Toàn quốc: Ngũ Hành Và Những Ứng Dụng Của Ngũ Hành Trong Đời Sống

Thảo luận trong 'CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ KHÁC' bởi piagiocoll, 29/7/2020.

  1. piagiocoll

    piagiocoll Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    25/6/2020
    Bài viết:
    336
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Theo triết học Trung Hoa Cổ đại, quan niệm vạn vật trên trái đất đều được phát sinh từ 5 yếu tố cơ bản là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong môi trường tự nhiên, 5 yếu tố này được gọi là Ngũ Hành. Cho đến tận cuộc sống ngày nay, ngũ hành vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động và phát triển của đời sống con người. Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật về mối quan hệ tương sinh, tương khắc, phản sinh, phản khắc. Tất cả các yếu tố này đều tồn tại song hành, dựa trên sự tương tác qua lại lẫn nhau. Các mối quan hệ tồn tại vừa giúp đỡ, vừa đối kháng với nhau, để cùng phát triển và thể hiện quy luật vận động của thế giới.

    [​IMG]

    Các quy luật cơ bản trong ngũ hành :

    1. Tương sinh tương khắc
    Quy luật tương sinh tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa trời và đất để tạo nên sự sống của vạn vật. Hai yếu tố này không tồn tại độc lập với nhau mà có mối quan hệ tương tác. Trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc, ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại yếu tố tương sinh. Đây được xem là nguyên lý hoạt động cơ bản của ngũ hành tương sinh và tương khắc.

    1.1. Ngũ hành tương sinh
    Ngũ hành tương sinh nghĩa là cùng thúc đẩy, hỗ trợ nhau để sinh trưởng và phát triển. Trong quy luật ngũ hành tương sinh, bao gồm hai phương diện đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra. Quy luật này được thể hiện rõ nét qua ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ:

    Mộc sinh Hỏa: Cây khô sẽ sinh ra lửa, Mộc là nguyên liệu đốt cho Hỏa

    Hỏa sinh Thổ: lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất

    Thổ sinh Kim: kim loại được hình thành từ trong lòng đất

    Kim sinh Thủy: kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.

    Thủy sinh Mộc: nước duy trì sự sống của cây

    1.2. Ngũ hành tương khắc
    Tương khắc là sự áp chế, sát phạt cản trở sinh trưởng, phát triển của nhau. Tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị suy vong, hủy diệt. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lí của quy luật tương khắc là:

    Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa

    Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại

    Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây.

    Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.

    Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

    Có thể nói rằng, ngũ hành tương sinh và tương khắc là hai quy luật luôn tôn tại song hành với nhau, có tác dụng duy trì sự cân bằng trong vũ trụ. Nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh – khắc tạo ra quy luật chuyển hóa, vận động và phát triển của tự nhiên không thể tách rời.

    2. Phản sinh và phản khắc
    Ngược lại với tương sing và tương khắc, phản sinh và phản khắc là quy luật mà khi giới hạn đạt đến cao độ, các hành có thể có sự biến đổi và chuyển hóa ngược quy luật tác động. Mỗi quan hệ không chỉ tồn tại ở khắc và bị khắc, nó chuyển thành sự biến đổi phản lại vật khắc và phản lại vật sinh. Sinh nhiều quá chưa hẳn đã tốt, nếu gặp phải vật mạnh thì chưa chắc đã khắc được.

    2.1. Ngũ hành phản sinh
    Ngũ hành tương sinh là quy luật phát triển của ngũ hành, tuy nhiên sinh nhiều quá đôi khi trở thành tai hại. Cũng giống như cây củi khô là nguyên liệu đốt để tạo ra lửa, thế nhưng nếu quá nhiều cây khô sẽ tạo nên một đám cháy lớn, gây nguy hại đến tài sản và tính mạng của con người. Đó là nguyên do tồn tại quy luật phản sinh trong ngũ hành.

    Kim hình thành trong Thổ, nhưng Thổ quá nhiều sẽ khiến Kim bị vùi lấp.

    Hỏa tạo thành Thổ nhưng Hỏa quá nhiều thì Thổ cũng bị cháy thành than.

    Mộc sinh Hỏa nhưng Mộc nhiều Thì Hỏa sẽ gây hại.

    Thủy cung cấp dinh dưỡng để Mộc sinh trưởng, phát triển nhưng Thủy quá nhiều Thì Mộc bị cuốn trôi.

    Kim sinh Thủy nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

    2.2. Ngũ hành phản khắc
    Tương khắc tồn tại hai mối quan hệ là cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương, không còn khả năng khắc hành khác nữa thì đây được gọi là quy luật phản khắc.

    Nguyên lý của ngũ hành phản khắc là:

    Kim khắc Mộc, nhưng Mộc quá cứng khiến Kim bị gãy

    Mộc khắc Thổ nhưng Thổ nhiều sẽ khiến Mộc suy yếu.

    Thổ khắc Thủy nhưng Thủy nhiều sẽ khiến Thổ bị sạt nở, bào mòn.

    Thủy khắc Hỏa nhưng Hỏa quá nhiều thì Thủy cũng phải cạn.

    Hỏa khắc Kim nhưng Kim nhiều Hỏa sẽ bị dập tắt.

    Có thể nói rằng, ngũ hành không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc xảy ra. Biết rõ được các mối quan hệ đó sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát, tổng quan và tinh tế hơn về sự vật, con người.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi piagiocoll

Chia sẻ trang này