

    Cảm ơn các "mẹ" Bảo Oanh, Thu Thủy, Trọng Cầm chia sẻ câu chuyện, kinh nghiệm nuôi dạy con với bạn đọc VietNamNet.

    Mời các mẹ Việt khác cùng chia sẻ những kinh nghiệm hay trong việc dạy bảo con với báo, theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn


    đọc thêm : http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/21566/me-viet-day-con-cach-xin-loi-nhu-tay.html - http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/21123/me-viet-chon-roi-me-ho-hay-keo-chu-sam-.html - http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/21289/-tau-hoa--nuoi-con-nua-tay-nua-ta.html

    nguồn : vietnamnet.vn
    link : http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/21936/ky-cong-ren-con-tu-lap-nhu-tay.html
     
  15. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Dốc hầu bao để con ngoan cấp tốc ...

    Dốc hầu bao để con ngoan cấp tốc.​


    Chủ nhật, ngày 22/05/2011, 14:05

    (giao duc) - Hè đến, các trung tâm dạy kỹ năng sống được dịp hút học trò và các bậc cha mẹ được dịp dốc hầu bao. Một khóa học kỹ năng sống trên dưới 5 triệu đồng, một mức giá không hề rẻ. Nhưng chừng đó tiền cho con học liệu có đáng "đồng tiền bát gạo"?

    [​IMG]
    Các bạn nhỏ tham gia Học kỳ quân đội (Ảnh: Tiền Phong)

    Học làm bộ đội "nửa mùa"

    Năm ngoái, một số bậc cha mẹ đã phàn nàn về chương trình: Chúng em là chiến sĩ của một công ty cổ phần ở Hà Nội.

    Một phụ huynh cho biết: "Sau khi nghe giới thiệu về chương trình học với những từ ngữ to tát như: Rèn kỹ năng thuyết trình, rèn khả năng lãnh đạo, tham quan khám phá thiên nhiên... Tôi đăng ký ngay cho con học mà không hề lăn tăn. Giữa tuần, tôi đến Trung đoàn huấn luyện 34, khu du lịch hồ Đại Lải (nơi công ty này thuê địa điểm) để kiểm tra xem con học hành thế nào.

    [​IMG]
    Các bạn nhỏ tham gia Học kỳ quân đội (Ảnh: Tiền Phong)

    Bước vào phòng nơi các con ở, cơ sở vật chất có thể nói là tốt, các món ăn chấp nhận được, nhưng tôi tá hỏa khi thấy quần áo và giày dép quăng bừa bãi, chăn màn không hề được gấp vuông vức như tôi từng tưởng tượng về anh bộ đội. Ra sân xem các con luyện tập cái gì thì thấy chỉ thuyết trình về cờ đội, mà cũng rất buồn tẻ. Đi khám phá thiên nhiên gì mà chỉ leo lên cái đồi trọc, có vài cái cây!"

    Về nhà hỏi "con có thích chương trình này không", cháu bảo "chả có gì vui". Mấy người bạn đang chờ chị về phản hồi để còn cho con đi học cũng rút lui không cho con học nữa. Họ cho biết, sao ở trong TP.HCM, chương trình học kỳ quân đội hay thế, mà Hà Nội làm thiếu chuyên nghiệp quá.

    Tại TP.HCM, các trung tâm dạy kỹ năng sống cũng bung như hoa nở vì "cầu" rất lớn nhưng chất lượng cũng "thượng vàng hạ cám". Có trên 60 đơn vị tổ chức khóa học kỹ năng sống, tuy nhiên chỉ có một số trung tâm để lại uy tín tốt cho phụ huynh như Trung tâm Thanh thiếu niên miền Nam (đi đầu tổ chức thành công mô hình Học kỳ quân đội), Lớp học Hướng đạo sinh tại công viên Lê Văn Tám...

    Một số phụ huynh mách nước với nhau là chỉ nên đăng ký ở những đơn vị có uy tín thuộc tổ chức Đoàn Thanh niên, hội Khuyến học, trường đại học, hoặc thông qua sự giới thiệu của người quen đã cho con học ở những khóa trước.

