Kinh nghiệm: Người cao tuổi thường kém ăn, mất ngủ là vì sao?

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi babel0ve, 19/8/2015.

  1. babel0ve

    babel0ve Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/6/2011
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    12
    Điểm thành tích:
    18
    “Ăn được ngủ được là tiên – Không ăn ngủ được mất tiền thêm lo”- chuyện ăn ngủ lúc nào cũng rất quan trọng, đặc biệt đối với người cao tuổi lại càng cần thiết hơn hết khi cơ thế đang trong quá trình lão hóa, sức đề kháng suy giảm. Tuy nhiên không ít những người già hiện nay vướng phải tình trạng ăn không ngon, ngủ chẳng yên.
    [​IMG]

    Tuổi tăng mà hấp thụ chẳng tăng

    Theo thời gian, một số hoạt động của bộ máy cơ thể người cao tuổi xuất hiện một vài sự thay đổi. Các giác quan suy giảm hơn như mắt nhìn mờ, mũi ngửi kém, cảm giác ở lưỡi cũng không còn tinh nhạy làm cho việc ăn uống kém ngon. Hơn nữa các chân răng bắt đầu yếu, cơ xương hàm teo nhão làm cho sức nhai bị giảm đi khá rõ hàm răng bị hư hỏng, lung lay, rụng dần, cơ nhai bị teo ảnh hưởng đến việc cắn, nghiền thức ăn ở miệng. Trương lực dạ dày giảm, sức co bóp yếu, dịch nước bọt, dịch vị và các men tiêu hóa khác giảm cả về số lượng và chất lượng… Do hoạt động thể lực giảm, tiêu hao năng lượng cho chuyển hóa cơ bản cũng yếu đi nên nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm theo. Đồng thời các tuyến tiêu hóa, dạ dày ruột, gan đều giảm chức năng dẫn đến việc tiêu hóa và hấp thu thức ăn bị ảnh hưởng, quá trình đào thải chất độc kém, táo bón xảy ra thường xuyên hơn dẫn đến người già không có cảm giác ngon miệng, khém ăn.

    Thêm nữa, những căn bệnh tuổi già như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hen phế quản, thoái hóa khớp, mất ngủ… khiến cơ thể mệt mỏi, đau đớn dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng.

    Khi hormone “bóng đêm” cũng đi ngủ

    Melatonin được coi là hormone bóng đêm của cơ thể, vị thuốc để duy trì được giấc ngủ sâu cho con người. Nó được sản sinh quanh thời điểm mặt trời lặn và tăng mạnh từ 2-4 giờ sáng rồi giảm dần khi ánh sáng ban ngày xuất hiện. Ở người cao tuổi, lượng melatonin tiết ra rất ít nên thường gây ít ngủ và khó ngủ. Thêm nữa những tác động chủ quan như làm việc, tâm lý căng thẳng, bệnh tật, chế độ sinh hoạt không hợp lý,… cũng ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh, khiến người người cao tuổi dễ bị tỉnh giấc vào nửa đêm.

    Người ta ước tính rằng có khoảng 48% những người trên 50 tuổi bị mất ngủ, mỗi ngày họ chỉ ngủ được 4 – 5 giờ, trằn trọc khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn, hay trằn trọc, suy nghĩ và thường thức dậy vào buổi sớm, khó khăn để tiếp tục ngủ lại, không thấy khoẻ khoắn sau giấc ngủ…

    Bí quyết để ăn ngon, ngủ yên

    Người cao tuổi đang trong quá trình lão hóa, các cơ quan đều đã bị suy giảm, do đó chỉ có ăn ngon, ngủ đủ, ngủ sâu thì cơ thế mới có thời gian để tái táo năng lượng cho ngày mới. Và để có thể ăn ngon, ngủ khỏe người cao tuổi cần lưu ý một số điều dưới đây:

    Hạn chế sử dụng các loại thuốc an thần: các loại thuốc ngủ chỉ có tác dụng tạm thời, sử dụng thuốc ngủ lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho cơ thể, nhất là hiện tượng nhờn thuốc, phụ thuộc vào thuốc khiến không dùng thuốc là không thể ngủ được và mất cảm giác thèm ăn.

    Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học: Về già dù nhu cầu năng lượng bắt đầu giảm dần nhưng để duy trì cơ thể khỏe mạnh, người cao tuổi vẫn cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để bảo vệ cơ thể trước sự lão hóa của thời gian. Trong bữa ăn của người cao tuổi cần có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm để nâng cao giá trị dinh dưỡng bao gồm: Chất bột (ngũ cốc, gạo, ngô, khoai lang…), chất đạm (thịt, cá, trứng, sữa, hải sản…), chất béo (có nhiều trong dầu, mỡ, lạc, vừng,…), khoáng chất, vitamin,, chất xơ (có nhiều trong các loại rau, củ và trái cây tươi,…)

    Tăng cường vận động thể dục: Hình thức luyện tập thể thao tương đối phù hợp với người cao tuổi là tập dưỡng sinh một cách đều đặn. Nơi tập cần bảo đảm vệ sinh, thoáng mát, tránh gió lùa, nhất là mùa lạnh, tốt nhất có cả nơi ngồi nghỉ, tránh mưa, gió đột ngột.

    Cân bằng cảm xúc, giữ tinh thần thoải mái: chỉ có giữ được tâm trạng vui vẻ, thoái mái thì mới lấy lại được cảm giác ngon miệng và giấc ngủ sâu cho người cao tuổi. Điều này cần nhất sự giúp sức của các thành viên trong gia đình. Các thành viên nên cùng nhau chung tay xây dựng một không khí gia đình ấm áp, tổ chức các buổi họp mặt gia đình để các thành viên cùng nhau chia sẻ, quan tâm, chăm sóc giúp người cao tuổi vui vẻ, thoải mái tinh thần và ăn ngon miệng hơn cùng con cháu.

    Ngoài ra, người cao tuổi có thể sử dụng kết hợp với các thảo dược như: dâu tằm, nhân trần, bồ công anh… để cải thiện chức năng gan mật, kích thích tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn máu giúp tạo cảm giác thèm ăn và lấy lại một giấc ngủ sâu cho cơ thể. Người cao tuổi có thể sắc uống hàng ngày hoặc bổ sung dưới dạng cao chiết xuất trong thực phẩm chức năng.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi babel0ve
    Đang tải...


Chia sẻ trang này