Toàn quốc: Ngũ Hành Và Các Quy Luật Của Ngũ Hành

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi vandatbiker, 1/10/2020.

  1. vandatbiker

    vandatbiker Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/6/2020
    Bài viết:
    480
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ (tiếng Trung: 木, 火, 土, 金, 水; bính âm: Mù, huǒ, tǔ, jīn, shuǐ). Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật. Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 - Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克 - Khắc) hay Tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.

    [​IMG]
    • Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
    • Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
    Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore... từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự v.v.

    Các Quy Luật Của Ngũ Hành:

    * Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.
    • Kim sinh thủy: Mạng Kim sẽ sinh mang lợi lộc cho mạng Thủy, kim loại bị đốt thì sẽ chảy thành nước.
    • Thủy sinh Mộc: Nước sẽ tưới cho cây cối xanh tươi, nước là nguồn sống cho cây cối.
    • Mộc sinh Hỏa: Gỗ sẽ là nguồn đốt tạo ra lửa.
    • Hỏa sinh Thổ: Khi hỏa đốt các vật khác sẽ tạo nên tro bụi làm cho đất đai màu mỡ trù phú.
    • Thổ sinh Kim: Đất thì sẽ tạo ra kim loại.
    * Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại).
    • Kim khắc Mộc: Cây cối sẽ bị kim loại cắt gây nguy hại.
    • Mộc khắc Thổ: Đất đai sẽ bị cây cối mọc lên hút hết chất dinh dưỡng.
    • Thổ khắc Thủy: Nước sẽ bị đất đai ngăn dòng chảy.
    • Thủy khắc Hỏa: Lửa sẽ bị nước dập tắt.
    • Hỏa khắc Kim: Kim loại sẽ bị lửa đốt tan chảy.
    Hiện tượng tương sinh, tương khắc không tồn tại độc lập với nhau. Trong tương khắc luôn có mầm mống của tương sinh, trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Do đó vạn vật luôn luôn tồn tại và phát triển.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi vandatbiker

Chia sẻ trang này