    Bản tính không thể chóng dời

    "Tùy theo từng đứa trẻ còn khiếm khuyết kỹ năng sống nào thì mới cần cho đi học thứ đó để tránh tốn tiền vô ích" - chị Thanh Thảo, một phụ huynh ở Quận 3 (TP.HCM) cho biết.

    "Quan trọng là cha mẹ muốn cho con mình để trang bị những kỹ năng cần thiết gì. Nhiều phụ huynh không tìm hiểu kỹ về các khóa học, cứ thấy đắt tiền là đăng ký, tưởng là tốt, nhưng có khi chỉ là nơi trông trẻ ngày hè".

    [​IMG]
    Các bạn trẻ nhiệt tình
    với trại hè "Teen năng động@.com"
    do Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM tổ chức
    (Ảnh: Thành đoàn TP.HCM)

    Chị Thu Phương, Hà Nội cho biết: Đó là lý do một số công ty quảng cáo kiểu "treo đầu dê, bán thịt chó", dùng những từ ngữ rất to tát kiểu như "dạy khả năng thuyết trình", "dạy trẻ thông minh", "dạy trẻ thành công" để đánh lừa tâm lý phụ huynh. Nếu thực sự dạy được con người ta trở nên tài giỏi trong vài hôm thì đã thần kỳ quá.

    Hiện nay, các trung tâm, công ty dạy kỹ năng sống mới mọc rầm rộ vài năm, chưa có đơn vị nào kiểm tra, đánh giá, thẩm định nên chất lượng.

    Gặp một phụ huynh ở công viên Tao Đàn khi anh đang cho con đi nghịch cát, anh nói: "Giờ có tiền người ta mới quan trọng hóa chuyện đi học kỹ năng sống. Tôi không cho con đi học ở đâu hết, cứ hè đến là cho về quê đày nắng, đi tắm sông, trồng trọt ngoài vườn với ông bà, thế là hết nhõng nhẽo với chả không tự lập. Người dạy kỹ năng sống tốt nhất cho con chính là ba mẹ, vì hiểu con cần gì và thiếu gì nhất".

    Anh Trần Hoài, người từng có thời gian sống Pháp lâu năm cho biết: Ở các nước phát triển, gia đình và nhà trường đều tham gia vào việc dạy kỹ năng sống cho con. Người ta dạy tốt đến mức, một thanh niên đến 18 tuổi có thể xách ba lô đi khắp thế giới mà không biết sợ. Anh đã từng được một cậu bé mới 10 tuổi dẫn đường từ một làng nhỏ ra tới ga tàu hỏa lúc 11h đêm, rồi cậu đó quay về một mình mà không hề sợ sệt.

    Một phụ huynh có cho con đi học khóa học Tôi tài giỏi, lúc đầu rất phấn khởi vì con bỗng dưng thay đổi, gần như lột xác hoàn toàn. Cháu lại học thêm được kỹ năng rất hay là biết cách vẽ sơ đồ tư duy, giúp ghi nhớ bài học tốt, thậm chí còn khóc trước mặt cha mẹ vì ân hận những lần nghịch dại làm gia đình chị tưởng đang ở thiên đàng. Tuy nhiên, chỉ được dăm hôm ba bữa là cháu đâu lại hoàn đó, chăn màn vẫn không buồn gấp, đồ đạc vứt khắp nhà.

    Theo Tú Uyên (Vietnamnet)
    nguồn : http://hn.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/doc-hau-bao-de-con-ngoan-cap-toc-c216a379917.html
     
  16. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Học viên cao học "vắt óc" với đề lớp 1...

    Học viên cao học "vắt óc" với đề lớp 1...


    Cập nhật lúc 27/05/2011 06:20:00 AM (GMT+7)

    - Sau khi VietNamNet đăng tải đề trắc nghiệm tuyển sinh năm học 2010-2011 của Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm rất nhiều ý kiến cho rằng đề thi quá khó với học sinh thi vào lớp 1. Trưa 26/5, Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Thị Hiền cho biết "đề trắc nghiệm tuyển sinh năm học 2011-2012 còn khó hơn..."

