Ngủ Nhiều Có Tốt Cho Sức Khỏe Không

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi nguyenlamtgn, 2/6/2020.

  1. nguyenlamtgn

    nguyenlamtgn Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    20/8/2019
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    18
    Trung bình giấc ngủ chiếm hết 1/3 thời gian trong cuộc sống của mỗi người vì nó là thời gian để các cơ quan nội tạng tái tại năng lượng để bắt đầu ngày làm việc mới hiệu quả hơn. Tuy nhiên có nhiều ý kiến thắc mắc rằng “ Liệu ngủ nhiều quá có tốt cho sức khỏe không?” – Câu trả lời là: Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là mỗi lứa tuổi sẽ có khoảng thời gian ngủ khác nhau.


    Hãy cùng Thegioinem.com khám phá xem khoảng thời gian ngủ theo từng lứa tuổi là bao nhiêu và ngủ nhiều quả có ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe không nhé!

    [​IMG]
    1. Tầm quan trọng của giấc ngủ với sức khỏe

    Một giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể và tinh thần phấn chấn để bắt đầu ngày mới làm việc có hiệu quả hơn. Do vậy mà các vấn đề về chăm sóc sức khỏe giấc ngủ luôn được các chuyên gian khuyến cáo thực hiện, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh và khả năng tư duy của bạn.


    | Vậy ngủ bao nhiêu là đủ?


    Theo nghiên cứu của các chuyên gia y học nhận thấy rằng, thời gian ngủ của mỗi người phụ thuộc vào các yếu tố như sau:

    - Gen di truyền: Là nhân tố tác động đến nhịp sinh học và chu kỳ nghỉ ngơi của mỗi người, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống giấc ngủ.

    - Tuổi tác: Tùy thuộc vào độ tuổi mà nhu cầu về thời lượng giấc ngủ sẽ không giống nhau và dưới đây là mức độ đo lường mà bạn có thể tham khảo:

    + Với trẻ sơ sinh: 14-17 tiếng/ ngày
    + Trẻ nhỏ trong độ tuổi tập đi: 12-15 tiếng/ ngày
    + Trẻ ở tuổi đi mẫu giáo: 10-13 tiếng/ ngày
    + Người lớn: 7-9 tiếng/ ngày
    + Người cao tuổi: 6-7 tiếng/ ngày

    [​IMG]
    Cường độ hoạt động: Ngủ để giúp các tế bào trong cơ thể được nạp thêm năng lượng về thể chất cả tinh thần. Ở các trường hợp hoạt động liên tục và mất sức thì cần phải dành nhiều thời gian hơn cho việc ngủ, nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng mới.

    - Tình trạng sức khỏe

    - Lối sống


    | Dấu hiệu nhận thấy bạn rơi vào tình trạng rơi vào tình trạng ngủ nhiều

    • Cả người thường xuyên uể oải
    • Khó thức dậy vào buổi sáng
    • Không tập trung


    LƯU Ý: Một số trường hợp vì lý do bất khả kháng mà bạn ngủ không đủ giấc và cần lịch để ngủ bù vào hôm sau thì cũng nên. Tuy nhiên đừng vì cho rằng có thể ngủ bù nên cứ lặp đi lặp lại thường xuyên việc này sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ chế sinh học bình thường của cơ thể, làm suy giảm hệ miễn dịch và mắc các bệnh không mong muốn.


    Nguyên nhân gây ra cơn buồn ngủ thường xuyên

    Ngủ nhiều xuất phát từ các vấn đề về rối loạn giấc ngủ, bệnh lý hoặc sử dụng các chất kích thích, thuốc cùng nhiều nguyên nhân khác.

    Do rối loạn giấc ngủ

    Việc mắc phải chứng rối loạn giấc ngủ khiến bạn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày hoặc có xu hướng ngủ nhiều để bù đắp cho giấc ngủ bị thiếu hụt. Dưới đây là một số gợi ý về nguyên do dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ mà bạn nên biết:

    - Chứng ngủ rũ:

    Chúng ngủ rũ là một loại rối loạn giấc ngủ thần kinh mà khi đó bộ nawo mất khả năng kiểm soát chu kỳ thức – ngủ bình thường. Nếu bạn mắc chứng ngủ rũ, bạn sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi vào ban ngày và cảm giác luôn buồn ngủ. Ngược lại, bạn sẽ bị mất ngủ vào ban đêm. (1)
    Đối với trường hợp này, bạn sẽ luôn cảm thấy buồn ngủ dù cả ngày hay đêm.