    Học IQ càng sớm càng thông minh

    Độc giả Trần Anh Hoa : "Xem đề thi tôi nghĩ đây là đề thi của lớp 4 hoặc 5 thì đúng hơn. Tôi nghĩ học sinh bắt đầu vào lớp 1 là những đứa bé chưa biết gì về chuyện học mà
    là mới bắt đầu được dạy học. Sao lại bắt các cháu phải thi.

    [​IMG]
    Câu 2 trong đề trắc nghiệm vào lớp 1 năm học 2010-2011 là câu hỏi quá khó?


    Trong email gửi tới tòa soạn bạn đọc dangkhoa thảng thốt: "Đề thi kiểu này, không trách phụ huynh phải ùa nhau cho con trẻ đi luyện trước khi vào lớp một.".

    Cùng quan điểm, bạn đọc Lê Đức Việt tâm sự: "Bé bắt đầu chuẩn bị đi học lớp 1 mà đã phải thi, chắc không còn gì để nói về chuyện dạy, học và thi ở ta nữa rồi. Chuẩn bị vào lớp 1 là chuẩn bị để được đi học, chuẩn bị để được dạy dỗ 1 cách chính thức theo tiêu chuẩn của ngành giáo dục.

    Điều này có nghĩa là các bé sẽ chính là những tờ giấy trắng, hoàn toàn không có chút kinh nghiệm nào về việc học cái này cái kia, thi môn này môn khác. Vậy làm sao để bé có kinh nghiệm đi thi vào lớp 1?

    Một bạn đọc tên Dũng chia sẻ, "mình 22 tuổi mà còn phải vắt óc mới nghĩ ra". Đưa đề cho một học viên cao học thì được "đáp án": đề thi có câu 2 quá khó phải nhăn nhó một lúc mới ra cách làm....Vậy mà dùng để thi tuyển chọn đầu vào thì bọn trẻ sẽ làm thế nào?

    Bạn đọc Quốc Trinh cho rằng: "đề thi này còn khó hơn câu hỏi thi Đường lên đỉnh Olympia. Nếu cho các thí sinh thi Olympia thi chắc cũng trượt....

    Còn bạn đọc Thủy ngạc nhiên khi so sánh : "Đề thi vào lớp 1 sao giống đề thi IQ vào các ngân hàng quá. Tôi thấy đề thi không phù hợp với lứa tuổi các em".

    Độc giả Huy Quang trấn an: "Trẻ con Nhật Bản được học IQ từ 5 tuổi. Việt Nam 6 tuổi mới đi học lớp 1 là hơi muộn! IQ mà càng cho trẻ em làm quen sớm sau này đứa trẻ càng thông minh. Nhìn vào đề thi, đối với trẻ chưa làm quen trắc nghiệm IQ kiểu này thì thấy khó chứ chúng được làm 2 lần trở lên thì đề này lại thành chuyện nhỏ.

    Vào phòng thi có "giám thị" hướng dẫn...

    Trao đổi với VietNamNet trưa 26/5, cô Nguyễn Thị Hiền khẳng định: "đây không phải là đề thi mà trắc nghiệm để tuyển sinh vì tất cả học sinh đều chưa biết chữ".

    Lý do cô Hiền "bật mí" đề trắc nghiệm tuyển sinh đầu vào lớp 1 năm học 2011-2012 còn khó hơn đề năm trước là bởi số đơn đăng ký là gần 1.400, trong đó chỉ tiêu tuyển mới chỉ có 400.

    Do đó, vào đợt thi tuyển học sinh sẽ được "giám thị" hướng dẫn đi hướng dẫn lại (ít nhất là 3 lần) để học sinh nhận thức trước khi chỉ tay vào đáp án - cô Hiền nói.

    Mỗi năm trường tuyển sinh một đợt và học sinh sẽ tham dự 3 phần trong vòng 1 tiếng: thứ nhất, học sinh sẽ làm 1 phiếu trắc nghiệm . Để làm được học sinh sẽ được "giám thị" - cô giáo của trường hướng dẫn cặn kẽ từng phần để học sinh làm. Điểm tối đa phần này là 13 điểm.

    Phần thứ hai học sinh kể theo chuyện tranh có sẵn. Cô Hiền cho biết, phần này không có đáp án mà dựa vào tư duy của học sinh để chấm điểm, không áp đặt tư duy của người lớn. Điểm tối đa là 5 điểm.

    Cuối cùng sẽ kiểm tra khả năng học ngoại ngữ của học sinh. Phần này điểm số là 2 điểm.

    Tuy nhiên, theo cô Hiền barem điểm từng phần không cố định mà có thay đổi tùy thuộc vào đề từng năm. Điểm chuẩn vào trường năm học 2010-2011 là 20 điểm.

    Kiều Oanh - Phạm Thi
    nguồn : http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/22745/hoc-vien-cao-hoc--vat-oc--voi-de-lop-1.html
     
  17. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Đề "vượt vũ môn" nóng hổi của lớp 1 ...

    thấy cái đề tuyển sinh vào lớp 1 này không hề dễ nhằn đối với các cháu mới 5-6 tuổi , người lớn còn phải xem đề 1 lúc , rồi quan sát suy luận ...
    các cháu chưa được giáo dục về phương pháp tư duy , dù là đơn giản nhất , mà phải làm đề như thế này thì hơi căng ...
    cá nhân mình thấy ra đề như vậy hơi bị xa thực tiễn về tư duy lứa tuổi các cháu bé ...

    link :Đề "vượt vũ môn" nóng hổi của lớp 1
    Cập nhật lúc 29/05/2011 08:00:00 AM (GMT+7)


    ,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
    nguồn : vietnamnet.vn
     
  18. lesonnamdong

    lesonnamdong Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    8/1/2011
    Bài viết:
    3,467
    Đã được thích:
    1,001
    Điểm thành tích:
    823
    Giảm áp lực cho con, phụ huynh Trung Quốc chuộng trường tư .

    Thứ Tư, 01/06/2011 - 16:38

    Giảm áp lực cho con, phụ huynh Trung Quốc chuộng trường tư


    (Dân trí) - Các bậc phụ huynh ở Trung Quốc đang tăng cường cho con em đi học các trường tư thục để tìm kiếm một môi trường giáo dục thoải mái hơn cho con trẻ.


    Bà Feng, có con trai 10 tuổi, cho biết con trai bà không thể thích ứng với cách quản lý nghiêm khắc của các trường công lập.

    "Con trai tôi bị yêu cầu không được xếp hàng sai trong buổi học giáo dục thể chất và ăn hết suất cơm ở trường công lập, và nó không thể phù hợp với những quy định như thế này", bà Feng nói.

    Một năm rưỡi trước đây, bà mẹ này bắt đầu cho con trai tới học ở Ririxin, một trường tư thục ở ngoại ô Bắc Kinh.

    "Trường Ririxin thu hút tôi bởi vì nó tạo điều kiện cho cho tính cách riêng của trẻ con phát triển", bà Feng. Bây giờ con trai bà cảm thấy thoải mái hơn và giao tiếp dễ dàng hơn với các bạn học khác.

    Bà Feng tin rằng tình trạng cảm xúc và tính cách tốt là điều rất quan trọng cho tương lai của đứa trẻ.

    Được thành lập năm 2006, Trường tư thục Ririxin ngày càng phát triển nhờ sự ủng hộ của bà Feng và những phụ huynh khác. Từ một trường tư thục do một số phụ huynh bảo trợ, hiện nay Trường Ririxin có 26 giáo viên và hơn 100 học sinh.

    Học sinh tại Trường Ririxin, gồm hơn chục học sinh tiểu học và còn lại là học sinh mầm non, học những môn như Văn học, Toán, Nghệ thuật, Âm nhạc, Viết chữ, thể thao và thực hành xã hội.

    Sách giáo khoa của những môn học lớn như Tiếng Trung và Toán cũng giống như sách của các trường công lập khác.