    - Hội chứng chân không nghỉ

    Những người mắc hội chứng chân không nghỉ (RLS) thường trải qua cảm giác ngứa ran, co giật, nhói ở chân. Những cảm giác khó chịu này khiến bạn cảm thấy muốn di chuyển chân liên tục.

    Hội chứng chân không nghỉ sẽ khiến bạn bị mất ngủ, có nhiều cảm giác khó chịu vào ban đêm và rất khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Kết quả là bạn sẽ ngủ quá nhiều lại vào ban ngày vì đã không ngủ đủ vào đêm trước. (2)

    [​IMG]
    Chứng ngưng thở khi ngủ:

    Đây là triệu chứng gặp phải ở một số người, bạn không kiểm soát được hơi thở khi ngủ, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe, bạn sẽ thường xuyên thấy mệt mỏi và buồn ngủ, đặc biệt là vào ban ngày.

    Trong lúc ngủ đường thở của bạn sẽ bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn trong khoảng thời gian ngắn và nó lặp đi lặp lại suốt đem, khiến bạn thức giấc thường xuyên. (Bạn có thể hoặc không nhận thức được tình trạng này ở chính mình)


    Buồn ngủ thường xuyên do các nguyên nhân khác gây ra

    Bên cạnh việc rối loạn giấc ngủ thì vẫn có những nguyên nhân khác khiến bạn cứ mãi muốn “đắm say” cùng giấc ngủ. Đó là bệnh lý và sử dụng thuốc.

    - Về bệnh lý: Có rất nhiều chứng bệnh là nguồn cơn dẫn đến buồn ngủ dai dẳng và kéo dài suốt cả ngày lẫn đêm như:

    + Các rối loạn về thần kinh như Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, chấn thương não
    + Thừa cân hoặc béo phì
    + Động kinh

    Ngoài ra bạn cũng có thể bắt gặp các vế đề về ngủ nhiều cho rối loạn di truyền bẩm sinh, ge di truyền từ gia đình.

    - Tác dụng phụ của thuốc:Với các bệnh nhân đang trong gia đoạn điều trị bệnh, bắt buộc phải uống một số thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, chính vì họ sẽ luôn cảm thấy rệu rã, buồn ngủ.


    Ví dụ một số loại thuốc dễ gây buồn ngủ, gồm:

    • Thuốc an thần
    • Thuốc giảm đau
    • Thuốc chống lo âu
    • Thuốc chống co giật
    • Thuốc chống trầm cảm
    • Thuốc chống loạn thần
    • Thuốc kháng histamine

    - Sử dụng các chất kích thích: Việc sử dụng các chất có kích thích như: rượu, bia, cafein…là yếu tố có thể dẫn đến rối nhịp sinh học khi ngủ, làm giảm chất lượng giấc ngủ vốn bình thường và có thể gây ra tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi à ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc vào ngày hôm sau.


    Ngủ nhiều có tốt cho sức khỏe không?

    Tuy giấc ngủ chiếm hơn 1/3 thời gian trong ngày nhưng không phải ngủ càng nhiều sẽ càng có lợi cho sức khỏe đâu nhé! Thậm chí có nhiều căn bệnh nghiêm trọng tác động ngược lại và dẫn đến tử vong vì ngủ quá nhiều.

    Các tác hại mà ngủ quá nhiều gây ra như sau:

    - Bệnh béo phì:

    Cứ tưởng chừng như việc ngủ sẽ giúp bạn giảm cân nhanh chóng nhưng đây lại là sai lầm mà nhiều người mắc phải. Ngủ quá nhiều sẽ góp phần làm gia tăng nguy cơ béo phì. Việc ngủ hơn 9 – 10 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ bị mắc phải các chứng béo phì cao hơn 21% trong khoảng thời gian ngủ từ 7-8 tiếng.