    "Sự khác biệt nằm ở cách giảng dạy và cách học", Zhang Dongqing, một trong những nhà sáng lập và là phó giám đốc Trường Ririxin, cho biết. "Với không khí thoải mái hơn và tổ chức ít kỳ thi hơn, chúng tôi đang cố gắng thúc đẩy một cách thức tự nhiên trong việc giảng dạy", bà Zhang nói và khẳng định trường mình ủng hộ việc theo đuổi tình yêu, vẻ đẹp, sự khôn ngoan và tự do.

    Số liệu thống kê của Hiệp hội Trung Quốc về Giáo dục Phi chính phủ cho thấy năm 2009, hơn 31,5 triệu học sinh Trung Quốc theo học tại 106.500 trường tư thục các cấp độ. Trong khi đó, tổng số học sinh theo học các trường ở Trung Quốc là 250 triệu em.

    Theo Tân Hoa Xã, chất lượng của giáo dục ở các trường tư thục là một trong những mối băn khoăn lớn của hầu hết các bậc phụ huynh và nhà giáo dục ở Trung Quốc khi đất nước này vẫn theo đuổi một hệ thống giáo dục theo định hướng thi cử.

    "Học sinh các trường tiểu học tư thục như Trường Ririxin sẽ vẫn phải dự kỳ thi tốt nghiệp cấp ba và tuyển sinh đại học", Zhang Meiling, một chuyên gia về giáo dục tiểu học ở Viện Tâm lý thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, khẳng định.

    Bà Zhang Meiling cho biết các trường tư thục vì vậy sẽ vẫn phải cung cấp các khóa học do nhà nước quy định là những môn học bắt buộc để chuẩn bị cho các em học lên cao hơn.

    Đối mặt với hệ thống giáo dục có định hướng thi cử, giáo dục tư thục ở Trung Quốc chỉ có thể làm được các việc là giảm sức ép cho những học sinh bị quá tải bởi học hành.

    Trong khi đó, hầu hết các học sinh ở Trung Quốc vẫn phải oằn mình gánh lượng bài tập quá mức. Các em phải học thêm nhiều giờ trong những ngày học chính trong tuần và tiếp tục lên lớp vào cuối tuần và những ngày nghỉ.

    [​IMG]
    Hai học sinh ở tỉnh An Huy, Trung Quốc tranh thủ làm bài tập trong khi chờ xe buýt. Gánh nặng bài tập khiến học sinh Trung Quốc phải tận dụng thời gian mọi lúc mọi nơi để làm bài tập. (Ảnh: CFP)​


    Một báo cáo mới đây cho thấy khoảng 80% học sinh tiểu học và cấp hai ở Trung Quốc không ngủ đủ, các em chỉ được ngủ trung bình dưới 8 tiếng/ngày, kể cả ngày cuối tuần.

    Bài tập chồng chất, thói quen học tập không hiệu quả và phải mất thời gian di chuyển từ nhà đến trường là những nguyên nhân khiến học sinh Trung Quốc không được ngủ đủ.

    Trước các lời chỉ trích về gánh nặng học hành của trẻ em, tháng 7 năm ngoái, Trung Quốc đã đưa ra kế hoạch giáo dục quốc gia trong 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020, trong đó cam kết xây dựng một cơ cấu kiểm soát việc giao bài tập cho học sinh nhằm làm giảm áp lực cho học sinh tiểu học và cấp 2.

    Xuân Vũ
    TheoTân Hoa Xã
    nguồn : dantri.com.vn
    link : http://dantri.com.vn/c25/s25-485905/giam-ap-luc-cho-con-phu-huynh-trung-quoc-chuong-truong-tu.htm
     
  19. shez

    shez Thành viên tập sự

    Tham gia:
    12/6/2011
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: "Ngộp thở" cuộc đua cho con vào lớp 1

    Năm nay bé nhà mình vào lớp 1, trường không điểm mà còn làm khó dễ hơn trường điểm, bức xúc.
     
    lesonnamdong thích bài này.
  20. khoailang90

    khoailang90 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/5/2011
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: "Ngộp thở" cuộc đua cho con vào lớp 1

    em cũng phải đnag chạy chọt cho cháu vào truòng mary mà sao khó thế không biết đi vào thế bí rồi các bác à
     
    lesonnamdong thích bài này.

Chia sẻ trang này