    - Thường xuyên đau đầu:

    Với những người ngủ nhiều sẽ dễ bị đau đầu hơn so với người ngủ đúng giờ giấc bình thường. Đặc biệt là các trường hợp “ngủ nướng” vào ngày cuối tuần.
    Các nhà nghiên cứu cho rằng chứng đau đầu có xuất phát điểm từ việc ảnh hưởng của giấc ngủ đến hệ thần kinh não, trong đó có các chất dẫn truyền là serotonin. Nếu giấc ngủ của bạn hay bị gián đoạn vào ban đêm và được bù đắp lại vào ban ngày thì sẽ khiến bản thân bị đau đầu khi tỉnh dậy.
    [​IMG]
    Trầm cảm:

    Theo cơ chế sinh học tự nhiên vốn có của cơ thể thì buổi đêm chính là thời điểm thích hợp để các cơ quan nội tạng tái tạo lại dưỡng chất chất thiết yếu cung cấp cho cơ thể và bài tiết độc tố. Do vậy mà bạn cần phải duy trì thói nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để phục hồi thể chất và tình thần hiệu quả nhất có thể. Một nhận định cho thấy có khoảng 15% người ngủ quá nhiều sẽ dẫn đến bị trầm cảm.

    - Mắc bệnh tiểu đường:

    Theo Medicalnewstoday , một nghiên cứu Mỹ đã tiến hành trên 9.000 người cho thấy những người ngủ hơn 9h/ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 50%. Lý do: ngủ nhiều sẽ dễ béo phì và béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiểu đường.

    - Mắc bệnh tim:

    Ngủ nhiều khiến cơ thể không được hoạt động đúng quy chuẩn, dễ dàng phá vỡ nguyên tắc sinh học tự nhiên vốn có khiến các tế bào hoạt động kém, thậm chí mắc phải các bề về tim mạch. Thường những người dành 9-12h/ đêm để ngủ có dễ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 38% sơ với những người ngủ từ 7-8h/ đêm.

    - Đột quỵ hoặc tử vong

    Các vấn đề khó khăn về tài chính, trầm cảm hoặc áp lực tâm lý cũng khiến bạn thường xuyên muốn lao đầu vào chăn, ga, gối nệm để ngủ. Vì vậy mà việc ngủ mất kiểm soát khiến cơ thể bạn trở nên yếu đi và thiếu sức sống, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong. Theo tỉ lệ đo lường thì những người ngủ hơn 9h/ đêm sẽ có tỉ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với những người ngủ từ 7-8 tiếng/ đêm.


    Giải pháp khắc phục tình trạng ngủ nhiều

    Mất ngủ hay ngủ nhiều là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Tuy nhiên bạn có thể khắc phục được tình trạng này thông qua việc thay đổi lối sống hằng ngày.

    Một số gợi ý dưới đây đã được khảo sát để giúp bạn lấy lại giấc ngủ ngon và cơ thể khỏe mạnh để bắt đầu ngày mới hoạt động hiệu quả nha:

    1. Xây dựng lịch trình nghỉ ngơi hợp lý

    Ngay lúc này hãy lên kế hoạch và thực hiện nghiêm túc việc đi ngủ và thức dậy đều đặn mỗi ngày, kể cả ngày cuối tuần để hình thành thói quen tốt. Với việc ngủ và dậy đúng giờ theo lịch trình sẽ giúp cỡ thể quen với nhịp sinh lý đó, hạn chế ngủ quá nhiều.
    Dù có bận rộn đến đâu đi chăng nữa thì cơ thể vẫn cần được nghỉ ngơi để nạp năng lượng mới, do vậy bạn nên tuân thủ đúng lịch ngủ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng công việc. Nếu cố gắng trong tình trạng mệt nhoài thì năng suất mang lại cũng không hoàn hảo.

    1. Tạo môi trường tốt cho giấc ngủ

    Việc đi ngủ với một trạng thái thoải mái sẽ giúp cơ thể bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu và ngon hơn. Do vậy, hãy trang trí phòng ngủ của bạn thật mát mẻ, yên tĩnh và đừng quá sáng vì không gian luôn là yếu tố đánh vào tâm lý, cảm xúc của bạn. Nên chọn những gam màu dịu nhẹ để décor phòng ngủ sẽ rất có lợi.

    Đặc biệt, nệm (đệm) và gối ngủ luôn là người bạn đồng hành với giấc ngủ của bạn mỗi đêm vì vậy hãy chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất để tránh bị đau nhức người sau khi tỉnh dậy .Nếu chưa biết nên chọn loại nào tốt bạn có thể tham khảo: Gợi ý chọn nệm (đệm), drap, gối phù hợp!

    1. Turn off hết tất các các thiết bị điện tử

    Máy tính và điện thoại là 02 thiết bị luôn gắn liều với cuộc sống hằng ngày của hầu hết mọi người. Tuy nhiên các thiết bị điện tử này vào ban đêm thường phát ra “ánh sáng xanh” – Một loại ánh sáng gây hại cho mắt và kích thích hệ thần kinh gây phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. Điều này dẫn đến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không tập trung vào ban ngày, bạn luôn muốn buồn ngủ và ngủ bù.

    1. Không ngủ cùng thú cưng

    Stop! Dừng ngay lại việc ngủ cùng thú cưng nếu bạn không muốn bị gián đoạn giấc ngủ vào lúc nửa đêm nhé.

    Ngày nay có việc nuôi thú cưng trở nên khá phổ biết và có rất nhiều bạn có thói quen cho thú cưng ngủ cùng giường. Nhưng việc này sẽ gây ra không ít rắc rối, bởi các cử động của thú cưng có thể khiến bạn giật mình và khó ngon giấc trở lại. Ngoài ra, ngủ cùng thú cưng có thể gia tăng các triệu chứng dị ứng: mẫn ngứa, viêm đường hô hấp…ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe

    1. Sử dụng chất kích thích

    Nếu bạn sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafein...quá gần giờ đi ngủ thì nó sẽ khiến bạn gặp khó khan trong việc chìm vào giấc ngủ hơn bình thường.

    Nên: Thực hiện thói quen tập thể dục mỗi ngày và uống nước ấm , sữa ấm hoặc trà thảo dược trước khi ngủ sẽ mang lại cho bạn giấc ngủ sâu, thoải mái.

    1. Suy nghĩ về những điều tích cực

    Nghĩ về những điều tích cực hoặc những nơi mà bạn muốn khám phá sẽ khiến tinh thần hưng phấn, thoải mái, dễ ngủ hơn vào ban đêm. Đồng thời nó cũng góp phần tránh được tình trạng ngủ nhiều vào các thời điểm khác trong ngày.

    1. Tập yoga hoặc thiền định trước khi ngủ

    Nghiên cứu năm 2013 tại Đại học Northwestern, Mỹ, nhận thấy những người tập thể dục hàng ngày có thể ngủ ngon hơn 45 phút vào mỗi đêm. Các động tác thể dục nhẹ nhàng hay yoga có thể giúp điều hòa khí huyết trong cơ thể, giúp bạn ngủ ngon vào ban đêm và tránh tình trạng uể oải, buồn ngủ vào ban ngày.


    Giấc ngủ là rất quan trọng đối với tinh thần lẫn thể chất của mỗi người. Thay vì tất bật với công viêc mà quên đi thời gian nghỉ ngơi hợp lý là ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như hiệu suất công việc thì hãy thay đổi ngay bằng một lịch trình sinh hoạt hợp lý nhé. Khi bạn nhận thấy mình thường xuyên buồn ngủ hoặc ngủ rất nhiều thì việc cần làm ngay lúc này đó chính là thay đổi lối sống và thời lượng ngủ hợp lý để đảm bảo sức khỏe nha. Trường hợp, ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ liên tục vẫn không cải thiện thì tốt nhất là bạn nên tìm đến ngay các chuyên gia bác sĩ để được tư vấn giải pháp và điều trị kịp thời.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyenlamtgn
    Đang tải...


Chia sẻ trang này